Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat

 

 

 

 
Năm 2009: 1-2009 | 2-2009 | 3-2009 | 4-2009 | 5-2009 | 6-2009 | 7-2009 | 8-2009 | 9-2009 | 10-2009
 
                         

 

 
DỰ ÁN TRUNG TÂM TU HỌC NGỘ KHÔNG 
 
Phương danh quý mạnh thường quân ủng hộ đồng bào bị bão lụt tại miền Trung đợt 2
 
VÀI LỜI TÂM SỰ & DỜI NGÀY NHẬN BÀI LUẬN VĂN GỬI THAM DỰ CUỘC THI LUẬN VĂN PHẬT GIÁO DO TRANG NHÀ LIÊN HOA TỔ CHỨC, NĂM THỨ 2
Việc thực hiện Cuộc Thi Luận Văn Phật giáo do Trang nhà Liên Hoa tổ chức, như một tấm lòng đóng góp rất nhỏ nhoi của người chủ trương Trang nhà, song song với những hoạt động Phật sự khác, với hạnh nguyện của người Phật tử là hộ trì Tam Bảo.
 
 
 
TỊNH ĐỘ
 
Pháp môn niệm Phật HT. Tịnh Không - Việt dịch: Vọng Tây cư sĩ - Biên tập: Giác Minh Duyên (Diệu Thuý)
Tất cả chư Phật Như Lai, không vị nào không khuyên người cầu sinh Tịnh Độ. Các vị đều không chút lòng riêng tư, không chút tâm thiên lệch mong muốn chúng ta mau chóng thành Phật. Phương pháp thù thắng nhất chính là cầu sinh Tây Phương tịnh độ, nhanh hơn so với bất cứ pháp môn nào, thù thắng ngay trong thù thắng. Thế nhưng, thực tế có một số người nghiệp chướng sâu nặng nên không tin tưởng. Phật Bồ Tát cũng từ bi, tùy hỷ dạy pháp môn khác mà chúng ta thường gọi “tám vạn bốn ngàn”. Vậy “tám vạn bốn ngàn” là gì? Là do không tin tưởng pháp môn này, không tình nguyện học tập, không muốn cầu sinh Tây Phương Cực Lạc, chư Phật liền mở ra tám vạn bốn ngàn pháp môn. Phật mở ra vô lượng pháp môn vì những người nghiệp chướng sâu nặng.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
BÃO LỤT
 
Tây Nguyên - Bão Lũ Minh Mẫn
Trong nhiều năm qua, Tây Nguyên chưa bao giờ hứng chịu sự hung hãn của thiên tai như cơn bão số 9 vừa qua.
Bão lụt, kể cả lũ là chuyện thường niên của quê hương khốn khó Trung Việt. Đất hẹp, sỏi đá nhiều hơn cỏ dại, mùa nắng cơn nóng từ Hạ Lào tràn qua, các tỉnh miền Trung hứng chịu hơi thở khô khốc của khí trời, toàn bộ người dân phải ra sân, ngồi dưới bóng râm, hoặc bên các giòng nước, con sông, hy vọng nước bốc hơi giảm phần oi bức, nhưng hấp tia nắng mặt trời, nước từ các giòng chảy cũng hâm hấp như nước trên lò đang đun. Mình my con người luôn rịn mồ hôi như thợ làm bánh đứng trước miệng lò… Ấy thế mà, cơn mưa Thu-Đông ập đến, luôn mang theo tai hoạ khôn lường, để rồi cư dân tích góp nửa năm của cải, gia súc, kể cả hoa màu mùa màng, được Hà bá mang đi một cách ngang ngược; một số người dân bổn mạng hạp với Long cung, cũng bị rước đi một cách ngỡ nàng không hề được thông báo! Trời làm cơn lụt mỗi năm cứ như là chuyện thường ngày ở huyện.
 
PHẬT PHÁP 
 
Sau khi thành tựu đạo quả Bồ đề dưới cội cây Tất-bát-la, Đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển cho năm anh em ông Kiều Trần Như với bài pháp Tứ Diệu Đế. Từ đó, Tam Bảo được hình thành. Phật Bảo là Đức Phật, Pháp Bảo là Tứ Diệu Đế, Tăng Bảo là năm anh em Kiều Trần Như. Sau đó, Đức Phật đi hoằng hóa khắp nơi, người quy hướng về Ngài xin xuất gia ngày càng đông, và dần dần tăng đoàn lớn mạnh. Trong suốt mười hai năm đầu, đại chúng tỳ kheo hoàn toàn thanh tịnh, tất cả mọi sinh hoạt đều nằm trong khuôn khổ của thiền định và tỉnh giác, người đắc Thánh quả nhiều, chưa có những điều phi pháp xảy ra. Nhưng càng về sau, tăng đoàn lớn mạnh, xen lẫn trong đại chúng thanh tịnh có những người làm điều phi pháp, phá vỡ sự thanh tịnh và hòa hợp, làm cản trở sự tu tập giải thoát. Chính vì thế, để ổn định tăng đoàn, Đức Phật đã chế định ra giới luật theo nguyên tắc “tùy phạm tùy chế”, phạm tới đâu chế tới đó, tạo nên kỷ luật cho đời sống xuất gia. Những điều giới mà Đức Phật chế ra trong suốt một đời được các vị đệ tử của Ngài gìn giữ, truyền thừa và kết tập lại thành một hệ thống gọi là Luật Tạng. Năm giới của cư sĩ tại gia, mười giới của sa di và sa di ni, 250 giới của tỳ kheo, 348 giới của tỳ kheo ni… cũng được trích ra từ đó.
HỠI ĐẤNG TỪ BI VÔ LƯỢNG! Nguyễn Nguyệt
Xin cho mọi sự kiết tường!
Kính Đức Bổn Sư đại hùng cao quý!
Hỡi Đấng Từ Bi Vô Lượng, Đấng Quy Y Bảo Hộ tối thượng của muôn loài chúng sinh!
Im lặng của sóng vỡ thành thơ…Cư sĩ Liên Hoa 
Một thoáng phù du, nợ cõi đời
sao còn tục lụy để chơi vơi
tìm nơi một cõi chân thường đó
vẫn thấy bên mình rơi ước mơ….

 

Thanh Tịnh Tâm, Mở Không Gian cho Tuệ Giác by Bhikkhu Bodhi Nhật Tịnh dịch
Một câu cách ngôn xưa được tìm thấy trong Kinh Pháp Cú có nội dung nói lên cách thực hành lời giảng dạy của Đức Phật theo ba nguyên tắc đơn giản để áp dụng: tránh làm các điều ác, làm tất cả các điều lành, và giữ tâm thanh tịnh. Ba nguyên lý hình thành một sự nối tiếp thứ tự cho các bước tiến cần thiết từ bên ngoài và để chuẩn bị đi sâu vào nội tâm.
Bài Văn Phóng Sanh  Cư sĩ Liên Hoa 
Bộ sưu tập những hình ảnh từ bên ngoài đã được dồn chứa trong tâm thức, biến thành những nội kết, đưa dẫn muôn loài biến thiên qua muôn hình vạn trạng trên bước đường sanh tử.
Những tác động của nghiệp lực như chuỗi dài mắc xích nhân duyên, nhân quả tạo nên những khổ đau hay hạnh phúc do những hành động đã tạo ra trong quá khứ hay hiện tại.

 

Lối về sen nở (sách) Thích Phước Sơn
Tập sách Lối về Sen nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy.
 

Những vấn nạn từ sự xung đột Bhikkhu Bodhi - Nhật Tịnh lược dịch
Mặc dù nhân loại đều yêu chuộng và ước mun được sống trong hoà bình, nhưng một trong những điều thật mỉa mai nhất, là chúng ta lại thường bị lôi cuốn vào sự xung đột, chống đối với các người khác làm tổn hại sự tương giao bởi vì tình trạng căng thẳng, ngờ vực hoặc có thái độ thiếu cởi mở.

 
Phật học vấn đáp.     HT. Tịnh Không
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác?
Phật học vấn đáp (tiếp theo).     HT. Tịnh Không
Câu hỏi 1: Buổi tối niệm Phật, có lúc phát hiện có một số hiện tượng kỳ quái, hoặc giả một số hiện tượng kỳ quái, xin hỏi đó là do nguyên nhân gì?
 

Xem tiếp chuyên đề

 
KINH
 
1.- Ta không thấy một phép nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: "Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người "Pháp môn căn bản tất cả pháp". Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói"
Một thời nọ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại nước Ma-Già-Đà cùng chng ệ Tử, ứng lời thỉnh cầu vị Đại cư sỉ Bà La Môn Vô Cấu Diệu Quang, đến nhà ông ấy thọ nhận cúng dường. Phật cùng Đại Chúng trên đường đi, đến nơi Vườn Phong Tài, nơi đây có một Tháp Mục. Lúc bấy giờ Thế Tôn i đến đảnh lễ Tháp Mục kia, nhiễu quanh bên hữu ba vòng và lấy Y-Ca-Sa của mình cúng dường lên Tháp Mục. Thế Tôn mỉm cười, từ nơi Tháp Mục kia xuất hiện rất nhiều diệu quang bay vọt lên hư không hoá hiện vô lượng vô biên Chư Phật, cùng phóng vô lượng hào quang.
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không tìm thấy trong Đại tạng kinh.  Kinh này chắc là do một vị cao tăng Phật giáo Việt Nam biên soạn, nhưng biên soạn vào lúc nào thì chưa ai biết được.  Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” (Nhân tu lục độ, quả chứng nhất thừa, thệ nguyện hoằng thâm, như đại hải chi uông dương bất trắc, từ bi quảng đại, nhược trường thiên chi phú đảo vô ngân, hiến bất hoại thân, quảng phát thập nhị nguyện, lịch vô lượng kiếp, linh cảm ngũ bách danh.) 

Kinh Thí Dụ Năm Ấm  Hán dịch: Tam Tạng An Thế Cao - Thích Nữ Tịnh Quang việt dịch
Nghe như vầy, một thời đức Phật đến nước Mỹ Thắng, khi đi qua con sông ngài thấy những bọt nước lớn tấp theo dòng nước, ngài bèn bảo các Tỳ Kheo rằng, này các Tỳ Kheo, thí như những bọt nước lớn tấp theo dòng nước này, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, ngay đây rõ được rằng (bọt nước) chẳng phải có, hư vô, không thực, chớp mất và hoàn không. Vì sao như thế?

Kinh Kevaddha – (Kevaddha Sutta)  Chuyển dịch từ Pali: HT Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Nalandà trong vườn Pavàrikampa. Lúc bấy giờ cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo thị hiện thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Người Lái đò Nước Nam  Thích Thanh Thắng
Trên chiếc thuyền độc mộc, thiền sư Pháp Thuận nhận mệnh ngoại giao, cải trang làm người lái đò để đón sứ giả Lý Giác nhà Tống. Lý Giác thấy đôi ngỗng đang bơi, liền cảm hứng đọc hai câu thơ:
       Nga nga lưỡng nga nga.
       Ngưỡng diện hướng thiên nha
Cập nhật các bài viết về Bát Nhã:
Một con ngựa đau  Phước Thắng
Ngài Thanh Từ và Ngài Nhất Hạnh là đồng hệ, nếu có khác nhau là bên Trúc bên Mai. Mai không thể sống cho hoa trong không khí lạnh ở cao nguyên này là chuyện thường. Nhưng đối với Đạo lại mất đi phúc báo lớn lao.
Khi học thuyết Khổng Mạnh đề cao đức tính  Chính Nhân Quân tử, nhiều thế kỷ từ Trung Quốc đến Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, xã hội ảnh hưởng sâu đậm một nề nếp Nho gia, từ giới bình dân đến cung đình, từ doanh nhân đến chính trị, từ gia đình đến cộng đồng đều thể hiện một phong thái đáng trân quý và xã hội sinh hoạt theo một nề nếp tôn ti.
Thư cảm ơn của người bạn không cùng huyết thống Gabriella
LTS: Ngày 19/10/2009 hòm thư điện tử thinhnguyenbatnha (TNBN) nhận được một lá thư ký tên Gabriella Ferrari. Đây cũng chính là người ngoại quốc đầu tiên đã ghi tên ủng hộ lá thư Thỉnh nguyện của các trí thức văn nghệ sĩ và đồng bào Việt Nam gửi lãnh đạo Nhà nước VN về vụ Tu viện Bát Nhã. Theo sự gửi gắm của bà, nhà thơ Hoàng Hưng đã dịch lá thư này và gửi cho Phù sa.

Điện thư Văn phòng Đức Datlai Lama chia sẻ và cầu nguyện cho Tăng thân Bát Nhã
Cám ơn thư của các vị báo tin về sự đuổi xua các nam tăng và nữ tăng ra khỏi tu viện Bát Nhã ở Việt Nam. Quả thật, Đức Ngài Đạt Lại Lạt Ma rất buồn vì những sự kiện ấy. Ngài cầu mong chính quyền Việt Nam khéo léo giải quyết sự việc trên và cho phép quý thầy quý sư cô sớm trở về tu viện của họ để tu học. Quý thầy quý sư cô nên biết rằng hằng ngày, hình ảnh của quý vị đã hiện ra như những người sư anh sư chị sư em tâm linh Việt Nam trong lời cầu nguyện của Ngài và Ngài cầu mong cho chính quyền Việt Nam sẽ phục hồi sự tự do tu tập chung cho quý vị.

Khơi Dậy Ngọn Lửa Thiêng TS. Thích Nhất Hạnh
Trong giới trí thức, nhân bản và chính trị cũng thế, chung quanh ta còn có những người liêm khiết, chính trực, thà chịu nghèo chứ không để tán tận lương tâm. Ông thân sinh của sư anh Pháp Hội là một cán bộ rất liêm khiết và chính trực; bác ấy đã chịu sống nghèo trong suốt cả một đời để nuôi các đức liêm khiết và chính trực của mình cho nên ngày nay ta mới có một sư anh Pháp Hội. Và có bao nhiêu người khác nữa, nhờ có niềm tin nơi truyền thống đạo nghĩa của đất nước mà vẫn giữ được nếp sống liêm chính của mình.

Nằm yên như một con sư tử
Ở Làng đang là cuối thu, khí trời đã bắt đầu lạnh. Có những buổi sáng trời lạnh xuống chỉ còn một hoặc hai độ, nhưng đến trưa thì trời lại nắng và xế chiều thì lại lạnh. Cứ tiếp tục như thế thì các cây sồi và cây phong sẽ cho lá chín đẹp. Ở trong tăng xá của quý thầy có hai cây phong cho lá đỏ thật đẹp, toàn thân cây cho một màu đỏ tươi không còn một chiếc lá xanh nào nữa, những chiếc lá chín thật lụng lịu và nặng trĩu những cành.

Quê hương trong củ khoai mì Chân Chuẩn Nghiêm
Thầy ơi, nhiều lúc con cũng nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng con chỉ muốn về quê dưới hình thức một Tăng đoàn. Con không muốn đi đâu hết khi chỉ một mình. Con không thể thiếu Tăng thân - cũng như cá không thể sống thiếu nước. Những ngày quán niệm đầu tháng, nhìn các bác, các cô, các chú, các em nhỏ… đến tu viện, con thầm ao ước: khi nào người dân quê con cũng biết tu tập, cũng biết đến tu viện, các em nhỏ đừng đến quán internet nữa mà đến tu viện… Con ước mơ thì nhiều mà con làm chẳng được bao nhiêu. Con càng không làm được gì nếu như con thiếu Tăng thân.
 

Xem tiếp chuyên đề

PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
Lễ đăng quang của đức Lorepa Vô Úy, Tây Thiên Phù Nghì
Gyalwa Lorepa là một trong hai đại đệ tử thượng thủ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I, bậc đứng đầu Dòng Truyền thừa Drukpa, một trong những dòng truyền thừa Mật giáo có tầm ảnh hưởng nhất vào thế kỷ thứ 12 tại Tây Tạng. Dưới sự hướng đạo của bậc Căn Bản Thượng sư là Pháp vương Gyalwang Drukpa, Gyalwa Lorepa đã nhiều năm miên mật thực hành các giáo pháp của truyền thừa Drukpa tại nhiều các thánh địa xa xôi, trong đó giành hơn 13 năm ẩn tu tại khu vực đỉnh Kailash quanh năm tuyết phủ. Sau đó khi nhân duyên đã chín muồi, ngài đã thực hiện vô số các công hạnh lợi tha, hoằng dương rộng khắp giáo php của dòng truyền thừa Drukpa, kiến lập rất nhiều các tự viện, và khi đó ngài đã có hàng ngàn các đệ tử là các hành giả yogi vĩ đại. Ngài kiến lập nên dòng Drukpa Hạ, một trong ba nhánh lớn của dòng truyền thừa Drukpa.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
 

TRIẾT HỌC

 
Bài 1: Triết Học Bà-La-Môn Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…
Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
Bài 2: Bản chất của vũ trụ trong kinh Veda Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Câu hỏi triết học mà các nhà minh triết Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì? Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.. 2 để thỏa đáng câu trả lời này phải thông qua 3 hình thức.
 
Bài 3: Bản chất tế tự trong Brahmanas Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ và cũng là thực thể có cùng một dòng máu trong quá trình phát triển của đất nước Ấn Độ.
 
Bài 4: Thực tại tuyệt đối trong Upaniads Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Theo quan điểm của người Ấn, tư tưởng ở thời kỳ thứ ba của Ấn giáo là Upaniad [1] (Áo nghĩa thư). Tiếp sau tư tưởng Bràhman là triết học Upanishad được thành hình trong khoảng 800 - 600 năm trước CN. Nội dung tư tưởng triết học của bộ thánh điển này chủ trương thuyết PHẠM NGÃ ĐỒNG NHẤT (Bràhman, Àtman ailkyam), và lý tưởng giải thoát.
Bài 5: Triết học Cārvāka Giảng Viên Thích Lệ Thọ
“Vô thần” mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 16 tại Pháp, các quan niệm mà ngày nay được ghi nhận là vô thần đã được ghi lại từ thời cổ đại.
Ở Ấn Độ, có tư tưởng về vũ trụ vô thủy vô chung, không do ai tạo ra. Ở Ai Cập, có tư tưởng hoài nghi về thế giới bên kia. Ở Trung Quốc cổ đại, có quan niệm duy vật và vô thần về khí và về năm nguyên tố hợp thành vũ trụ (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Ở Hi Lạp và La Mã cổ đại, có tư tưởng cho rằng thế giới cấu tạo từ các nguyên tố vật chất như nước, lửa, nguyên tử”.
Bài 6: Triết học Jain Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Theo dòng thời gian tư tưởng triết học của người Ấn được phân chia theo: 1.500 TCN là giai đoạn thống trị của Vệ Đà, Áo nghĩa thư  và sau đó 1000 năm là thời kỳ phán giáo của các hệ thống triết học chánh thống giáo nổi bậc là đạo Jaina, đạo Phật, và học thuyết Bhagavad Gita được phát triển cho đến ngày nay. Điều đó cho thấy dòng lịch sử của người Ấn đã phát triển tư tưởng đến đỉnh cao, nhằm đáp ứng cho sự khát vọng của con người muốn  có một câu trả lời thỏa đáng là con người từ đâu mà có và vũ trụ này hữu hạn hay vô hạn? Câu hỏi đó cho đến thời đại chúng ta đang còn là một thách thức, vậy chúng ta thử tìm đến cách giải quyết của Đạo Jain ra sao khi đã có mặt từ thời cổ đại được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda, và trải qua 24 đời truyền thừa những vị ấy được gọi là các tirthankara-người lội qua chỗ cạn. Sở dĩ có danh xưng ấy vì họ đã giúp cho các đệ tử, những người đi theo đạo lý, vượt qua bến bờ đau khổ luân hồi của thế gian và đạt đượt giác ngộ. Đỉnh điểm của học thuyết đó đã phát triển rực rỡ cùng thời với đức Phật.
Bài 7: Triết học Thượng tọa bộ Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Thượng tọa bộ (上座部), sa. sthaviravāda, còn gọi Theravada, hoặc gọi là Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo Nam truyền. Bộ phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi đức Phật Nhập Niết Bàn. Chữ Theravada có nghĩa là “lời dạy của bậc trưởng thượng”. Do đó nhiều sách còn Bộ này là Trưởng Lão bộ là một trường phái Phật giáo xuất phát từ Phân biệt bộ (sa.vibhajyavādin), do Mục-kiền-liên-Tử-đế-tu (pi. moggaliputta tissa) thành lập. Về giới luật cũng có nhiều bất đồng trong Thượng tọa bộ. Ngày nay Thượng tọa bộ được truyền bá tại các nước Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Lào, nên còn được gọi là Nam tông Phật giáo hiện nay.
Bài 8: Triết Học Đại Thừa Phật Giáo Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. mahāsāghika) là thuật ngữ chỉ phái “đại chúng”, phần lớn, đa số của Tăng-già, là một trong hai trường phái Tiểu thừa, được tách ra trong Đại hội kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai tại Tỳ-xá-ly. Trong hội nghị này, Đại chúng bộ có năm quan điểm riêng về tính chất của một A-la-hán và mười điều bị coi là trái với giới luật. Theo một thuyết khác thì Đại hội kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba tại Hoa Thị thành (sa. pāaliputra) mới là lần đánh dấu sự xuất hiện của Đại chúng bộ.
Bài 9: Tư Tưởng Kim Cang Thừa Giảng Viên Thích Lệ Thọ
Kim cương thừa (zh. 金剛乘, sa. vajrayāna) là tên gọi một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 5 hay thứ 6 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa và được truyền đi các nước: Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản  Mông Cổ và Nga.
Tâm Hiện Đại Quán Như Phạm Văn Minh
Muốn hiểu văn hóa ‘Tây phương’ không thể nào không tìm hiểu lịch sử triết lý sinh ộng của Âu châu, từ thời cổ điển qua minh triết Hy Lạp, thần học Ky Tô, Thiên Chúa, Tin Lành cho đến các triết gia thời hiện đại và hậu hiện đại. Những từ ngữ như Tây phương hay Hiện đại có nội dung quá phổ quát nhưng không có cách nào khác hơn là tạm dùng các từ ngữ này trong tinh thần ‘danh khả danh’ , cho đến khi những nét chính của triết lý ‘Tây phương’ dần dần hiện rõ.
 

Xem tiếp chuyên đề

 

THÔNG BÁO

Chương Trình Tu Học “Niệm Phật Thoại Ký”

 

Cuộc thi luận văn Phật giáo do trang nhà Liên Hoa tổ chức Cư sĩ Liên Hoa
Như tâm nguyện và chủ trương của Trang nhà Liên Hoa (www.lien-hoa.net) trong những năm qua, kể từ khi thành lập Trang nhà Học Phật và Văn hoá, luôn luôn mong muốn đóng góp một chút gì đó theo khả năng nhỏ nhoi của mình, đối với Phật giáo để trước báo ân Phật, Thầy Tổ v.v…và để chia sẻ những sự an lạc đạt được khi áp dụng và thực hành Giáo Pháp của Đức Từ Phụ Thích Ca. Qua sự thỉnh ý và được sự Cố Vấn của Ni Sư Thích Nữ Liên Cương, Trang nhà Liên Hoa mạnh dạn tiến hành Tổ chức” Đề thi Luận văn Phật giáo” lần đầu tiên vào năm 2008.
Trong suốt thời gian qua, sau khi Tổ chức Cuộc Thi Luận Văn Phật Giáo được thành công mỹ mãn, Trang nhà Liên Hoa đã nhận được rất nhiều khích lệ từ các Bậc Tôn Túc trong Thiền môn, cũng như được sự chia sẻ niềm vui của các vị Ni Sinh tham gia vào Cuộc Thi và có kết quả rất là khả quan do đã đem hết tâm nguyện, kiến thức, với tất cả sự nỗ lực, nghiên cứu, tham vấn v.v.. để cho các bài Luận văn tham dự được nhiều súc tích, ý nghĩa và biểu lộ sự dấn thân cuả các vị Ni sinh trẻ mong ưc đóng góp cho Phật giáo hiện tại và mai sau, để làm tròn bổn phận của người con Phật “Tác Như Lai, hành Như Lai sự ” làm ích lợi cũng như xoa dịu khổ đau cho biết bao nhiêu người hữu duyên.

 

Xem tiếp chuyên đề

 
THIỀN
 
Thiền về lòng Từ Bi, Tử Tế, và Hân Hoan Zoketsu Norman Fischer Mỹ Thanh dịch Việt
Bắt đầu với tư thế ngồi và hơi thở trong thiền tập. Trên gối thiền, hãy cảm nhận tư thế ngồi, lưng thẳng, phần trên của cơ thể thoải mái, cằm cúi xuống. Cảm nhận hơi thở ở vùng bụng. Tìm tư thế nào mà bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái, không làm việc gì và không có gì cần phải làm. Hãy cảm nhận cảm giác mình đang thở, đang sống.
 

Xem tiếp chuyên đề

TIN TỨC PHẬT GIÁO
 
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc chính thức là một nước Cọng sản (dầu nhiều điều kiện của một nền kinh tế tự do đã hình thành) và họ không lưu giữ những con số thống kê các tín đồ tôn giáo. Cũng vậy, nhiều nguồn thông tin của các nước phương Tây không thừa nhận rằng một người có thể theo nhiều hơn một tôn giáo. Tại châu Á, tình trạng một người theo hai, ba, hay thậm chí nhiều tôn giáo là điều bình thường. Tại Trung Quốc, trong nhà có bàn thờ với hình tượng và biểu tượng của Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo chung nhau cũng là chuyện bình thường trong một gia đình.
Hình ảnh Pháp Hội Dược Sư

Xem tiếp chuyên đề

 
TRUYỆN
 

Chàng văn sĩ Pháp Nhật
Trời đã dần về khuya, mà đường từ đây đến nhà chàng còn quá xa, có lẽ phải mất tới hơn nữa ngày đường, vì vậy chàng quyết định tìm một nơi dừng chân để nghỉ qua đêm. Mắt chàng bỗng sáng lên khi phía trước có một ngôi nhà với ánh đèn le lói hắt ra từ bên trong. Chàng gõ cửa xin nghỉ nhờ một đêm để ngày mai tiếp tục lên đường.

Trái Giữa Mùa Hương Tâm
Người ta thường sợ hiện tượng cá sa, chim nhảy. Ở nơi này, một ngôi nhà bình thường, chẳng có hiện tượng ấy bao giờ cả và chẳng ai nghĩ đến hiện tượng đó. Từ ngày lớn lên, hai đứa trẻ quen với mùa đông giá rét, bão lụt, mùa hè nắng nóng. Trận bão 85 gió trốc nhà trốc cửa hai đứa ôm nhau co ro trong phòng ngủ mà không sợ. Rồi những tối khuya ba nó với dượng Hoàng cùng nhau cất vó dưới hồ nhà, mang về những con cá nước ngọt được nuôi trong hồ tươi ngon, có khi nửa đêm ba nó mang về một con cá diếc to. Mùa đông qua, mùa hè đến, quả ngọt trái sây trong vườn nhà không thiếu. Mận đỏ. Mận trắng. Đào. Chanh, cam, ổi xá lị, khế ngọt, chuối ba lùn, chuối mật lá, trái trứng gà, khoai từ( còn gọi là khoai sọ), su bắp, xà lách, ci, ngò, poirô,  mùa nào thức nấy. Đôi mắt con Khế ngọt( kém chị ba tuổi) càng lớn càng đen và trong, Xá Lị càng lớn càng  đẹp. Nét mặt nó mang nhiều nét của cha ln mẹ.
 
 

Xem tiếp chuyên đề

 
 
TỪ THIỆN
 
Đoàn từ thiện của chùa Giác Ngộ cứu trợ nạn nhân thiên tai tại Phú Yên và Bình Định ngày 14/11/2009
Ngày 14/11/2009 Đoàn Từ thiện xã hội Phật giáo Q.10 phối hợp cùng các chùa Giác Ngộ , Phước Hải, Huệ Quang, Vĩnh Long, Từ Ân do ĐĐ.Thích Nhật Thiện – Chánh thư ký BĐD Phật giáo Q 10 làm trưởng đoàn.
ĐĐ đã  hướng dẫn đến thăm và tặng 800 phần quà cho đồng bào bị thiên tai sau  bão lũ tại xã An Nhon , H . Vân Canh , T. Bình Định và H. Sông Cầu tỉnh Phú Yên . Tổng trị giá của chuyến đi hơn 250 triệu đồng . Cùng đi với đoàn còn có đại diện Tu Viện Kim Sơn – Liên Trì Mỹ Quốc.

Đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay cứu trợ nạn nhân bị thiên tai tại Dak to, Kontum ngày 29/10/2009
Vào ngày 29/10/2009, đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do Ni sư Huệ Liên hướng dẫn đã đến Dakto, Kontum giúp đỡ các nạn nhân bị thiên tai. Tại đây đoàn đã hỗ trợ 300 phần quà, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng bao gồm: gạo, y phục, mền, đường, sữa, dầu, bột giặt, mì gói, bún khô.

Miền Trung ấm áp
Sáng nay, khi cơn mưa dầm của đêm qua vẫn còn nặng hạt, thì tất cả thành viên của đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay (hỗ trợ), CLB Hoằng Pháp Trẻ, Tăng Ni hội đồng hương Quảng Trị và chùa Pháp Thiện huyện Củ Chi đã thức dậy, kẻ mặc áo mưa, người che dù, người đội nón xắn quần ra xe dưới những con đường đang ngập nước, trên vai mỗi người mang nặng túi hành trang, tất cả cùng nhau chuyển các phần quà lên xe cho những người khốn khó.

 

 
 
 
 

DANH SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY TRONG NM 2009

 
1. Ủng hộ tiền quà cho bệnh nhân nghèo ở phòng khám đa khoa chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương (05/01/2009) với số tiền 10.000.000 đồng.
2. Cúng dường cửa chánh điện chùa Long Quang ở Châu Đốc.

Phương danh cúng dường cửa chánh điện chùa Long Quang ở Châu Đốc

3. Cúng dường ấn tống kinh sách

Phương danh cúng dường n tống kinh sách

 
4. Ủng hộ 5 triệu đồng cho người dân tộc nghèo tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum nhân ngày lễ Quy y Tam Bảo cho 4000 người và cho mấy trăm phần gạo cho người nghèo.

Phương danh ủng hộ gạo năm 2009

5. Ủng hộ mổ mắt từ thiện 195 ca từ Nam ra Bắc.

Phương danh ủng hộ mổ mắt

6. Ủng hộ nạn nhân trong cơn bão số 10 và 11 tại Bình Định và Phú Yên

Phương danh ủng hộ

 

Xem tiếp chuyên đề

KHÁC
 
Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội: Dựng tượng ai là phù hợp? Nguyên Quang
Một nhân cách lớn, một nhà tu hành suốt đời phụng sự đạo pháp và dân tộc không mệt mỏi như Sư Vạn Hạnh cần phải có một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc hôm nay và cho thế hệ trẻ mai sau noi gương học tập
ã tạo ra nó.
 

Xem tiếp chuyên đề

VĂN HÓA
 
Tiếng Trống Chùa Vĩnh Hảo
Hồi mới ở tù ra, vì không đi trình diện chính quyền địa phương nên tôi cũng chẳng đi đâu ra khỏi nhà. Nhưng gần đến giao thừa thì nẩy ý đi chùa.
Ở Nha Trang thì chùa chiền đâu có thiếu. Không những nhiều chùa mà có thể nói rằng chùa nào cũng có thầy hay cô quen biết. Vậy mà tôi không chọn chùa gần, cũng không chọn chùa Hải Đức là ngôi chùa năm xưa tôi xuất gia. Tôi chọn chùa Linh Sơn ở Cầu Dứa. Tôi cùng hai đứa em trai đi bộ lên chùa này. Cũng khá xa. Độ chừng năm cây số.

Xem tiếp chuyên đề

VĂN HỌC
 
Có một vài kỷ niệm với người anh trong làng văn, là văn/họa sĩ Võ Đình, mất vào ngày 31 tháng 5, 2009 vừa qua. Những kỷ niệm này có thể nói theo từ ngữ nhà Phật là “duyên.” Cái duyên này xoay chung quanh một cành mai. Nhưng trước khi đi sâu vào câu chuyện với “yêng” Võ Đình, tưởng cũng nên đi một vòng lan man về “một cành mai” này.

Xem tiếp chuyên đề

 
CUỘC SỐNG
 
Nói với tuổi trẻ, tình yêu và lý tưởng: Uống trà giữa mưa gió mùa thu  Cư Sĩ Liên Hoa
Đọc lời tựa “uống trà giữa mưa gió mùa thu”, ai cũng tưởng tôi là dân chơi thứ thiệt về trà đạo, vì biết thưởng thức trà, nên mới có chiêu thức là ngồi uống trà giữa gió thu, như một kiếm khách trong truyện tiểu thuyết kiếm hiệp, oai hùng, phong lưu ……không sợ bị cảm lạnh, sổ mũi, hắt hơi… khi tách trà chưa kịp cạn. Như nhiều lần thưa, tôi không được ngon lành đến như vậy. Một con người phàm tục, có một chút gió cũng làm cảm lạnh, vài giọt mưa cũng đã rùng mình, một sợi nắng cũng làm ấm đầu, hâm hấp trán.

Đôi lời chia sẽ  Ý Thiện Toại
Nè bạn rất thương yêu !
Có một quyển sách do một người phương tây viết mà mình có dịp đọc, họ nói rằng : Tây phương cực lạc ở đâu ? chính là ở MỸ, Tây Âu chớ đâu ? mà các vị đi tìm ! mới thoạt đầu là chúng ta suy nghĩ về người viết cuốn sách chẵng hiểu gì về đạo Phật cả , phải không ? Nhưng sao bao năm tu Thiền mình muốn chỉ ra cho bạn một vài điểm hư hư thực thực, có có không  không !

Thân Phận Con Người Minh Mẫn
Xuân qua, Hạ đến, Thu về, Đông tàn, cứ thế bốn mùa trôi  một cách vô tình và con người  cũng vô tình buông trôi đời mình theo giòng sống nghiệp định.
Cuộc sống xã hội đã lôi cuốn nhân sinh, nhưng nhân sinh cũng bị tạp niệm, sở dục lôi cuốn như hình với bóng. Chỉ có bậc Tỉnh giác mới biết dừng chân và làm chủ hnh nghiệp. Bậc Tỉnh giác cũng ăn cũng uống, cũng ngủ nghỉ, mọi sinh hoạt bình thường như mọi người, và đặc biệt tâm của hành giả rất bình thường mà mọi người đời thường cứ ngỡ là mình bình thường trong khi  bị lôi kéo những cái không bìmh thường.
Mùa Thu, Những Khắc Khoải Réo Gọi Cư Sĩ Liên Hoa
Ồ lá vàng rơi. Có những chiếc lá màu xanh đậm, có lá còn xanh non, hoặc nõn nà màu xanh nhạt của lá chuối non… lìa rời khỏi cành, chơ vơ đậu trên nền đất, run rẩy như còn nuối tiếc cho một mảnh đời vừa rời xa. Tôi nghe thoáng đâu đây những lời tự tình vừa dâng lên, như giọng hát mượt mà ca tụng thu về. Sao không gọi là thu đến mà gọi là thu về, nếu bốn mùa tuần tự trôi qua, tiếp nối như định luật tuần hoàn của vũ trụ, thì nơi nào gọi là đến hay đi, chỗ nào là khởi đầu hay chấm dứt…. Có phải chúng ta đã vô tình cưỡng ép để gọi là…..thời gian.
Mùa Trăng Minh Mẫn
Lại thêm một mùa trăng cho Tt Nhi Đồng; Dù là trong thời chiến hay lúc hoà bình, Thiếu nhi vùng Châu Á đều được vui hưởng  ngắm mùa trăng vào rằm tháng tám, còn gọi là  Tết Trung Thu. Vì rằm  ở giữa tháng Tám, tháng Tám là giữa mùa Thu.
Tin Vui Pháp Nhật
‘Anh đang đi đâu vậy?’  Rõ ràng là tôi nghe có tiếng ai đang hỏi mình, nhưng khi quay lại nhìn thì tôi thật sự không thấy ai hết. Có thể mình nghe lầm. Tôi nghĩ. Và tôi tiếp tục đi. Rồi tôi lại nghe tiếng ai đó đang gọi mình thêm một lần nữa. Lần này to hơn và rõ hơn.
 

 

Xem tiếp chuyên đề

THƠ
 
Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1 & 2 Mặc Giang
Thương Người Miền Trung Mặc Giang
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 101
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 102
Lại Thương Về Miền Trung Mặc Giang
Cuối đời như chiếc lá vào thu Cư sĩ Thoại Hoa
Hòa Điệu Núi Rừng Tâm Bình

Trăng Xưa Tâm Bình

Tìm Phật Minh Đạo
Tìm tôi Minh Đạo
 
WEBSITE MỚI
 
 

Trang Ban Hoằng Pháp (www.BanHoangPhap.com): Cánh cửa Phật pháp ứng dụng với các bài giảng của khóa tu Một Ngày An Lạc tại chùa Phổ Quang và pháp âm của nhiều vị pháp sư, giảng sư tại TP.HCM.

Pháp Âm Thường Chuyển (www.PhapAmThuongChuyen.com): Tập hợp tất cả những bài giảng của chư tôn đức giảng sư khắp nơi, không phân biệt tông môn, pháp phái và phim truyện, âm nhạc, kinh tụng ...

Đại Tạng Kinh Tiếng Việt - Kinh Bộ Bảo Tích mới dịch
Phần mềm từ điển Phật học
 
 
Video tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức
Slideshow Đức Phật Vào Đời
Các hình ảnh ở địa ngục khi làm điều ác ... xem tiếp
 
Một số tài liệu về Mật Tông Tây Tạng do La Duy Khánh dịch Việt
Nghi Quỹ Tu Tr về Đấng Hộ Phật bảo Tạng Vương
Mật Pháp Phật Dược Sư
A DI ĐÀ - Nghi Quỹ Hành Trì Quán Tưởng Đức A Di Đà 
VĂN THÙ SƯ LỢI - Nghi Quỹ Hành Trì Quán Tưởng Đức Văn Thù
 

Xem Pháp Thoại VCD Của Thầy Nhật Từ

Các pháp thoại VCD của thầy Nhật Từ phần lớn được phổ biến trên trang google qua địa chỉ: http://video.google.com. Để xem trực tiếp các bài pháp thoại trên mạng, quý khán giả sau khi vào http://video.google.com điền tên Thích Nhật Từ, tất cả các pháp thoại VCD sẽ xuất hiện. Click vào bài cần nghe 

 

 

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2008

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Php thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

•  Pháp Thoại tại Hoa Kỳ, Mùa Hạ 2007 --> Lịch giảng chi tiết

 

 

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
 
 
PHÁP THOẠI THÁNG  11 NĂM 2009


01-11-09: Vấn đáp phần 1: Thiền tịnh song tu Chùa Pháp Vân
01-11-09: Vấn đáp phần 2: Thiền tịnh song tu Chùa Pháp Vân
08-11-09: Làm sao để được an vui Giảng tại công ty trà Hùng Phát, huyện Bình Chánh
09-11-09: Phương pháp nghiên cứu - Bài 11: Thư mục tham khảo Giảng tại Học viện Phật giáo tại Tp HCM
10-11-09: Khát vọng Giảng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tân Hiệp, tỉnh Bình Phước
11-11-09: Phương pháp nghiên cứu - Bài 12: Cấu trúc luận án Giảng tại Học viện Phật giáo tại Tp HCM
13-11-09: Phương pháp nghiên cứu - Bài 13: Phương pháp nghiên cứu căn bản Giảng tại Học viện Phật giáo tại Tp HCM
14-11-09: Phật giáo ở Tây phương Giảng tại chùa Phổ Quang
15-11-09: Kinh Trung Bộ 149-150: Tu sĩ đáng tôn kính Giảng tại chùa Xá Lợi
15-11-09: Cần câu và con cá Giảng tại chùa Xá Lợi
16-11-09: Phương pháp nghiên cứu - Bài 14: Phương pháp nghiên cứu lịch sử Giảng tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM
16-11-09: Học từ thất bại Giảng tại chùa Giác Ngộ
22-11-09: Kinh Trung Bộ 146: Tu là cội phúc Giảng tại chùa Xá Lợi
23-11-09: Vinh quang và cay đắng Giảng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bà Rịa Vũng Tàu
25-11-09: Phương pháp nghiên cứu - Bài 15: Phương pháp xã hội học - Phi thực nghiệm Giảng tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM



 
 

 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

 

Nhac thiền Phật giáo

 

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

 

Năm 2009: 1-2009 | 2-2009 | 3-2009 | 4-2009 | 5-2009 | 6-2009 | 7-2009 | 8-2009 | 9-2009 | 10-2009

Năm 2008: 1-2008 | 2-2008 | 3-2008 | 4-2008 | 5-2008 | 6-2008 | 7-2008 | 8-2008 | 9-2008 | 10-2008 | 11-2008 | 12-2008

Năm 2007: 1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | 7-2007 | 8-2007 | 9-2007 | 10-2007 | 11-2007 | 12-2007

Năm 2000 - 2007

 

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

VÀI NÉT VỀ THẦY THÍCH NHẬT TỪ

PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Tin Tức PG | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm
Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phó biên tập: Thích Lệ Thọ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ | Trợ lý: Hải Hạnh - Giác Định
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi v:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.