Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Thực Hành Thiện: Đạo Đức Học Phật Giáo Cho Đời Sống Hằng Ngày, nguyên tác Hán văn: Hoà Thượng Tinh Vân; bản dịch sang Anh ngữ: Tom Graham
Điểm sách: Damien Keown; Việt dịch: Thích Giác Hoàng

Nguyên tác bằng Hán văn của Hoà Thượng Tinh Vân, được Tom Graham dịch sang Anh ngữ dưới tựa đề Being Good: Buddhist Ethics for Everyday Life (New york and Tokyo: Weatherhill, 1999, 176 pages, ISBN 0-8348-0458-1, US $14.95). Damien Keown, thuộc bộ môn Lịch Sử và văn Hóa học (Godsmiths College, University of London) đánh giá.


Tác giả của tác phẩm này là Hoà Thượng dòng Lâm Tế thứ 48 của Thiền tông Phật giáo Trung Hoa. Ngài là vị sáng lập tu viện Phật Quang Sơn ở Đài Loan và cũng là vị sáng lập Phật Quang Quốc Tế Hội. Dựa vào bìa ngoài của tập sách này, Phật Quang Quốc Tế Hội có gần cả ngàn thành viên trên khắp thế giới. Vì vậy, rất là tốt cho chúng ta để biết mối quan tâm của bậc thầy đáng kính trọng này đỗi với vấn đề đạo đức học.

Mục đích của tác phẩm là "để mời các độc giả xem những gì có ý nghĩa để sống một đời sống tốt đẹp, và để đưa ra lời khuyên thực tế, dựa trên lời dạy của Đức Phật" (bìa phía sau). Tập sách gồm 33 bài khảo cứu ngắn, mỗi bài dài khoảng từ 2 đến 6 trang. Chủ đề của các bài khảo cứu này là cách chế ngự tham, đoạn trừ sân, làm thế nào để giữ gìn tài sản, lòng rộng rãi, không sát hại, không nói dối, tình hữu nghị, thái độ biết ơn, cách giúp đỡ người khác, và lòng tin.

Đây là những bài viết có sức truyền cảm rất cao với mục đích khuyến khích những ai đang trên con đường nỗ lực áp dụng giáo pháp của Đức Phật. Trước mỗi chương đều trích dẫn một đoạn kinh và nhiều đoạn trích quen thuộc từ nhiều kinh điển khác nhau. Mặc dù nguồn văn học Phật giáo Đại Thừa (Mahaayana) là nguồn văn học chính, tác giả cũng trưng dẫn những đoạn được rút ra từ kinh Pháp Cú (Dharmapaada) và kinh A-hàm (Aagama).

Tác phẩm này căn bản là một cẩm nang trình bày những hướng dẫn về cách làm thế nào để điều phục các căn, tu tập giới đức, phát triển lòng từ bi và trí tuệ. Lời khuyên bảo của Ngài thật chân tình và thật trong sáng. Ví dụ chương đề cập đến sát hại (pp. 82ff), khẳng định hết sức rõ ràng và dứt khoát, là tất cả việc giết hại đều sai cả, và tiếp tục mô tả lợi ích của việc tránh xa sát sanh . Vấn đề nói dối được giải quyết trong chương kế. Nhiều thế hệ trong truyền thống Thiền tông trước đây đã làm cho nhiều người có ấn tượng rằng giá trị của đạo đức chỉ mang tính tạm thời và không có nền tảng chắc chắn gì cho đạo đức học trong thế giới quan Phật giáo. Trái lại, Hoà Thượng Tinh Vân thẳng thắng cho rằng đạo đức học hoàn toàn bị xói mòn do những học thuyết siêu hình học như tánh không (emtiness). Mặc dù Ngài không bàn về bất cứ trường hợp hay vấn đề (dilemmas) nào trong đó các giá trị hay nguyên tắc có thể bị mâu thuẫn, nhưng nền tảng các bài viết của Ngài đã tạo cho mọi người niềm tin tuởng, đó là cách giải quyết vấn đề tương đối rõ ràng.

Tác phẩm này phù hợp với ai? Mục đích chính của nó không phải cho học giới. Vì vậy sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm chỉ cho những ai thực tập, cần sự hướng dẫn trực tiếp để phát triển đạo đức cá nhân trong tu tập theo tín ngưỡng của họ.

http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/012-hanhthien.htm

 


Cập nhật: 1-3-2001

Trở về mục "Điểm sách"

Đầu trang