Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Huyền Trang Đại Sư: Cuộc đời và Sự nghiệp
  • Như Nguyện soạn dịch


  • Huyền Trang, thường gọi là Đường Tăng, Ngài họ Trần, tên Y, người Lạc Châu Câu Thị ( nay thuộc trấn Yển Sư Câu Thị Hà Nam). Năm 13 tuổi xuất gia tại chùa Tịnh Độ Lạc Dương, sau đó đến kinh đô Trường An cầu học, ba năm sau đến Tam Hợp, giảng kinh ở Kinh Châu, rồi đến Triệu Châu, cầu pháp ở Tương Châu, rồi về lại Trường An. Bởi vì Ngài cầu học không ngừng nghĩ nên 20 tuổi đã trở thành vị pháp sư lỗi lạc khắp nam bắc thời bấy giờ. Nhưng kiến thức càng cao thì Ngài phát hiện kinh điễn và những giải thích giáo nghĩa Phật giáo của các vị thầy có đâu đó những sai biệt. Lại khổ nỗi hệ thống kinh điễn Phật Giáo Trung Quốc lúc đó pha tạp nhiều thứcách dịch thì rối ren, khó để tin cậy. Vì thế, Ngài quyết tâm đi tìm cầu gốc tích của kinh điễn, liền đến Thiên Trúc tầm sư học đạo, tìm cầu chân kinh.

    Đường Thái Tông từng xưng tán Huyền Trang đại sư là “ thiên hạ vô song”, đúng vậy, cuộc đời của Ngài là một nghị lực kiên cường và nhiệt tình không ai sánh bằng, với tinh thần phấn đấu để theo đuổi sự thật của kiếp người và đạt được lý tưởng của riêng mình, đủ để chiếu sáng thiên cổ, người đời sau khó mà so sánh kịp. Ngòai tinh thần này, Ngài còn tạo ra thành quả và cống hiến làm cho hậu thế kính phục. Lương Khải Siêu nói rằng “Huyền Trang là bậc công thần số một của Phật giáo Trung Quốc”, Trương Kỳ Vân nói “ Huyền Trang là du học sinh gương mẫu nhất”, không ít học giả nước ngòai đối với thành tựu đặc biệt về phương diện địa lý của Ngài vô cùng tôn sùng. Liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Ngài có một số phươg diện sau để cùng tham khảo và nhận định:

     Về Phương diện văn hóa học thuật

    1.      Huyền trang là nhân vật đắc lực nhất xúc tiến mối giao lưu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Ngài du học ở Ấn 17 năm và tinh thông 5 lọai ngôn ngữ của Ấn Độ (các ngôn ngữ địa phương của đông, tây, bắc, nam, trung Ấn ). Sau khi về nước Ngài sáng lập ra phương thức dịch mới (tân dịch), tổng số kinh điển phiên dịch là 1335 quyển, lại còn phụng mệnh Lão Tử dịch Đạo Đức Kinh thành Phạn văn để truyền sang Ấn Độ.

    2.      Huyền Trang là vị đầu tiên hiểu đúng và ứng dụng logich học một cách đắc lực trong quá trình học và diễn giải kinh đểin, thời gian du học ở Ấn Ngài rất xem trọng “Nhân minh học”, Nhân minh học là một trong năm loại tri thức của Ấn Độ, cũng là luận lý học hoặc logich học của tất cả học thuyết lúc bấy giờ. Trung Quốc có “ Mạc Biện” của phái Mạc Gia được xem là hệ thống luận lý học hòan chỉnh nhất của thời cổ đại, nhưng về sau không có người phát triễn và ứng dụng. Ngài Huyền Trang đem Nhân Minh Học từ Ấn về, có thể nói Trung Quốc bắt đầu thu nhập từ nước ngòai một bộ lý luận học hòan chỉnh, mà Ngài Huyền Trang ở Ấn đã học tập nhiều năm nên sớm đã có thể ứng dụng nó vào công việc học vấn.

    3.      Ngài Huyền Trang là nhà phiên dịch thành công nhất. Lúc hội dịch kinh Huyền Trang phát triễn thành có hệ thống và tổ chức. Tổ chức này tuy không phải là Ngài Huyền Trang sáng tạo đầu tiên, mà trãi qua thời kỳ dài phối hợp của sự giúp đỡ và chi viện triều đình, tổ chức này tương đối hòan chỉnh mà công lao rõ ràng nhất vẫn là của Ngài. Ngài Huyền Trang làm chủ dịch, bên dưới có lập các khoa như hội đồng chứng nghĩa, trao chuốt lời văn, đối chiếu phạn văn, viết bản thảo đều do các nhân tài ưu tú của Phật giáo đương thời đảm trách. Phương thức dịch kinh Phật trước Ngài Huyền Trang phần lớn là dịch ý, dịch ý đương nhiên cũng biểu đạt ưu điểm nhất định, nhưng so với nguyên bảng ít nhiều cũng có những thêm bớt; nên Ngài Huyền Trang đã cải cách, sử dụng phương thức dịch thẳng, đối chiếu cùng với bảng gốc mà không mất đi nghĩa, đã khai sáng kỷ nguyên “tân dịch” cho lịch sử dịch Phật kinh của Trung Quốc.

    4.      Cống hiến về sử địa học của Ngài Huyền Trang. Ngài nhận được rất nhiều lời ca ngợi của các học giả trong và ngoài nước. Một học giả người Pháp xưng tán “Đại  Đường Tây Vực Ký” của Ngài Huyền Trang viết là kim chỉ nam cho cho các học gia nghiên cứu Ấn Độ. Là tài liệu cho các học giả ngày nay chỉnh lý, tìm hiểu, sắp xếp về phương diện lịch sử và địa lý của thế kỷ thứ 7. Tất cả những gì có được hoàn toàn đều nhờ công lao của Ngài.

    Về Phương diện ngoại giao

    Do Ngài Huyền Trang lúc du học ở Ấn đã biểu hiện là một con người vô cùng tuyệt trác lỗi lạc nên rất được chính phủ và toàn dân kính phục. Trong cuộc đại hội Kanykudja thắng lợi, lại càng được minh chủ Giới Nhật Vương đương thời của Bắc Ấn vô cùng khâm phục. Sau khi Ngài về nước Giới Nhật Vương liền phái sứ giả đến Trung Hoa, Đường Thái Tông lập tức ra lệnh Vương Huyền Sách và hơn 20 người đi sứ sang Ấn. Hai nền văn minh cổ đại Ấn Độ- Trung Hoa từ đó giao lưu qua lại.

    Về Phương diện Nhân cách và tinh thần

    Ngài Huyền Trang vì mục đích đến Ấn Độ cầu pháp nên không sợ những gian nan mà mạo hiễm tiến bước. Chúng ta thử nghĩ xem, ở trong một sa mạc mênh mông trên không chim bay dưới không thú chạy, cũng không một dấu chân người, chỉ băng tuyết nối tiếp nhau, ở những vách núi cao chọc trời với gió tuyết xen lẫn, cảnh tượng vắng vẽ đến khiếp sợ. Trên lộ trình gặp chổ giặc cướp hoành hành, Ngài Huyền Trang chỉ nương vào một trái tim kiên cường bất khuất mà đi hết hành trình, thật làm cho mọi người khâm phục.

     

    http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/huyentrangdaisu.htm

     

     

     


    Vào mạng: 01-02-2009

    Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

    Đầu trang