Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
LUÂN HỒI
Takashi Tsuji
Dịch Việt : Mỹ Thanh

 

Các Phật tử tin vào tái sinh, tái sinh làm thú vật trong kiếp sống tới ? Anh sẽ làm chó hoặc bò trong tương lai ? Có phải linh hồn dời chuyển sang thân thể của người khác hoặc thú vật ? Có sự khác biệt nào giữa dời chuyển và luân hồi ? Đó có phải giống như sự tái sinh hay không ? Nghiệp có phải giống như định mệnh ? Tôi hay bị mi người hỏi những câu nầy và các câu tương tự?

Ngày nay, một sự hiểu lầm to tát về Phật giáo đang hiện diện, nhất là khái niệm về luân hồi. Sự hiểu lầm thông thường cho rằng một người từng sống nhiều kiếp trước làm thú vật, nhưng một lý do nào đó kiếp nầy, người ấy được tái sinh làm người và trong kiếp sống tới người ấy sẽ tái sinh trở lại làm thú, tùy vào nếp sống mà người ấy đã trải qua.

Có sự hiểu lầm nầy là vì người ta thường không biết cách đọc kinh hoặc các bài pháp. Nghe nói rằng đức Phật đã để lại 84.000 bài pháp ; con số biểu hiện nhiều đặc điểm, nhiều nền tảng, hương vị,  khác nhau của con người, v…v…   Đức Phật giảng dạy tùy vào khả năng tâm linh và kiến thức của từng người .  Đối với những người dân làng giản dị sống vào thời đức Phật, giáo điều về luân hồi là một bài học đạo đức mạnh mẽ. Sợ tái sinh vào cõi súc vật hẳn đã làm nhiều người lo sợ, và không dám có những hành động thú vật trong nếp sống. Nếu chúng ta hiểu bài học nầy theo chữ nghĩa thì hiện nay chúng ta lộn xộn bởi vì chúng ta không thể nào hiểu về nó một cách đầu đuôi gốc ngọn.

Vấn đề của chúng ta nằm ở đây. Truyện ngụ ngôn, nếu hiểu theo từng chữ thì thật không có ý nghĩa gì. Do đó, chúng ta phải học để biết phân biệt các truyện ngụ ngôn và thần thoại khác rất xa với đời thực tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta đi xa hơn hoặc chuyển hóa các truyện ngụ ngôn và thần thoại, chúng ta sẽ có thể hiểu được sự thật, chân lý.

Người ta sẽ nói, « Nếu vậy, sao không nói thẳng ra để chúng tôi có thể hiểu ngay chân lý, sự thật ? »  Câu nói nầy có thể chấp nhận được, nhưng vì chân lý không thể diễn tả bằng lời nói. [chúng ta là chúng sinh có tầm hiểu biết hạn hẹp, không thể hiểu được « tri kiến của chư Phật » . Chúng ta không thể nói CHÂN LÝ, chỉ có thể dùng từ ngữ NÓI về Chân Lý]  Như vậy, các nhà văn và thầy giáo thường sử dụng ngôn ngữ tưởng tượng để dẫn dắt đọc giả từ chân lý thấp nhất đến chân lý cao tột. Giáo điều về luân hồi thường được giải thích theo chiều hướng nầy.

Luân Hồi không phải là…

Luân hồi không đơn thuần chỉ là sự sinh ra thân thể của một con người ; thí dụ, John bị tái sinh làm mèo trong kiếp tới. Trong lúc nầy, John sở hữu một linh hồn bất tử, đã chuyển thể qua dạng một con mèo sau khi anh chết. Vòng tròn nầy tiếp tục mãi mãi. Hoặc nếu như anh ta may mắn, anh ta sẽ tái sinh làm người. Khái niệm về sự luân hồi của một linh hồn thật sự không hiện hữu trong Phật giáo.

Nghiệp

Karma là một từ Sanskrit từ gốc « « Kri » », làm hoặc tạo ra và có nghĩa đơn giản là « « hành động » ». Nó hoạt động trong vũ trụ như một phản ứng dây chuyền tiếp nối, nguyên nhân và hậu quả. Nó không chỉ đóng khung trong nguyên nhân ở mặt thể chất, mà còn có ẩn ý về mặt đạo đức. « « Một nguyên nhân tốt, một kết quả tốt ; một nguyên nhân xấu, một kết quả xấu » » là câu người ta hay nói. Trong ý nghĩa nầy, nghiệp là một định luật có tính chất đạo đức.

Hiện nay con người liên tục phát tán sức mạnh thể chất và tâm linh ở mọi phương hướng. Trong vật lý, chúng ta biết rằng không có năng lượng nào bị mất ; chỉ là nó thay đổi hình dạng mà thôi. Đây là định luật thông thường về gìn giữ năng lượng. Cũng tương tự như vậy, hoạt động tâm trí và tâm linh cũng không bao giờ thất lạc. Nó chỉ là chuyển thể. Như vậy Nghiệp là định luật duy trì năng lượng đạo đức.

Xuyên qua hành động, ý nghĩ và lời nói, con người thả vào vũ trụ phần nào năng lượng tâm linh ; sau đó năng lượng ấy lại quay trở về, và con người lại bị các ảnh hưởng nầy tiêm nhiễm. Như vậy, con người là kẻ gửi và cũng là kẻ nhận của tất cả các ảnh hưởng nầy. Tất cả những tình huống bao quanh lấy anh ta, và đó là nghiệp của anh.

Với mỗi một hành động - ảnh hưởng mà anh ta đã làm, đồng thời anh ta cũng nhận lấy, anh ta thay đổi. Sự thay đổi tâm tính và thế giới mà anh ta hiện đang sống cũng góp phần vào tổng kết quả nghiệp của anh ta.

Nghiệp không nên hiểu lầm với định mệnh. Định mệnh là một khái niệm cho rằng cuộc sống con người đã được sắp đặt sẵn bởi một quyền lực bên ngoài, và anh ta không có khả năng để điều khiển lấy định mệnh của chính mình. Trong khi đó, Nghiệp, có thể được thay đổi. Bởi vì con người là một chúng sinh có ý thức, và anh ta có thể hiểu biết về nghiệp, và như vậy anh ta cố gắng để vươn lên, thay đổi hướng đi của nghiệp quả. Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) chúng ta thấy có câu, « Chúng ta là kết quả của tất cả những gì chúng ta nghĩ, nó được hình thành từ ý nghĩ của chúng ta. » 

Như thế, chúng ta là gì đều hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta nghĩ gì. Do đó, tính cao thượng của con người tùy thuộc vào các ý nghĩ, hành động và lời nói « « tốt lành » ». Đồng thời, nếu như anh ta ôm ấp những ý nghĩ hèn hạ, những ý nghĩ đó ảnh hưởng đến anh ta một cách cố định, làm cho anh ta có những lời nói và cử chỉ tiêu cực.

Thế Giới

Theo truyền thống, Phật giáo dạy rằng sự hiện hữu của mười cõi chúng sinh. Tầng cao nhất là Phật và nấc thang đi xuống dần như sau : Bố Tát (một người giác ngộ đang trên đường thành Phật, nhưng cố ý ở lại thế gian để dạy dỗ con người), Bích Chi Phật (Độc Giác Phật), Thanh Văn (đệ tự trực tiếp của Phật), cõi Trời (tiên, thánh [thiên thần ?]), cõi người, cõi A-tu-la (thần), cõi súc sinh, Ngạ Quỷ, và cõi địa ngục.

Mười cõi nầy có thể được xem là không cố định, các thế giới không có đối tượng, như trạng thái tinh thần và tâm linh. Tất cả những trạng thái tinh thần nầy được cấu tạo bởi ý nghĩ, hành động và lời nói của con người. Còn có nghĩa là, đó là các trạng thái tâm lý. Mười cõi nầy liên quan đến nhau , mỗi một người đều sở hữu các đặc điểm của chín trạng thái kia (từ cõi địa ngục đến cõi Phật). Con người có lúc rất là ích kỷ, tự tạo lấy cho mình một địa ngục, hoặc nếu thật sự từ bi, phản ảnh lòng từ của đức Phật A-Di-Đà. Tất cả các vị Phật đều có chín cõi kia trong tâm thức, nếu không làm sao đức Phật có thể cứu rỗi những kẻ ở địa ngục, khi mà Ngài không thể đồng cảm được nỗi đau khổ để dẫn dắt chúng sinh đến sự tỉnh thức.

Bài Học

Chúng ta có thể học được một bài học đáng giá từ bài pháp về luân hồi.

Anh đang sống trong cõi nào ? Nếu như anh đang đói quyền lực, tình yêu và sự nổi tiếng, anh đang sống trong cõi Ngạ Quỷ, hoặc ma đói. Nếu như anh bị thôi thúc bởi sự thèm khát cơ thể người, anh đang sống trong thế giới của súc sinh.

Hãy cân nhắc kỹ ý định và động cơ của chính anh. Hãy nhớ rằng con người được đặt để một cách đặc thù ở điểm giữa của mười tầng thế giới ; con người có thể bất thần tự hạ thấp bản thân hoặc là dần xuống cõi địa ngục hoặc xuyên qua kỷ luật, trau dồi và học tập để niềm tin vươn lên sự Giác Ngộ, trạng thái tỉnh thức của đức Phật.

http://www.buddhanet.net/e-learning/reincarnation.htm

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/luanhoi.htm

 


Vào mạng: 1-5-2007

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang