Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

 

...... ... ..  . ..  .  .
CẨM NANG VIẾT
KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN VÀ LUẬN ÁN
Năm 1997

Download toàn bộ sách dưới dạng MS Word, VNI-Oxford Font, Zip, 897 KB

Mục lục
                                                                  
TỔNG LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU                                
Khái niệm và phương pháp nghiên cứu                             
Phân loại nghiên cứu                                                      
Tiêu chuẩn chung và chuyên môn của nhà nghiên cứu
Các loại đề tài nghiên cứu                                              
Các phương pháp nghiên cứu                                         
Nguồn tài liệu nghiên cứu                                               
Tiến trình nghiên cứu                                                      
Các thành phẩm nghiên cứu                                           
Dẫn nhập                                                                       
Định nghĩa vấn đề                                                          
Chọn đề tài                                                                    
Giới hạn về phạm vi nghiên cứu của đề tài                       
Lập chương trình làm việc                                              
Tham khảo tài liệu sơ khởi                                              
Phác thảo dàn bài sơ bộ                                                 
Phác thảo thư mục làm việc                                            
Đọc và ghi chú tài liệu                                                    
Phân tích tài liệu ghi chép                                               
Phác thảo dàn bài chi tiết                                               
Viết bản thảo                                                                 
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN                                      
Dẫn nhập                                                                       
Về phần dẫn nhập                                                          
      Trang bìa                                                                 
      Trang đệm                                                               
      Trang tựa đề                                                            
      Trang xác nhận của người hướng dẫn và bộ môn     
      Tuyên bố của sinh viên                                             
      Lời nói đầu                                                              
      Lời cảm ơn                                                              
      Bảng mục lục                                                           
      Các minh họa hay bảng liệt kê                                  
      Bảng viết tắt                                                            
Về phần văn bản                                                            
      Chương dẫn nhập                                                    
      Các chương nội dung                                               
      Chương kết luận hay tóm tắt                                    
Về phần tham khảo                                                        
      Phần phụ chú                                                           
      Bảng giải thích thuật ngữ                                          
      Thư mục tham khảo                                                 
      Bảng chú dẫn mục từ                                               
Đề cương luận án                                                           
     Dẫn nhập                                                                  
     Chọn đề tài                                                               
     Các hợp phần của đề cương luận án                          
         Ý nghĩa nghiên cứu hay tầm quan trọng của đề tài 
         Điểm qua lịch sử hay văn học về đề tài                  
         Kế hoạch nghiên cứu                                            
         Cấu trúc chương của luận án                                 
         Thư mục tham khảo                                              
     Cách trình bày đề cương luận án                               
Bản tóm tắt luận án                                                        
CÁCH TÌM TÀI LIỆU TRONG THƯ VIỆN                     
Dẫn nhập                                                                       
Chức năng của thư viện                                                 
Tiêu chí tìm sách                                                            
Tìm tài liệu qua hệ thống các thư mục chính                    
Hệ thống phân loại thập phân Dewey                             
CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ                                         
Định nghĩa cước chú và hậu chú                                     
Chức năng của cước chú và hậu chú                              
Ưu điểm và khuyết điểm của cước chú và hậu chú          
Cách đánh số và trình bày của cước chú và hậu chú
Các quy định về cước chú và hậu chú                             
Phong cách trình bày của cước chú và hậu chú chi tiết    
Phong cách trình bày của cước chú và hậu chú vắn tắt   
Các ký hiệu viết tắt trong cước chú và hậu chú               
Cách dùng vài ký hiệu viết tắt thông dụng                      
PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN                                        
Dẫn nhập                                                                       
Phân loại trích dẫn                                                         
Các trường hợp trích dẫn trực tiếp                                 
Các tiêu chí chung về trích dẫn trực tiếp                         
Cách trình bày trích dẫn ngắn và dài                               
Cách tỉnh lược đoạn trích dẫn                                         
Cách thêm vào đoạn trích dẫn                                        
Các trích dẫn đặc biệt                                                    
THƯ MỤC THAM KHẢO                                               
Định nghĩa thư mục tham khảo                                       
Tầm quan trọng của thư mục tham khảo                         
Chức năng của thư mục tham khảo                                
Sự khác nhau giữa thư mục tham khảo và cước chú      
Các qui định căn bản về thư mục tham khảo                   
Phân loại thư mục tham khảo                                         
Cách trình bày thư mục tài liệu gốc không thuộc
   kinh điển tôn giáo và thư mục tác phẩm nghiên cứu     
Cách trình bày thư mục gốc thuộc kinh điển tôn giáo
Cách trình bày thư mục nhấn mạnh năm xuất bản            
Cách soạn thư mục tham khảo về một chủ đề                 
BẢNG VIẾT TẮT                                                            
Chức năng và phạm vi ứng dụng của bảng viết tắt           
Phân loại bảng viết tắt                                                    
Tiêu chí viết tắt                                                              
Một số bảng viết tắt mẫu                                                
THỦ TỤC TIẾN SĨ                                                          
Thủ tục tiến sĩ là gì                                                         
Các loại văn bằng tiến sĩ                                                 
Ghi danh vào sổ bộ nghiên cứu sinh                                
Hệ thống thi cử của khóa học tiến sĩ                               
BIÊN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THẢO                         
Biên tập bản thảo                                                           
Đánh giá bản thảo                                                          
Đọc bản thảo đã đánh máy                                            

LỜI TRI ÂN  ^

Quyển Cẩm Nam Viết Khảo Luận, Luận Văn và Luận Án này ra đời lần đầu tiên vào cuối năm 1997 và chủ yếu được truyền tay trong giới thân hữu đang học tập và nghiên cứu tại đại học Delhi, Ấn Độ. Vào năm 1999 ấn bản lần thứ hai ra đời với những sửa chữa nhỏ về lỗi chính.  

Nay được quý thân hữu yêu cầu tái bản, chúng tôi đã xem lại và sửa chữa thêm các lỗi chính tả và bổ sung vài điều cần thiết khác. Trong lần ấn bản thứ ba nầy, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của quý pháp hữu. Nhân dịp này chúng tôi chân thành cảm ơn quý Đại đức Thích Thiện Hữu, Thích Thiện Mỹ, Thích Lệ Thọ và Thích Giác Hoàng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, nhất là cho biết nhiều lỗi chính tả mà chúng tôi đã không phát hiện trong hai ấn bản đầu.

Chúng tôi ý thức rõ rằng tác phẩm này không sao tránh khỏi các sơ sót và hạn chế. Kính mong đón nhận được sự chỉ giáo và đóng góp ý kiến của các bậc thức giả, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.

Trong lúc biên tập lại ấn bản này, chúng tôi được tin buồn Ni sư Như Phước, người đã hỗ trợ cho sự tu học của chúng tôi, đã về cõi Phật vào ngày 23-8-2000 (nhằm 24-7-AL). Thành kính xin hồi hướng công đức của tác phẩm này về Ni sư.

Panjab University    
Chandigarh, Ấn Độ  
Thích Nhật Từ
Kính cẩn

LỜI GIỚI THIỆU  ^

 Bước vào lãnh vực nghiên cứu, dù là học đường hay ngoài học đường, người nghiên cứu thường mong mỏi tác phẩm hay công trình nghiên cứu của mình đạt tầm cỡ, có giá trị và thực sự được học giới và người đọc đón nhận một cách khách quan, vô tư và nghiêm túc. Trong nghiên cứu, người nghiên cứu thường bị hạn chế về thời tính, và do đó, lắm lúc trở nên vội vàng, lúng túng khi thời gian ấn định đã hết mà công trình hay luận án chưa dứt điểm. Chính vì vậy, tính chiến lược, khoa học và phương pháp trong nghiên cứu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, khi dấn thân vào công trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải nắm vững cách hình thành tác phẩm, cấu trúc của công trình, phương pháp sử dụng tài liệu, phương pháp trích dẫn, cách trình bày sách tham khảo, bảng viết tắt, cách chú thích, biên tập vaø đánh giá bản thảo, để cho công trình nghiên cứu đạt được chất lượng tiêu chuẩn cao trong thời gian và công sức ít nhất.

Hiện nay, trước sự phát triển gia tốc của mọi mặt trên thế giới, vấn đề giáo dục, học tập và nghiên cứu đang được đầu tư và phát triển mạnh ở Việt Nam. Số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam ngày càng gia tăng không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn vượt biên giới sang nước ngoài. Số lượng sách giáo khoa và tham khảo cho mọi lãnh vực ngày càng tăng trong khi đó, các sách hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu lại quá hiếm hoi, có thể đếm trên đầu ngón tay. Quyển “Cẩm nang viết khảo luận, luận văn và luận án” này ra đời thật đúng lúc, cập nhật với trào lưu giao thoa học thuật quốc tế. Nó không những là tài liệu tham khảo cho các giáo viên hướng dẫn bộ môn phương pháp nghiên cứu mà còn là tấm bản đồ hướng dẫn từng bước đi ban đầu cho các sinh viên và nghiên cứu sinh trong lãnh vực nghiên cứu và sáng tác. Thiết nghĩ, quyển sách không chỉ ngừng lại ở chỗ cung cấp cho giới sinh viên những điều cần thiết để gặt hái những tinh hoa kiến thức trong biển rừng sách vở mà còn là kim chỉ nam, là tấm bản đồ ngắn gọn, dễ nhớ và dễ áp dụng, nhằm đáp ứng một cách thỏa mãn nhu cầu học hỏi của học giới.

Qua quyển sách này, tác giả đã cho chúng ta thấy kiến thức về phương cách sử dụng (the knowledge of how) đóng vai trò quan trọng và quyết định kiến thức về sự kiện (the knowledge of what). Nhờ có kiến thức về phương pháp nghiên cứu, công trình nghiên cứu sẽ trở nên độc lập, nguyên thủy, sáng tạo, chóng thành công, và do đó có thể đóng góp nhiều giá trị mới cho học giới.

Vì hoài bảo muốn đóng góp khả năng cho sự nghiệp phát triển nghiên cứu và giáo dục của tác giả, tôi xin chân thành giới thiệu tác phẩm đến quý bạn đọc. Mong sao quý bạn đọc đón nhận tác phẩm này như một công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu của mình.

International Students’ House
University of Delhi    
Tháng 7 năm 1997
THÍCH THIỆN HỮU
Trân trọng

LỜI NÓI ĐẦU ^

 Phương pháp nghiên cứu, ngày nay hơn bao giờ hết, đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm không chỉ của các hoạt động mang tính học đường mà còn của tất cả mọi lãnh vực khác. Làm việc thiếu phương pháp thì thời gian, công sức, năng lực có thể hao tốn rất nhiều nhưng thành quả đạt được chẳng là bao nhiêu.

Về phương diện kết quả, sự thành công của con người có thể nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu trong kiên trì và không gián đoạn. Về phương diện hiệu quả, sự phấn đấu và kiên trì vẫn chưa gọi là đủ. Mức độ thành công tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp hay kỹ năng làm việc. Có nỗ lực, kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích nhưng lại thiếu phương pháp thì hiệu suất công việc khó có thể hay không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy, phương pháp đóng vai trò vô song trong việc nâng cao hiệu suất của công việc nói chung, công tác khảo cứu nói riêng.

Nhờ biết phương pháp khảo cứu, nhà nghiên cứu có thể đầu tư thời gian làm việc ít nhưng lại thâu hoạch được thành quả công việc cao. Nhanh- hiệu quả-chất lượng là ba đặc tính của một khảo cứu có phương pháp.

Tại các nước tiên tiến, nhất là các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Mỹ, phương pháp nghiên cứu là một trong những bộ môn được đưa vào giảng dạy ở cấp cử nhân. Tại các nước chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh, phương pháp nghiên cứu chỉ được giới thiệu ở cấp phó tiến sĩ.[1] Nhờ được đào luyện về phương pháp nghiên cứu từ cấp cử nhân, sinh viên ngoại quốc đã bắt đầu dấn thân vào con đường nghiên cứu đúng nghĩa, ở nhóm tuổi trẻ trung đầy sức lực và sáng tạo, để cho ra đời những tác phẩm vô song và bất hủ. Lúc này, sinh viên không còn nghe và tin vào những gì thầy cô giáo giảng dạy trên lớp một cách thụ động và không đặt vấn đề như ở cấp trung học trở xuống nữa. Đối với sinh viên nắm vững về phương pháp nghiên cứu, kiến thức hay thông tin của thầy cô giáo cũng chỉ là một trong những nguồn tài liệu tham khảo như bao nhiêu nguồn tài liệu tham khảo khác. Kiến thức của sinh viên được phát triển và lớn dần do biết cách tham khảo tài liệu, có phương pháp tư duy và viết một cách độc lập và sáng tạo. Trong khi đó, hệ thống giáo dục Anh làm cho sinh viên chậm phát triển hơn về phương diện dấn thân vào con đường sáng tác độc lập, so với hệ thống Mỹ, chỉ vì do phương pháp nghiên cứu được giới thiệu quá trễ!

Tại Việt Nam ta, do thiếu tài liệu tham khảo, bộ môn phương pháp nghiên cứu hiếm khi được triển khai ở các cấp học cử nhân và cao học một cách chính thức. Thỉnh thoảng có một số trường đưa nó vào giảng dạy ở cấp cao học hoặc phó tiến sĩ. Có lẽ chính vì thế, có quá ít các sáng tác của ta đạt được tiêu chuẩn quốc tế về ba phương diện: phương pháp nghiên cứu, phong cách trình bày và chất lượng nghiên cứu. Trong khi, phần lớn tác phẩm còn lại, dù đạt yêu cầu về chất lượng, nhưng không đạt tiêu chuẩn về phương pháp nghiên cứu và cách thức trình bày. Một tác phẩm có nhiều giá trị về phương diện khám phá nhiều vấn đề mới mẻ trong một lãnh vực nghiên cứu nào đó nhưng để xuất hiện quá nhiều lỗi về chính tả, văn phạm, về cách trình bày cước chú và thư mục không đúng cách v.v… sẽ có thể làm cho độc giả khó tánh nghi ngờ về chất lượng nghiên cứu vốn có của nó. Một tác giả chu đáo rõ ràng không thể để cho các thiếu xót này, dù nhỏ nhặt, làm phiền và giảm uy tín chất lượng sáng tác của mình.

Trong chiều hướng đó, quyển sách nhỏ này ra đời với một hy vọng khiêm tốn rằng nó sẽ góp phần nào đó trong việc san bằng các khoảng cách thiếu hụt về phương pháp nghiên cứu tại Việt Nam. Tập sách này nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên mới bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu hay cho những người ham thích sáng tác nói chung, những chỉ dẫn cần thiết về các mặc ước mang tính quốc tế về viết tắt, về phép chấm câu, về phép viết hoa và nghiêng, về các bộ phận của một bài khảo luận hay luận án, về cách trình bày các bộ phận đó, về cách đọc và ghi chép tài liệu, về cách soạn thảo và viết bản thảo, về cách ghi cước chú, về cách trình bày thư mục tham khảo, phần phụ lục, bảng giải thích thuật ngữ, bảng chú dẫn mục từ, và về cách biên tập và đánh giá bản thảo trước khi xuất bản. Tác giả mong rằng nó sẽ là người “đầy tớ” trung thành của các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh.

Để cho các vấn đề trình bày được dễ hiểu và dễ sử dụng, tác giả đã chọn cách viết và trình bày “phân chia thành đề mục,” không đặt nặng vấn đề triết lý hay phân tích các nội dung. Tác giả cũng đã ý thức và hạn chế một cách tối đa việc sử dụng các thuật ngữ của khoa học này, ngoại trừ những trường hợp không thể tìm được các từ thông thường khác có ý nghĩa tương đương với chúng.

Tập sách này, thực ra, chỉ là một nỗ lực khiêm tốn trong việc đáp ứng những kiến thức mang tính cẩm nang về cách viết và soạn thảo bài khảo luận, luận văn và luận án cho các sinh viên mới bắt đầu dấn thân vào nghiên cứu và những người bắt đầu chưa có kinh nghiệm. Cho nên, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, tập sách vẫn không sao tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong đón nhận được những lời chỉ giáo và góp ý chân tình của các bậc thức giả cũng như người sử dụng sách, để cho các tái bản về sau, nó thật sự xứng đáng đón nhận được niềm  tin cậy của quý bạn.

GWYER HALL  
University of Delhi  
Rằm tháng 7 năm 1997 
THÍCH NHẬT TỪ
Cẩn chí
 

[1] Dịch ý của M. Phil. Course (Master of Philosophy Course). Về ý nghĩa và bản chất của khóa học này, xem cước chú 2 của chương “Đề cương luận án và bản tóm tắt luận án.”

-oOo-

Lời nói đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | Sách tham khảo

 


Vào mạng: 20-10-2001

Trở về mục "Tham khảo"

Đầu trang