Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

 

...... ... ..  . ..  .  .
CẨM NANG VIẾT
KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN VÀ LUẬN ÁN

CHƯƠNG V
CÁCH TÌM TÀI LIỆU TRONG THƯ VIỆN
(HOW TO FIND MATERIALS IN LIBRARY)
 
I. DẪN NHẬP

Tài liệu nào cũng quý và có giá trị nếu bạn biết cách phát hiện và sử dụng chúng. Thư viện thông thường là nơi tàng trữ hầu hết tất cả những sách vở cần thiết cho nhà nghiên cứu. Khả năng bộ nhớ và chứa dữ liệu của bộ não con người rất là có giới hạn trong phạm vi những gì cần thiết nhất. Bạn không thể nhớ hết tất cả những gì bạn đọc. Bạn không thể đọc hết những gì đã được viết từ trước đến giờ. Do đó, thư viện có thể thay thế bộ não của con người trong việc chứa tất cả những dữ liệu, thông tin và kiến thức của con người. Công việc của nhà nghiên cứu không phải để nhớ mà nhằm xử lý và ứng dụng các thông tin trong sáng tác và thực nghiệm. Vấn đề là nhà nghiên cứu cần nắm vững xuất xứ của nguồn tài liệu và chỉ việc vào thư viện để sử lý nguồn tài liệu theo góc độ nghiên cứu của riêng mình.

II. CHỨC NĂNG CỦA THƯ VIỆN

1. Ngân hàng lưu trữ tất cả những thành quả trí thức của nhân loại dưới dạng văn bản.

2. Hỗ trợ một cách đắc lực cho nhà nghiên cứu trong sáng tác.

3. Giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm tiền bạc trong việc sử dụng mà khỏi phải mua tất cả những sách vở cần thiết.

 

III. TIÊU CHÍ TÌM SÁCH

Để công việc tìm sách có hiệu quả và đỡ mất thời gian, nhà nghiên cứu nên ghi nhớ một số tiêu chí sau đây:.

— Xác định chủ đề tìm kiếm.

— Loại sách và tạp chí nào hữu dụng cho đề tài của ta?

— Địa điểm có các sách và tạp chí hữu dụng đó?

Làm thế nào để xác định được vị trí của chúng trong thư viện?

— Làm thế nào để lấy được nhiều thông tin bằng phương cách giản tiện và không phiền hà?

— Cách thức ghi chú và lưu trử tài liệu đã phát hiện này?

 

IV. TÌM TÀI LIỆU QUA HỆ THỐNG CÁC THƯ MỤC CHÍNH

Nếu thư viện là kho tàng tàng trữ tất cá các tài liệu sáng tác của con người thì thư mục là cách sắp xếp các tài liệu nghiên cứu theo một trật tự và bố cục nhất định, nhằm giúp cho nhà nghiên cứu dễ dàng tìm kiếm và xử dụng những thông tin cần thiết. Trong một thư viện, có nhiều loại thư mục khác nhau được xử dụng để phân loại các chủ đề sáng tác. Để dễ dàng tìm kiếm các loại tài liệu cần thiết cho tác phẩm nghiên cứu ở mức độ đơn thuần, người nghiên cứu chỉ cần tìm kiếm 3 loại thư mục chính sau đây:

1. Thư Mục Tác Giả (Author-wise Bibliography)

Là danh sách các sáng tác hay tác phẩm được sắp xếp theo trật tự của mẫu tự họ và tên tác giả. Thứ tự của loại thư mục này như sau: Họ, tên, chữ lót., tên tác phẩm in nghiêng. Nơi XB: Nhà XB, năm XB. Loại thư mục này giúp bạn tìm kiếm các tác phẩm liên hệ đến đề tài nghiên cứu của mình từ các tác giả mà mình quen biết hay thích, mà không cần biết đến tên tựa đề các tác phẩm. Trong trường hợp bạn biết rõ chi tiết về tên họ tác giả, tên tác phẩm, nơi, nhà và năm xuất bản của một tác phẩm nào đó thì việc tìm tác phẩm đó trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn chỉ việc ghi mã số thư mục của tài liệu mà bạn cần, sau đó, bạn dựa vào hệ thống phân loại thập phân Dewey để xác định nơi tác phẩm đang được lưu trữ trong thư viện.

2. Thư Mục Tựa Đề (Title-wise Bibliography)

Là danh sách các sáng tác hay tác phẩm được sắp xếp theo trật tự của mẫu tự tựa đề tác phẩm. Thứ tự của loại thư mục này như sau: Tên tác phẩm in nghiêng, (ed/ tr) [đối với tác phẩm biên tập hoặc dịch] tên, chữ lót., họ tác giả/ dịch giả. Nơi XB: Nhà XB, năm XB.[1] Loại thư mục này giúp bạn tìm ra được mã số thư viện của một tác phẩm nào đó bằng cách tra vào tên tác phẩm hay dịch phẩm, trong trường hợp bạn không nhớ / biết chi tiết về tên họ tác giả / dịch giả, nơi, nhà và năm xuất bản của tác phẩm mà bạn đang tìm.

3. Thư Mục Chủ Đề (Subject Bibliography)

Là danh sách tập hợp các sáng tác hay tác phẩm cùng một chủ đề. Chủ đề ở đây có thể là con người, nơi chốn, thời kỳ, vấn đề hay đề tài nào đó. Loại thư mục này cung cấp cho nhà nghiên cứu nhiều tài liệu về chủ đề mà họ đang theo đuổi. Thư mục này có thể được sắp xếp theo thứ tự tên tác giả / dịch giả hay tên tác phẩm / dịch phẩm, tùy theo từng thư viện. Rất tiếc là có quá ít thư viện có loại thư mục này.

V. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY

Măc dù có nhiều hệ thống phân loại sách trong thư viện, hệ thống thập phân của Dewey (Dewey Decimal System)[2] được ưa chuộng và sử dụng trong hầu hết các thư viện trên thế giới.[3] Theo hệ thống này, toàn bộ kiến thức của nhân loại hay sách vở được phân thành mười loại chính và được cấu trúc theo một trật tự những môn từ tổng quát đến các môn cụ thể. Mỗi một phân loại bao gồm 100 số. Mỗi đơn vị thập phân sẽ đi chuyên về một lãnh vực học thuật nào đó. Do đó toàn bộ mười phần loại sẽ bao gồm 1000 số, với nhiều chuyên đề của các ngành học khác nhau.

a) Hệ Thống Thập Phân Dewey Tổng Quát

(The 10 Main Classes)[4]

Từ 000 đến 099: Các tác phẩm tổng quát (General Works or Generalities)
100199: Triết học và Tâm lý học (Philosophy and  Psychology)
200299: Tôn giáo và Thần học (Religions and Theology)
300399: Khoa học xã hội và Thương mại (Social Sciences and Commerce)
400499: Ngôn ngữ học và các Ngôn ngữ (Linguistics and Languages)
500599: Toán học và Khoa học tự nhiên (Mathematics and Natural Sciences)
600699: Khoa học ứng dụng, Y học, Kỹ thuật và Quản trị (Applied Sciences, Medicine, Technology and Management)
700799: Nghệ thuật, Tiêu khiển, Giải trí và Thể thao (Arts, Recreation, Entertainment and Sports)
800899: Văn học và Văn chương (Literature and Belles-letters)
900999: Địa lý học, Tiểu sử và Sử học (Geography, Biography, History)

Ví dụ, nếu bạn đang nghiên cứu về ngôn ngữ Đức thì nguồn tài liệu gốc cho đề tài của bạn sẽ mang số phân loại từ 430439. Các sách có số phân loại khác như từ 410429 và 440490 sẽ là nguồn tài liệu hai của đề tài của bạn. Do đó, để có được những thông tin hay kiến thức nguyên thủy về đề tài ngôn ngữ Đức của bạn, bạn nên tập trung tìm đọc các tài liệu gốc này. Để tham khảo về phương pháp hay kinh nghiệm nghiên cứu của các học giả khác về các ngôn ngữ khác, bạn có thể đọc một cách có chọn lọc các tác phẩm hay, trong số phân loại từ 410 đến 429 và từ 440 đến 490.                   

b) Hệ Thống Thập Phân Dewey Hàng Trăm (The 100 Divisions)[5]

1. Các Tác Phẩm Tổng Quát (General Works) 000 099

010:     Thư tịch và danh mục liệt kê tổng quát (Bibliographics and Catalogues)
020:     Thư viện và thông tin học (Library and Information Science)
030:     Từ điển bách khoa (General Encyclopedic works)
040:     Luận thuyết, luận án, tài liệu (dissertations, theses, materials)
050:     Các ấn phẩm nhiều tập (General serial publications)
060:     Cơ quan và hội đoàn (General organizations)
070:     Báo chí học, xuất bản và báo  (Journalism, publishing, newspapers)
080:     Tuyển tập và các khảo cứu tổng quát (General collections)
090:     Bản thảo và sách quý hiếm (Manuscripts, book rarities)

2. Triết Học và Tâm Lý Học (Philosophy -Psychology) 100199

110:     Siêu hình học (Metaphysics)
120:   Nhận thức luận, nguyên nhân, mục đích và con người (Knowledge, cause, purpose and man)
130:     Tâm linh học và Huyền bí học (Parapsychology and Occultism)
140:     Các học thuyết triết học (Philosophical viewpoints)
150:     Tâm lý học (Psychology)
160:     Logic học (Logic)
170:     Đạo đức học (Ethics or Moral Philosophy)
180:     Triết học phương Đông, Cổ đại và Trung đại (Ancient, Medieval and Oriental Philosophy)
190:     Triết học phương Tây hiện đại (Modern Western Philosophy)

3. Tôn Giáo và Thần Học (Religions and Theology) 200 299

210:     Tôn giáo tự nhiên (Natural religion)
220:     Thánh kinh (Bible)
230:     Thần học giáo lý Ky-tô giáo (Christian doctrinal theology)
240:     Luân lý và tín lý Ky-tô giáo (Christian moral and devotional)
250:     Giáo hội địa phương và các giáo đoàn (Local church and religious orders)
260:     Thần học xã hội (Social theology)
270:     Lịch sử và địa lý giáo hội Ky-tô (History and Geography of Church)
280:     Chi phái và giáo phái Ky-tô giáo (Christian denominations and sects)
290:     Các tôn giáo ngoài Ky-tô giáo và so sánh tôn giáo (Other religions and comparative)

4. Khoa Học Xã Hội và Thương Mại (Social Sciences and Commerce) 300399

310:     Thống kê học (Statistics)
320:     Chính trị học (Political Science)
330:     Kinh tế học (Economics)
340:     Luật học (Law)          
350:     Hành chánh học (Public administration)
360:     Dịch vụ và bệnh lý xã hội (Social pathology and service)
370:     Giáo dục học (Education)
380:     Thương mại học (Commerce)
390:     Phong tục và văn hóa dân gian (Custom and Folklore)

5.  Ngôn Ngữ Học và các Ngôn Ngữ (Linguistics and Languages) 400 499

410:     Ngôn ngữ học (Linguistics)
420:     Tiếng Anh và Anglo-saxon (English and Anglo-Saxon)
430:     Tiếng Đức và các ngôn ngữ Đức (Germanic languages, German)
440:     Tiếng Pháp (French)
450:     Tiếng La-mã và tiếng Ý (Italian and Romanian)   
460:     Tiếng Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha (Spanish and Portuguese)
470:     Tiếng La-tinh (Latin)
480:     Tiếng Hy-lạp cổ (Hellenic Classical Greek)
490:     Các ngôn ngữ khác (Other languages)

6. Toán học và Khoa học tự nhiên (Mathematics and Natural Sciences) 500599

510:     Toán học (Mathematics)
520:     Thiên văn học và các khoa học liên hệ (Astronomy and Allied Sciences)
530:     Vật lý học (Physics)
540:     Hóa học và các khoa học liên hệ (Chemistry and Allied Sciences)
550:     Địa cầu học và các thế giới khác (Sciences of earth and other worlds)
560:     Cổ sinh vật học (Paleontology)
570:     Nhân chủng học và sinh vật học (Life Sciences)
580:     Thực vật học (Botanical Sciences)
590:     Động vật học (Zoological Sciences)
 
7. Khoa Học Ứng Dụng, Y Học, Kỹ Thuật và Quản Trị
(Applied Sciences, Medicine, Technology and Management) 600699
610:     Y học (Medical Sciences)
620:     Kỹ sư và các ngành liên hệ (Engineering and allied operations)
630:     Canh nông và kỹ nghệ canh nông (Agriculture and related)
640:     Nghệ thuật gia chánh học (Domestic arts and sciences)
650:     Dịch vụ quản lý (Managerial services)
660:     Kỹ thuật hóa học và các ngành liên hệ (Chemical and related technologies)
670:     Sản phẩm công nghệ (Manufactures)
680:     Sản phẩm kỷ nghệ tạp (Miscellaneous Manufactures)
690:     Các công trình cao ốc (Buildings)
 
8. Nghệ Thuật, Giải Trí và Thể Thao
(Arts, Recreation, Entertainment and Sports) 700799
710:        Nghệ thuật phong cảnh và đô thị (Civic and landscape arts)
720:     Kiến trúc (Architecture)
730:     Điêu khắc và nghệ thuật chất dẻo (Plastic arts and Sculpture)
740:     Nghệ thuật trang trí và vẽ (Drawing and decorative arts)
750:     Hội họa và họa phẩm (Painting and paintings)
760:     Tranh ảnh nghệ thuật đồ họa (Graphic arts prints)
770:     Nhiếp ảnh và hình ảnh (Photography and photographs)
780:     Âm nhạc (Music)
790:     Nghệ thuật tiêu khiển và biểu diễn (Recreational and performing arts)

9. Văn Học và Văn Chương (Literature and Belles-Letters) 800899

810:     Văn học Mỹ (American literature)
820:     Văn học Anh (English and Anglo-Saxon literature)
830:     Các dòng văn học ngôn ngữ Đức (Literatures of German languages)
840:     Các dòng văn học ngôn ngữ La-mã (Literatures of Romance languages)
850:     Văn học Ý và La-mã (Italian and Romanian)
860:     Văn học Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha (Spanish and Portuguese literatures)
870:     Văn học La-tinh (Latin literature)
880:     Văn học ngôn ngữ Hy-lạp cổ (Hellenic language literatures)
890:     Văn học các ngôn ngữ khác (Literatures of other languages)

10. Địa Lý Học, Tiểu Sử và Sử Học (Geography, Biography and History) 900999

910:     Địa lý tổng quát (General geography)
920:     Tiểu sử, gia phổ học (General biography and Genealogy)
930:     Lịch sử cổ đại (General history of ancient world)
940:     Lịch sử châu Âu (General history of Europe)
950:     Lịch sử châu Á (General history of Asia)
960:     Lịch sử châu Phi (General history of Africa)
970:     Lịch sử châu Bắc Mỹ (General history of North America)
980:     Lịch sử châu Nam Mỹ (General history of South America)
990:     Lịch sử của các nước còn lại (General history of other areas)

[1] Loại thư mục tựa đề cũng thường được sử dụng trong các quyển catalogue giới thiệu sách của các nhà xuất bản.

[2] P. S. G. Kumar., Practical Guide to DDC 20. (Nagbur: Dattsons, 1990), p. 3; R. L. Sehgal., An Introduction to Universal Decimal Classification. (Delhi: Ess Ess Publications, 1994), p. 4; P. N. Kaula., Library Science Today. (New York: Asia Publishing House, 1962), pp. 323-50; Das., op. cit., p. 16.

[3] H. Bose., Documentation: a Progressive Review in R. S. Sharma (ed.) Bibliography and Documentation. (Patiala: Madan Publishers, 1974), p. 182.

[4] P. S. G. Kumar., op. cit., p. 32; R. L. Sehgal., op. cit., p. 12; M. L. Wali and A. M. Baba., Manual of Library Classification Practice for Dewey Decimal and Colon Classification Schemes. (Srinagar: 1982), p. 23.

[5] R. L. Sehgal., op. cit., pp. 39-50; P. S. G. Kumar., op. cit., pp. 12-35; Wali and Baba., op. cit., pp. 24-6. Về hệ thống thập phân hàng ngàn (The 1000 Sections), hãy xem: Wali and Baba., op. cit., pp. 27-59.

-oOo-

Lời nói đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | Sách tham khảo

 


Vào mạng: 20-10-2001

Trở về mục "Tham khảo"

Đầu trang