Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ:
KẺ NGÔNG CUỒNG TRONG ĐÔI MẮT PHÀM TÌNH

 

Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã không biết bao nhiêu nhà tư tưởng , triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này, thế mới biết nó thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con ngườI trong trần thế. Đây quả là những điều hết sức căn bản trong đời sống mà con người luôn tự hỏi với chính mình và thế giới chung quanh. Sống làm gì ? Thế nào? Và chết sẽ đi về đâu? Có phải chăng sống và chết là một hiện tượng, như bao hiện tượng khác biểu hiện trong thế giới tự nhiên không một may may chống trái.

Tuệ Trung Thượng sĩ là một con người như bao con người khác sinh ra và lớn lên, già chết không loạt ngoài quy luật nghìn đời. Đó là quy luật đổi thay_ Vô thường của vũ trụ bao la. Nhưng tại sao chính ngay cái bình thường ấy , Ông là kẻ khác thường. Khác thường trong hành động, trong sự suy nghĩ, đời sống cho đến nỗi chúng ta dễ lầm lẫn Ông là kẻ ngông cuồng khi chưa hiểu rõ về Ông.

Nguyên tố nào đã cấu thành một con người Thượng Sĩ ? Động cơ nào đã thúc đẫy Ông dám vứt bỏ, quay lưng với vở tuồng lớn đang diễn ra hết sức sôi động trên sân khấu cuộc đời. Đây có phải là một nguyên tố:

Hình hài suy yếu đâu phải là chuyện đáng buồn
Cũng không phải chim hạt lánh đàn gà
Nghìn màu xanh , muôn vẽ thúy tràn ngập làng nước
Góc bể bên trời là nơi nuôi dưỡng chân tánh của ta.
( Dưỡng chân- Đỗ văn Hỷ dịch).

Trong cái bình thường, Sinh-Lão -Bệnh- Tử là một quy luật hết sức tự nhiên. Chuyện đã tự nhiên thì có đáng gì để quan tâm, ở đây điều mà Thượng Sĩ quan tâm chính là làm sao để tìm cho bằng được một con đường để hòa nhập với cái mênh mông của vũ trụ. Góc bể bên trời là nơi có thể dong thuyền thực hiện một chuyến đi vào cỏi bao la vô tận của đại dương, kẻ ngông cuồng Thượng sĩ đó đã chọn bến cho con tàu của mình.

Vì đã lấy giả tạo thêm cái giả khác, cái đau buồn bi thảm khi phân ly, sự mất mát làm thú đau thương để nuôi dưỡng mạn sống; Con người đã lầm giặc là bạn, đã nuôi ong tay áo trở lại hại mình. Sống chết là trò hề, là cái huyễn được tạo ra ngay trong cuộc đời, thế mà con người cứ bám víu vào nó, thấy rõ được điều này một con người tầm thường đã biến thành Thượng Sĩ.

Cho đến thấy rõ được mặt thật của cuộc đời( Pháp nhĩ như thị), Thượng Sĩ vẫn chưa lấy làm tự mãn, và thọ hưởng những gì Ông đã đạt được. Cuộc đời_ Thế giới muôn màu sắc, sở dĩ nó đẹp_ Chính là nó luôn luôn biến đỗi và chính nó biết phủ định lấy nó. Thượng sĩ đã không nắm giữ, bám víu và chấp nhận sự phủ phàng để quay lưng với những biến đổ không thật mà tìm đến cái gì vĩnh hằng hơn.

Sự nhận thức_ Vốn dĩ nó muôn trùng, chính ngay sự đa dạng đó, Thượng sĩ đã cảm nhận được vọng thức. Sự sai lầm ở thế giới trong ta dẫn đến sự sai lầm lớn về thế giớI quanh ta. Từ nơi không thấy được sự thật vớIichính mình, giá trị bên trong của một con người. Con người cứ rong đuổi tìm con ngườI của mình ở bên ngoài, mượn giá trị bên ngoài làm giá trị cho mình, có biết đâu giá trị đó chính là kết quả quyết định bản lĩnh của mình.

Ngay chính nơi nương tựa thiêng liêng nhất của con nguờI, điều mà con người chưa bao giờ thấy được, có chăng đó chỉ là một đức tin thành khẩn nhất. Thế mà Thượng Sĩ quả quyết chẳng ở đâu xa:

Giẩm chân tới đầu cổng chùa chưa được giây lát
Buông lời dọc ngang viết lên bài  kệ
Năn gần đây, ngòi bút trở nên hờ hững
Như Lai ở ba giới cũng chả biết là thế nào!
(Đề Tinh xá_ Đỗ vă hỷ dịch).

Cái lầm lẫn mà muôn đời con người cứ lầm lẫn, chính Ông đã không lầm lẫn, tuyệt đích là cái biết không hai. Thực thể là thực thể, không có hai mặt trong một thực thể. Do vậy, khơi dậy được cái sâu sắc bên trong, Ông đã đặt bút ngay trong bài “ Tùy cơ ứng đốI”:

Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo là hư tịch
Biết nơi nào trung tâm.

Tâm và Đạo chẳng ở đâu; Sinh tử chính là Niết bàn; Phiền não tức Bồ đề. Ngay chính Niết bàn cũng là điều hư dối, Thượng sĩ đã đánh bật nhận thức thường tình của con người. Đến và Đi là lẽ “Đạo”, lẽ thường tình, đừng nói sống mà có chết. Sống là biểu hiện của cái chết, chết là sự nãy mầm cho đời sống mới. Nhận thức được điều then chốt ấy trong cuộc sống, thấy rõ bản chất của chính sự vật, mớI có một nhận thức đúng( minh minh thường tự tại), Tuệ trung đã có bản lĩnh làm được điều đó. Sự vi diệu của cuộc sống Thượng sĩ đã nhận chân được trong dòng chảy vô tận, đã giúp Ông thấy được chính Ông cũng không ngoài hiện tượng trôi chảy. Cứ thế và cứ để nó trôi êm đềm như thế, đừng ngăn cản, dại dột chết đuối bởi một dòng sông :

Thôi đừng hỏi con đường của sống và chết làm gì
Thời tiết của nhân duyên cứ thế tự nó hình thành
Mây núi đã có cái thế bay ra khỏi núi
Nước suối không tiếng nào không phải là tiếng nước giao vào dòng suối.
Hàng năm hoa vẫn nở vào tháng ba
Sáng sớm gà vẫn gáy vào canh năm
Ai là ngườI hiểu được mặt ngườI Mẹ
Mới tin rằng người và trời đều là giả danh.
( ThờI tiết yên định_ Đỗ văn Hỷ dịch).

Phật chẳng  ở đâu xa_ Đạo chẳng màn tìm kiếm. Chết chính là sự thay đỗi của cuộc sống, vươn lên cho sự sống thường còn chính là sự thực hiện một công trình chết. Ai đã đến và ai đã đi trong một thế giới chưa từng thay đổi:

Tâm mà sinh chừ sinh tử sinh
Tâm mà diệt chừ sinh tử diệt
Sanh tử xưa nay vốn tánh không
Chết là dốI chết sinh dối sinh
…………….
Chớ như hưu khát nước đuổi bóng nước
…………..
Kẻ ngu sống chết mãi lo âu
Người trí rõ thông nhàn thôi vậy.
                                                                    ( Trúc Thiên dịch)

Đánh bật trã lẽ thường để dành lại cái “ Thị thường” như thế, có phải đây là Kẻ Ngông Cuồng Trong Đôi Mắt Phàm Tình , không vậy?

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/nguoi/Tue_Trung_Thuong_Sy.htm

 


Cập nhật: 25-9-2001

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang