Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat
Bai moi thang 4-2006

 
LỄ TRAO HUY HIỆU TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN QUỐC TẾ Tại THÁI LAN
 

GS TS. Lê Mạnh Thát và ĐĐ. Thích Nhật Từ

HT. Thích Trí Tâm đại diện PGVN nhận huy hiệu Phật đản

HT. Thích Trí Tâm, GS.TS Lê Mạnh Thát, ĐĐ. Thích Nhật Từ  đại diện PGVN nhận huy hiệu Phật đản
 
 
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI VIỆT NAM
Lễ Phật đản tại chùa Vĩnh Nghiêm  
   

Chư tôn đức ni các tự viện

Lễ đài Phật đản

Chư tôn đức tăng các tự viện

 
THÔNG BÁO
KHAI GIẢNG LỚP HỌC PHẬT PHÁP ANH NGỮ
                                                                                                            Xem chi tiết..

Hiến chương Ban tổ chức Đại lễ VESAK của Liên Hiệp Quốc      Thích Nhật Từ dịch

Từ ngày 26-30 tháng 5, năm 2007, không khí tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, để đón mừng tuần lễ Phật đản hay còn gọi là Đại Lễ Tam Họp Liên Hiệp Quốc (ĐLPĐLHQ) lần thứ 4, mừng đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn, diễn ra một cách trọng thể, hoành tráng và trang nghiêm tại Trung tâm Liên Hiệp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, với sự tham dự của hơn 500 đoàn đại biểu Phật giáo quốc tế đến từ 61 quốc gia.
Có được sự kiện trọng đại này là nhờ vào ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phiên họp 54, mục 174 của chương trình nghị sự, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thừa nhận và tổ chức Đại lễ Tam hợp hay còn gọi là ngày Phật đản (tương đương với tháng 5 dương lịch) như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực từ năm 2000 trở đi. Kết quả là, vào năm 2001, Ngày Phật đản Liên Hiệp Quốc đã được các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia đồng long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York.
Hoa đàm nở cho ngàn năm vang bóng, Phật đản sanh đặng muôn thuở ca mừng. Cách đây hai ngàn sáu trăm ba mươi năm, vào ngày rằm tháng tư âm lịch, tại miền Trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân của thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, sự an lạc, hạnh phúc, giải thoát cho chúng sanh và thế gian, nên xuất hiện ở cõi Ta bà nầy. Về sau xuất gia, tu hành và thành đạo dưới cội Bồ Đề hiệu là Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ của ba cõi, bậc thầy của chư thiên và loài người.  Qua bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ sinh, Ngài đã để lại cho nhân loại một kho tàng giáo lý vô tận, những quy luật đạo đức để hướng dẫn con người hướng thiện và giải thoát. Nguồn ánh sáng vô lượng ấy đã soi sáng cho hành động, cho tư duy trên lộ trình giác ngộ và giải thoát của con người.
Chan hòa với niềm vui chung của Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn biển. Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 4 đã được tổ chức tại Buddhamonthon, Nakhon Pathom và văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Bangkok, Thái Lan vào ngày 26 – 29/5/2007 (Phật lịch 2550)
Một ước mơ nhân mùa Phật đản       Cư sĩ Liên Hoa
Một kiếp người rồi cũng trôi qua. Danh vọng, tiền tài, vật chất …tất cả đều biến thiên, vô thường. Và quan trọng hơn hết- thân mạng con người thật tối ư quan trọng. Không có thân, chúng ta không thể làm được gì hết. Tâm phải có thân để thể hiện và thân phải theo tâm để làm những lợi ích cho đời, cho người, cho muôn loại. Nhưng : thân thì thật vô thường và với cái thân quá mong manh nầy, chúng ta sẽ làm gì ?.....Tất cả người con Phật sẽ làm gì ? Đây là một vấn đề, một suy tư lớn, thật quan trọng…mà chúng tôi nghĩ rằng tất cả người con Phật có lòng với Đạo, với đời, với Đất nuớc. với con người v.v…nhân ngày Khánh Đản của Đấng Cha Lành, cần quan tâm, quán chiếu đến. Mình không thể nói bất cứ ai điều gì dù là nói về Từ bi, Hạnh phúc, An lạc, Đoàn kết v..v..khi chính mình không có hoặc là không nuôi dưỡng chính những chất tố thánh thiện được nói và khuyên nhủ người khác. Đức Phật được gọi là Như Lai, vì Ngài nói và làm được chính những điều mà Ngài đã nói và chỉ dạy. Là người con Phật, chúng ta phải học và làm theo hạnh của Ngài.
Khi bước chân vào đời, Thích Ca Mâu Ni không "từ chính mình mang vào hữu thể (being) bằng hình ảnh biểu hiện qua cảm giác của chúng ta; mà khác hơn, Ngài hiện thân tất cả sự thể của vũ trụ cho chúng ta qua những hình ảnh đó". Tôi diễn ý của Hermes  Trismegistus, một huyền nhân Ai Cập, trích bởi Coomaraswamy trong The Door in the Sky, 1977. Theo Coomaraswamy, dẫn từ một văn bản Hoa ngữ, "Khi ta cảm nghiệm được những thể tướng tuyệt vời và tính chất diệu vợi của đức Phật thì ta sẽ thấy như chính Ngài hiện ra cho ta một tính thể huyền nhiệm siêu thoát. Núi Hy Mã tuyết trắng phủ, các chư thần xuất hiện trong các tầng mây; hoa bay ngập cả khung trời; nhạc thinh không rung tiếng. Khi ta thấy được vẻ huy hoàng của ngôi Lời (Body of the Word) trong Chuyển Pháp Luân,  ta tránh được tám đường lạc lối. Khi nghe được lời Ngài qua kinh từ bậc đại Trí, ta đến được thiên đường thứ Bảy". Thích Ca Mâu Ni là một nhân thể mang sử tính biểu trưng cho những bản ngã đang bị vướng vào võng lưới hiện thân - của cái hiện tượng trùng trùng mà ta gọi là "con người".
Kỷ niệm ngày đản sanh    Thích Long Vân
Hôm nay kỉ niệm ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ, chúng ta hãy học nhiều hơn về cuộc đời của Ngài  là giàu trang điểm với môi trường thiên nhiên: Ngài sanh ra ở dưới gốc cây Vô ưu và bước đi những bước đầu tiên trên bảy đoá sen hồng. Thời gian tuổi trẻ của Ngài thường thiền định dưới gốc cây. Và Ngài chứng ngộ được Đạo Vô thượng Chánh đẳng giác dưới gốc cây Bồ Đề và bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài tại vườn Nai và cuối cùng Ngài đã vào Niết bàn giữa hai cây Sala…
Trong kinh điển Phật Giáo Đại Thừa, Như Lai  chỉ "Ứng thân"  (Nirmanakaya) của Phật. Đó là nhân vật toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau; vị này có đủ 10 lực (Dasabala) của một vị  Phật. "Như Lai" cũng biểu hiện cụ thể của Chân Như, thể tính của vũ  trụ, được xem là sứ  giả trực tiếp của Chân Như, là gạch nối  giữa hiện tượng và bản thể. Trong nhiều trường hợp, "Như Lai" được xem là đồng nghĩa với "Trí Huệ" (Prajna) và tánh Không (Sunyata). Đức Phật thường dạy : "Như Lai tức là chỉ những con người đến bằng con đường chân thật, những con người đã hiểu Chân lý". Trong "Thành Thực Luận" (tập I) có đoạn viết: "Như  Lai đi bằng con đường chân thật mà đến chánh giác,  sau đó mới  gọi là Như Lai"."Như Lai" là 1 trong 10 danh hiệu lớn dùng để xưng tán đức Thích Ca. 10 danh hiệu đó là : (1) Như Lai, 2) Ứng Cúng (sẵn sàng nhận sự phụng dưỡng của người cũng như ở cõi trời)...
Ngài Ajahn Brahm cho biết ý tưởng xây dựng khu vườn được dựa theo dự án Angulimala cho các trại tù ở Anh quốc (Angulimala Prison Project) của ngài Thiền sư Ajahn Khemadhammo. Hiện nay, đã có nhiều khu vườn tĩnh tâm như thế tại các trại tù ở Anh quốc, giúp các trại viên có một nơi yên tĩnh để lắng đọng tâm tư, có những giây phúc an bình trong tâm thức. Vườn "Tĩnh Tâm Angulimala" này là khu vườn đầu tiên thiết lập trong trại tù ở Úc. Sau khi quấn sợi chỉ trắng quanh tượng Phật ba vòng rồi chuyền đến các tham dự viên nắm giữ, chư Tăng tụng đọc bài kinh Từ Bi, Metta Sutta, bằng tiếng Anh. Các nhân viên quản giáo và các trại viên rất xúc động bởi cuộc lễ này, các tham dự viên đều suy gẫm về các lời dạy tuyệt mỹ của Đức Phật, và rãi tâm Từ đến khu vườn Tĩnh Tâm.
Phật giáo thời toàn cầu hoá        Ngô Hưng Đan
Toàn cầu hoá là một cụm từ nhấn mạnh đến việc mở rộng hợp tác quốc tế trfên nhiều mặt. VN đang hội nhập. Tuân thủ “luật chơi là điều hiển nhiên.  Xét theo lĩnh vực khoa học kỹ thuật, trong nỗ lực chinh phục thiên nhiên, bệnh tật, những trở ngại tự nhiên, con người đã thành tựu những kỳ công khoa học kỹ thuật phức tạp đến mức đáng ngạc nhiên; và đó là một mặt khác của cuộc sống hiện đại. Một phần khác của cuộc sống hiện đại , có lẽ đáng quan ngại hơn là với thế giới trở nên nhỏ hơn, các hàng rào truyền thông được loại bỏ, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, chúng ta đang đối đầu với một số vấn đề nghiêm trọng như tranh chấp chính trị, kinh tế, ô nhiễm môi trường, nạn nhân mãn, thiếu năng lượng và sử dụng bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra còn những vấn đề khác có thể được gọi một cách đơn giản là "sống còn"....
Phật giáo Sri Lanka    Ngô Hưng Đan   sưu tầm
Nghệ thuật Phật Giáo Sri Lanka được hình thành vững chắc vào thời kỳ Anuradhapura, kéo dài từ thế kỷ II trước Công nguyên cho đến năm 993  sau Công nguyên. Ngoài  vị trí địa hình có tính chất cổ xưa, những sử liệu trình bày hiếm hoi về kinh đô này trước sự du nhập của đạo Phật vào giữa thế kỷ III trước Công nguyên. Từ giai đoạn đó cho đến khi rời bỏ vị trí địa hình đó vào năm 993, đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Kéo dài từ thế kỷ III trước Công nguyên cho đến năm 432, năm kinh đô đặt dưới sự đô hộ của  dân Tamul trong ba mươi năm. Giai đoạn này nổi bật với việc xây các Tu viện và các stupa (tháp đền) rất được tôn thờ ở Sri Lan. Những công trình kiến trúc và điêu khác theo phong cách Mahagana từ đầu  thế kỷ  III sau Công nguyên, sự xuất hiện của "Thánh Sri răng Phật" trở thành "vật thiêng" bảo hộ của Vương quốc, đã tác động về sự định hướng nghệ thuật thời gian đầu về kiến trúc, điêu khắc và hội họa Phật Giáo.
Kim Cang Thừa      Ngô Hưng Đan   sưu tầm
 Kim Cang Thừa (Vajrayana) hay Mật điển (Mantra) là thừa cao nhất trong Phật  Giáo. Nhiều người đã  trình bày sai lầm về nguyên ủy Mật Tông. Có người cho là do những Lạt Ma Tây Tạng đặt ra. Có người cho là do sự biến dạng của Ấn Độ Giáo; lại có giả thuyết nhất trong việc tu trì và chứng ngộ. Muốn hiểu được Kim Cang Thừa, phải trải qua Tiểu Thừa và Đại Thừa.   Đức Phật đã thuyết pháp tùy theo trình độ của đệ tử. Có người đạt đến trình độ cao; có người ở mức trung bình; lại có người ở mức độ thấp.Thành thử tùy theo căn  cơ và trình độ của mỗi hạng người, đức Phật đã thuyết giảng những giáo lý trình độ khác nhau. Phải tùy cơ để thâm nhập. Chẳng hạn dùng giáo lý cao siêu để giảng dạy cho những người có trí thức bình thường hay thấp, chẳng mang lợi ích gì vì họ không am hiểu; từ đó sinh chán nản trong tu tập. Với những người có trình độ thấp, Ngài giảng giáo lý Tiểu Thừa. Với người có trình độ trung  bình, Ngài giảng giáo lý Đại Thừa. Duy có những người có trình độ rất cao, Ngài mới giảng Kim Cương Thừa. Khi thuyết giảng cho từng hạng chúng sanh, Ngài cũng hóa thân những hình tướng khác nhau. Chẳng hạn như khi thuyết giảng về giáo lý Tiểu thừa, thì Ngài hóa thân Tỳ Kheo.
Tất cả chư Phật kể cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trong thế giới này là để khai thị cho ta con đường giải thoát khỏi nỗi đau khổ này. Để đạt được mục tiêu là sự Giác ngộ, một hành giả cần phải phát triển trí tuệ và những phẩm tính của Đức Phật. Trong giai đoạn phát triển, hành giả tu tập Bồ Tát hạnh nương tựa vào chư Phật và Bồ Tát để nhận được những giáo lý, sự ban phước, gia hộ và quán đảnh của các Ngài. Bằng sự viên mãn của sáu Ba la mật, những Đấng Vĩ đại hay Bồ Tát này tích tập công đức, lòng bi mẫn, trí tuệ và phẩm tính khổng lồ, nhờ đó các Ngài đủ năng lực để cứu giúp chúng sinh....
Lợi ích của Thần Chú       Mỹ Thanh  dịch
Trong mật tông một người đạt bốn phẩm chất để được sanh vào thế giới thanh tịnh của đức Phật A-Di-Đà (Amitabha Buddha) và những cõi thanh tịnh khác, vào lúc hấp hối, một người sẽ thấy đức Phật và ánh sáng xuất hiện trên nền trời (ánh sáng màu trắng hoặc các áng mây màu sắc khác nhau xuất hiện), các vị trời đang dâng lễ,  và người đó không bao giờ sanh vào các cõi thấp [địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh]. Một người sẽ đến thế giới thanh tịnh của đức Phật hoặc tái sanh làm một chúng sinh ở cõi sung sướng. Điều nầy đã được viết trong bài mật tông của ngài Padma Chöpen gyi Gyud:  « Các con, trai cũng như gái, bất kể người nào tụng niệm thần chú Om Mani Padme Hum trong khi nghĩ đến ta, dù chỉ một lần, hoặc chỉ cần ghi nhớ hoặc gìn giữ [thần chú] nơi thân, thanh tịnh hóa năm nghiệp báo liên tục tiêu cực, và tất cả những nghiệp báo xấu và từ bỏ tám thế giới không có cơ hội thực tập chánh Pháp : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, v…v…  Một người không phải chịu khổ về thân, khẩu, ý.  Một người tự do giải thoát khỏi các sợ hãi về ác thú, kẻ ăn thịt người, người hoặc ma quỷ xấu ác và bệnh tật.  Một người sẽ hiểu được ý nghĩa của Pháp thân (Dharmakaya) ; một người sẽ thấy được sắc thân (rupakaya) và khuôn mặt thiêng liêng của Đấng Từ Bi Vô Lượng. »   
Luân hồi       Mỹ Thanh  dịch
Luân hồi không đơn thuần chỉ là sự sinh ra thân thể của một con người ; thí dụ, John bị tái sinh làm mèo trong kiếp tới. Trong lúc nầy, John sở hữu một linh hồn bất tử, đã chuyển thể qua dạng một con mèo sau khi anh chết. Vòng tròn nầy tiếp tục mãi mãi. Hoặc nếu như anh ta may mắn, anh ta sẽ tái sinh làm người. Khái niệm về sự luân hồi của một linh hồn thật sự không hiện hữu trong Phật giáo.
Nghệ thuật Phật Giáo Thái Lan        Kiêm Đạt
Nghệ thuật Phật Giáo Thái Lan có thể phân chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ Phật Giáo do người Môn và thời kỳ của người Thái. Trong thời kỳ phát triển đầu được gọi là Dvaravati, được dựng lên vào thế kỷ thứ V sau Công nguyên và kéo dài cho đến khi có những cuộc xâm lăng của người Khmer từ phương đông tới vào 500 năm sau đó. Khi những làn sóng di dân của người Tày – Thái từ Vân Nam truyền xuống qua từng đợt, thêm vào đó, do áp lực của Nguyên Mông từ phương bắc, kết quả là dẫn đến sự pha trộn  những chủng tộc khác nhau,  rồi cuối cùng là xây lên một nhà nước non trẻ, đóng đô tại Sukkhothay ở Trung bộ đất nước nầy. Phật Giáo dần dà trở thành quốc giáo của xứ sở nầy, thông qua những nhà cầm quyền rất mộ đạo và được dân chúng tham gia tích cực.   Trên kiến trúc cũng như trong điêu khắc của hai giai đoạn kể trên đều được định hình với phong cách khác nhau hẳn. Cũng không loại trừ về ảnh hưởng của Phật Giáo đối với nền chính trị nước nầy, qua những xung đột với Khmer ở phương đông và chính quyền Chiêng Mai hay Lạng Xạng (Lào) ở phưong bắc trong giai đoạn sau nầy...
Nghệ thuật Zen             Kiêm Đạt
Zengai là danh từ chung để chì những công trình hội họa và thư pháp của các trường phái Zen của Nhật từ năm 1600 cho đến ngày nay và càng ngày lại khai triển rộng thêm ra.  Zengai không phải là những tác phẩm được sáng tác “vì tình yêu nghệ thuật” một cách thuần lý và cảm xúc bình thường của người nghệ sĩ hay theo “đơn đặt hàng” của những nhà quý tộc Nhật thích chuyện thời thượng.  Trong thực chất, Zengai cũng một trong những phương thức tu tập, giáo huấn, hành trì, vì trong Zen, bất cứ hành động nào cũng hướng về tu tập.  Trong hội họa chẳng hạn, những chủ đề được nêu lên là các thiền sư và những mẫu mực lớn trong quá khứ; phổ biến hơn cả là tái tạo những  thi phẩm của trường phái Zen...
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử             Kiêm Đạt
Nói đến Yên Tử là nói đến một hệ thống chùa và những thắng cảnh trên con đường hành hương từ chân núi lên đỉnh núi cao chót vót. Ở chân núi bên suối Cấm có chùa Cấm Thực còn có tên là Linh Nhâm Tự; bên suối Lân có chùa Lân còn mang tên là Long Động Tự. Nằm bên suối Giải Oan, tên cũ là Hồ Khê, có chùa Giải Oan. Có truyền thuyết kể rằng khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vào núi, vua Trần Anh Tông sai cung nữ theo mời về, nhưng Ngài quyết chí tu hành nên đã cự tuyệt. Các cung nữ nhảy xuống suối này trầm mình. Một số được cứu sống, ở lại sinh cơ lập nghiệp phía ngoài chùa. Còn số chết, vua cho lập đàn cầu siêu, dựng chùa Giải Oan, trong có thờ tượng các cung nữ.
That Luông: Kỳ quan Phật giáo      Kiêm Đạt
Cấu trúc mô hình của That Luông tuy là mô hình tháp Phật có nguồn  gốc Ấn  Độ, nhưng được  kết hợp với  tỉ lệ phân  bố hài hoà  giữa những đường nét và màu sắc đã tạo cho ngôi tháp nầy có một sắc thái  riêng của  nước Lào, không  giống như những  ngôi tháp Phật  Giáo khác ở Ấn Độ hay tại vùng Đông  Nam Á. Kiến trúc đồ sợ và độc đáo của That Luông  đã thể hiện tài năng sáng  tạo của người Lào sống cách đây 450 năm...”
Sinh tử đại sự       Vĩnh Hảo 
Không phải người ta không dự tri về những bất trắc xảy ra trong cuộc đời. Người ta đã chuẩn bị rất kỹ: viết di chúc, mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân mạng; lên xe hoặc lên máy bay thì tự động thắt dây an toàn—không thắt cũng được nhắc nhở hoặc ép buộc phải thắt bằng sự nghiêm phạt. Những chuẩn bị như thế đều cho thấy người ta luôn ý thức về một tai nạn, hoặc cái chết, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng khi tai nạn chưa xảy ra, nhiều lần, nhiều ngày như thế, ý thức kia lờn đi và nhường chỗ cho vô thức, để rồi, khi thắt dây an toàn, người ta chỉ thắt theo thói quen, và thắt để khỏi bị cảnh sát phạt tiền. Người ta thực sự không muốn nhắc đến cái chết dù rằng trong hành động mỗi ngày đều chuẩn bị cho cái chết.
Vào ngày 9/4/2007 BBC vừa sản xuất xong một bộ phim rất sống động về cuộc đời của Đức Phật "The.Life.of.Buddha". Ngoài trình độ nghệ thuật tân tiến, còn có các diễn viên khá nỗi tiếng. Đây là  một bộ phim được đánh giá rất cao gốc về mức độ gần gủi với lịch sử. Tuy bộ phim dài khoảng 50 phút nhưng chi tiết khá đầy đủ cuộc đời thực của Ngài từ lúc còn làm thái tử đến khi vượt thành xuất gia tầm đạo trong sáu năm khổ hạnh, với những thử thách của việc tu hành và sự cám dỗ cực kỳ nguy hiểm bằng  nữ sắc của Ma Vương nhưng Ngài đều vượt qua tất cả. Để bù đắp lại nghị lực phi thường đó, Ngài đã chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, giáo hoá chúng sanh, đem lại an lạc cho tất cả mọi người. Ngài đã hoằng pháp suốt 49 năm, đến khi 80 tuổi Ngài đã nhập vào cõi Niết Bàn.

Xem phim...

Cho tôi mơ…    (thơ)    Thoại Hoa
Hoa quả cúng Phật      (thơ)    Thoại Hoa
Chùa làng quê hương tôi    (thơ)    Thoại Hoa
Mây gió trăng thiền   (thơ)    Thoại Hoa
 
 
TÂM THƯ
KÊU GỌI XÂY DỰNG MÁI NHÀ ĐỂ NGỒI NGHE PHÁP CHO TRẠI TÙ BẾN TRE
Qua hai chuyến hoằng pháp tại trại tù K.20 xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào ngày 5-2-2007 và 23-4-2007 đã giúp cho các phạm nhân nghe được pháp thoại, phát nguyện sám hối, chuyển hóa cảm xúc, thay đổi hành vi và làm mới cuộc đời, bên cạnh chương trình văn nghệ và quà tặng. Đoàn Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay vô cùng cảm động khi thấy các phạm nhân ngồi nghe pháp thoại ở ngoài trời mưa nắng qua hình ảnh mỗi người phải che một miếng giấy carton hoặc đội nón.
Trước hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện như vậy, Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay sẽ đi thăm lại trại tù vào cuối tháng 9 năm 2007 để ủng hộ xây một mái nhà chứa 1850 phạm nhân với diện tích 500m2.
 
Tổng chi phí khoảng $250.000.000 VN (250 triệu đồng VN).

xem chi tiết...

Phương danh quý Phật tử ủng hộ mái nhà ngồi nghe pháp cho trại tù  Bến Tre

TÂM THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ
Chuyến hoằng pháp tại trại tù K.20, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày 5-2-2007 và 23-4-2007 đã giúp cho các phạm nhân nghe được pháp thoại, phát nguyện sám hối, chuyển hoá cảm xúc, thay đổi hành vi và làm mới cuộc đời, bên cạnh chương trình văn nghệ và quà tặng. Toàn thể Ban giám thị và các phạm nhân trại giam mong mỏi đoàn thường xuyên đến thăm và chia sẻ pháp thoại thường xuyên. Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Chư Tôn Đức và quý vị cho chuyến đi ngày 23-4-2007 vừa qua, số tịnh tài còn lại dự kiến sẽ xây 1 mái che cho khoảng 1850 phạm nhân ngồi nghe pháp thoại.
THƯ NGỎ
V/v ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH MỔ MẮT TỪ THIỆN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Để góp phần giúp cho những người nghèo neo đơn, vốn đang sống trong sự bất hạnh và khổ đau đang cần ánh sáng. Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay hằng năm đều giúp khoảng vài trăm ca mỗ mắt cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam.

Phương danh bạn bè thân hữu ủng hộ mổ mắt, các trại tàn tật và xây nhà tình thương

Góp phần truyền bá giáo pháp của Ngài đến với mọi người là một trong những cách thức tốt nhất để mang lại hạnh phúc và lợi lạc cho chúng ta ở hiện tại và tương lai. Đây là việc không thể thiếu đối với người con Phật có tấm lòng thiết tha đối với sự thịnh suy của Phật pháp và nhất là đối với sự an lạc của nhân loại. Vì lẽ đó, Hội Ấn Hành Kinh Sách Đạo Phật Ngày Nay ra đời, một mặt đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tu học Phật pháp, mặt khác góp phần hoằng pháp qua phương tiện ấn tống kinh sách.

Phương danh quý Phật tử ủng hộ chương trình từ thiện Đạo Phật Ngày Nay

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
PHÁP THOẠI TẠI HOA KỲ, MÙA HẠ 2007 --> Lịch giảng chi tiết
(Điện thoại của thầy Nhật Từ: 510-734-1724)
Chữ Hoà trong đạo Phật - phần 2 (Đạo tràng Phổ Hoà, San Jose, 15-6-07)
Duy Thức 1: Chủ thể và đối tượng - phần 2 (Đạo tràng Chúc Hảo, San Jose, 16-6-07)
Tuổi trẻ và tình yêu - phần 2 - phần 3 (Đạo tràng Minh Tâm,  San Jose, 16-6-07)
 Chuyển hoá tâm thức (Đạo tràng Duyên & Quan, Oakland,17-6-07)
Ý nghĩa tu đức (Chùa Đức Viên, San Jose, 17-6-07)
Ngũ quán Quan Âm - phần 2 (Quan Âm Tịnh Xá, 19-6-07)

Hạnh nguyện Địa Tạng - phần 2 (Đạo tràng Hạnh Giao, 19-6-07)

Triết lý về đất - phần 2 - phần 3  (Đạo tràng Từ Bi Nguyện, 20-6-07)
Cận tử nghiệp - phần 2 (Chùa Phổ Minh, 21-6-07)
Pháp đàm về sinh tử - phần 2 (Chùa Phổ Minh, 22-6-07)
Cứu người tội khổ - phần 2 (Tu viện Viên Chiếu, 23-6-07)
Tư duy và chuyển hoá (Nhà hàng Andy Nguyễn, 23-6-07)
Từ bi - phần 2 - phần vấn đáp (Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, Santa Ana,  24-6-07)
Tương lai Phật giáo - phần 2 (Đuốc Tuệ, 25-6-07)
Duy Thức 2: Bản chất tâm thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 26-6-07) 
Duy Thức 3: Phẩm chất và hoàn cảnh - phần 2 (Chùa Đức Viên, 27-6-07)
Duy Thức 4: Thức Mạt-na - phần 2 (Chùa Đức Viên, 28-6-07)
Duy Thức 5: Chuyển hoá thức Mạt-na - phần 2 (Chùa Đức Viên, 29-6-07)
Duy Thức 6: Bản chất ý thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 30-6-07
• Duy Thức Tam Thập Tụng (Chùa An Lạc, 30-6-07)
• Duy Thức Tam Thập Tụng (Chùa Đức Viên, 1-7-07)
 
PHÁP THOẠI THÁNG 6-2007
• Phật đản Liên Hiệp Quốc 2007 (Chùa Giác Ngộ, 30-5-07)
• Phật giáo và quản lý tốt (Chùa Xá Lợi, 3-6-07)
• Nguyên lý quản lý tốt (Chùa Ấn Quang, 3-6-07)
• Phật giáo và phát triển bền vững (Chùa Kim Huê, Sa Đéc, 5-6-07)
• Trọng tâm của phát triển bền vững (Chùa Đại Tòng Lâm, BRVT, 9-6-07)
 
PHÁP THOẠI THÁNG 5-2007
Triết lý vô ngã | phần 2 (Chùa Giác Nguyên, 6-5-07)
Thực tập vô ngã | phần 2 (Chùa Ấn Quang, 6-5-07)
Đạo đức và giải thoát - Đại Kinh Vachagotta 73 (Chùa Xá Lợi, 6-5-07)
Con đường an vui | phần 2 (Chùa Vạn Mỹ, Tiền Giang, 8-5-06)
Vượt qua tình và tưởng trong niệm Phật (Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, phẩm Duyên Khởi, Chùa Hoằng Pháp, 11-5-07)
Truyền thống và hành trì | phần 2 (Chùa Đức Quang, 12-5-07)
Thiền và trị liệu | phần 2 Thích Nhật Từ, Thích Đức Trường, Thích Thiện Quý (Chùa Phổ Quang, 13-5-07)
Giả từ ưa ghét | vấn đáp - Kinh Trường Trảo 74 (Chùa Xá Lợi, 13-5-07)
 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

Nhac thiền Phật giáo

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | Năm 2000 - 2006

TIN VÃNG SANH

Hòa Thượng Thích Từ Mẫn (1932-2007)
vừa viên tịch tại thành phố Đà Nẵng

 TRANG WEB MỚI

 

Đại Tạng Kinh Việt Nam: Tạo Thuận lợi cho việc biên tập Đại Tạng Kinh Việt Nam , chúng tôi xây dựng trang web mở này, để mọi người ai cũng có thể đóng góp công sức mình vào công việc hoằng pháp và bảo tồn di sản văn hóa của tổ tiên dân tộc.

 

 

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

Chương trình "Những trái tim hội ngộ" cuối năm

Chương trình ánh sáng vì người nghèo       Giác Hạnh Phương

Những bước chân thầm lặng        Tâm Phương

Chuyến cứu trợ cơn bão số 9 tại Giồng Trôm - Bến Tre      Giác Hạnh Phương

1.600 phần quà đến với hai Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp và Thạnh Lộc  N.M.H

Phương danh bạn be thân hữu ủng hộ mổ mắt, các trại tàn tật và xây nhà tình thương 01/2007

Xem tiếp các hoạt động từ thiện xã hội

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại di động: từ nước ngoài: 00.84. 908.153160; trong nước: 0908.153160