Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Thách Thức Cho Tăng Già Trong Thế Kỷ 21

Người dich: Thích Nguyên Đăng

Tăng già là đại diện cho Phật ở thế gian. Vì đã hai mươi lăm thế kỷ qua, tăng già đã duy trì mạng mạch của Phật pháp giữa loài người; bằng cách thức thọ giới và truyền giới tăng già bảo đảm rằng gia tài của Phật vẫn được lưu bố ở thế gian.

 

Tăng Già Sẽ Tiếp Tục Hiện Hữu Bao Lâu?

 

Do Tam Bảo phụ thuộc vào đoàn thể tăng già, biểu tượng cho Tam Bảo, nên tăng già phải nhận ra chân lý siêu việt thế gian.


Tăng già đã tồn tại 2500 năm, một thời gian dài hơn đế chế La Mã, dài hơn các triều đại vua chúa Trung Hoa, và dài hơn đế chế Anh Quốc.  Và tăng già tồn tại không phải nhờ vào vũ khí, nguồn lực tài chánh, hay thế lực quân đội. Mà chỉ hiện hữu nhờ sức mạnh của Trí huệ và Giới luật.


Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng tăng già sẽ tiếp tục hiện hữu, hay sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng và ý nghĩa cho đời sống nhân loại. Trách nhiệm này phụ thuộc vào chính các thành viên của đoàn thể tăng già, phụ thuộc vào mỗi thế hệ mới của hai đoàn thể tăng và ni. Và đây là trách nhiệm cực kỳ quan trọng, vì tương lai của Phật giáo phụ thuộc vào tương lai của tăng già.  

 

Như chúng ta biết, đoàn thể tăng già luôn tồn tại trong mối giao thoa chặt chẽ với hàng phật tử tại gia. Mối quan hệ giữa hàng xuất gia và tại gia là sự tương duyên tương tác. 

 

Trong truyền thống Phật giáo, người phật tử tại gia cung cấp cho đoàn thể tăng già các nhu yếu vật chất (tứ sự cúng dường) – y phục, thực phẩm, phòng xá, và thuốc men. Đổi lại, chư tăng giảng dạy Phật pháp cho hàng tại gia, và là tấm gương tu đạo cho người cư sỹ. Để đoàn thể tăng già tiếp tục hiện hữu, thì mối quan hệ này phải được duy trì bằng nhiều cách. Tuy nhiên, những thay đổi xảy ra trong xã hội có thể đặt mối quan hệ tăng-tục dưới trên một điều kiện mới.

 

Nhân tố quan trọng nhất tác động lên mối quan hệ tăng-tục là sự quá độ. Trước tiên là trật tự xã hội nguyên thủy đến trật tự xã hội thời hiện đại, và sau cùng là trật tự xã hội trong thời đại công nghệ. Điểm phân biệt của sự thay đổi này là, quá trình chuyển tiếp chú trọng trên sản xuất đến giai đoạn tiếp nhận và phân phát thông tin. Sự chuyển tiếp này đã xảy ra ở phương tây cũng như trong các xã hội tiên tiến nhất trên thế giới.

Đôi khi sự chuyển tiếp này được đặc trưng bởi châm ngôn: chúng ta đang chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin, từ văn minh dựa trên sản xuất đến văn minh dựa trên tri thức.   


Sự chuyển tiếp trong một xã hội cần nhiều thông tin sẽ làm đổi thay triệt để bản chất mối quan hệ giữa chúng xuất gia và chúng tại gia. Sự thay đổi này sẽ tạo ra thách thức đối với đoàn thể tăng già trong cách tiếp nhận thông tin với những giải pháp mới, để duy trì tính tương duyên của Phật pháp. Tôi không nói tôi là nhà tiên tri, và tôi không thể đoán quá nhiều về tương lai, nhưng xét từ những khuyhn hướng hiện tại, tôi thử phác hoạ một số thách thức mà tăng già sẽ đối diện, như chúng ta sẽ thấy

 

Vai Trò Của Nền Giáo Dục Cao Cấp

 

Trong kỷ nguyên thông tin, một phần trăm dân số của đất nước được tiếp nhận giáo dục cấp đại học. Dân chúng được tiếp cận nhiều nguồn tri thức và thông tin hơn trong quá khứ; sự hiểu biết của họ về thế giới hiện thực, ngay cả đối với Phật giáo, cũng trở nên tinh vi hơn nhiều trong những kỷ nguyên trước.

Họ dựa trên Phật pháp để đo lường chất lượng giáo dục mà họ tiếp nhận qua việc học tập ở nhà trường, và sẽ không đơn giản chấp nhận những lời dạy của các vị giáo thọ chỉ vì tôn kính và niềm tin hoàn toàn thiếu tư duy trong các truyền thống cổ đại.


Họ được đào tạo để hỏi han và thắc mắc, và họ sẽ áp dụng phương pháp tương tự khi nghiên cứu Phật giáo. Từ bây giờ, chư tăng ni phải trang bi kiến thức để ứng đối. Tăng ni đừng mong người cư sỹ kính trọng mình chỉ vì họ lịch sự; mà họ phải được người cư sỹ kính trọng vì giảng giải Phật pháp một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục.

 

Chính các vị tăng ni phải cần có một trình độ giáo dục cao không chỉ Phật học mà còn trong các đề tài liên quan gián tiếp đến Phật pháp, như triết học hiện đại, tâm lý học, và các lĩnh vực khác. Cách thức để hội nhập một cách chính xác những kiến thức thế gian vào chương trình giáo dục tăng viện là một vấn đề khó; giải pháp cho vấn đề này phải được những người có trách nhiệm trong nền giáo dục tăng viện cứu xét

 

Vai Trò Của Việc In Ấn

 

Vai trò của nhà xuất bản liên quan chặt chẽ với những cơ hội để có một nền giáo dục chất lượng. Khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch, việc dùng chữ viết đã làm Phật giáo biến đổi hoàn toàn; và bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 20, máy in và sự ra đời của ngành quảng cáo cũng đã thay đổi Phật giáo.

 

Hiện đã có hàng trăm đầu sách Anh ngữ trên mọi lĩnh vực Phật học, cả phật học phổ thông lẫn phật học học thuật. Cũng có nhiều loại sách được viết bằng các ngôn ngữ khác. Do đó, với một lượng sách như thế, người học Phật có chí có thể tích luỹ một vốn kiến thức uyên bác về Phật học.  

 

Thêm nữa, siêu vi tính đã cách mạng hoá việc học Phật. Với vi tính xách tay, bất kỳ ai có chí có thể chứa đựng cả một thư viện Phật học, bao gồm cả Tam tạng kinh điển (Tripitakas) trên ổ cứng. Nhờ Internet, chúng ta có thể tiếp cận những nguồn tư liệu phong phú về Phật học và tham gia thảo luận theo nhóm trên các đề tài liên quan đến Phật giáo.    


Bởi thế, kiến thức Phật pháp qua sách vở không phải là một đặc quyền của tăng sỹ; Kinh tạng và Luận tạng không còn thuộc về tu viện nữa như đã từng có trong văn hoá Phật giáo truyền thống. Ngành Phật học cũng được đưa ra làm đề tài nghiên cứu trong các trường đại học, và nhiều học giả cư sỹ xuất sắc đã thực hiện những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên môn của Phật học.

 

Đối với chúng ta, điều đặt ra là, liệu chúng ta với tư cách là tăng sỹ sẽ phải đưa ra những gì. Tôi muốn nói rằng trách nhiệm của chúng ta là không phải cạnh tranh với các học giả cư sỹ. Chúng ta nhất định phải tìm ra cách thức để sở hữu kiến thức có tính bác học về Phật giáo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy chừng nào thì tốt chừng đó. Và chúng ta nên học từ các học giả cư sỹ nếu cần thiết.

 

Nhưng điều mà đời sống tăng lữ đưa ra là một cơ hội để đưa Phật giáo vào đời sống thực tế; đời sống tăng lữ cho chúng ta cơ hội để kết hợp việc học kinh điển với việc áp dụng những lời giáo huấn trong kinh vào đời sống dựa trên đức tin, sự mộ đạo, và tín tâm đối với Tam Bảo. Chúng ta phải kết hợp kiến thức bác học với thực hành, hài hoà tri thức với đức tin và sự tín tâm. Chúng ta không thể hài lòng với kiến thức suông mà thiếu sự thực hành; cũng không thể chỉ thực hành mù quáng mà thiếu tuệ giác quán triệt. 

 

Vai trò của Sự Luyện tâm

Phật pháp nhiếp phục con người không chỉ bằng kêu gọi học tập kiến thức, thực hành luân lý, mà đặc biệt bằng hệ thống tu dưỡng tâm linh. Chính đây là điểm phân biệt Phật giáo với các tôn giáo khác: Phật giáo nhấn mạnh vai trò của tâm trong việc quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và Phật giáo đưa ra các phương pháp thiết thực để tu luyện tâm thức.


Vì thế, tu tập thiền định là “pháp môn” rất quan trọng với nhiều người. Đây là “cửa” đặc biệt dành cho những người từ các tôn giáo khác muốn nghiên cứu Phật học, như đã có ở phương tây. Nhưng thiền định cũng là “cửa” dành cho những người Phật tử truyền thống, những người đến với Phật giáo do tiếp nhận một nền giáo dục khoa học và tâm trí họ luôn nghi ngờ và dò xét.  

 

Tôi không nghĩ rằng chỉ có thiền định mới là giải pháp. Về điểm này, tôi không muốn phê phán các vị giảng viên ở phương tây. Những người này đã trích dẫn sách vở chứng minh thiền định là từ Phật giáo, nhưng lại chối bỏ học thuyết Phật giáo, và đức tin tâm linh. Tôi cho rằng cần có một phương pháp dung hoà: dung hoà giữa tín tâm, việc học Phật, và sự thực hành thiền định.

  
Đức tin làm thay đổi cảm xúc, học Phật đem lại chánh kiến, và thiền định mang đến an bình và tuệ giác. Ngày nay, đầu tiên thiền định đã thu hút nhiều người đến với Phật pháp. Một khi họ đã thấy được ích lợi nhất định qua thiền định, thì họ sẽ quan tâm đến Phật pháp. Dần dần, thiền định khiến họ am tường Phật pháp, nghiên cứu kinh điển, và có chánh tín Tam Bảo, hay thậm chí trở thành người xuất gia. 

 

Tăng Già Đưa Ra Thách Thức

 

Tăng già tìm cách duy trì và kính trọng các truyền thống nguyên thuỷ, và sống mà không bị vướng bận bởi quá nhiều thuận lợi vật chất. Theo đó, tăng già thách thức người khác thích ứng lối sống thanh đạm, kính trọng giáo lý nguyên thuỷ, trân quý môi trường thiên nhiên. Trong thế giới hiện đại, bạo lực đang bóc lột các dân tộc và tôn giáo. Họ bị xíu giục rằng vũ lực có thể giải quyết được vấn đề.

 

Đoàn thể tăng già dựa trên nguyên tắc bất bạo động, tin chắc rằng kiên nhẫn, thảo luận, và thoả hiệp là tối cần thiết cho sự hoà hợp giữa loài người. Cho nên, tăng già thách thức nhân loại giải quyết vấn đề qua cảm thong lẫn nhau, tha thứ, và lòng từ bi.


Bằng cách duy trì Phật pháp siêu việt thế gian, đoàn thể tăng già thách thức mọi nổ lực của chúng ta nhằm ổn định và tìm ra một nơi thanh bình cho toàn thế giới; tăng già thách thức nhân loại hiểu rằng trí tuệ tối thượng, giải thoát rốt ráo vượt ngoài biên giới thế gian.      


Tiếng Nói Của Lương Tâm

 

Xuất phát từ lương tâm khiến tôi phải nói về một thách thức khác mà tăng già phải đối mặt trong thế giới ngày nay

 

Ngày nay nhiều vấn đề khủng khiếp đang nghiền nát hàng triệu nhân mạng và đang đe doạ xâm hại những người khác với một mức độ không thể đo lường được. Nhiều vấn đề khiến chúng ta quan ngại, như mâu thuẫn sắc tộc và chiến tranh, đã cướp đi vô số sinh mạng những thường dân vô tội, kể cả phụ nữ và trẻ em.      

 

Chúng ta thật sự quan ngại các chính phủ áp bức đã bỏ tù, tra tấn, và ngược đãi công dân nước họ mà không có lý do; đồng thời khiến những công dân tự do khác liên tục sống trong trạng thái sợ hãi. Tôi quan ngại sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo, và giữa các nước giàu và các nước nghèo. Chúng ta hãy nghĩ đến hàng triệu con người mắc những chứng bệnh do nạn đói gây ra, mà lẽ ra có thể dễ dàng cứu được.


Chúng ta hãy nghĩ đến sự suy đồi đạo đức mà hàng triệu phụ nữ đối diện. Họ bị buộc hành nghề mại dâm để kiếm sống vì gia cảnh túng thiếu.

 

Chúng ta hãy nghĩ đến hàng tỷ đô la bị lãng phí mỗi năm trên toàn thế giới chỉ để chế tạo vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Trong khi, với số tiền đó, lẽ ra nữa dân số thế giới có đủ thực phẩm để duy trì mạng sống mỗi ngày.

 

Sau hết, chúng ta hãy nghĩ đến những cách hành xử khinh xuất đã làm suy đồi môi trường sống của chúng ta – không khí, nước, đất đai, thực phẩm – mà không nghĩ đến những hậu quả khôn lường cho các thế hệ con cháu chúng ta. Theo quan điểm của tôi, trách nhiệm đối với đoàn thể tăng già là hãy phát ra tiếng nói lương tâm của người phật tử trên toàn thế giới.

 

Chính tăng già, hay ít ra cũng là tăng sỹ u tú nhất của Phật giáo, phải lên tiếng để biểu đạt giá trị đạo đức Phật giáo trong việc đối phó với những vấn đề khó giải quyết mà ngày nay loài người đang đương đầu.

 


 The challenge to the Sangha in the 21st century

By Ven. Bhikkhu Bodhi, Lanka Daily News, July 19, 2006
http://www.buddhist channel.tv/ index.php? id=8,2928,0,0,1, 0

Colombo, Sri Lanka -- Challenge: The Sangha, the order of fully ordained monks and nuns, is the visible representation of the Buddha in the world; for twenty-five centuries, it has sustained the continuity of the Dhamma among humankind; by its procedures of ordination and transmission it ensures that the Buddha's legacy remains alive.


How long will the Buddha Sangha continue to survive?


The presence of the Triple Gem thus depends upon the Sangha, which symbolizes the Third Gem, the ariyan Sangha or community of noble sages who have realized the ultimate, world-transcending truth.


The Sangha has survived for some 2500 years; that's longer than the Roman Empire, longer than all the dynasties of the Chinese emperors, longer than the British Empire. And it has survived without weapons, without financial resources, without armies, merely through the power of wisdom and virtue.


However, there is no guarantee that it will continue to survive or that it will continue to make vital and important contributions to human life. This is a task that depends on the members of the Sangha themselves, on each new generation of monks and nuns, and this is an extremely important task, because the future of Buddhism depends on the future of the Sangha.

As we know, the Sangha has always existed in close interaction with the Buddhist lay community. The relationship between the two is one of interdependence and collaboration.

In traditional Buddhism, the laity provides the members of the Sangha with their material requisites - robes, food, dwellings, medicines, and other material supports - while the Sangha provides the lay community with teachings and with examples of those who lead lives fully dedicated to the Dharma. For the Sangha to continue, this relationship must be maintained in some form, but the changes taking place in society may well place this relationship on a new footing.


The most weighty factor affecting the Sangha-laity relationship has been the transition, first, from a traditional social order to a modern social order, and then to a technological social order. Now the distinctive mark of this change is the shift from an emphasis on industrial production to the acquisition and distribution of information. This shift has already taken place throughout the West and in the most advanced social strata in all countries around the world.


It is sometimes characterized by saying that we are moving from the Industrial Era to the Information Era, from a production-based civilization to a knowledge-based civilization.


The transition to an "information- intensive" society will alter the nature of the Sangha-laity relationship in radical ways, and these will challenge the Sangha to come forth with novel solutions to preserve the relevance of the Dharma. I make no claim to be a prophet, and I can't foretell the future in detail, but judging from present trends, I will try to sketch some of the more important challenges facing the Sangha as I see them.


The role of higher education

 

In the Information Era, a high percentage of a country's population has acquired a university education. People have access to much greater stores of knowledge and information than they ever had in the past, and their understanding of mundane realities, and even of Buddhism, is much more sophisticated than in previous epochs.


They will expect the Dharma to measure up to the standards they have acquired through their academic training and won't simply accept the teachings presented by monastic teachers out of reverence and unquestioning trust in an age-old tradition.


They have been trained to question and inquire, and they will apply the same approach when they come to the study of Buddhism. Hence the monks and nuns have to be ready to answer questions. They can't expect to receive humble deference from the laity; they have to earn respect by clearly explaining the Dharma, and by explaining it accurately and convincingly.


The monks and nuns themselves will need to have received higher education, primarily in Buddhism but also in subjects indirectly related to the Dharma, such as modern philosophy and psychology and other relevant areas. Exactly how to integrate such mundane knowledge into a monastic curriculum is a difficult issue; the solution would have to be worked out by those responsible for monastic education.


The role of publishing

Closely related to the opportunities for higher education among the laity is the role of publishing. The use of writing transformed Buddhism sometime around the second century B.C.; and so beginning in the second half of the twentieth century, the printing press and commercial publication have transformed Buddhism.


There are now hundreds of books available in English on all aspects of Buddhism, both popular and scholarly, and many books are available in other languages. Thus any diligent student of the Dharma can acquire an extensive knowledge of Buddhism based on books.


The micro-computer has further revolutionized Buddhist Studies. Any diligent person with a notebook computer can store an entire Buddhist library, including several Tripitakas, on his or her hard disk. Through the internet they can access vast resources on Buddhism and engage in discussion groups on virtually every topic related to Buddhism.


Thus book knowledge of the Dharma isn't a special privilege of monks, and for a knowledge of Buddhist scriptures and commentaries, one is no longer dependent on the monastery, as one would have been in a traditional Buddhist culture. Buddhist Studies is also offered as a subject in universities and there are many outstanding lay scholars who are doing research in highly specialized areas of Buddhist Studies.


For us, this raises the question what we as monks will have to offer. I would say that our task will not be to compete with lay Buddhist scholars. We should certainly seek to acquire scholarly knowledge of Buddhism, from as many reliable sources as possible, and we should learn from lay scholars when necessary.

 

But what the Buddhist monastic life offers is an opportunity to put Buddhism into practice; it gives the opportunity to combine study of the texts with the living application of their principles in a life based on faith, devotion, and commitment to the Triple Gem. We have to unite scholarly knowledge with practice, intellectual understanding with faith and commitment. We cannot settle for mere knowledge without practice; nor can we have blind practice without clear intellectual understanding.

The role of mental training

The Dharma will convince people not only by its intellectual appeal, not only by its practical ethics, but particularly by its system of mental cultivation. This is what distinguishes Buddhism from virtually all other religious systems: its emphasis on the central role of the mind in determining our happiness or suffering, and the practical methods it offers for training the mind.


So a very important "door of entrance" to the Dharma for many people is the practice of meditation. This is the special "door" for those who come from non-Buddhist backgrounds, as has been particularly the case in the West. But meditation has also been a "door" for traditional Buddhists who approach the Dharma from scientific backgrounds and bring along skeptical, inquisitive minds.


I don't think meditation alone is the answer, and in this respect I am critical of those teachers in the West who want to extract meditation from Buddhism, rejecting Buddhist doctrine and religious faith. I think a balanced approach is necessary: a triple balance between faith-and-devotion, the study of Buddhist teachings, and the practice of meditation.

Faith transforms the emotions, study brings right view, and meditation brings tranquility and insight. Many people today are first attracted to the Dharma through meditation. Once they gain concrete benefits through meditation, their interest in the Dharma will be awakened and then they can be gradually led to an understanding of Buddhist doctrine, to the study of Buddhist texts, and then to faith, devotion, and even the monastic life.


The Sangha as offering challenges

The Sangha seeks to preserve and honour ancient traditions, and to live without being encumbered by a excessive number of conveniences.

In this way, the Sangha challenges others to adopt a frugal lifestyle, to respect what is ancient, to honour and revere the natural environment. In the modern world violence is exploding between people of different ethnic and religious groups, who are convinced they can solve their problems by the use of force.


The Sangha is based on the principle of non-violence, on the conviction that patience, discussion, and compromise is essential to harmony between human beings. Thus the Sangha challenges people to solve their problems through mutual understanding, tolerance, and loving-kindness.


By upholding the world-transcending Dharma, the Sangha challenges all our attempts to settle down and find a comfortable place in the world; it challenges people to understand that the supreme wisdom, our ultimate freedom, lies beyond the boundaries of the world.

 

A voice of conscience

This leads me to speak about one other major challenge facing the Sangha in today's world.


Today vast, terrible problems are crushing the lives of millions of people and threatening untold harm to countless others. I have in mind such problems as raging ethnic conflicts and destructive wars that take dreadful death tolls among innocent civilians, including women and children.

I think of oppressive governments that imprison their citizens without just cause, torture and torment them, and hold even the free citizens in a constant state of fear. I think of the gap between the rich and the poor, and between the rich nations and the poor nations. I think of the ravenous illnesses that claim millions of lives among poor people around the world, illnesses that could be easily eliminated at minimal costs.


I think of the degradation faced by millions of women forced into lives of prostitution, often by their own families, on account of their poverty.

I think of the hundreds of billions of dollars squandered each year, all around the world, on weapons of enormously destructive power, while perhaps half the people in the world barely obtain enough nutritious food to sustain them each day.


And finally I think of the reckless ways in which we are degrading our environment - our air, our water, our soil, our food - without any concern for future generations. In my view, it is a task for the Sangha to serve as the voice of Buddhist conscience in the world.


That is, the Sangha at least its most prominent members - should be capable of giving expression to Buddhist ethical values in dealing with these vast, overwhelming problems that confront humanity today.

 

Viết lời Courtesy: Bodhi Bulletin

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/thachthuc.htm

 


Vào mạng: 01-08-2008

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang