Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Vài Cảm Nhận
TỪ CUỘC THI GIÁO LÝ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI TP .HCM
 
Chư Tôn đức trong buổi khai mạc đêm giao lưu

Sài Gòn vào buổi chiều nay như ngập tràn trong bầu không khí vui mừng của toàn thể chư Tăng và Phật tử khắp mọi nơi đổ về khuôn viên của Thiền Viện Quảng Đức Q 3. Đây là một niềm vui chưa từng có hơn 30 năm nay. Ngày hội mang tính vĩ mô, niềm hoan hỷ luôn hiển lộ trên khuôn mặt và nụ cười của Chư Tôn Đức trong ban tổ chức. Phật giáo Việt Nam một trang sử mới trong ngành hoằng pháp độ sanh , phong trào học Phật tin Phật và làm theo lời Phật trong mọi người mọi giới đã được được mở ra, ngọn đuốc tri thức đã được mở ra và thắp sáng rạng ngời tiếp nối dấu chân chuyển pháp luân của đức Thích Ca Mâu Ni Phật tại vườn Lộc Uyển cách đây hơn 25 ngàn năm về trước được hiện khở trong tất cả sự vui mừng và tán thán của biết bao Tăng Ni và Phật tử từ phố thị phù hoa cho đến những đồng quê nước trũng, tất cả như được dung hoà trong biển chánh pháp bao la. Dấu chân giác ngộ giáo lý vô ngã vị tha được khơi nguồn và tuôn chảy trong bản thể bất tận của kiếp sống con người.

Hội trường trong buổi giao lưu

Ngồi nơi đây, trong giảng đường này chúng tôi đã cảm nhận được hương vị của niềm tin chánh tín đã loan toả qua lời nói cử chỉ từng cái chấp tay chào nhau, như đã được qua một sự tôi rèn rất kỹ lưỡng từ những oai nghi tế hạnh mà quý thầy và quý cô đã cất công dạy dỗ. Hội thi giáo lý dành cho cư sĩ Phật tử lần này diễn ra theo thứ bậc từ trung ương và địa phương và  nhiều thời gian và công sức mà chư tôn đức lãnh đạo giáo hội cũng như ban hằng pháp trung ương đã dày công vun đắp. Nhìn chung hội thi giáo lý ở TP. HCM mà chúng tôi có dịp  đến ghi nhận và tham dự đều diễn ra theo một tiến trình rất tốt các thí sinh đa số điều đạt điểm cao. Trong không khí rộn ràng của đêm nghệ giao lưu chúng tôi cũng tranh thủ ghi nhận một vài cảm nghĩ của chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội cũng các Phật tử tại thành phố cũng như các tỉnh thành xa xôi khác. Và trong họ không ai dấu được sự xúc động khi được học tập giáo lý và tham gia cuộc thi có sự tổ chức chặc chẽ và có tầm vóc quy mô như thế này. Và trong những chiếc áo màu lam xuôi ngược còn có rất nhiều những tà áo nâu thiền vị đến từ những tỉnh thành khác nhau. Họ đến từ những vùng quê khác nhau nhưng trong lòng của họ đều có chung cùng một mục đích là để trắc vấn lại quá trình tu học của mình còn Chư Tôn Đức thì đến tham để học tập và rút kinh nghiệm từ nơi này để tổ chức hội thi cho tỉnh mình trong thời gian sắp tới. Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương đến từ Hà Nội đã phát biểu về cuộc thi: Theo tôi: “Cuộc thi này là cuộc thi mang tính tiền đề cho các tỉnh thành cũng như Hà Nội với mục đích là phổ biến lời Phật dạy vào đại đa số quần chúng nhân dân, để từ đó mà họ có cơ hội tiếp và tu tập và từ đó có thể đạt sự an lạc ngay trong cuộc sống thường nhật và qua đó họ có thể hiểu giáo lý của đạo Phật một cách chính xác hơn. Đây là lần đầu tiên tổ chức tại TP. HCM  và mong rằng từ khởi điểm này mà phong trào hoằng pháp trong thời hiện đại còn rộng mở và mang tính vĩ mô hơn. Cho nên tầm quan trọng của cuộc thi Giáo lý này là bước đột phá chưa từng có từ trước đến nay và mang tính tầm cỡ đó cũng là một ngọn gió mới cho Phật tử tập theo điều kiện phước- huệ song hành.”

Thậy vậy, đó là một điều đáng mừng không chỉ dành riêng cho những Phật tử có mặt trong hội thi mà có thể là một điều đáng mừng của tòn thể Tăng Ni và Phật tử Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước cũng điều ngưỡng vọng tin yêu.

Phong trào học Phật được phát triển như hiện nay là một điều vô cùng lớn lao, đã có một nhà nghiên cứu Phật học đã từng phát biểu rằng: “ Phật giáo hiện nay hưng thịnh ngang bằng với Phật giáo thời Lý- Trần” . Điều đó có chính xác hay không thì chúng tôi không biết nhưng trong cái nhìn trong của chúng tôi hôm nay thì có những em bé mười ba tuổi đến bà cụ tóc bạc 60 tuổi cũng đã vượt qua bao chướng ngại của các vòng thi và để có mặt trong ngày hôm nay với nụ cưòi đầy haon hỷ và mãn nguyện.

  Cô Nguyễn Thị Nương 60 tuổi Pháp danh Đạt Nghiêm bộc bạch rằng: “Được tham gia học Phật như vầy tôi mừng lắm, và tôi nghĩ rằng mình lớn tuổi biết sức nhớ của mình kém nên học cái cái gương của con rùa, nên học chắc hiểu chắc. Từ các câu hỏi trắc nghiệm trong bộ Phật học phổ thông từ cuốn một đến cuốn hai của cố Hoà Thượng Thích Thiện Hoa tôi đọc kỹ từng chương và khi vào thi trắc nghiệm từ cấp quận đến cấp thành phố tôi đều đọc kỹ và không gấp gáp như những bạn trẻ phật tử khác, và được thi vào vòng trong như thế này tôi cố gắng kiểm nghiệm lại sở học của mình và khi cọ xát vào thực tế tôi thấy sở học của mình còn yếu kém nên cố gắng học hỏi thêm để áp dụng vào đời sống tu tập cho chính bản thân mình, chứ không phải là tham gia cuộc thi này để mong đạt danh vị này hay văn bằng kia và tôi tin theo luật nhân quả nếu mình học tốt thì sẽ đạt được kết quả tốt”. Còn em  Bùi Thị Bé Tâm  pháp danh Tâm Thảo đến từ đơn vị thí sinh tỉnh Đồng Tháp năm nay em vừa tròn 15 tuổi hồn hiên tâm sự : “ Em đến chùa quy y Tam Bảo từ năm 2000, em theo học lớp giáo lý tổ chức tại chùa ở quê em. Lần đầu tiên được biết TP. HCM cũng là lúc em được tham dự cuộc thi giáo lý dành cho Cư sĩ Phật tử cấp trung ương. Để mong được kết quả cao hơn thángnay em đã tranh thủ học bài đến cả hai giờ khuya mà không cảm thấy buồn ngủ tí nào. Em rất tự tin nhưng chưa chắc đạ thắng được những anh chị  Phật tử lớn hơn, vì những anh chị ấy nhiều kinh nghiệm và nhiều kiến thức hơn.

Ni Sư Thích Nữ Huệ Liên ngồi bên tay phải, từ trên nhìn xuống

Còn Ni Sư Thích Nữ Huệ Liên là Uỷ Viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương và là vị giám khảo trong cuộc thi giáo lý dành cho cư sĩ Phật tử này thì cho rằng: “Vai trò của Ni giới trong hội thi Giáo lý lần này đã được đề cập đến, mặc dù chưa nhiều lắm, nhưng đã cho thấy một điều là là Giáo hội đã bắt đầu quan tâm đến vai trò của Ni bộ trong Tăng đoàn. Như một dấu hiệu trở về từ truyền thống tâm linh mà đức Phật đã chủ trương về sự bình đẳng giới tính trong tu tập và trong làm Phật sự. Tôi nhìn thấy hội thi này là một dấu hiệu tốt đẹp cho sự nâng cao kiến thức và trình độ Phật học cho giới tại gia, để họ có thể áp dụng lời Phật dạy vào trong đời sống. Từ đó xoá đi các quan điểm cho rằng: “ Đạo Phật chỉ dành cho giới xuát gia, không dành cho người cư sĩ, hoặc đạo Phật là yếm thế..”

Nói cách khác, thông qua chính sách và sự quan tâm của giáo hội, người Cư sĩ Phật tử sẽ sống đạo và hành đạo tốt đẹp hơn.”

Buổi văn nghệ họp mặt giao lưu của gần 500 nam nữ Cư sĩ Phật tử được chư  Tôn Đức lãnh đạo Giáo hội tổ chức một cách trọng thể , sau lời khai mạc là hát mừng ngày đoàn tu của các Cư sĩ Phật tử áo lam của các ca sĩ Phật cũng như chư Tăng Ni. Buổi lễ đã được kết thúc trong tiếng vỗ tay hoan hỷ nồng nhiệt của tất cả đại chúng tham dự.

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/hoithiphattu.HTM

 


Vào mạng: 9-10-2005

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang