Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ấn Độ phúc đáp Trung cộng: Không thể cấm dân Tây Tạng biểu tình

Hạt Cát dịch


 

Web posted at: 4/13/2008 8:27:13
Source ::: AFP

NEW DELHI • 4/13/2008 - Ấn Độ hôm qua thứ Bảy 12 tháng 04, 2008, đã phúc đáp cho Trung cộng rằng không thể cấm đoán những cuộc biểu tình của người dân tị nạn Tây Tạng nhưng hứa sẽ bảo vệ cho cuộc rước đuốc Olympic được hoàn tất chặng đường Ấn Độ của nó, các nguồn truyền thông Ấn Độ tường trình như trên.

n Độ nói rằng là một quốc gia dân chủ, họ không thể ngăn chận quyền tự do phát biểu của những người biểu tình Tây Tạng, trong  phúc đáp cho một  yêu cầu của Trung cộng, Tổ Hợp Báo Chí  Ấn Độ nói như trên từ những nguồn tin của các giới chức dấu tên.

Tuy nhiên, New Delhi hứa hẹn với Bắc Kinh sẽ bảo vệ cho ngọn đuốc Olympic bằng những phương tiện an ninh thích đáng trong  cuộc rước đuốc tại đây vào ngày Thứ Năm tới.

Hành trình ngọn đuốc trước khi về tới Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây đã bị người dân Tây Tạng nổi lên phản đối trong nhiều thành phố trên thế giới vì vấn đề đàn áp dã man của bạo quyền Tàu cộng.

Ấn Độ trước đó nói rằng sẽ cho phép toán bảo an Trung cộng bảo vệ cho ngọn đuốc cùng với lực lượng bảo an Ấn Độ dọc theo lộ trình vốn từ 9 km đã được cắt ngắn còn lại 3 km vì e ngại bất ổn bởi số người biểu tình sẽ rất đông.

Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ tại đây cũng như Đại Sứ Trung cộng cũng đều  không thể liên lạc để phối kiểm.

Ấn Độ đã giới hạn trong việc phản ứng Trung cộng đàn áp tại Tây Tạng nhưng đã khuyến cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma không nên xem đất nước Ấn Độ như là một bàn đạp cho các hoạt động chống Bắc Kinh.

Trong khi  đó, vài ngàn người Tây Tạng đã diễn hành tại thủ đô Ấn Độ ngày hôm qua trong một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại New Delhi phản đối Bắc Kinh đàn áp người dân trên quê hương của họ.

Hô to khẩu hiệu "Chúng tôi kính lễ chư vị tử đạo Tây Tạng"  và  "Trung cộng dối  trá, Trung cộng dối trá", những đoàn người biểu tình đã làm tràn ngập kín cả đường phố ở trung tâm thành phố với hàng hàng lá cờ Tây Tạng tung bay.

Cuộc biểu tình được thực hiện để cổ võ cho một bản tin của Tổ Hợp Báo Chí Ấn Độ rằng chính phủ Ấn đã từ chối lời yêu cầu của Bắc Kinh về việc cấm người dân tị nạn Tây Tạng biểu tình trong cuộc rước đuốc. Cảnh sát ước đoán có khoảng 2000 người trong cuộc biểu tình.

Ấn Độ là quê hương thứ hai của khoảng 100,000 dân tị nạn và lưu vong Tây Tạng, cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 ----------

(Sưu tầm- Bản tin Calitoday)

Quốc Hội Âu Châu Bỏ Phiếu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh
Apr 13, 2008

Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma. Nghị quyết không có giá trị bắt buộc nhưng cũng là một áp lực lên các lãnh tụ Liên Hiệp Âu Châu để có một thái độ mạnh mẽ hơn trước những vụ biểu tình chống đối khắp nơi về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng, và gây khó khăn cho Bắc Kinh là một quốc gia buôn bán lớn nhất đối với toàn cõi Âu châu.

Nghị quyết này được sự ủng hộ của những tổ chức chính đảng trong Quốc Hội Âu châu, đã được bày tỏ qua kết quả là 580 phiếu thuận, chỉ có 24 phiếu chống và 54 phiếu trắng. Phó Chủ tịch tổ chức này là ông Edward McMillan-Scott, một trong những người soạn thảo bản nghị quyết, đã tỏ ra vui mừng trước kết quả cuộc bỏ phiếu, và nói việc này sẽ đưa tới những áp lực đối với các chính trị gia tại Âu châu.

Ông nói không chỉ những hình ảnh tàn nhẫn tại Tây Tạng và phong cách mà Trung cộng đã đối xử với người dân Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng việc này còn đi xa hơn nữa đến những vấn đề như Darfur, Miến Ðiện, Việt Nam, và ngay cả tại Trung cộng là nơi người ta được biết hiện đang có khoảng 7 triệu người đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo. Ông nhấn mạnh đây là một hệ thống đàn áp gần như không thể so sánh trong lịch sử thế giới. Và khi Thế Vận Hội được trao cho Trung cộng tổ chức vào năm 2001, ai cũng mong là sẽ thấy được những thay đổi từ quốc gia này, khi các lãnh tụ hứa hẹn là họ sẽ thay đổi. Thế nhưng họ đã không giữ lời hứa, và nay các chính trị gia trên thế giới đã tỉnh mộng trước những lời hứa hão huyền này.

Cho đến nay chủ tịch luân phiên Quốc Hội Âu châu là Slovenia và các viên chức cao cấp của Liên Âu đã lên án những hành động bạo động tại Tây Tạng, và kêu gọi Bắc Kinh hãy mở những cuộc đàm phán với nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng, nhưng đã ngưng lại trước khi tuyên bố tẩy chay toàn bộ Thế Vận Hội. Văn phòng Thủ tướng Anh quốc là ông Gordon Brown hôm thứ tư tuyên bố ông sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội. Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, là quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu khi Thế Vận Hội diễn ra vào tháng 8, cũng từng tuyên bố việc ông có tham dự lễ khai mạc Thế Vận hay không tùy vào việc Trung cộng có ngồi lại với đức Ðạt Lai Lạt Ma hay không.

Ông Graham Watson, Chủ tịch nhóm Tiến Bộ tại Quốc Hội Âu châu, nói ông hy vọng nghị quyết này sẽ làm cho chính phủ Trung cộng phải suy nghĩ lại về những ý kiến trên toàn thế giới. Ðây là một nghị quyết có tính cách đóng góp vào cộng đồng thế giới, và là một thông điệp mạnh mẽ trong thời gian này. Theo ông thì những người Trung Hoa nay đang hối hận vì đã đứng ra tổ chức Thế Vận Hội, trước khi họ sẵn sàng để thay đổi hệ thống chính trị ở quốc gia của mình. Quốc Hội Âu châu được bầu trực tiếp bởi người dân và không có quyền can dự vào đường lối đối ngoại của những quốc gia thành viên, nhưng là nơi bày tỏ ý kiến của công chúng và đưa ra những áp lực về chính trị với các quốc gia trong toàn khối Âu châu. Quyết định cuối cùng của khối 27 quốc gia này sẽ nằm trong tay của Hội đồng Âu châu, sẽ họp vào tháng tới.

(theo radio Chan Troi Moi)

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1822_HatCat.htm 

 


Vào mạng: 14-04-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang