Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Trung cộng: Bạch thư "Bảo vệ và phát triển văn hóa Tây Tạng", lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hạt Cát lược dịch


 

Updated Thu. Sep. 25 2008 10:29 AM ET

The Associated Press

BEIJING - Trung cộng đã công bố một bạch thư "Bảo vệ và phát triển văn hóa Tây Tạng" hôm thứ Năm, ca tụng (sic) chính sách của họ trong vấn đề Tây Tạng và cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng Ngài muốn phục hồi chế độ phong kiến trong vùng Hy Mã Lạp Sơn

Bạch thư, được phát hành sáu tháng sau khi xảy ra các cuộc bạo loạn và biểu tình nổi lên  hàng loạt  ở Tây Tạng, nói rằng nhà cầm quyền đã bỏ ra rất nhiều tài lực và nhân lực để bảo vệ văn hóa Tây Tạng

Nhưng tập bạch thư  30 trang giấy được ban hành bởi Hội Đồng Quốc Gia, Nội Các Trung cộng, cũng đã lên án nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng tội loan truyền tin đồn sai lạc về vấn đề diệt chủng văn hóa trong vùng  và nói rằng bất cứ biến động nào nhằm ly khai Trung cộng sẽ bị thất bại.

"Đạt Lai Lạt Ma và bè lũ la lối cho văn hóa vùng tự trị Tây Tạng cơ bản là một âm mưu chính trị nhằm phục hồi chế độ chính trị thần quyền qua văn hóa Tây tạng và những vùng dân cư Tây Tạng khác, và như thế là thực hiện "độc lập Đại Tạng".

Tập bạch thư được ban hành khoảng  một tháng trước dự trù  đàm phán đợt thứ ba nhằm xoa dịu sự căng thẳng giữa đôi bên.

Các cuộc đàm phán đã bắt đầu sau khi xảy ra những vụ biểu tình do các tu sĩ Phật giáo dẫn đầu, phản đối chính sách của Trung cộng đã trở thành bạo động ở Thủ Đô Lhasa Tây Tạng hồi tháng ba. Bắc Kinh đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma và tín đồ của Ngài đã khích động cuộc nổi dậy.

Bất kể hai lần đàm phán trước đó với các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà cầm quyền đã xúc tiến chiến dịch của họ nhằm phỉ báng nhà Nobel Hòa Bình 1989.

Tập bạch thư nói "Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và bè lũ cùng với  các lực lượng chống Trung cộng ở phương Tây âm mưu ép buộc làm cho nhóm dân tộc Tây Tạng và văn hóa của họ bị trì trệ và ở trong một tình trạng tương đương với thời "Trung Cổ"

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ luận điệu của Trung cộng nói rằng Ngài muốn Tây Tạng độc lập và đính chánh rằng Ngài chỉ muốn tự trị đúng nghĩa cho miền Hy Mã Lạp Sơn để bảo vệ nền văn hóa Phật Giáo của Tây Tạng.

Ngài đã nhân danh chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala đích thân tuyên bố bác bỏ cáo buộc mới nhất của Bắc Kinh.

"Nếu tình hình ở Tây Tạng là tốt đẹp thì Trung cộng không cần phải tung ra một bạch thư. Nếu nhà cầm quyền cảm thấy họ đã nỗ lực đủ để bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, họ nên cho phép quần chúng tiếp cận miễn phí truyền thông quốc tế", phát ngôn nhân chính phủ lưu vong Tây Tạng Thupten Samphel phát biểu như trên hôm thứ Năm.

Các cuộc biểu tình hồi tháng Ba là sự kiện thách thức đáng kể nhất đối với chính sách của Trung cộng trong gần hai thập kỷ. Bắc Kinh  nói có 22 người chết trong các cuộc bạo loạn nhưng các nhà ủng hộ Tây Tạng  nói nhiều hơn gấp mấy lần con số kia đã bị sát hại trong các cuộc biểu tình và các cuộc đàn áp liên tục của quân đội. Trung cộng. Phản ứng thô bạo của Trung cộng đã bị khắp thế giới phê bình gắt gao.

China praises its rule of Tibet, slams Dalai Lama

Updated Thu. Sep. 25 2008 10:29 AM ET

The Associated Press

BEIJING -- China issued a government report Thursday praising its rule over Tibet and accusing the Dalai Lama of wanting to restore a backward feudal system in the Himalayan region.

The white paper, published six months after riots and protests rocked Tibet, said the government had spent vast sums of money and manpower to protect Tibetan culture.

But the 30-page paper issued by the State Council, China's Cabinet, also accused Tibet's exiled spiritual leader of spreading false rumors about cultural genocide in the region and said any moves to split it from China would fail.

"The 14th Dalai Lama and his clique's clamor for 'cultural autonomy of Tibet' is essentially a political conspiracy to restore theocratic rule over the culture of Tibet and other Tibetan-inhabitated regions, and thus realize the 'independence of Greater Tibet,"' it said.

The paper was issued about a month before an expected third round of talks aimed at easing tensions between the sides.

The talks were started after monk-led protests against Chinese rule turned violent in the Tibetan capital of Lhasa in March. Beijing has accused the Dalai Lama and his supporters of fomenting the unrest.

Despite the two earlier meetings with the Dalai Lama's representatives, the government has stepped up its campaign to vilify the 1989 Nobel Peace Prize laureate.

"The 14th Dalai Lama and his clique and the anti-Chinese forces in the West conspire to force the Tibetan ethnic group and its culture to stagnate and remain in a state similar to the Middle Ages," the paper said.

The Dalai Lama has denied China's claims that he wants independence for Tibet, saying he only seeks greater autonomy for the Himalayan region to protect its Buddhist culture.

His self-declared Tibetan government-in-exile in Dharmsala, India, rejected Beijing's latest claims.

"If the situation was excellent in Tibet, then the Chinese government did not need to issue a white paper. If the Chinese government feels that they have done enough to protect the Tibetan language and culture, they should allow free access to the international media," spokesman Thupten Samphel said Thursday.

The March demonstrations were the most significant challenge to Chinese rule in nearly two decades. Beijing has said 22 people died in the violence, but Tibetan supporters say many times that number were killed in the protests and subsequent military crackdown. China's harsh response garnered worldwide criticism.

http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/

CTVNews/20080925/china_report_080925/20080925?hub=World

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2038_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 27-09-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang