Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .

Đọc "CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ" tác giả Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xb. P.O.Box 2188, Garden Grove, Ca.92842 USA – giá 18 Mỹ kim.

Giao điểm vừa tái bản (năm 2000) cũng với giá 18 Mỹ kim. Liên lạc mua sách và ngân phiếu xin đề Giao Điểm, P.O. Box 2188, Garden Grove, CA 92842. USA.  Điện Thoại: (323) 222-4444.  Ngoài Hoa Kỳ xin gửi thêm $2 cước phí.


Nguyễn Văn Hóa

 
Đi vào nội dung của "Công Giáo Chính Sử

Công Giáo Chính Sử là một cuốn sách khảo cứu về tôn giáo, dày gần 500 trang. Công việc đầu tiên của tôi trước khi đọc một cuốn sách là xem mục lục, sau đó duyệt xét về thư mục trước khi đi vào nội dung.

Trước hết về thư mục, tác giả đã sử dụng đến trên 200 tác phẩm nghiên cứu về Gia Tô giáo, các tác hầu hết là các học giả, sử gia danh tiếng; đặc biệt có nhiều tác giả là giám mục, linh mục, hoặc trí thức được đào tạo từ môi trường giaó dục Gia Tô La Mã ( một số lớn tài liệu xuất bản vào giữa các thập niên 80, 90). Một việc làm đáng ghi nhận khác là tác giả đã cẩn thận phân loại và giới thiệu tài liệu theo từng chủ đề cho những ai muốn tham khảo sau nầy. Những yếu tố đó đủ chứng minh tác giả Trần Chung Ngọc đã làm việc hết sức cần mẫn, tốn phí rất nhiều thời giờ và tim óc để hoàn thành cuốn sách nầy.

Nội dung sách có tám chương, không kể phần kết. Bốn chương đầu trình bầy các nhận định tổng quát về Gia Tô giáo; lịch sử hình thành và phát triển; sách lược bành trướng của Gia Tô giaó trên thế giới. Hai chương (năm và sáu) nói về Kinh Thánh và Học Thuật Gia Tô.

Chương bảy nhận định về các phép lạ (Huyền thoại Fatima, Lourdes, La Vang). Chương tám, chương cuối cùng và cũng là chương quan trọng nhất: Gia Tô giáo Việt Nam. Với chương mục được phân chia hợp lý như vậy, tác giả Trần Chung Ngọc đã đưa người đọc khai phá sự hiểu biết của mình qua các trình tự:

* Nếu bạn muốn hiểu thế nào là một tôn giáo mang các đặc tính: đẫm máu nhất, vô lý nhất, lố bịch nhất, tàn bạo nhất; một tôn giáo xây dựng trên sự mê tín và cố chấp; một tôn giaó nuôi dưỡng hận thù và tham vọng, thánh hóa sự diệt chủng và chuyên chế: Chương một là một giải đáp.

* Đa số các tín đồ Gia Tô giáo dù cuồng tín, nhưng ít khi cầm tới cuốn Kinh Thánh, thì những câu hỏi như: tại sao có Cựu Ước và Tân Ước ? Thuyết Chúa ba ngôi, đức Mẹ đồng trinh vô nhiễm. Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại. Chuyện Thiên đường và Địa ngục. Ngày phán xét sau cùng – đã tạo nên những câu hỏi nhức nhối không có lời giải đáp. Bằng những luận cứ vững vàng và những sử liệu tôn giáo xác thực, tác giả Trần Chung Ngọc đã gỡ rối cho các tín đồ Gia Tô.

* Với một bản chất tôn giáo "phản tiến bộ" như vừa chứng minh, Gia Tô La Mã giáo đã phát triển ở Âu Châu bằng lịch sử truyền giáo: tiêu diệt văn hóa của các tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác, tạo động lực tinh thần cho các cuộc "thánh chiến", thiết lập những tòa hình án xử tội các người dị giáo, và bằng sự xuyên tạc của Kinh Thánh đã bách hại tàn bạo dân Do Thái.

Đối với thế giới, Gia Tô La Mã giáo, song song với súng đạn đã dùng chính sách ngu dân và sát hại để truyền giáo ở các xứ Phi Châu, Nam Mỹ – là nơi hiện nay có số tín đồ đông nhất. Nhưng hậu quả của các chính sách ngu dân này sẽ như một con dao hai lưỡi, một khi người dân ở các vùng đất này mở mang trí tuệ và nhận chân được sự thật âm mưu của các nhà truyền giáo.

* Ở Á Châu, trừ Phi Luật Tân ra, Giáo hội Gia Tô đụng phải thành trì kiên cố về văn hóa và truyền thống dân tộc; cho nên ở Ấn Độ cho tới nay chỉ có 1% số người theo và đang gặp phải sự đối kháng mạnh của phong trào bài Ki Tô giáo: "Tôi đòi hỏi chính phủ Ấn Độ phải đuổi cố những kẻ đang dụ dân Ấn cải đạo, và phá hoại văn hóa, ngôn ngữ và y phục của dân chúng" (Lời của lãnh tụ bài Ki Tô, ông B.L. Sharma, tr.167).

* Ở Trung Quốc, kết quả có chừng 4 phần ngàn người theo và hiện nay độc lập không lệ thuộc Vatican. Ở Nhật Bản, Gia Tô bị khước từ bằng bạo lực triệt để... chỉ còn lại một phần tử nhỏ nhưng hoàn toàn thoát ra khỏi sự kiểm soát của Tòa Thánh La Mã. Ở Việt Nam, không may sự truyền giáo được hổ trợ và kết thúc với đội quân xâm lăng Pháp, đến nay chưa tới 8% dân số, nhưng lại hoàn toàn nô lệ vào Vatican.

Việc tín đồ không đọc, hay bị ngăn cấm đọc Kinh Thánh nhiều khi là điều may cho Giáo hội; bởi có người đọc xong sẽ thấy "Cựu ước cho chúng ta biết những sự khủng khiếp mà Thượng đế đã làm. Tân ước, những sự khủng khiếp mà Thượng đế sẽ làm" (Nhận xét của Ingersoll, một nhà tư tưởng tự do lỗi lạc Mỹ thế kỷ thứ 19, tr.212). Với trình độ tu sĩ sẽ thấy trong Kinh Thánh:

"Trãi qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Kinh Thánh đã dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt, tạo tâm lý tôn sùng và nhiều lầm lạc khác" (nhận xét của linh mục Ernie Bringas, tr.193).

Với trình độ của một khoa học gia nhận xét "Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh Kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi" (khoa họa gia Ira Giardiff, tr.198).

Và một bậc lão thành tín đồ Gia Tô Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ sau khi đọc Kinh Thánh bằng chữ quốc ngữ đã từng "điên cái đầu" vì "dịch sai, dịch bậy, thêm, bớt nhiều đoạn mâu thuẫn nhau..." (tr.183,184), chẳng khác chi việc "lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia" (ý của cố linh mục Kim Định).

Tất nhiên trong hơn bốn mươi trang sách để bàn về những sai trrái của Kinh Thánh không thể nào nói hết, nhưng "Công Giáo Chính Sử" đã trình bày đầy đủ về những sai lầm, nguỵ trá căn bản nhất của Kinh Thánh.

Người ta thường thắc mắc và dễ lầm lẫn qua sự tuyên truyền về đạo đức, cao quý của các Giáo hội Gia Tô là đã tạo ra những con người đạo đức. Nhìn một ông già, một phụ nữ quỳ gối với những nét mặt thành khẩn, đê mê cầu nguyện, miệng thầm đọc những câu kinh với nội dung nhiều khi rất vô nghĩa, ta dễ đồng hóa họ với sự đạo đức. Thật ra đó chỉ là trạng thái mê mẫn của thần kinh, thường dễ có nơi những người yếu đuối, dễ thụ cảm với bổn phận – lòng siêng năng, sự ép buộc về kỷ luật, tính sợ hãi nhưng kiêu căng muốn tự chứng thực là một kẻ trong sạch tuyệt đối, sự cô đơn và một phần biểu lộ tính tự phô trương âm thầm. Nhưng nhờ vào đâu, đạo Gia Tô La Mã có thể tạo nên một hiện tượng con chiên sùng tín phổ biến như vậy ? Tác giả trả lời : nhờ vào "Học thuật Gia Tô" (Catholic Scholarship). Đây là điểm độc đáo ít có sử gia người Việt nào đề cập tới. Vậy "Học thuật Gia Tô" là cái gì ? Là

"bao gồm những lý thuyết Thần học mơ hồ để bảo vệ đức tin Gia Tô, chủ yếu nhắm vào giới trí thức; những sách lược tuyên truyền về "những cái hay" nhưng sai sự thật của Giáo hội để thu hút và giữ tín đồ" (tr.219).

Tương tự như một đảng chính trị, Giáo hội cần có cán bộ, đảng viên để thực hiện mục tiêu này: -đó là thành phần linh mục, những:

"cán bộ truyền giáo trung kiên, kiến thức thực sự không có là bao, nhưng rất hữu hiệu trong vấn đề uốn nắn đầu óc giaó dân ngay từ lúc sơ sinh vào một niềm tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu, và nhất là tuyệt đối theo lệnh của Vatican, chứ không phải để mở mang đầu óc con người" (tr.240).

Nhưng lương tri con người vẫn còn đó, cho nên đã có những tu sĩ Gia Tô "phản tỉnh" để phô bày và chứng minh cho nhân loại hiểu được học thuật "nguỵ tín" trên như tổng giám mục Peter de Rosa, giám mục John Shelby Spony, và của hàng chục linh mục khác. Bằng chứng liệu cụ thể, tác giả cho chúng ta thấy sự nguỵ thiện của đạo Gia Tô về một xã hội văn minh, sự tự do, các quan niệm về thánh nhân, từ thiện... (như bà Mẹ Teresa), chiêu bài "Hòa hợp tôn giáo" chỉ là sự mâu thuẫn, giả dối, che đậy các mục tiêu bảo vệ và duy trì quyền lực tinh thần trên bề mặt, quyền lợi vật chất thế tục trong thực chất.

Để củng cố cho bản chất được nguỵ trang đó, tòa thánh Vatican phải tạo ra những hiện tượng phù hợp. Hiện tượng đó là những "phép lạ": những huyền thoại về "Fatima, Lourdes, La Vang" đã được Trần Chung Ngọc "giải mật" hoàn toàn; và qua các nhận xét từ công trình nghiên cứu của các học giả Avro Manhattan, André Lorulot, Paul Blanshard; của các linh mục James Kavanaugh, Trần Tam Tỉnh thì chắc chắn không còn sử liệu, tài liệu nào có thể phản bác được nữa.

Qua chiều dài dày đặc của nhận xét, lý luận và trích dẫn trong bảy chương đầu, tôi cho rằng đã đầy đủ cho những ai chưa hiểu về đạo Gia Tô La Mã sẽ hiểu; những ai đã hiểu rồi sẽ biết thêm... Nhưng chương tám, chương cuối cùng không những đã được mổ xẻ, phân tích chi ly, còn là bản án lịch sử về "Gia Tô La Mã giáo Việt Nam".

Chúng ta thường kết án Nguyễn Ánh là kẻ "rước voi về dày mã tổ", nhưng tội trạng của Nguyễn Ánh xét cho cùng, chỉ là tham vọng quyền lực trong sự u tối. Không có Nguyễn Ánh này thì vẫn có Nguyễn Ánh khác. Thủ phạm chính đã dẫn dắt sự xâm lăng của Pháp là các giáo sĩ truyền đạo như Bá Đa Lộc, Huc, Retord, Pellerin, Gauthier, Puginier v.v... đã có những hoạt động gián điệp cho Pháp và tiếp tay với người bản xứ làm nội ứng (tr.362).

Một nhân vật đã bị lịch sử Việt Nam ghi ơn một cách lầm lẫn là giám mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ. Thật ra ông chỉ là kẻ kế thừa sử dụng và phát triển quốc ngữ như phương tiện để truyền đạo song song với công việc gián điệp cho mục tiêu xâm lăng. Kết quả là giám mục Đắc Lộ đã thành công cả hai mặt: xâm chiếm bằng võ lực, và để lại một nền đạo lý trên đất nước mà giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang đã gọi là nền đạo lý "Thiên La Đắc Lộ: tổng hợp sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý của Giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc" (tr.355).

Qua 75 trang của chương tám, với những lập luận vững chắc, những sử liệu dẫn chứng mà giá trị xuất xứ của nó không thể nào chối bỏ được, tác giả đã cống hiến cho người đọc một kết luận dứt khoát : Sự đau khổ của dân tộc Việt Nam trong hơn một trăm năm qua và vẫn tiếp tục âm ỉ trong hiện tại, không phải chỉ do quân đội thực dân Pháp, mà còn bởi bàn tay "ma dẫn lối, quỷ đưa đường" của Bộ Truyền Giáo hải ngoại, dưới sự chỉ đạo của Vatican. Họ đã dụ dỗ, muc chuộc, xúi bẩy, huấn luyện, truyền vào não trạng của một vài phần tử trong xã hội Việt Nam vốn là "tầng lớp cặn bã của xã hội Việt Nam thành một đám nô lệ cho Vatican, coi thường luật lệ quốc gia và không ngần ngại phản quê hương" (tr.381). Điều đó đã được chứng thực là "nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Gia Tô Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nỗi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần một trăm năm" (tr.398).

 

Triết lý của "Công Giáo Chính Sưuot;

Nhiều người có dịp đọc một vài cuốn sử về "Công Giáo Việt Nam" viết bởi các tu sĩ, trí thức Gia Tô có lúc lòng phải nổi dậy "sân hận", dù đọc với thiện ý cố tìm vài "điểm đẹp" tối thiểu nào đó để mà có thể cảm nhau được. Sân hận không những vì sự thiếu lương thiện trí thức của họ, mà bởi những xuyên tạc lộ liễu. Tôi thí dụ: đọc cuốn "Lịch Sử Giaó Hội Công Giáo" (của linh mục Bùi Đức Sinh, tốt nghiệp Cao học sử Canada, xb. năm 1972). Ở chương "Giáo hội VN thời tử đạo", trang 340, khi viết về giáo sĩ Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) đã biện hộ cho ông như sau: "Việc ngài nhúng tay vào chính trị cũng chỉ mong cho xứ truyền giáo này được một ông vua công giáo hay ít là có thiện cảm với công giáo, để việc truyền bá Phúc Âm có tự do". Lập luận như vậy, linh mục Sinh đã tự xác nhận Bá Đa Lộc có nhúng tay vào chính trị, bằng thay đổi tôn giáo của một ông vua, đúng nghĩa là thao túng triều chính, đảo ngược các trât tự xã hội hiện hữu. Nhưng ở phần cuối, cùng trang, linh mục Sinh đã trích dẫn một đoạn của sử gia Louvet (trường phái Vatican) rằng:

"Người ta có thể phê phán đức cha Bá Đa Lộc đã nhúng tay vào các âm mưu "thực dân" (nếu thực sự có, nhưng không bao giờ người ta có thể đổ những lỗi ấy cho giaó hội công giaó, ví Bá Đa Lộc không phải là giáo hội, và giáo hội không bao giờ tán thành một vị thừa sai làm chính trị, nhất lại là âm mưu chính trị làm lợi cho nước Pháp, khi mà giáo hội không phải là của riêng nước Pháp, của riêng Ý hay Tây Ban Nha, nhưng là của mọi dân tộc nhìn nhận giáo hội làm Mẹ" (Bùi Đức Sinh, sđd, tr.340).

Không cần trình độ cao học sử của linh mục Sinh, ta vẫn có thể hiểu được ông Sinh vì cố biện hộ cho Bá Đa Lộc, đã vô tình tố cáo Bá Đa Lộc có âm mưu thực dân. Đây là cuốn sử được coi là "đứng đắn" nhất của một tu sĩ Gia Tô viết về đạo "Công Giáo", và việc phụ chú bằng trích dẫn trên chứng minh cho sự đứng đắn này; nó còn có nghĩa là chỉ muốn nói ra một nữa phần của sự thật ! Không may đoạn văn trên đã tự tố cáo lối lý luận lưu manh của kẻ xâm lăng và chạy tội cho giáo hội Gia Tô La Mã một cách trân tráo. Đó cũng là "phương pháp luận sử học" của giáo hội Gia Tô , mà chúng ta sẽ tìm thấy đầy rẫy trong các cuốn sách của các trí thức Gia Tô cho xuất bản ở hải ngoại. Bản chất trí trá, xuyên tạc lịch sử nầy là một chứng bệnh chỉ có ở các người trí thức Gia Tô, mà tác giả Trần Chung Ngọc đã từng gọi là những "đầu óc khuyết tật" (astrolabe mentality).

Có lẽ từ niềm "sân hận" trí thức đó, là một trong các lý do thúc đẩy tác giả viết cuốn khảo cứu tôn giáo nầy, vì như phần mở đầu tác giả đã nói "thứ nhất để đánh đổ những mưu toan xuyên tạc lịch sử, lấy lại công bằng lịch sử, và thứ nhì, với hy vọng những sự thực nầy sẽ giải phóng một số người có đầu óc tiến bộ, cởi mở, và tôn trọng sự thực" (tr.2). Mong đạt được ý nguyện đó, chắc hẳn tác giả cũng chỉ muốn nhắm tới mục đích cuối cùng là "dĩ hòa vi quý" như tinh thần của tổ tiên đã truyền lại từ ngàn đời. Nhưng muốn cái "hòa" được vĩnh cửu, không phải là cái hòa-chiêu-bài, nhưng là hòa-từ-tâm. Có Tâm thì phải có trí tuệ dẫn đường. Trí tuệ là cái biết, cái hiểu. "Công Giáo Chính Sử" cung cấp cho sự hiểu biết nầy. Bởi vậy, tôi nghĩ CGCS không phải chỉ viết cho các tín đồ Gia Tô, mà các Phật tử, các tín đồ tôn giáo dân tộc khác và các người Cộng Sản cũng phải đọc nữa.

Ngưòi Cộng Sản cần phải đọc CGCS (…) vì họ đã không còn hiểu được giám mục Đắc Lộ là ai, giờ nầy lại coi ông như kẻ có ơn với đất nước; đến nỗi tác giả phải than rằng "Giờày vẫn còn nhữn người có đầu mà không có óc muốn tôn vinh ông, dựng bia đá tượng đồng thờ phượng, đặt tên ông trên đường phố cùng hàng với tên các danh nhân lịch sử Viêt Nam..." (tr.355).

Một số lớn dân chúng miền Nam trong 20 năm chinh chiến trước đây, vì cuộc sống bị bủa vây bởi các thế lực vô minh, và với nỗi sợ hãi đã chấp nhận thái độ sống từ sự hiểu sai tinh thần Nho giáo "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống". Cái biết nầy là cái biết an phận cúi đầu, biết luồn lách, ươn hèn nhằm vinh thân cho bản thân và gia thế. Kinh nghiệm chỉ mới ngày qua thôi: có những Phật tử hôm trước vừa mới cúi đầu lể Phật ở quê nhà, vài hôm sau đến trại tị nạn phải khai là theo đạo thờ cúng ông bà tổ tiên, vì bị mấy "nhóc tì" Gia Tô tuyên truyền khai đạo Phật sẽ bị phái đoàn di trú "bác" hồ sơ định cư. Và xa hơn nữa, với một thế hệ trí thức trẻ ở miền Nam trước đây, tối ngày chỉ biết ngất ngưỡng trong tâm cảm "hai mươi năm nội chiến từng ngày" cũng nên đọc Công Giáo Chính Sử. Vì dù có theo đạo "ông bà tổ tiên", có khổ đau với "nội chiến" từng ngày đi nữa, nhưng không ai có thể phủ nhận mình là người dân tộc. Cho nên biết sống là phải biết phá vỡ bức tường im lặng của mơ màng và sợ hãi để thét vang đất trời : kẻ thù chính thức của dân tộc Việt Nam là đạo Gia Tô La Mã (Roman Catholicism !).

Đó là cái hào khí của kẻ "trí", và chỉ có tinh thần hào khí ngất trời này mới biết xóa bỏ hận thù là chuyện dễ dàng như một cái thở phào. Tác giả Trần Chung Ngọc hẳn cũng mang "tinh thần" đó, nên đã tha thiết mong ước người anh em Gia Tô trở về với đại gia đình dân tộc; và theo tôi, con đường ngắn nhất để trở về là can đảm chấp nhận sự thật. Có sự can đảm đó rồi, thì người anh em sẽ hiểu phải làm gì để đạt được sự độc lập trong suy nghĩ và hành động của một người yêu nước.

Trong sự phấn khởi hòa đồng với niềm mơ ước đó, tôi trân trọng mời gọi toàn thể dân tộc hãy tìm đọc "Công Giáo Chính Sử".

Nguyễn Văn Hóa
March 18, 1999

http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/005-conggiao.htm

 


Cập nhật: 7-6-2000

Trở về thư mục "Điểm sách"

Đầu trang