Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT GIÁO TRONG THẾ KỶ MỚI
PHẬT LỊCH 2540 – GIAO ĐIỂM
Tuyển tập 1
***
NGỢI CA TRÍ TUỆ TỘT CÙNG
(HAY LÀ BÁT NHÃ DIỄN CA)

  1. Tâm Nguyện: "Nương theo TRÍ TUỆ TỘT CÙNG (1)
  2. Cội nguồn Chính Pháp vô song nhiệm mầu"

  3. Bồ Tát Quán Tự Tại
  4. Khi vào sâu quán định

    Trong TRÍ TUỆ TỘT CÙNG

    Thấy sự vật trùng trùng

    Vốn là KHÔNG TỰ TÍNH (2)

    Nên đã qua khỏi hẳn

    Mọi phiền não trong lòng

  5. Ngài liền nói pháp rằng:
  6. "Nghe đây, Xá-Lỵ-Phất!

    KHÔNG chẳng gì khác gì SẮC,

    SẮC chẳng khác gì KHÔNG

    KHÔNG chính thật là SẮC.

    Cả THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC

    Bản chất cũng là KHÔNG

    Các pháp ấy đều mang

    MỘT TÍNH KHÔNG xuyên suốt

    Chúng chẳng sinh, chẳng diệt.

    Chẳng thiếu, cũng chẳng thừa.

    Chẳng sạch, cũng chẳng nhơ.

    Bên trong TÍNH KHÔNG ấy.

    Năm UẨN chẳng hề thấy (3)

    Cũng chẳng thấy sáu TRẦN (5)

    Cũng chẳng thấy sáu THỨC (6)

    Chẳng có MÊ LẦM gốc (7),

    Nên chẳng HẾT MÊ LẦM;

    Cho đến chẳng LỤI TÀN (8),

    Cũng chẳng HẾT TÀN LỤI.

    Chẳng KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO;

    Cả TRÍ, ĐẮC cũng không.

    Soi kỹ mới TÍNH KHÔNG

    Chẳng thấy pháp nào hết.

  7. Bởi chẳng có CÁI ĐƯỢC (9)
  8. Bậc Bồ Tác mới nương

    Theo TRÍ TUỆ TỘT CÙNG

    Trú niệm trong tự tại,

    Tâm chẳng bị ngăn ngại

    Do chẳng vướng mắc gì

    Nên chẳng phải sợ chi,

    Bậc Bồ-Tát lìa hết

    Huyễn Tưởng và ảo giác.

    Cuối cùng là NIẾT BÀN (10)

    Thực chứng tại thế gian

    Tất cả các Đức Phật

    Quá khứ và hiện tại

    Cũng như trong tương lai

    Đều nương TRÍ TUỆ này

    Đạt GIÁC NGỘ SIÊU TUYỆT (11)

  9. "Bởi thế cũng nên biết
  10. Chính TRÍ TUỆ TỘT CÙNG

    Có đầy đủ công năng

    TIÊU TAN HẾT SẦU KHỔ (12)

    Khác nào một câu chú

    Ngời sáng và thiêng liêng (13)

    Một câu chú vô song (14)

    Đúng thật, chẳng hư dối”

  11. Từ sâu trong vắng lặng

Nơi TRÍ TUỆ TỘT CÙNG

Với định lực thân tâm

Bồ-Tát liền nói chú:

"Qua rồi! Qua rồi!

Qua bên kia rồi!

Cùng qua bên kia rồi!

Cùng qua bên kia rồi!

Vui thay SỰ TỈNH THỨC!" (15)

 HUYỀN CƯƠNG

Phỏng tác Tâm Kinh Bát Nhã

Hà Nội, mùa Phật Đản,

Bính Tý – PL 2540

 CHÚ DẪN

    1. Nguyên văn chữ Phạn (NVCP): Prajna Paramita
    2. Theo lý duyên sinh – duyên khởi, mọi sự vật có tính vô thường – vô ngã. Mọi sự vật không thể tự sinh ra (hay mất đi); trái lại, do duyên hợp đủ mà hình thành, hết duyên thì lại trở về không; thực chất chỉ là giả hợp hay là huyền có mà thôi.
    3. Năm UẨN gồm SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC (phiên âm Hán-Việt)
    4. Sáu CĂN gồm NHÃN (mắt), NHĨ (tai), TY (mũi), THIỆT (lưỡi), THÂN (thân thể), Ý (ý thức).
    5. Sáu TRẦN gồm SẮC (hình sắc), THANH (âm thanh), HƯƠNG (mùi), VỊ (vị), XÚC (gợn), PHÁP (pháp).
    6. Sáu THỨC gồm:
    • Giới hạn nhận biết của mắt, hay là khả năng nhìn thấy (nhãn giới – phiên âm Hán Việt, PAHV)
    • Giới hạn nhận biết của tai, hay là khả năng nghe thấy (nhĩ giới – PAHV)
    • Giới hạn nhận biết của mũi, hay là khả năng ngửi thấy (tỵ giới – PAHV)
    • Giới hạn nhận biết của lưỡi, hay là khả năng nếm thấy (thiệt giới – PAHV)
    • Giới hạn nhận biết của do đụng chạm thân thể, hay là khả năng sờ thấy (xúc giới – PAHV)
    • Giới hạn nhận biết của ý thức, hay là khả năng ý thức được (ý thức giới – PAHV)
    1. PAHV: Vô minh căn bản
    2. PAHV: Lão tử
    3. PAHV: Sở đắc
    4. NVCP: Nirvana.
    5. PAHV: Vô thượng chính đẳng chính giác
    6. PAHV: Năng trừ nhất thiết khổ ách
    7. PAHV: Đại thần chú, đại minh chú
    8. PAHV: Vô đẳng đẳng chú
    9. NVCP: "Gate! Gate! Paragate! Parasamgate! Bodhi Svaha!"

PAHV: “Yết đế! Yết đế! Ba la yết đế! Ba la tăng yết đế! Bồ đề tát bà ha!"

Bản dịch tiếng Anh của Edward Conze

"Gone! Gone! Gone beyond! Gone altogether beyond! O what an awakening, all hail!"

Bản dịch tiếng Pháp của J. Bacot:

"Tous arrivent! Arrivent! Arrivent sur l’autre rive! Tous ensemble arrivent sur l’autre rive! Gloire à l’illumination!"

        Mục lục | Dẫn Nhập | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 1 8 | 19 |

 


Vào mạng: 1-12-2004

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang