Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .

Hoa Kỳ: 1000 năm nghệ thuật Phật Giáo tại Bảo tàng viện Mỹ thuật Utah

Minh Châu dịch


 

The Salt Lake Tribune, Sept 7, 2007

 

Salt Lake City, Utah  (Hoa Kỳ) -  Không giống như Botticelli, Michelangelo và Leonardo, họ là những nghệ nhân vô danh.  Họ không mưu cầu tiền tài danh vọng, mục tiêu của họ là sự thành tựu về mặt tâm linh.  Các tác phẩm của họ đã giúp kẻ khác tăng trưởng trí tuệ.

 

Đi xem khắp Bảo tàng viện Mỹ thuật Utah (UMFA), thành phố Salt Lake, quan khách sẽ được đón chào bởi các hình tượng Phật và di vật Phật giáo cũng như Ấn giáo, trải dài suốt 1400 năm. 

Ông Luke Kelly, nhân viên phụ trách về nghệ thuật cổ điển của UMFA phát biểu  ‘Điều kỳ diệu trong viêc miêu tả các hình tượng Phật là bạn thật sự không thể đoán sai.  Các nền văn hoá đều theo những đặc điểm chung nhưng thêm vào đó nét riêng biệt của văn hoá mình.’

 

Những hình ảnh đầu tiên của Đức Phật xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai mặc y phục của người La Mã xưa, đã được khai quật trong vùng Gandhara, thuộc Pakistan ngày nay.  Ông Kelly giải thích rằng hình ảnh này là do ảnh hưởng cuộc xâm lăng của Đại Đế Alexander trên lãnh thổ này vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, và nền văn hoá Ai Cập đã truyền vào đế quốc Ba Tư.

 

Khi mà đạo Phật lan rộng ra khỏi miền đông bắc Ấn Độ sang Tây Tạng, rặng Hy Mã Lạp Sơn, Nepal, rồi đến Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên, và theo con đường buôn bán tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, đã biến đổi ra nhiều trường phái và biểu tượng khác nhau.  Chẳng hạn như hình tượng Phật Tantric nhiều tay của Hán -Tạng vào thế kỷ 18 đến 19.

 

Hình ảnh Đức Phật và các vị thần Ấn giáo mang nét mặt của người dân nơi mà các hình tượng được sáng tạo.  Một tượng Phật được hình thành tại Nhật thì không thể nào phủ nhận là không phải của Nhật.

Có những ngôi chùa tí hon, những con sư tử phòng hộ với ý nghĩa xua đi những tà ma, và một mạn đà la của Bhutan tôn vinh Phật A Di Đà.

 

Ngoài ra còn có một căn phòng nhỏ trình bày sự sùng bái của Thái Lan đối với Phật giáo Theravada.  Bộ Tipitaka vào giữa thế kỷ thứ 19 của Thái bằng vàng sơn trên gỗ, và một tượng Phật đứng bằng đồng; các trẻ em có thể xem những mẫu chuyện Phật giáo và các câu chuyện của ngài Krishna, hai bộ sách hình phổ biến nhất tại Ấn Độ v.v...

Ông Kelly mong rằng quan khách có thể thưởng thức những nền văn hoá khác nhau và những giá trị ẩn tàng trong đó.  Ông nói với một nụ cười ‘Nghệ thuật của một ngàn năm đang hiện bày tại đây, và tên của các nghệ nhân tác giả đã không hề được biết đến.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1549_MinhChau.htm 

 


Vào mạng: 13-09-2007

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang