Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
NHẬN THỨC THẾ NÀO LÀ TAM BẢO?
TT. Thích Thiện Bảo

A. KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

Trong đời sống con người quan tâm nhất là ngọc ngà, châu báu, địa vị xã hội nhưng đối với Phật giáo thì Tam bảo là ba ngôi quí báu, nhưng chúng ta không thể nào tìm thấy trong đời sống vật chất. Tam bảo mang những đức tính cao quí đem đến cho con người để con người nhận chân được giá trị của đời sống, mà chúng ta gọi là chân lý như ngọn đèn sáng soi đường đi trong đêm tối, như chiếc thuyền đưa mọi người vượt qua cơn sóng dữ.

Tam bảo được hình thành từ khi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên ở vườn Lộc Uyển độ cho năm anh em Kiều Trần Như. Đức Phật Thích Ca là Phật bảo. Giáo lý tứ đế là Pháp bảo, năm anh em Kiều Trần Như là Tăng Bảo. Từ đây Tam bảo là công năng giúp con người thoát khỏi khổ đau trong đời sống hiện tại cho đến tương lai. Nhận thức được như vậy tức là chúng ta thấy được giá trị cao qúi của Tam bảo.

B. NỘI DUNG TAM BẢO

I/ PHẬT BẢO

Tiếng Phạn gọi là Buddha, Trung hoa dịch âm là Phật Đà, dịch nghĩa là người Giác Ngộ, tỉnh thức, hay còn gọi là Bụt. Chử Phật là nhằm chỉ chung cho những bậc đã giác ngộ. Một vị Phật có 10 hiệu (thập hiệu)Phật bảo có những ý nghĩa như :

1) Tự giác: Tự mình nhận chân được chân lý sự vật hiện tượng.

2) Giác tha: Sau khi hiểu được chân lý đem sự hiểu đó truyền cho người khác hiểu như mình.

3) Giác hạnh viên mãn: Thực hiện được tự độ và độ tha là hoàn thành một cách tròn đủ đức tính của Phật.

Phật có ba đức tính (tam đức)

-- Đoạn đức (Pháp thân đức): đoạn trừ tất cả phiền não lậu hoặc.

-- Trí đức (Bát Nhã đức): sử dụng được trí tuệ, nhằm thực hiện các pháp lành thành tựu sự giải thoát.

-- Ân đức (Giải thoát đức): luôn luôn làm lợi ích cho chúng sanh giúp chúng sanh thoát khỏi được sự khổ đau.

II. PHÁP BẢO

Tiếng Phạn gọi là Dharma, Trung hoa dịch âm là Đạt ma, dịch nghĩa là Pháp, gồm có tam tạng thánh điển: kinh, luật, luận. Trong kinh A Hàm co 273;ề cập đến 5 công năng của Pháp :

1) Thiết thực ngay trong hiện tại.
2) Làm cho người thấy được tự tánh chimình.
3) Có khả năng giúp chúng sanh đạt đến Phật qủa : "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành."
4) Vuợt ra ngoài thời gian và không gian.
5) Tu tập có kết qủa tức thì.

Giáo lý của Phật lưu truyền từ đời nầy sang đời khác giúp cho con người nương nơi đó mà tu tập đễ đạt được sự an lạc giải thoát chúng ta gọi đó là Pháp. Pháp được khế hợp 3 điều dưới đây mà thành:

-Văn nghĩa Pháp

Phật là người đầu tiên giác Ngộ Pháp mà thành Phật,Tăng già là đại chúng nương nơi Pháp tu tập.Đây là 2 ngôi báu chứng ngộ và thực nghiệm Pháp, nếu tách rời Pháp thì không thể tồn tại được. Như vậy Pháp là trọng tâm của Phật. Đức Phật thuyết Pháp dùng lời nói, sau nầy được ghi chép bằng văn tự,tất cả đều là thích nghĩa của Pháp,nhằm truyền đạt tư tưởng tình cảm đến cho mọi loài,như ngón tay chỉ mặt trăng.Tuy không trực tiếp nhưng gián tiếp giúp cho mọi người hiểu được Pháp.

-Ý cảnh Pháp

Đây là Pháp bao gồm phạm vi nhận biết của tâm thức.Trong ý cảnh pháp có 2 loại:

-Biệt pháp xứ

Đạo Phật cho rằng lục căn tiếp xúc với lục trần dẫn tới lục thức, nên tạo thành cảnh.Cảnh nhận biết: Nhản thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.trong đó 5 thức đầu nhận biết phân biệt là sắc ,thinh ,hương vị, xúc .Ở đây chỉ có ý thức là 2 phân biệt rõ ràng chổ không giống nhau nên gọi là Biệt Pháp.

-Nhất thiết Pháp

Ý thức không chỉ biết được Biệt pháp mà mọi thứ các giác quan mắt, tai,muĩ, lưỡi, thân và ý mà Ý thức có thể nhận biết được.Cho nên tất cả đều là Pháp, gọi chung là nhất thiết Pháp.

-Y quy Pháp

Pháp phương pháp giúp cho người học Phật nương nơi đó để tu tập, không câu nệ ở văn từ vì đây chỉ là dấu vết cuả Phật Pháp, có thể chia làm 3 loại: Chân đế pháp, Trung đạo pháp và giải thoát pháp.

III) TĂNG BẢO

Tiếng Phạn là Sangha,Trung hoa dịch âm là Tăng già, có nghĩa là một đoàn thể hòa hợp, thanh tịnh, từ 4 vị Tỳ Kheo trở lên, cùng chung một lý tưởng hướng đến qủa vị giác ngộ, giải thoát.

1-Tăng phải thể hiện qua năm điều

a-Tăng luân(Tăng đoàn): Xác định lý tưởng của người xuất gia.

b-Tăng thể: Thể của Tăng là : Trí huệ, Giải thoát, Thanh tịnh và Hoàợp.

c-Tăng hành: Là một vị Tăng phải thực hành Chánh pháp thể hiện qua thân hành (tứ oai nghi:Đi, đứng, nằm, ngồi) và tâm hành thực hành pháp có một đời sống tâm linh.

d-Tăng đức: nếp sống đạo hạnh của một người xuất gia có những đức tính cao thượng đầy Phật chất qua thân, khẩu, ý.

g-Tăng qủa: là qủa vị của một vị tăng sau khi tu tập.

2-Tại sao chúng ta gọi là ba ngôi báu?

"Chân bảo thế hi hữu,
Minh tịnh cập thế lực
Năng trang nghiêm thế gian,
Tối thắng bất biến đẳng".

Tạm dịch:

Cái qúi chơn thật trong thế gian hiếm có,
Sáng suốt không có gì làm hư hoại,
Làm chế trang nghiêm thế gian,
Đó là pháp tối thắng không thay đổi.

Chú thích

-Thế hi hữu: trên đời này hiếm có.
-Minh tịnh: là sáng suốt trong sạch.
-Thế lực: không gì có thể làm hư hoại.
-Trang nghiêm: làm cho ba cỏi được an vui.
-Tối thắng: không có gì bằng.
-Bất biến: không gì làm mờ phai lưu chuyển.

C. TINH THẦN TRỌNG YẾU CỦA TĂNG

Muốn xây dựng một đoàn thể gia đình vững mạnh việc trước tiên phải thể hiện tinh thần đoàn kết và hoà hợp. Chính vì thế mà từ lúc thành lập Giáo đoàn đức Phật đã chế ra phương cách để duy trì phát triển Tăng già làm cho Phật Pháp vững mạnh. Do đó nếu không có Tăng đoàn hoà họp thanh tịnh thì khó có thể truyền bá Phật Pháp .Đức Phật đã đưa ra 6 phép hoà kính.

Sáu phép hòa kính

Lục hoàcòn gọi là sáu phép hoà kính, một phương thức xây dựng tổ chức đoàn thể làm hệ thống tổ chức được vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.Lục hòa còn giúp cho đoàn thể Tăng già phát triển với những nhân tố tích cực,hoá giải những xung đột có thể xảy ra trong nội bộ đễ đi đến thống nhất, hoà hợp và thanh tịnh.

1/ Thân hoà đồng trú: Cùng sống chung với nhau phải biết hoà thuận tạo mối giây thân thiện.Tuân thủ những quy định mà tổ chức cộng đồng đưa ra đễ hướng đến mục đích chung,xoá bỏ những khác biệt không đáng có trong đời sống.

2/ Khẩu hoà vô tranh: Phải biết nhường nhịn nhau, nói với nhau bằng những lời dễ mến như cổ đức thường dạy: "Nói năng như Chánh Pháp,im lặng như Chánh pháp"

3/ Ý hoà đồng duyệt: Còn gọi là ý từ hoà kính hay Ý hoà đồng trao ,trong khi sống chung nhau mà không ai chấp nhận ý kiến của ai thì đoàn thể phải tan rã,muốn thực hiện được tinh thần nầy chúng ta phải thực hiện tinh thần Tứ vô lượng tâm.

4/ Giới hoà đồng tu: Những quy định giới luật của Phật chế ra muốn cho mọi người phải chấp hành việc trước tiên là mọi người phải có một lý tưởng chung. Đây chính là nền tảng cơ bản cho việc sống chung trong một đoàn thể.

5/ Kiến hoà đồng giải: ( Đồng Kiến hoà kính) Đây là phương cách mà chúng ta gọi là biết bày tỏ phân,vì đạo Phật là đạo xây dựng con người trên tinh thần từ bi và trí tuệ. Người theo đạo Phật khi học được và tu có kết qủa phải đem trình bày cho mọi người cùng tu theo mình không ích kỷ che dấu.

6/ Lợi hoà đồn huân: Có phước cùng chia có khó khăn cùng nhận là tinh thần của người học Phật.Theo quan niện xưa nay của con người là hẹp hòi vị kỷ thì đối với người học Phật phải luôn luôn vì tinh thần lợi tha hay mở rộng lòng từ.

Qua 6 phép hoà kính cho chúng ta nhận thức không chỉ có đoàn thể Tăng già mà mọi gia đìng trong cộng đồng xã hội biết vận dụng một cách linh hoạt tinh thần nầy sẽ tạo được một gia đình hạnh phúc. Còn đối với Tăng Ni nó là kim chỉ nam giúp cho Giáo Hội được vũng mạnh, hệ thống tổ chức có hướng hoàn chỉnh.Nó cũng là gương tốt cho mọi người muốn quy hướng về Phật giáo.

D. TAM BẢO CÓ BA BỰC

I. Đồng Thể Tam Bảo (Tự Tánh Tam Bảo)

1) Đồng thể Phật Bảo: Chúng sanh đều có đủ đức tính như Chư Phật không khác "ơ۠Thánh không tăng ở phàm không giảm".

2) Đồng thể Pháp Bảo: Chúng sanh đều có đức tính từ bi, bình đẳng...

3) Đồng thể Tăng Bảo: Chúng sanh đều có đức tánh thanh tịnh, hoà hợp.

II. Xuất Thế Gian Tam Bảo

1)Xuất thế gian Phật bảo: Chỉ cho đức Phật trong 10 phương 3 đời (qúa khứ, hiện tại và vi lai).

2) Xuất thế gian Pháp bảo: Chỉ cho giáo Pháp của Đức Phật có khả năng giúp cho chúng sanh thoát khỏi sự trói buộc của thế gian.

3) Xuất thế gian Tăng bảo: Chỉ cho các vị thánh Tăng đã giải thoát hết khổ đau như: Ca Diếp, Xá Lợi Phất.

III.Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo

1) Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo: Chỉ cho những hình tượng Phật, Xá Lợi mà chúng ta tôn thờ.

2) Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo: Chỉ cho tam Tạng thánh điển được ghi lại trên giấy, lá buôn...

3)Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo: Chỉ cho những vị xuất gia tu hành chân chính truyền thừa chánh pháp của Phật.

E. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI TAM BẢO

1) Xác lập về hình ảnh Phật Bảo (Đức Phật)

a/ Đức Phật là một vị dẫn đường (đạo sư)

Người Phật tử tìm đến với đạo Phật là muốn tìm đến chân lý, ngõ hầu nhận ra được lẽ thực của cuộc đời qua hình ảnh của Đức Phật cho chúng ta nhận thấy Ngài là một vị Đạo Sư như Ngài đã dạy; "Như Lai chỉ là người chỉ đường,mỗi người phải tự đi đến,không ai đi thế cho ai được".Ngài khuyên các đệ tử : "Người là nơi nương tựa của chính mình,không ai khác có thể làm nơi nương tựa" và Đức Phật kết luận : "Các người nên làm công việc của mình,vì các đức Như Lai chỉ dạy con đường mà thôi".

b/ Đức Phật là một vị lương y (đại Y vương)

Đức Phật thường khẳn định Ngài là một vị lương y " Như Lai là một vị lương y biết bệnh mà cho thuốc,uống hay không tùy mỗi người"

c/ Đức Phật không phải là đấng siêu nhiên

Quan niệm của đạo Phật nhìn đức Phật chỉ là một người thầy dẫn đường, một lương y, đức Phật không bao giờ cho mình có một quyền năng ban phúc giáng họa cho ai. Ngài sanh ra là một con người ,sống bình thường như một con người và từ giả cuộc đời như một con người. Có một vị Bà La môn hỏi Ngài là ai? Đức Phật nói:

"Như Hoa sen đẹp đẻ và dễ thương, không ô nhiểm bùn nhơ nước đục, giữa đám bụi trần ta không vướng chút bợn nhơ, Như vậy ta là Phật"(Anguttara Nikaya).

2) Người Phật tử đối với Chánh Pháp

Con người là chủ nhân ông có thể làm thay đổi đời sống của chính mình chứ không ai có thể là ai khác. Cho nên người con Phật là người phải nhắm vào mục đích chính của Đạo Phật mà đức Phật thường dạy: " Nước của bốn biển chỉ có một vị duy nhất đó là vị củ muốn, cũng vậy giáo Pháp của Như La cũng chỉ có một vị đó là vị giải thoát".Đối với giáo lýcủa Phật dạy người Phật tử phải xem đó như là thuốc chửa lành bệnh của mình.,như cổ đức thường dạy: "Chúng sanh đa bệnh Phật Pháp đa phương".

3) Người Phật Tử đối với Tăng già

Trong Phật giáo thường đề cập:" tứ chúng đồng tu" (Tỳ kheo,Tỳ kheo Ni, cận sự nam và cận sự nữ) mà chúng ta gọi là tứ chúng.

Đối với chúng xuất gia thì nghiên cứu, ứng dụng thực hành tu tập, truyền dạy giáo Pháp của Phật cho chúng tại gia, ngược lại chúng tại gia có trách nhiệm ngoại hộ đễ cùng tu cùng tiến bộ trên con đường giải thoát. Nhưng cả hai tại gia và xuấ gia đều là đệ tử Phật, chính mối tương quan trong việc tu tập giúp cho cả hai có điều kiện đễ cùng tiến bộ về tâm linh.

H. KẾT LUẬN

Bằng niềm tin chân chánh vào Tam Bảo với những đức tính Giác Ngộ, giải thoát, từ bi , bình đẳng, thanh tịnh và hoà hợp, Tam bảo là năng lực giúp cho mọi chúng sanh có một định hướng không bị những thiên kiến, cố chấp mê lầm đưa vào con đường khổ đau.Vì thế cho nên là Phật tử chúng ta phải có một nhận thức đúng về Tam bảo mà chúng ta nương tựa. Có như vậy thực sự Phật, Pháp, Tăng mới có ích cho cuộc đời và niềm tin Chánh tín mới có dịp tỏa sáng .

Đến với Tam Bảo là để học và đễ ứng dụng tu tập nhằm tránh mọi sự sai lầm khi chúng tasống trong điều kiện cách Phật xa tổ. Vì chỉ có con đường nhận được lẽ thực mới là con đường tạo được niềm tin chân chánh "Đến đễ mà thấy không phải đến đễ mà tin."

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/028-ttb-tambao.htm

 


Cập nhật: 1-8-2000

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang