Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Nghi Thức Cầu An
Thích Nhật Từ tuyển chọn và biên tập 1994

3


KINH HẠNH NGUYỆN BỒ-TÁT QUÁN THẾ ÂM

Lúc bấy giờ, bồ-tát Vô Tận Ý liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai mặt, chắp tay hướng Phật và bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn, bồ-tát Quán Thế Âm do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"

Phật bảo bồ-tát Vô Tận Ý rằng: "Thiện nam tử, nếu cóô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các sự khổ não, thoáng nghe danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, hay một lòng xưng danh bồ-tát Quán Thế Âm thì liền được giải thoát. Nếu có người trì danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, dầu vào lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng, nhờ sức oai thần của Bồ-tát. Nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng danh hiệu Bồ-tát liền đặng đến chỗ cạn. Nếu có trăm ngàn muôn ức chúng sanh vì tìm các thứ châu báu, như vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu v.v. . . , vào trong biển lớn. Giả sử gió bão thổi ghe thuyền của kẻ kia trôi tắp nơi nước của quỷ La-sát. Trong số đó, nếu có một người xưng danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, thời những người kia đều đặng thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhơn duyên đó, tên là Quán Thế Âm. O

Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm thời dao gậy của người kia cầm gãy từng khúc, liền đặng thoát khỏi. Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, các quỷ đó không thể dùng mắt dữ nhìn người, huống lại làm hại đặng. Lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, thảy đều đứt rã liền đặng thoát khỏi. O

Nếu có thương gia dắt đoàn người buôn, mang theo nhiều của báu, đi ngang qua đường hiểm trở, nhiều kẻ oán tặc. Trong số đó có một người nói rằng: "Các thiện nam tử, chớ có sợ sệt! Các ông phải nên một lòng xưng danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, vị Bồ-tát đó hay đem pháp Vô úy thí cho chúng sanh, nếu các ông xưng danh hiệu Ngài, sẽ được thoát khỏi nơi oán tặc này." Đoàn người buôn nghe xong đều xưng danh niệm: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát." Nhờ xưng danh hiệu Bồ-tát nên họ được thoát khỏi. Vô Tận Ý, bồ-tát Quán Thế Âm có sức oai thần rộng lớn như thế!

Nếu chúng sanh nhiều tham lam thường cung kính niệm bồ-tát Quán Thế Âm liền hết tham lam. Nếu người nhiều giận hờn thường cung kính niệm bồ-tát Quán Thế Âm liền hết giận hờn. Nếu người nhiều ngu si thường cung kính niệm bồ-tát Quán Thế Âm liền hết ngu si. Vô Tận Ý, bồ-tát Quán Thế Âm có sức oai thần rộng lớn, nhiều sự lợi ích như thế cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ đến Ngài. O

Nếu có người nữ muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường bồ-tát Quán Thế Âm liền sanh con trai phước đức trí huệ; muốn cầu con gái bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, mọi người kính mến. Nếu chúng sanh cung kính lễ lạy bồ-tát Quán Thế Âm, phước đức chẳng mất, cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm. Vô Tận Ý, bồ-tát Quán Thế Âm có sức oai thần như thế!

Vô Tận Ý, nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng-hà-sa Bồ-tát, lại trọn đời cúng dường thức ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao, công đức của thiện nam, tín nữ đó có nhiều chăng? O

Vô Tận Ý thưa: "Bạch Thế Tôn, rất nhiều!"

Phật dạy: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước đức của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận. Vô Tận Ý, thọ trì danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế."

Bồ-tát Vô Tận Ýạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn, bồ-tát Quán Thế Âm dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Phương tiện thuyết pháp của Ngài ra sao?" O

Phật bảo bồ-tát Vô Tận Ý: "Thiện nam tử, nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật để độ thoát, bồ-tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Bích-chi Phật để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Bích-chi Phật để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Thanh Văn để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Thanh Văn để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Phạm Vương để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Phạm Vương để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Đế-thích để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Đế-thích để nói pháp. Nơi đáng dùng thân trời Tự Tại để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân trời Tự Tại để nói pháp. Nơi đáng dùng thân trời Đại Tự Tại để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân trời Đại Tự Tại để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Tỳ-sa-môn để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Tỳ-sa-môn để nói pháp. Nơi đáng dùng thân Tiểu Vương để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân Tiểu Vương để nói pháp. Nơi đáng dùng thân trưởng giả để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân trưởng giả để nói pháp. Nơi đáng dùng thân cư sĩ để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân cư sĩ để nói pháp. Nơi đáng dùng thân tể quan để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân tể quan để nói pháp. Nơi đáng dùng thân bà-la-môn để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân bà-la-môn để nói pháp. Nơi đáng dùng thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để độ thoát, Bồ-tát liền dùng thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để nói pháp. Nơi đáng dùng thân phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, tể quan, bà-la-môn để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân phụ nữ để nói pháp. Nơi đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân đồng nam, đồng nữ để nói pháp. Nơi đáng dùng thân trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhơn cùng phi-nhơn v.v. . . để độ thoát, Bồ-tát liền hiện những thân đó để nói pháp. Nơi đáng dùng thân thần Chấp Kim Cang để độ thoát, Bồ-tát liền hiện thân thần Chấp Kim Cang để nói pháp. Vô Tận Ý, bồ-tát Quán Thế Âm trọn nên công đức như thế, dùng nhiều thân hình dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh. Vì vậy, các ông phải một lòng cúng dường bồ-tát Quán Thế Âm. O

Ở trong chỗ tai nạn sợ sệt, bồ-tát Quán Thế Âm hay ban cho sự vô úy, nên trong cõi Ta-bà này, Ngài có tên là Thí Vô Úy."

Bồ-tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: "Thế Tôn, con nay xin cúng dường bồ-tát Quán Thế Âm." Ngài liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu, giá trị trăm nghìn lượng vàng nơi cổ đem cúng dường cho bồ-tát Quán Thế Âm và nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi ngọc trân bảo pháp thí này."

Ngài Vô Tận Ý lại thưa với bồ-tát Quán Thế Âm: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này."

Bấy giờ, Phật bảo bồ-tát Quán Thế Âm: "Ông nên thương Vô Tận Ý và hàng tứ chúng cùng trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhơn và phi-nhơn v.v. . . mà nhận chuỗi ngọc này." O

Tức thời, bồ-tát Quán Thế Âm thương hàng tứ chúng, trời, rồng, nhơn và phi-nhơn v.v. . . nhận chuỗi ngọc đó và chia làm hai phần: một phần dâng cúng Đức Thích-ca-mâu-ni, một phần để vào tháp của Đức Phật Đa Bửu. "Vô Tận Ý, bồ-tát Quán Thế Âm có sức oai thần tự tại, hiện thân khắp cõi Ta-bà như thế."

Lúc đó, bồ-tát Vô Tận Ý hỏi Phật rằng:

Thế Tôn muôn vẻ đẹp,
con xin hỏi lại Người:
Bồ-tát kia vì sao
tên là Quán Thế Âm? O
Bậc diệu tướng từ tôn
trả lời Vô Tận Ý :
"Vì hạnh nguyện Quan Âm
đáp ứng được muôn nơi.
Lời thề rộng như biển,
vô lượng kiếp qua rồi,
đã theo ngàn muôn Phật
phát nguyện lớn thanh tịnh.
Tôi nói lược mà thôi.
Ai nghe danh, thấy hình
mà tâm sanh chánh niệm
thì thoát khổ mọi cõi.
Nếu có ai ác ý
xô vào hầm lửa lớn,
niệm sức mạnh Quan Âm
hầm lửa biến hồ sen.
Đang trôi dạt đại dương
gặp nạn rồng, quỉ, cá,
niệm sức mạnh Quan Âm,
sóng gió không nhận chìm.
Đứng chóp núi Tu-di,
bị người ta xô ngã,
niệm sức mạnh Quan Âm,
không hao một mảy lông. O
Bị oán tặc vây hãm,
cầm đao thương sát hại,
niệm sức mạnh Quan Âm,
đao kiếm gãy từng khúc.
Nơi tù ngục xiềng xích,
chân tay bị gông cùm,
niệm sức mạnh Quan Âm,
được tháo gỡ tự do.
Gặp thuốc độc, trù, ếm
nguy hại đến thân mình,
niệm sức mạnh Quan Âm,
người gây lại gánh chịu. O
Gặp La-sát hung dữ,
rồng độc và quỷ ác,
niệm sức mạnh Quan Âm,
hết dám làm hại ta.
Gặp ác thú vây quanh,
nanh vuốt thật hãi hùng,
niệm sức mạnh Quan Âm,
đều vội vàng bỏ chạy.
Rắn độc và bò cạp,
lửa khói un hơi độc,
niệm sức mạnh Quan Âm,
theo tiếng tự lui về.
Sấm sét, mây, điện, chớp,
mưa đá tuôn xối xả,
niệm sức mạnh Quan Âm,
đều kịp thời tiêu tán.
Chúng sanh bị khổn ách
vô lượng khổ bức thân,
trí lực mầu Quan Âm
cứu đời muôn vạn cách. O
Đầy đủ sức thần thông,
trí phương tiện quảng đại,
mười phương trong các cõi,
không đâu không hiện thân.
Những nẻo về xấu ác:
địa ngục, quỷ, súc sinh,
khổ sinh, lão, bệnh, tử
cũng từ từ dứt sạch.
Quán Chân, quán Thanh Tịnh,
quán Trí Tuệ Rộng Lớn,
quán Bi và quán Từ,
thường nguyện, thường chiêm ngưỡng.
Quán Vô Cấu, Thanh Tịnh,
mặt trời Tuệ phá ám,
điều phục nạn, gió, lửa,
chiếu sáng khắp thế gian.
Tâm Bi như sấm động,
lòng Từ như mây hiền,
pháp cam lộ mưa xuống
dập trừ lửa phiền não. O
Nơi án tòa kiện tụng,
chốn quân sự hãi hùng,
niệm sức mạnh Quan Âm,
oán thù đều tiêu tán.
Tiếng Nhiệm, tiếng Quan Âm,
tiếng Phạm, tiếng Hải Triều,
tiếng Vượt Thoát, tiếng Đời,
hãy thường nên quán niệm.
Mỗi niệm không nghi ngờ,
Quan Âm là tịnh thánh
là nơi cần nương tựa
trong ách nạn khổ chết.
Đầy đủ mọi công đức,
mắt thương nhìn thế gian,
biển phước chứa vô cùng
nên ta cần đảnh lễ." O

Bấy giờ bồ-tát Trì Địa liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phâﴠvà bạch rằng: "Thế Tôn, nếu có chúng sanh nào nghe đạo nghiệp và sự thị hiện giáo hóa tự tại của bồ-tát Quán Thế Âm này, phải biết công đức của người đó chẳng ít." O

Khi Phật nói Kinh Hạnh Nguyện bồ-tát Quán Thế Âm này, trong hội có tám muôn bốn ngàn chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. OOO

Ngợi Khen Đức Quán Âm
Phổ Môn thị hiện
cứu khổ nhân sinh,
thuyền từ lướt sóng,
bốn biển điêu linh;
Trùng dương vọng tiếng hồn kinh,
Quán Âm ứng hiện, chúng sinh thoát nàn.
Nam-mô Thánh Quan Tự Tại Bồ-tát ma-ha-tát. O
 
Mười Hai Đại Nguyện của Đức Bồ-Tát Quán Thế Âm
Nguyện thứ nhứt: khi thành Bồ-tát,
danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm.
Mười hai lời nguyện cao thâm,
nghe tiếng cứu khổ, Quán Âm thề nguyền. O
Nguyện thứ hai: không nài gian khổ,
quyết một lòng cứu độ chúng sanh;
luôn luôn thị hiện biển Đông,
vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều. O
Nguyện thứ ba: Ta-bà ứng hiện,
chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau,
oan oan tương báo hại nhau
nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền. O
Nguyện thứ tư: hay trừ yêu quái.
Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê,
độ cho chúng hết u mê,
dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương. O
Nguyện thứ năm: tay cầm Dương liễu,
nước cam-lồ rưới mát nhân thiên,
chúng sanh điên đảo, đảo điên,
an vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan. O
Nguyện thứ sáu: thường hành bình đẳng,
lòng từ bi thương xót chúng sanh,
hỷ xả tất cả lỗi lầm,
thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài. O
Nguyện thứ bảy: dứt ba đường dữ:
chốn ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh,
cọp beo, thú dữ vây quanh,
Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn. O
Nguyện thứ tám: giải thoát còng la.
Nếu tội nhân sắp bị khảo tra,
thành tâm lễ bái thiết tha
Quán Âm phù hộ, thoát ra nhẹ nhàng. O
Nguyện thứ chín: cứu vớt hàm linh,
trên con thuyền Bát-nhã lênh đênh,
bốn bề biển khổ chông chênh,
Quán Âm độ hết, đưa lên Niết-bàn. O
Nguyện thứ mười: Tây phương tiếp dẫn,
tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lọng tàng,
tràng phan bảo cái trang hoàng,
Quán Âm tiếp dẫn đưa đàng về Tây. O
Nguyện mười một: Di-đà thọ ký,
cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường,
chúng sanh muốn sống miên trường,
Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về. O
Nguyện mười hai: tu hành tinh tấn,
dù thân này tan nát cũng đành,
thành tâm nghiêm chỉnh thực hành,
mười hai câu nguyện độ sanh đời đời. OOO

| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |

 


Cập nhật: 3-5-2000

Trở về thư mục "Nghi thức và Nghi lễ Phật giáo"

Đầu trang