...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
Lương
Hoàng Sám
HT. Thích Trí Quang dịch giải
6
Phẩm 35: Cảnh Giác Tư Duy Đạo Lý Vô Thường [^]
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, đã được cùng nhau lạy Phật sám hối và
phát nguyện cho lục đạo chúng sinh rồi, bây giờ, một lần nữa, phải tỉnh
ngộ sự vô thường của cuộc đời.
Từ quá khứ đến hiện tại, từ
hiện tại đến vị lai, tội cũng như phước, phát sinh ra là vì sự tương
quan nhân quả. Hãy thành khẩn mà nhớ nằm lòng, hãy lo nghĩ mà đừng quên
mất việc ấy. Do đó mà đại chúng đã thấy thường nói, ảnh hưởng nhân
quả ăn khớp với nhau, làm sao thoát khỏi, nguyên lý thiện ác thật không
sai chậy.
Nguyện xin đại chúng tỉnh ngộ
vô thường, cần mẫn mà tu tập thiện nghiệp để tự giúp bản thân. Đừng
theo tính biếng nhác mà không nỗ lực. Trí giả mà thường than, có hưởng
dục lạc đủ cả năm thứ và qua ngàn vạn năm đi nữa, chung cục vẫn không
thoát khỏi thống khổ trong ba ác đạo, huống chi chúng ta tuy nói trăm năm
mà mấy ai được một nửa. Trong cái thì gian ngắn ngủi đó, đâu được
tự dung thứ cho mình đẳng đãi?
Cuộc đời biến ảo mê hoặc,
chung cục biến mất tất cả. Có sẽ hết, cao sẽ rơi, hợp phải tan, sống
phải chết. Cha mẹ anh em, vợ con thân thuộc, tình thương thấu triệt
xương tủy, khi chết cũng hết cách tha nhau. Chức cao lương hậu, giàu có
sang cả, tiền nhiều của lắm, cũng không phải là những yếu tố kéo
dài được mạng sống con người. Cũng không phải đem lời nói hay vật thực
khẩn cầu mà thoát chết. Sự đối đầu vô hình thì còn ai lưu giữ cho
được? Trong Kinh đã nói, chết nghĩa là hết: khí lực tuyệt hết, tâm thức
thoát đi, hình hài tan tác, người cũng như vật, thống nhất với nhau ở
chỗ không có sự phát sinh nào mà không đi đến sự kết liễu. Khi chết
thật khổ. Thân quyến gào khóc, trong khi kẻ chết bàng hoàng, không biết
nương tựa vào đâu và đi về chỗ nào. Cơ thể tàn lạnh, khí lực sắp
hết, chính trong lúc này lại thấy bao nhiêu cảnh tượng quả báo của
hành vi thiện ác mà mình đã làm, nhất tề hiện ra la liệt trước mắt.
Rồi ai làm điều thiện thì thấy được thiện thần hộ vệ, ai làm điều
ác thì thấy bị ngục tốt đuổi bắt. Ngục tốt vốn tàn bạo, không bao
giờ có sự dung thứ. Nên cha mẹ hiền hay con cháu hiếu cũng không thể cứu
nhau. Yêu thương như tình vợ chồng, cũng chỉ nhìn nhau đi đến cái chết.
Đao gió cắt mình, khổ không thể tả. Kẻ chết lúc đó gan dạ rã rời,
còn lại là vô số thống khổ cùng nhau tập hợp, nên tâm thức kinh
hoàng, như cuồng như say. Bấy giờ có quyết chí muốn phát một tâm niệm
lành để làm một tơ tóc phước, thì cũng chỉ ân hận trong lòng, chứ
làm sao mà làm được nữa? Nỗi khổ ấy của người chết thật hết kẻ
thay thế. Niết bàn kinh có nói, người sắp chết là trong chỗ nguy hiểm
mà đi không lương thực, đi xa vời vợi, đi một mình, đi mãi cả ngày liền
đêm mà không thấy giới hạn, đi trong bóng tối thăm thẳm mà không có một
chút ánh sáng, đi vào cái chỗ mà vào thì không ai cản nổi, nhưng vào đến
rồi thì lại không thể thoát ra. Sống mà không làm phước thì chết sẽ
đi vào chỗ khổ, tình trạng thảm khốc thật hết cách cứu gỡ, chứ
không phải chỉ mô tả cảnh dữ cho người kinh sợ đâu.
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, phải thấm thía rằng, quả báo sinh tử y như
những chiếc vòng móc lại với nhau, tương quan bất tận. Và trong cảnh giới
ấy, một mình mình đi, không ai thấy được, không thể tìm ra, hết cách
gửi gắm. Vậy thì ai nấy phải tự nỗ lực, nhẫn khổ chịu nhọc, cần
cù mà tu tập tứ đẳng lục độ để làm vật dụng khi đi một mình
trong các nẻo đường sinh tử. Đừng ỷ khỏe mạnh mà tự yên trí. Phải
khuynh tận chí thành, đồng nhau một nỗi thống thiết, gieo xuống đất tất
cả năm bộ phận của cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấngĐại từ
bi phụ của cả thế gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Đa văn hải phật,
- Nam mô Trì hoa phật,
- Nam mô Bất tùy thế phật,
- Nam mô Hỷ chúng phật,
- Nam mô Khổng tước âm phật,
- Nam mô Bất thoái một phật,
- Nam mô Đoạn hữu ái cấu phật,
- Nam mô Oan nghi tế phật,
- Nam mô Vô động phật,
- Nam mô Chư thiên lưu bố phật,
- Nam mô Bảo bộ phật,
- Nam mô Hoa thủ phật,
- Nam mô Oai đức phật,
- Nam mô Phá oán tặc phật,
- Nam mô Phú đa văn phật,
- Nam mô Diệu quốc phật,
- Nam mô Hoa minh phật,
- Nam mô Sư tử trí phật,
- Nam mô Nguyệt xuất phật,
- Nam mô Diệt ám phật,
- Nam mô Sư tử du hý bồ tát,
- Nam mô Sư tử phấn tấn bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho những người cùng sám hối trong đạo tràng này, từ nay sắp đi
cho đến ngày toàn giác, ác nhân khổ quả thì triệt hạ tất cả, phiền
não oán kết thì rốt ráo diệt sạch, pháp hội của Phật thì thường
được đích thân tham dự, làm hạnh bồ tát nên tự tại thọ sinh, tứ đẳng
lục độ thì thực hành đúng lời Phật dạy, tứ biện lục thông thì
không thứ nào không hoàn bị, trăm ngàn tam muội môn ứng theo ý nghĩ mà
biểu hiện, vô số tổng trì môn không thứ nào mà không hội nhập, sớm
bước lên đạo tràng mà hoàn thành địa vị Chánh biến giác.
Phẩm 36: Lạy Cho Những Người Khó Nhọc Phụ Giúp [^]
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, phải khuynh tận chí thành, vận dụng từ
tâm, tuyệt hết ý niệm phân chia kẻ thân người thù, khắp vì hết thảy
những người làm sống ra chín, chịu khó chịu nhọc để tán đồng việc
thiện của người, giúp công giúp sức để tán trợ việc phước kẻ khác,
vì thân quyến và những kẻ liên hệ của họ. Lại vì những người bị
tai ách khốn khổ, bị giam giữ tù đày và bị đủ thứ hình phạt ngay
trong lao ngục trần gian. Thương họ ở đời tuy làm thân người mà khổ
nhiều vui ít. Gông cùm xiềng xích chưa hề rời khỏi thân họ. Là bởi đời
này làm ác, bởi đời trước còn lại, nhất là bởi không thể minh oan
nên đáng khỏi vẫn không khỏi, đến nỗi chết mà không ai cứu. Tất cả
những người như vậy, và những kẻ liên hệ, chúng con ngày nay vận dụng
tâm từ bi, khắp vì họ mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ
của cả thế gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Thứ đệ hành phật,
- Nam mô Phước đức đăng phật,
- Nam mô Âm thanh trị phật,
- Nam mô Kiều đàm phật,
- Nam mô Thế lực phật,
- Nam mô Thân tâm trú phật,
- Nam mô Thiện nguyệt phật,
- Nam mô Giác ý hoa phật,
- Nam mô Thượng cát phật,
- Nam mô Thiện oai đức phật,
- Nam mô Trí lực đức phật,
- Nam mô Thiện đăng phật,
- Nam mô Kiên hành phật,
- Nam mô Thiên âm phật,
- Nam mô An lạc phật,
- Nam mô Nhật diện phât,
- Nam mô Nhạo giải thoát phật,
- Nam mô Giới minh phật,
- Nam mô Trú giới phật,
- Nam mô Vô cấu phật,
- Nam mô Sư tử phan bồ tát,
- Nam mô Sư tử tác bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia cứu hộ,
làm cho những người khó nhọc tùy hỷ, và thân thuộc của họ, từ nay sắp
đi cho đến ngày toàn giác, diệt sạch hết thảy tội chướng, giải thoát
hết thảy thống khổ, sự sống kéo dài và thân tâm an lạc, vĩnh viễn không
còn mọi thứ tai nạn, trở ngại, phiền não, phát tâm đại thừa mà tu hạnh
bồ tát, tứ đẳng và lục độ hoàn bị tất cả, bỏ cái khổ sinh tử
mà được cái vui niết bàn. Lại nguyện cho những người bị hình phạt,
tù đày và giam giữ một cách khốn khổ oan khốc trong tất cả lao ngục
trần gian, những người vì bịnh tật mà mất hết tự do, cùng với hết
thảy thân thuộc liên hệ, nhờ oai lực của công đức lạy Phật cho họ
hôm nay mà họ được giải thoát hết thảy thống khổ, nghiệp nhân oán
đối cũng rốt ráo tiêu tan, ra khỏi cửa ngõ lao ngục mà bước vào cửa
ngõ thiện pháp, sự sống đã vô cùng mà trí lực cũng vô tận, thân tâm
vĩnh viễn vui như cái vui của cõi Thiền thứ ba, nhớ cái khổ lao ngục
mà tưởng niệm ơn Phật, bỏ ác làm lành mà phát tâm đại thừa tất cả,
thực hành bồ tát hạnh đến tận biên cương của kim cang tâm, trở lại
cứu độ hết thảy chúng sinh, cùng nhau bước lên địa vị Chánh biến
giác đầy những thần lực tự tại.
Phẩm 37: Phát Nguyện Hồi Hướng [^]
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, đã được phát tâm làm những việc đáng
làm rồi, bây giờ nên đem công đức đó mà phát nguyện hồi hướng.
Tại sao phải làm như vậy? Vì lẽ
chúng sinh không giải thoát được là giai do si mê quả báo mà không thể xả
bỏ. Nếu làm được một chút phước đức hay tu được một mảy thiện
hạnh cũng biết đem ra mà hồi hướng, thì thế là đối với quả báo
không còn ham hố. Như vậy là giải thoát, siêu nhiên tự tại. Do đó,
trong Kinh ca tụng sự hồi hướng là ích lợi lớn nhất.
Ngày nay, đại chúng nên phát nguyện
hồi hướng, thêm nữa, nên khuyến khích mọi người đừng ham quả báo.
Để làm việc đó, trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau vận dụng lòng chí
thành, gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của cơ thể mà qui y và đảnh
lễ các đấng Đại từ bi phụ của cả thế gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Kiên xuất phật,
- Nam mô An xà na phật,
- Nam mô Tăng ích phật,
- Nam mô Hương minh phật,
- Nam mô Vi lam minh phật,
- Nam mô Niệm vương phật,
- Nam mô Mật bát phật,
- Nam mô Vô ngại tướng phật,
- Nam mô Tín giới phật,
- Nam mô Chí diệu đạo phật,
- Nam mô Nhạo thật phật,
- Nam mô Minh pháp phật,
- Nam mô Cụ oai đức phật,
- Nam mô Chí tịch diệt phật,
- Nam mô Thượng từ phật,
- Nam mô Đại từ phật,
- Nam mô Cam lộ vương phật,
- Nam mô Di lâu minh phật,
- Nam mô Thánh tán phật,
- Nam mô Quảng chiếu phật,
- Nam mô Văn thù sư lợi bồ tát,
- Nam mô Phổ hiền bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát,
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia cứu hộ,
làm cho hết thảy hạnh nguyện đều được viên mãn.
Tất cả đại chúng cùng sám hối
trong đạo tràng này, từ nay sắp đi cho đến ngày toàn giác,làm hạnh bồ
tát thề đừng thoái lui, độ người trước làm Phật sau. Nếu ai chưa đắc
đạo, trung gian còn mắc sinh tử, thì nhờ năng lực của thệ nguyện này
mà làm cho người ấy sinh ra ở đâu, thân khẩu ý nghiệp cũng thường tự
thanh tịnh, thường phát những tâm rộng lớn vượt bậc, như tâm ôn nhu,
tâm từ hòa, tâm dũng mãnh, tâm không phóng túng, tâm tịch diệt, tâm chân
thật, tâm thuần túy, tâm phóng xả, tâm siêu việt vĩ đại, tâm từ bi vĩ
đại, tâm bất động, tâm hoan hỷ, tâm cứu độ người trước, tâm hộ
vệ tất cả, tâm hộ vệ tuệ giác bồ đề, tâm thề đồng đẳng với
Phật. Phát những tâm rộng lớn vượt bậc như vây rồi, chuyên chú mà cầu
trí đa văn, mà tu định ly dục, để lợi ích tất cả, không bỏ thệ
nguyện bồ đề, cùng nhau hoàn thành Chánh giác.
Sau đây là cách thức thay thế tất
cả mà phát nguyện hồi hướng. Đại chúng cùng sám hối trong đạo tràng
hãy cùng nhau quì xuống, chắp tay, tâm nghĩ, miệng nói, tác bạch như sau:
- Mười phương pháp giới
- chư thiên chư tiên,
- có được bao nhiêu
- công đức thiện nghiệp,
- nay con thay thế
- phát nguyện hồi hướng,
- nguyện đồng qui về
- tuệ giác vô thượng.
- Mười phương pháp giới
- tất cả long thần,
- có được bao nhiêu
- thiện nghiệp vượt bậc,
- nay con thay thế
- phát nguyện hồi hướng,
- nguyện đồng qui về
- tuệ giác nhất thừa.
- Mười phương pháp giới
- chúa tể loài người,
- tu được bao nhiêu
- bồ đề thiện hạnh,
- nay con thay thế
- phát nguyện hồi hướng,
- nguyện đồng qui về
- tuệ giác vô thượng.
- Mười phương pháp giới
- lục đạo chúng sinh,
- có được bao nhiêu
- thiện nghiệp kém cỏi,
- nay con thay thế
- phát nguyện hồi hướng,
- nguyện đồng qui về
- tuệ giác vô thượng.
- Mười phương pháp giới
- Phật tử xuất gia,
- các vị tỷ kheo
- được Phật truyền giới (34)
- bốn quả Sa môn
- vô trước giải thoát,
- và cả những vị
- cầu đạo Duyên giác,
- hoặc ẩn hoặc hiện
- hóa độ chúng sinh,
- minh bạch thấu triệt
- nguyên lý nhân duyên,
- những vị như vậy
- con thay tất cả,
- phát nguyện hồi hướng
- qui về Phật đạo.
- Mười phương pháp giới
- liệt vị Bồ tát,
- những người đọc tụng
- thọ trì kinh pháp,
- những người nhập định
- hay là xuất định,
- những người khuyến hóa
- thực hành thiện nghiệp,
- tổng quát mà nói,
- tất cả công đức
- và các thiện nghiệp
- của cả tam thừa,
- nay con thay thế
- hồi hướng chúng sinh,
- nguyện đồng qui về
- tuệ giác vô thượng.
- Ở trên loài trời
- hay trong loài người,
- tất cả thiện nghiệp
- của các Thánh giả,
- nay con khuyến thỉnh
- hồi hướng chúng sinh,
- nguyện đồng qui về
- tuệ giác vô thượng.
- Công đức phát tâm,
- công đức sám hối,
- hoặc tự làm lấy,
- hoặc khuyên người làm,
- mà có phước đức
- dẫu bằng tơ tóc,
- cũng đem hồi hướng
- hiến cho tất cả,
- nguyện rằng chúng sinh
- chưa được làm Phật,
- thì quyết không bỏ
- thệ nguyện bồ đề:
- tất cả chúng sinh
- thành Phật hết thảy,
- nhiên hậu chúng con
- mới lên ngôi Phật.
- Ngưỡng nguyện chư Phật,
- đại địa Bồ tát,
- các vị Thánh giả
- vô lậu giải thoát,
- từ bi nhiếp thọ
- tất cả chúng con
- trong đời hiện tại
- cùng những đời sau.
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, hãy cùng nhau khuynh tận chí thành, gieo xuống
đất tất cả năm bộ phận của cơ thể, phụng vì quốc chúa mà phát
nguyện hồi hướng, phụng vì cha mẹ bà con mà phát nguyện hồi hướng,
phụng vì sư trưởng đồng học mà phát nguyện hồi hướng, phụng vì
thí chủ và thiện hữu ác hữu mà phát nguyện hồi hướng, phụng vì bốn
vị thiên vương hộ vệ thế gian mà phát nguyện hồi hướng, phụng vì mười
phương ma vương mà phát nguyện hồi hướng, phụng vì liệt vị thiện thần
thông minh chính trực, ở trên trời, dưới đất hay trong không gian, hộ vệ
người hiền trừng trị kẻ ác, hộ vệ những người thọ trì kinh chú,
phụng vì long vương và long thần tám bộ mà phát nguyện hồi hướng, phụng
vì hết thảy thần linh hoặc ẩn hoặc hiện mà phát nguyện hồi hướng,
phụng vì mười phương cùng tận không giới tất cả chúng sinh mà phát
nguyện hồi hướng. Nguyện xin mười phương chư thiên chư tiên, long thần
tám bộ, cùng với hết thảy chúng sinh, từ nay sắp đi cho đến ngày toàn
giác, luôn luôn thể nghiệm bản thể "vô tướng" mà không còn say
đắm vướng mắc gì cả.
Phẩm 38: Thể Cách Bồ Tát Hồi Hướng [^]
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, đã được cùng nhau nhẫn khổ chịu nhọc
mà thực tập vô số thiện căn như trước rồi, bây giờ nên suy nghĩ như
thế này, những thiện căn mà mình thực tập, nguyện đem ích lợi hết thảy
mọi người, làm cho mọi người cứu cánh thanh tịnh. Nguyện nhờ thiện căn
sám hối mà mình đã thực tập làm cho mọi người giải trừ vô lượng
thống khổ địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, diêm vương, vân vân. Nguyện
đem phương pháp sám hối này làm ngôi nhà vĩ đại cho mọi người diệt
trừ thống khổ, làm sự cứu hộ vĩ đại cho mọi người giải thoát phiền
não, làm chỗ nương tựa vĩ đại cho mọi người hết mọi sự sợ hãi,
làm chỗ qui túc vĩ đại cho mọi người bước đến đất toàn giác, làm
chỗ yên ổn vĩ đại cho mọi người được sự yên ổn tuyệt đối, làm
ánh sáng vĩ đại cho mọi người diệt sạch bóng tối vô minh, làm ngọn
đèn vĩ đại cho mọi người sống trong ánh sáng tuyệt bậc, làm vị hướng
dẫn vĩ đại hướng dẫn mọi người nhập vào pháp môn phương tiện, thực
hiện thân thể tuệ giác thuần túy.
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, phải biết những thiện pháp trên đây là
cái cách mà bồ tát đại sĩ, vì kẻ thân cũng như người thù, đem mọi
thiện căn hồi hướng chung cho tất cả. Đối với mọi người, tâm lý bồ
tát tuyệt đối bìnhđẳng, không chia khác biệt. Vì lẽ đã nhập vào
"bình đẳng quán", triệt hạ hết thảy ý niệm thân thù. Luôn
luôn đem con mắt thương mến mà nhìn mọi người. Ai ôm giữ lòng oán hận,
nổi tâm thù nghịch đối với bồ tát, bồ tát vẫn làm người bạn tốt
đích thực, khéo léo điều hòa uốn nắn tâm tính của họ, dẫn giải cho
họ chánh pháp sâu xa.
Như bể cả thì không còn độc tố
nào phá hỏng được, bồ tát cũng vậy, những kẻ ngu si, vô trí và vô
ơn, có nổi lên ác độc đến mấy, cũng không thể làm xao động cái tâm
đã đồng nhất với bản thể vũ trụ của bồ tát. Như mặt trời sáng
chiếu soi tất cả, không vì người mù mà hết sáng đi, đạo tâm của bồ
tát cũng y như vậy, không vì kẻ ác mà biến mất, không vì những người
ngoan cố mà thoái lui, bỏ mất thiện căn.
Đối với thiện căn, tín tâm của
bồ tát thật là thuần thành, nuôi dưỡng tâm đại bi bằng cách đem thiện
căn hồi hướng cho toàn thể mọi người, với tâm nguyện thật sâu xa chớ
không phải chỉ có lời nói nơi miệng. Nên đối với ai, bồ tát cũng phát
ra tâm vui vẻ, tâm sáng sủa, tâm mềm dịu, tâm từ bi, tâm thương tưởng,
tâm tiếp nhận, tâm làm lợi ích cho họ, tâm đem yên vui cho họ, tâm tối
cao, huy động hết thảy thiện căn hồi hướng cho họ.
Bồ tát đại sĩ phát tâm hồi hướng
thiện căn như vậy, ngày nay, chúng ta cũng phải ngước lên học tập sự
hồi hướng ấy. Bằng cách tâm suy nghĩ, miệng tác bạch, tất cả những
gì chúng con có được, chúng con nguyện xin hồi hướng toàn thể, làm cho
chúng sinh được "chỗ sinh thanh tịnh" và được "sự sinh
thanh tịnh". Công đức hoàn bị, nên hết thảy thế gian không thể
phá hoại. Công đức lại sóng đôi với tuệ giác nên cả hai thứ không
có sự cùng tận. Thân nghiệp khẩu nghiệp và ý nghiệp hoàn toàn trang
nghiêm. Thường thấy chư Phật, và đem "đức tin không thể phá hoại"
mà nghe và tiếp nhận chánh pháp của các Ngài giảng huấn. Xé tan mạng lưới
nghi ngờ, nên nhớ và giữ chánh pháp ấy một cách không còn có sự quên
mất. Lọc sạch thân nghiệp và khẩu nghiệp, nên ý nghiệp vĩnh viễn ở
yên trong thiện căn tuyệt bậc và tuyệt diệu. Không bao giờ nghèo thiếu
nữa, vì lẽ sung túc tất cả bảy thứ tài sản của các vì thánh. Học tập
tất cả những gì bồ tát đã học tập. Thực hiện hết thảy thiện
pháp và hoàn thành đức tính bình đẳng. Giải thoát vi diệu cũng như trí
giác hoàn toàn, thảy đều thủ đắc. Đối với toàn thể thì được con
mắt nhân từ, thân ái. Thân căn thì thanh tịnh và khẩu nghiệp thì biểu
lộ tất cả những tiếng và lời của tuệ giác biện luận. Còn ý căn thì
phát ra đủ thứ thiện pháp mà vẫn không nhiễm sự say đắm. Hợp nhất
với chánh pháp sâu xa nên tiếp nhận tất cả mọi người. Đồng nhất chỗ
ký thác tâm trí với chư Phật là ký thác "chỗ không ký thác".
Nói tóm, bao nhiêu sự phát nguyện
hồi hướng đều y như sự phát nguyện hồi hướng của mười phương bồ
tát đại sĩ, nghĩa là "rộng lớn như pháp tánh cứu cánh như hư không".
Nguyện cầu chúng con được như sở nguyện, nghĩa là hoàn bị thệ nguyện
bồ đề, và làm cho tứ sinh lục đạo cũng đồng được như sở nguyện
của họ.
Đại chúng hãy tăng lên tột bậc
lòng chí thành của mình, gieoxuống đất tất cả năm bộ phậncủa cơ thể
mà qui y và đảnhlễ hết thảy các đấng Đại từbi phụ của cả thế
gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Oai đức phật,
- Nam mô Kiến minh phật,
- Nam mô Thiện hạnh báo phật,
- Nam mô Thiện hỷ phật,
- Nam mô Vô ưu phật,
- Nam mô Bảo minh phật,
- Nam mô Oai nghi phật,
- Nam mô Nhạo phước đức phật,
- Nam mô Công đức hải phật,
- Nam mô Tận tướng phật,
- Nam mô Đoạn ma phật,
- Nam mô Quá suy đạo phật,
- Nam mô Bát hoại ý phật,
- Nam mô Thủy vương phật,
- Nam mô Tịnh ma phật,
- Nam mô Chúng thượng vương phật,
- Nam mô Ái minh phật,
- Nam mô Phước đăng phật,
- Nam mô Bồ đề tướng phật,
- Nam mô Trí âm phật,
- Nam mô Thường tinh tiến bồ tát,
- Nam mô Bất hưu tức bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho chúngcon hoàn thành đầy đủ tâm nguyện hồi hướng. Đệ tử chúng
con nếu có những ác nghiệplớn lao, đáng chịu vô lượng thống khổ,
trong các ác đạokhông thể tự cứu, làm cho bồ đề tâm, bồ đề nguyện
và bồ đề hạnh chúng con phát ra ngàynay không được thuận tiện, thì
chúng con nguyện xin mười phương chư vị Bồ tát ở địa vị cao,chư vị
Thánh hiền, vận dụngtừ bi và không bỏ bản nguyện mà hỗ trợ cho
chúng con,để chúng con ở trong các ác đạo mà vẫn cứu giúp được mọi
người trong đó làm cho họ giải thoát, thề không vì thống khổ mà bỏ rơi
mọi người. Nguyện xin các ngài vì chúng con đảm nhận trọng trách thực
hiện đại nguyện mà chúng con cũng có như các ngài, là nguyện giải
thoát vô số tai ách về sinh lão bịnh tử và ưu bi khổ não cho mọi người.
Làm cho mọi người thanh tịnh tất cả, hoàn bị thiện căn để cứu cánh
giải thoát, tách rời ma quân và xa lánh bạn ác, thân gần bạn hiền và
bà con chân thiện, thành tựu tịnh nghiệp nên tuyệt hết thống khổ, đủ
cả vô lượng hạnh nguyện bồ tát, thấy Phật vui mừng nên được
"nhất thế trí", rồi quay lại độ thoát toàn thể mọi người.
Phẩm 39: Phát Khởi Đại Nguyện Đối Với Sáu Căn
[^]
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, phát nguyện hồi hướng rồi, bây giờ hãy
cùng nhau phát khởi đại nguyện sau đây.
Xét ra ác nghiệp có là vì sáu căn.
Như vậy sáu căn là nguồn gốc tai họa. Tuy là nguồn gốc tai họa, sáu căn
vẫn là yếu tố đem lại vô số phước đức. Vì lý do đó mà kinh Thắng
man đã huấn thị, phòng thủ sáu căn, lọc sạch ba nghiệp. Chính lời huấn
thị này chứng minh sáu căn cũng là nguồn gốc phát sinh thiện hạnh. Vì vậy
mà đối với sáu căn cần phải phát khởi những thệ nguyện vĩ đại.
Thứ nhất, phát khởi thệ nguyện
vĩ đại đối với nhãn căn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo
tràng hôm nay, rộng ra nữa, nguyện cầu mười phương lục đạo chúng
sinh, từ nay sắp đi cho đến ngày toàn giác, mắt thường không thấy cái
sắc biến trá của sự ham muốn không chán, không thấy cái sắc nịnh bợ
của sự đấu hót xảo mị, không thấy cái sắc mê hoặc của vàng son huyền
tía, không thấy cái sắc xấu xí của sự giận dữ đấu tranh, không thấy
cái sắc hại người của sự đánh đá hành hạ, không thấy cái sắc hại
người của sự chinh chiến sát phạt, không thấy cái sắc hại vật của
sự mổ xẻ tước lột, không thấy cái sắc đần độn ngờ vực của sự
ngu si thắc mắc, không thấy cái sắc kiêu ngạo của sự bất cung bất
kính, không thấy cái sắc tà kiến của chín mươi sáu học thuyết.
Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp
đi, mắt thường thấy cái sắc trong lặng của pháp thân thường trú, thường
thấy cái sắc vàng tía của bâm hai tướng tốt, thường thấy cái sắc
tuyệt hảo của tám chục tướng phụ, thường thấy cái sắc chư thiên chư
tiên hiến cúng tán hoa, thường thấy cái sắc miệng Phật phóng ra năm thứ
ánh sáng màu sắc thuyết pháp hóa độ mọi người, thường thấy cái sắc
Phật phân tán thân hình khắp cả mười phương, thường thấy cái sắc Phật
phóng ánh sáng nhục kế cảm ứng những kẻ hữu duyên đến dự pháp hội,
thường thấy cái sắc của các vị Bồ tát và các vì thánh Bích chi La
hán, thường thấy cái sắc chính mình được cùng mọi người và thân thuộc
chiêm ngưỡng tôn nhan của Phật, thường thấy cái sắc biểu lộ của
các thiện pháp (35) , thường thấy cái sắc bảy thứ hoa sạch của tuệ
giác (36) , thường thấy cái sắc huyền diệu của giải thoát, thường thấy
cái sắc mọi người tập hợp hoan hỷ ca tụng kính nhận chánh pháp như
đạo tràng hôm nay, thường thấy cái sắc tại gia cũng như xuất gia quây
quần nghe pháp một cách khao khát ngưỡng mộ, thường thấy cái sắc ai cũng
bố thí, giữ giới, nhẫn nhục và tinh tiến, thường thấy cái sắc ai cũng
yên tĩnh thiền định và luyện tập trí tuệ, thường thấy cái sắc hoan
hỷ của những người thực hiện vô sinh nhẫn nên trực tiếp nhận được
sự phán quyết của Phật về sự thành Phật của mình, thường thấy cái
sắc thành Phật của các vị bước lên tuệ giác kim cang diệt trừ vô
minh căn bản, thường thấy cái sắc không còn thoái hóa của tất cả những
người tắm gội trong dòng nước chánh pháp.
Phát nguyện về nhãn căn rồi, đại
chúng hãy cùng nhau chí thành gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của
cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của cả thế
gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Thiện diệt phật,
- Nam mô Phạn tướng phật,
- Nam mô Trí hỷ phật,
- Nam mô Thần tướng phật,
- Nam mô Như chúng vương phật,
- Nam mô Trì địa phật,
- Nam mô Ái nhật phật,
- Nam mô La hầu nguyệt phật,
- Nam mô Hoa minh phật,
- Nam mô Dược sư thượng phật,
- Nam mô Trì thế lực phật,
- Nam mô Phước đức minh phật,
- Nam mô Hỷ minh phật,
- Nam mô Hảo âm phật,
- Nam mô Pháp tự tại phật,
- Nam mô Phạn âm phật,
- Nam mô Diệu âm bồ tát,
- Nam mô Đại thế chí bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện.
Thứ hai, phát khởi thệ nguyện vĩ
đại đối với nhĩ căn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo tràng
này, rộng ra nữa, nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ nay
sắp đi cho đến ngày toàn giác, tai thường không nghe cái tiếng bi thương
của sự khóc gào sầu khổ, không nghe cái tiếng chịu cực hình trong địa
ngục A tì, không nghe cái tiếng chấn động của vạc sôi tuôn trào, không
nghe cái tiếng cắt xả của núi đao cây kiếm mũi nhọn, không nghe cái tiếng
thống khổ vạn trạng trong mười tám ngăn địa ngục, không nghe cái tiếng
ngạ quỉ bị đói khát hành hạ mà kiếm ăn không có, không nghe cái tiếng
như động cơ của hàng trăm thứ xe khi ngạ quỉ cử động thì các khớp
xương cọ xát phát hỏa bốc cháy, không nghe cái tiếng đau đớn của súc
sinh có thân hình lớn dài đến cả hàng trăm dặm mà bị các trùng nhỏ rỉa
ăn, không nghe cái tiếng khốn khổ của kẻ cướp nợ nên bị sinh trong những
loài lạc đà, lừa ngựa, trâu bò, thân thường chở nặng kéo nhiều mà
còn bị đánh đập hành hạ, không nghe cái tiếng của tám thứ đau khổ
trong đó có sự biệt ly của ân ái và sự đối đầu của hận thù,
không nghe cái tiếng tội báo của bốn trăm lẻ bốn thứ bịnh tật, không
nghe cái tiếng bất thiện của mọi thứ tội ác, không nghe cái tiếng mê
hoặc của các nhạc khí và vòng xuyến. Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp
đi, tai thường nghe cái tiếng đủ tám đặc tính của chư Phật thuyết pháp,
thường nghe cái tiếng diễn đạt bốn nguyên lý vô thường, khổ, không
và vô ngã, thường nghe cái tiếng nói về tám vạn bốn ngàn pháp ba la mật,
thường nghe cái tiếng diễn đạt nguyên lý giả danh vô tánh của vạn hữu,
thường nghe cái tiếng của Phật dùng một âm thanh thuyết pháp mà ai nghe
cũng giác ngộ, thường nghe cái tiếng diễn đạt nguyên lý Phật tánh ai cũng
có, tức pháp thân vốn bất diệt, thường nghe cái tiếng nói về sự nhẫn
nhục tiến tu của thập địa bồ tát, thường nghe cái tiếng nói về sự
lý giải vô sinh thì nhập vào tuệ giác Phật đà và siêu việt ra khỏi
tám giới, thường nghe cái tiếng nói về các vị pháp thân bồ tát nhập
vào dòng nước pháp tánh thì chân quán giả quán hóa hợp biểu hiện, nghĩa
là niệm niệm đầy đủ vạn hạnh, thường nghe cái tiếng của mười
phương Duyên giác và bốn quả Thanh văn, thường nghe cái tiếng của Đế
thích nói Bát nhã cho chư thiên, thường nghe cái tiếng của các vị đã
viên mãn thập địa mà thành bổ xứ đại sĩ ở cung trời Đâu suất nói
về pháp hạnh của địa vị bất thoái, thường nghe cái tiếng diễn đạt
nguyên lý vạn thiện đều qui về một mối là được làm Phật tất cả,thường
nghe cái tiếng tùy hỷtán đồng của chư Phật ca tụngtất cả những ai
biết làm mườithiện nghiệp, đặc biệt cầu nguyện tất cả thường
nghe cái tiếng của chư Phật ca tụng như thế này, "lành thay, người
này không bao lâu nữa sẽ thành một đức Phật".
Phát nguyện về nhĩ căn rồi, đại
chúng hãy cùng nhau chí thành gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của
cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của cả thế
gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Thiện nghiệp phật,
- Nam mô Ý vô mậu phật,
- Nam mô Đại thí phật,
- Nam mô Minh tán phật,
- Nam mô Chúng tướng phật,
- Nam mô Đức lưu bố phật,
- Nam mô Thế tự tại phật,
- Nam mô Đức thọ phật,
- Nam mô Đoạn nghi phật,
- Nam mô Vô lượng phật,
- Nam mô Thiện nguyệt phật,
- Nam mô Vô biên biện tướng phật,
- Nam mô Bảo nguyệt bồ tát,
- Nam mô Nguyệt quang bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện.
Thứ ba, phát khởi thệ nguyện vĩ
đại đối với tỷ căn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo tràng
này, rộng ra nữa, nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ nay
sắp đi cho đến ngày toàn giác, mũi thường không ngửi cái hơi của đồ
ăn thức uống bằng máu thịt của sinh vật bị giết, không ngửi cái hơi
sinh vật bị đốt bị hại của sự săn bắn phóng hỏa, không ngửi cái hơi
sinh vật bị chưng nấu ram nướng, không ngửi cái hơi hôi thối của thân
này vốn là cái bọc da chứa đến ba mươi sáu vật, không ngửi cái hơi mê
hoặc con người của lụa là gấm vóc, không ngửi cái hơi bị tước lột,
cắt xả, đốt cháy, thối rã của địa ngục, không ngửi cái hơi ăn uống
phẩn giải máu mủ của ngạ quỉ đói khát, không ngửi cái hơi tanh hôi dơ
bẩn của súc sinh, không ngửi cái hơi lở lói khó gần của bịnh nhân liệt
giường liệt chiếu mà không ai chăm sóc, không ngửi cái hơi hôi thối của
đại tiện tiểu tiện, không ngửi cái hơi của thây chết sình trướng và
bị sâu dòi rúc rỉa mà rã nát ra.
Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp
đi, mũi thường ngửi cái hơi vô giá của đàn hương trong mười phương
thế giới, thường ngửi cái hơi của năm sắc hoa ưu đàm, thường ngửi
cái hơi của bông hoa các cây trong vườn Hoan hỷ, thường ngửi cái hơi lúc
thuyết pháp Bất thoái của cung trời Đâu suất, thường ngửi cái hơi lúc
thuyết pháp Bát nhã của Diệu pháp đường, thường ngửi cái hơi hành
trì năm cấm giới, mười thiện nghiệp và sáu tưởng niệm của mười
phương chúng sinh, thường ngửi cái hơi quán sát bốn chân lý bằng mười
sáu hành tướng của bảy bậc phương tiện (37) , thường ngửi cái hơi mọi
thứ công đức của mười phương Duyên giác và liệt vị hữu học vô học,
thường ngửi cái hơi thực hiện tuệ giác vô lậu của bốn quả và bốn
hướng, thường ngửi cái hơi hoan hỷ, ly cấu, phát quang, diệm tuệ, nan
thắng, hiện tiền, viễn hành, bất động, thiện tuệ và pháp vân của
vô lượng Bồ tát, thường ngửi cái hơi pháp thân đầy đủ năm thành phần
là giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến của các vị
thánh giả, thường ngửi cái hơi tuệ giác bồ đề của chư Phật, thường
ngửi cái hơi của bâm bảy nhân tố tuệ giác, phép quán mười hai nguyên
lý nhân duyên và sáu ba la mật, thường ngửi cái hơi của ba niệm đại
bi, mười thứ trí lực, bốn thứ vô úy, mười tám bất cọng, thường ngửi
cái hơi của tám vạn bốn ngàn pháp ba la mật, thường ngửi cái hơi của
pháp thân thường trú cùng cực vi diệu và phổ biến. Phát nguyện về tỷ
căn rồi, đại chúng hãy cùng nhau chí thành gieo xuống đất tất cả năm
bộ phận của cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của
cả thế gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Lê đà pháp phật,
- Nam mô cúng dường phật,
- Nam mô Độ ưu phật,
- Nam mô Nhạo an phật,
- Nam mô Thế ý phật,
- Nam mô Ái thân phật,
- Nam mô Diệu túc phật,
- Nam mô Ưu bát la phật,
- Nam mô Hoa anh phật,
- Nam mô Vô biên biện quang phật,
- Nam mô Tín thánh phật,
- Nam mô Đức tinh tiến phật,
- Nam mô Diệu đức bồ tát,
- Nam mô Kim cang tạng bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,làm
cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề đại
nguyện.
Thứ tư, phát khởi thệ nguyện vĩ
đại đối với thiệt căn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo
tràng này, rộng ra nữa, nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ
nay sắp đi cho đến ngày toàn giác, lưỡi thường không nếm cái mùi thân
thể của sinh vật bịgiết, không nếm cái mùi thân thể của sinh vật tự
tử, không nếm cái mùi huyết tủy của sinh vật, không nếm cái mùi thuốc
độc củaoan gia đối đầu, không nếm cái mùi có khả năng khơi động
tham dục phiền não (38) .
Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp
đi, lưỡi thường nếm cái mùi hàng trăm myՠvị của nước cam lộ, thường
nếm cái mùi thức ăn thức uống tự nhiên của chư thiên, thường nếm cái
mùi cơm thơm của thế giới Hương tích, thường nếm cái mùi vật thực của
chư Phật, thường nếm cái mùi vật thực của pháp thân do giới định tuệ
huân tu biến thành, thường nếm cái mùi của sự vui mừng khi thấm nhuần
chánh pháp và sự thích thú khi ở trong cơn thiền định, thường nếm cái
mùi ngọt ngào và điều hòa của vô số công đức tẩm bổ sinh mạng tuệ
giác, thường nếm cái mùi đồng đẳng của sự giải thoát đồng nhất,
thường nếm cái mùi siêu việt, tối thượng và cực lạc của niết bàn
chư Phật.
Phát nguyện về thiệt căn rồi, đại
chúng hãy cùng nhau chí thành gieo xuống đất tát cả năm bộ phận của
cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của cả thế
gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Chân thật phật,
- Nam mô Thiên chúa phật,
- Nam mô Nhạo cao âm phật,
- Nam mô Tín tịnh phật,
- Nam mô Bà kỳ la đà phật,
- Nam mô Phước đức ý Phật,
- Nam mô Diệm xí phật,
- Nam mô Vô biên đức phật,
- Nam mô Tụ thành phật,
- Nam mô Sư tử du phật,
- Nam mô Bất động phật,
- Nam mô Tín thanh tịnh phật,
- Nam mô Hư không tạng bồ tát,
- Nam mô Tát đà ba luân bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện.
Thứ năm, phát khởi thệ nguyện vĩ
đại đối với thân căn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo tràng
này, rộng ra nữa, nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ nay
sắp đi cho đến ngày toàn giác, thân thường không chạm cái xúc giác mê
hoặc của năm thứ dục lạc, không chạm cái xúc giác vạc sôi, lò than, băng
lạnh vân vân của địa ngục, không chạm cái xúc giác cháy nát vì trên
đầu lửa bốc cháy mà trong miệng bị rót nước đồng sôi của ngạ quỉ,
không chạm cái xúc giác đau đớn vì bị tước lột cắt xả của súc
sinh, không chạm cái xúc giác khổ não vì bốn trăm lẻ bốn bịnh tật, không
chạm cái xúc giác khó chịu đựng vì quá nóng quá lạnh, không chạm cái
xúc giác đốt cắn của mòng muỗi rận rệp, không chạm cái xúc giác tác
hại của khí giới độc dược, không chạm cái xúc giác đói khát và hết
thảy mọi nỗi khốn khổ. Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp đi, thân thường
chạm cái xúc giác của y phục chư thiên tuyệt diệu, thường chạm cái
xúc giác của cam lộ tự nhiên, thường chạm cái xúc giác không nóng
không lạnh của khí hậu thanh thoát, thường chạm cái xúc giác lành mạnh
của sự không đói khát, không bịnh, không phiền, thường chạm cái xúc
giác không đau đớn vì khí giới gậy gộc, thường chạm cái xúc giác của
sự thức yên ngủ yên vì không có mọi sự lo sợ, thường chạm cái xúc
giác những làn gió dịu nhẹ của tịnh độ chư Phật thổi đến cơ thể,
thường chạm cái xúc giác nước hồ thất bảo của tịnh độ chư Phật
tẩy rửa thân tâm, thường chạm cái xúc giác siêu thoát sinh lão bịnh tử
và mọi thứ thống khổ, thường chạm cái xúc giác phi hành tự tại cùng
liệt vị Bồ tát nghe Phật thuyết pháp, thường chạm cái xúc giác đủ tám
thứ tự tại của niết bàn chư Phật.
Phát nguyện về thân căn rồi, đại
chúng hãy cùng nhau chí thành, gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của
cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của cả thế thế
gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Hạnh minh phật,
- Nam mô Long âm phật,
- Nam mô Trì luân phật,
- Nam mô Tài thành phật,
- Nam mô Thế ái phật,
- Nam mô Pháp danh phật,
- Nam mô Vô lượng bảo minh phật,
- Nam mô Vân tướng phật,
- Nam mô Tuệ đạo phật,
- Nam mô Diệu hương phật,
- Nam mô Hư không âm phật,
- Nam mô Hư không phật,
- Nam mô Việt tam giới bồ tát,
- Nam mô Bạt đà bà la bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện.
Thứ sáu, phát khởi thệ nguyện vĩ
đại đối với ý căn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo tràng
này, rộng ra nữa, nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ nay
sắp đi cho đến ngày toàn giác, ý thường biết ý nổi tham dục sân hận
ngu si là tai họa, thường biết thân làm sát sinh trộm cướp dâm dục và
miệng nói dối trá thêu dệt hai lưỡi thô ác là tai họa, thường biết
giết cha, giết mẹ, hại La hán, làm đổ máu thân Phật, phá hoại sự
hòa hợp của Tăng chúng (39) , phỉ báng Tam bảo và phủ nhận nhân quả
là tội ác đọa địa ngục A tì (40) , thường biết chết có nghĩa là
sinh ra nữa do sự biểu hiện của nghiệp báo, thường biết xa bạn ác mà
thân bạn hiền, thường biết chấp nhận tà thuyết và những người chủ
trương tà thuyết của chín mươi sáu học phái là trái và lỗi, thường
biết ba thứ sơ hở năm thứ ngăn che và mười thứ buộc ràng toàn là những
thứ trở ngại, thường biết ba ác đạo là chỗ đáng sợ, chỗ sống chết
đều thảm khốc, chỗ mà quả báo toàn là thống khổ.
Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp
đi, ý thường biết toàn thể chúng sinh đều có Phật tính; thường biết
Phật là đức cha đại từ bi, là vị y sĩ chúa tể tuyệt bậc, Phật
pháp là dược phẩm tuyệt hảo cho mọi thứ bịnh tật của chúng sinh,
các vị Thánh hiền là bà mẹ khán hộ mọi thứ bịnh tật ấy; thường
biết qui y Tam bảo, kế thọ ngũ giới, rồi làm thập thiện, cách thức
này có khả năng đem lại quả báo vượt bậc trong loài người và trên
loài trời; thường biết chưa thoát sinh tử thì phải thực tập bảy thứphương
tiện, trong đó có bốn thứ da hành là Noãn pháp Đảnh pháp vân vân; thường
biết nên thực hành mười sáu hiện quán, mà khởi đầu là khổ pháp trí
nhẫn thuộc vô lậu, và trước đó phải thực hành mười sáu hành tướng
mà quán sát về bốn chân lý (41) ; thường biết thể nghiệm bản thể đồng
nhất và siêu việt của bốn chân lý thì hình thành bốn đạo quả (42) ;
thường biết hết thảy vạn hữu và chủng loại của vạn hữu qua hai
hình thái là hình thái riêng và hình thái chung; thường biết chính cái
quá trình mười hai nhân duyên biểu hiện qua cái quá trình ba thì nhân quả
tạo ra sự luân chuyển bất tận và liên tục; thường biết thực hành lục
độ và rộng ra là tám vạn bốn ngàn ba la mật (43) ; thường biết đoạn
trừ tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não; thường biết thể nghiệm bản
thể vô sinh thì quyết định đoạn tuyệt sinh tử; thường biết thềm bậc
của thập trú mà tuần tự hoàn thành (44) ; thường biết vận dụng tuệ
giác kimcang mà trừ khử vô minh căn bản thì thực hiện quả vị vô thượng;
thường biết tuệ giác đồngnhất với bản thể siêu việt một khi chiếu
ra thì hàng vạn đức tính vi diệu hoàn bị tất cả,nghĩa là bao nhiêu hệ
lụy đều tan biến hết sạch mà hoàn thành niết bàn vĩ đại; thường biết
địa vị Phật đà đủ cả mười trí lực, bốn vô úy, mười tám bất cọng,
nói tóm là đủ cả vô lượng công đức, vô lượng giác tuệ và vô lượng
thiện pháp (45) .
Phát nguyện về ý căn rồi, đại
chúng hãy cùng nhau chí thành, gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của
cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của cả thế
gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Thiên vương phật,
- Nam mô Châu tịnh phật,
- Nam mô Thiện tài phật,
- Nam mô Đăng diệm phật,
- Nam mô Bảo âm thanh phật,
- Nam mô Nhân chúa vương phật,
- Nam mô La hầu thủ phật,
- Nam mô An ổn phật,
- Nam mô Sư tử ý phật,
- Nam mô Bảo danh vặn phật,
- Nam mô Đắc lợi phật,
- Nam mô Biến kiến phật,
- Nam mô Mã minh bồ tát,
- Nam mô Long thọ bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện.
Kế tiếp sự phát nguyện về sáu
căn, bây giờ đặc biệt phát khởi thệ nguyện vĩ đại đối với khẩu
nghiệp. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo tràng này, rộng ra nữa,
nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ nay sắp đi cho đến ngày
toàn giác, miệng thường không phỉ báng Tambảo, không phỉ báng những người
phổ biến Phật pháp bằng cách chỉ trích lỗi lầm của họ, không nói
làm lành không được phước báo và làm ác không bị tội báo, khôngnói
chết rồi mất hẳn không còn tái sinh, không nói những sự việc vô ích
thương tổn cho người, không nói đến sách vởngoại đạo tà kiến,
không chỉ dẫn người kháclàm mười ác nghiệp hay tạo năm nghịch tội,
không rêu rao cái xấu của người, không bàn tán những việc vô vị và chơi
bời của tục nhân, không khuyến khích người tin tưởng những kẻ chủ
trương tà thuyết hay tin tưởng quỉ thần, không bình phẩm việc tốt xấu
của người và cả của vật nữa, không giận dữ chưởi mắng cha mẹ sư
trưởng và thiện hữu, không khuyến khích người làm ác, không cản trở
ngườilàm lành.
Nguyện cầu tất cả, từ nay sắp
đi, miệng thường ca tụng Tam bảo, thường ca tụng những người phổ biến
Phật pháp bằng cách đề cao công đức của họ, thường trình bày thiện
ác quả báo, thường thuyết minh cho người hiểu rõ thân thể chết nhưng
tâm tánh bất diệt, thường phát ngôn là phát ra lời hiền lành làm cho người
ích lợi, thường dẫn giải khế kinh gồm đủ mười hai loại của Phật,
thường trình bày ai cũng có Phật tính nên ai cũng sẽ thực hiện được
thường lạc ngã tịnh, thường khuyến khích sự hiếu dưỡng cha mẹ và
phụng sự sư trưởng, thường khuyến cáo qui y Tam bảo giữ năm cấm giới
làm mười thiện nghiệp và tu sáu tưởng niệm, thường tán dương việc
trì tụng kinh điển và dẫn giải mọi sự tốt đẹp của việc ấy, thường
khuyến cáo thân bạn hiềnmà tránh bạn ác, thường trình bày vô lượng công
đức của thập trú đến Phật địa, thường đốc thúc thực tập hạnh
tịnh độ để trang sức quả cực tôn, thường khuyến khích siêng năng lễ
kính Tam bảo, thường khuyến khích tạo lập hình tượng để thờ phụng
cúng dường, thường khuyến khích cấp tốc làm lành y như cứu chữa đầu
mình đang cháy, thường khuyến khích sự cứu giúp những kẻ nghèo khổ
và đừng để đứt đoạn sự cứu giúp ấy. Phát nguyện về khẩu nghiệp
rồi, đại chúng hãy cùng nhau chí thành, gieo xuống đất tất cả năm bộ
phận của cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng Đại từ bi phụ của
cả thế gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Thế hoa phật,
- Nam mô Cao đảnh phật,
- Nam mô Vô biên biện tài thành phật,
- Nam mô Sai biệt tri kiến phật,
- Nam mô Sư tử nha phật,
- Nam mô Lê đà bộ phật,
- Nam mô Phước đức phật,
- Nam mô Pháp đăng cái phật,
- Nam mô Mục kiền liên phật,
- Nam mô Vô ưu quốc phật,
- Nam mô Ý tứ phật,
- Nam mô Nhạo bồ đề phật,
- Nam mô Sư tử du hý bồ tát,
- Nam mô Sư tử phấn tấn bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho đệ tử chúng con được như sở nguyện, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện.
Phát khởi thệ nguyện vĩ đại đối
với sáu căn và khẩu nghiệp thuộc sáu căn rồi, bây giờ, cuối cùng,
hãy phát khởi thệ nguyện vĩ đại nguyện được các diệu hạnh pháp
môn. Nguyện cầu chúng con cùng sám hối trong đạo tràng này, rộng ra nữa,
nguyện cầu mười phương lục đạo chúng sinh, từ nay sắp đi, sau khi phát
khởi đại nguyện rồi, ai nấy đều có khả năng hoàn bị được các diệu
hạnh pháp môn, gồm có pháp môn cung kính: dốc lòng tin tưởng Tam bảo. Pháp
môn kiên cố: không còn hoài nghi. Pháp môn nỗ lực sám hối: muốn triệt
hạ các điều ác nổi dậy. Pháp môn tưởng niệm sám hối: muốn quyết
chí đạt đến sự thanh tịnh. Pháp môn phòng vệ thân nghiệp: không phạm
vào ba ác nghiệp của nó. Pháp môn phòng vệ khẩu nghiệp: vĩnh viễn trừ
sạch bốn ác nghiệp của nó. Pháp môn phòng vệ ý nghiệp: lọc sạch vọng
niệm tham sân si của nó. Pháp môn bồ đề: quyết chí hoàn thành những
điều đã thệnguyện. Pháp môn đại bi: không làm những việc tác hại bất
cứ với ai. Pháp môn đại từ: khuyến hóa mọi người làm cho họ tạo lập
công đức. Pháp môn hoan hỷ: không phỉ báng ai. Pháp môn chí thành: không
lừa đảo ai. Phápmôn qui y Tam bảo: muốn diệt tam đồ ác đạo. Pháp môn
chân thật: không bao giờ dối trá. Pháp môn triệt bỏ tác hại: không
khinh thường mình người. Pháp môn loại trừ kiết sử: triệt hạ do dự
thắc mắc. Pháp môn loại bỏ tranh cãi: triệt hạ ý thức đấu tranh kiện
tụng. Pháp môn thích ứng chánh pháp: phụng hành đức tính bình đẳng.
Lại nguyện cầu cho tất cả hoàn
bị vô lượng pháp môn như thế này: Pháp môn tâm bước tới, nghĩa là
tâm tự quán tâm như huyễn. Pháp môn ý đoạn trừ, nghĩa là ý tự loại
bỏ cái gốc ác nghiệp. Pháp môn thần túc, nghĩa là làm cho thân tâm đều
khinh khoái. Pháp môn tín căn, nghĩa là không muốn thoái chuyển. Pháp môn
tiến căn, nghĩa là không bỏ thiện sự. Pháp môn niệm căn, nghĩa là xây
dựng đạo nghiệp. Pháp môn định căn, nghĩa là tập trung tâm trí lại nơi
chánh đạo. Pháp môn tuệ căn, nghĩa là quán sát nguyên lý vô thường vô
tánh. Pháp môn tín lực, nghĩa là vượt khỏi uy thế của ma. Pháp môn tiến
lực, nghĩa là một đi thì không còn quay lại. Pháp môn niệm lực, nghĩa là
không bao giờ còn có sự quên mất. Pháp môn định lực, nghĩa là diệt sạch
vọng tưởng. Pháp môn tuệ lực, nghĩa là biến quán các pháp một cách tự
tại
(46) . Pháp môn tiến tới tuệ
giác, nghĩa là chất chứa sự thực hành Phật đạo. Pháp môn chánh chỉnh
thiền định, nghĩa là mau chóng thực hiện các tam muội môn. Pháp môn tinh
thuần thể tánh, nghĩa là không thích giáo lý khác với nhất thừa.
Nói tổng quát, nguyện cầu tất cả
hoàn bị hết thảy một trăm lẻ tám pháp môn (47) của bồ tát đại sĩ,
để làm cho thế giới thanh tịnh mà cảm hóa kẻ keo lẫn tật đố, siêu
việt ác đạo tám nạn mà nhiếp thọ những kẻ tranh tụng hận thù, nỗ
lực hoạt động thiện hạnh mà cảm hóa những kẻ biếng nhác thoái chí,
thực hiện định ý thần túc mà cảm hóa những kẻ vọng tưởng loạn động.
Nguyện cầu như vậy rồi, đại chúng hãy cùng nhau chí thành, gieo xuống
đất tất cả năm bộ phận của cơ thể mà qui y và đảnh lễ các đấng
Đại từ bi phụ của cả thế gian:
- Nam mô Di lạc phật,
- Nam mô Thích ca mâu ni phật,
- Nam mô Pháp thiên kính phật,
- Nam mô Đoạn thế lực phật,
- Nam mô Cực thế lực phật,
- Nam mô Tuệ hoa phật,
- Nam mô Kiên âm phật,
- Nam mô An lạc phật,
- Nam mô Diệu nghĩa phật,
- Nam mô Ái tịnh phật,
- Nam mô Tàm quí nhan phật,
- Nam mô Diệu kế phật,
- Nam mô Dục lạc phật,
- Nam mô Lâu chí phật,
- Nam mô Dược vương bồ tát,
- Nam mô Dược thượng bồ tát,
- Nam mô Vô biên thân bồ tát,
- Nam mô Quan thế âm bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con chí
thành qui y và đảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận
không giới. Nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ,
làm cho tam giới lục đạo hết thảy chúng sinh nhờ công đức phát khởi
đại nguyện của "đạo tràng từ bi" hôm nay mà ai nấy đủ cả vô
lượng công đức và vô lượng trí tuệ, vận dụng thần lực tự tại như
ý.
Phẩm 40: Ký Thác Trọng Trách [^]
Hôm nay, tất cả đại chúng cùng
sám hối trong đạo tràng này, đã được cùng nhau phát khởi thệ nguyện
vĩ đại cho lục đạo chúng sinh rồi, bây giờ tiếp theo, hãy đem chúng
sinh ký thác liệt vị Bồ tát đại sĩ. Nguyện xin các ngài vận dụng từ
bi mà đồng gia nhiếp thọ, để nhờ công đức sám hối và phát nguyện
hôm nay, nhất là nhờ năng lực hộ niệm của lòng từ bi mà làm cho chúng
sinh thích tìm ruộng phước tối thượng, nghĩa là thâm tín rằng cúng dường
Phật đà thì sẽ có được vô lượng phước báo. Lại làm cho chúng sinh
nhất tâm hướng về Phật đà để thực hiện đầy đủ vô số quả báo
thanh tịnh.
Nguyện cầu chúng sinh đối với Phật
đà không còn tâm keo lẫn, thực hiện sự hiến cúng vĩ đại mà không
còn luyến tiếc một thứ gì cả. Nguyện cầu chúng sinh ở chỗ Phật đà
thực hiện cho mình thành ruộng phước tối thượng, bằng cách tách rời
chí nguyện của nhị thừa mà hoạt dụng hạnh nguyện của bồ tát, đạt
đến giải thoát tuyệt đối và tuệ giác tuyệt đối của các đức Như
lai. Nguyện cầu chúng sinh ở nơi Phật đà gieo trồng thiện căn vô tận
để thực hiện vô tận công đức và vô tận tuệ giác của Phật đà.
Nguyện cầu chúng sinh tiếp nhận được tuệ giác sâu xa để tạo cho mình
thành một vị chúa tể hoàn bị trí tuệ vô thượng, thanh tịnh. Nguyện cầu
chúng sinh du hành tự tại, thực hiện thần lực vô ngại của chư Phật có
năng lực đến hết thảy mọi nơi. Nguyện cầu chúng sinh tiếp nhận được
đại thừa để thực hiện "nhất thế chủng trí", an nhiên bất
động trước mọi xao động quấy phá. Nguyện cầu chúng sinh hoàn thành trọn
vẹn ruộng phước bậểc nhất, có khả năng phát sinh địa vị Nhất thế
trí. Nguyện cầu chúng sinh đối với chư Phật không có tâm lý húy kﬠnỗ
lực gieo trồng thiện căn vĩ đại và thích thú tầm cầu tuệ giác vĩ đại.
Nguyện cầu chúng sinh biết vận dụng phương tiện tuyệt diệu, nghĩa là
đi đến mọi nơi mà trang nghiêm tịnh độ, cùng lúc, ngay trong một niệm
mà thâm nhập pháp tánh, như vậy mà không có một chút mỏi mệt. Nguyện
cầu chúng sinh được cái thân vô biên, cái thân biến du thập phương thếgiới
mà không hề mỏi mệt. Nguyện cầu chúng sinh hoàn thành cái thân quảng đại,
cái thânđã được sự tùy ý du hành mười phương quốc độ, lại được
thần lực chư Phật trang nghiêm để đạt đến "bờ bến cứu cánh",
nên ngay trong một niệm mà biểu hiện thần lực tự tại của Phật khắp
cả mười phương, cùng tận không giới.
Phát cái nguyện "rộng lớn như
pháp tánh, cứu cánh như hư không" như vậy rồi, đại chúng lại nguyện
cầu chúng sinh được như sở nguyện trên đây, nghĩa là viên mãn bồ đề
đại nguyện, và cùng nhau khuynh tận chí thành, gieo xuống đất tất cả
năm bộ phận của cơ thể, tác bạch như sau: Giả như chúng con phải chịu
tội báo, không thể cứu độ chúng sinh,thì chúng con xin đem chúng sinh
thành kính ký thác:
Liệt vị Bồ tát đã chứng vô
sanh pháp thân, vô lượng vô biên, cùng tận không giới;
Liệt vị Bồ tát đã được vô lậu
sắc thân, vô lượng vô biên, cùng tận không giới;
Liệt vị Bồ tát phát tâm, vô lượng
vô biên, cùng tận không giới; Mã minh bồ tát, vị đại sư chấn hưng chánh
pháp;
Long thọ bồ tát, vị đại sư chấn
hưng tượng pháp;
Vô biên thân bồ tát trong tất cả
mười phương, cùng tận không giới;
Quan thế âm bồ tát trong tất cả
mười phương, cùng tận không giới;
- Văn thù sư lợi bồ tát,
- Phổ hiền bồ tát,
- Sư tử du hý bồ tát,
- Sư tử phấn tấn bồ tát,
- Sư tử phan bồ tát,
- Sư tử tác bồ tát,
- Kiên dũng tinh tiến bồ tát,
- Kim cang tuệ bồ tát,
- Khí ấm cái bồ tát,
- Tịch căn bồ tát,
- Tuệ thượng bồ tát,
- Thường bất ly thế bồ tát,
- Dược vương bồ tát,
- Dược thượng bồ tát,
- Hư không tạng bồ tát,
- Kim cang tạng bồ tát,
- Thường tinh tiến bồ tát,
- Bất hưu tức bồ tát,
- Diệu âm bồ tát,
- Diệu đức bồ tát,
- Bảo nguyệt bồ tát,
- Nguyệt quang bồ tát,
- Tát đà ba luân bồ tát,
- Việt tam giới bồ tát.
Lại nữa, đệ tử chúng con thành
kính đem chúng sinh ký thác hết thảy liệt vị Bồ tát đại sĩkhắp cả
mười phương, cùng tận không giới. Nguyện xin các ngài vận dụng năng lực
bản nguyện và năng lực cứu độ mà đồng gia nhiếp thọ hết thảy chúng
sinh vô cùng trong thì gian và vô tận trong không gian. Nguyện xin liệt vị Bồ
tát đại sĩ đừng bỏ chúng sinh, làm thiện tri thức cho tất cả, không
có tư tưởng phân biệt. Nguyện cầu chúng sinh biết ơn Bồ tát mà thân cận
phụng sự. Nguyện xin liệt vị Bồ tát từ bi nhiếp thọ, làm cho chúng
sinh được cái tâm chất trực phù hợp chánh pháp, để đi theo Bồ tát
mà không còn rời nhau. Nguyện cầu chúng sinh thuận theo giáo huấn của Bồ
tát, không còn trái ngược nên được cái tâm kiên cố; không còn tách rời
thiện hữu tri thức, mà lại biết tách rời tâm lý nhơ bẩn, nên được
cái tâm không thể phá hoại. Nguyện cầu chúng sinh vì thiện tri thức mà
không tiếc tính mạng, không tiếc tài sản, không trái nghịch giáo huấn của
các ngài. Nguyện cầu chúng sinh thực tập đức tính từ bi vĩ đại, để
lánh xa ác pháp nhưng nghe chánh pháp là thọ trì được cả. Nguyện cầu
chúng sinh đồng đẳngthiện nghiệp và quả báo thiện nghiệp của liệt vị
Bồ tát, nên bồ tát hạnh và bồ tát nguyện đều thanh tịnh tuyệt đối,
hoàn bị thần lực nên tự tại tùy ý, vận dụng cỗ xe đại thừa đi đến
chỗ cứu cánh là nhất thế chủng trí mà trung gian không hề chán mệt, vận
dụng cỗ xe tuệ giác đi đến chỗ yên ổn tột bậc, vận dụng cỗ xe
vô ngại mà tự tại một cách tuyệt đối.
"Đạo tràng từ bi" mở đầu
qui y Tam bảo, kế đến diệt trừ nghi hoặc, phát sinh tín tâm, sám hối tội
lỗi, phát tâm lập nguyện, hiển lộ quả báo, nêu ra địa ngục, giải tỏa
oán kết, tự mừng cho mình, phát nguyện hồi hướng, cuối cùng ký thác
trọng trách, bao nhiêu công đức chúng con có được, chúng con vận dụng
hiến cho tất cả mọi loài chúng sinh khắp trong mười phương, cùng tận
không giới. Ngưỡng nguyện Di lạc Thế tôn từ bi chứng giám, Thập phương
chư Phật từ bi nhiếp thọ, làm cho chúng con những điều sám hối thì
thanh tịnh tất cả, những điều thệ nguyện thì hoàn thành hết thảy.
Nguyện cầu toàn thể được cùng Di lạc Thế tôn sinh ra ngay nơi thế giới
này, cùng dự pháp hội đầu tiên của Ngài, và nghe pháp là tức khắc ngộ
đạo, công đức và trí tuệ đều hoàn bị tất cả, đồng đẳng bồ tát
mà không khác chi cả, nhập Kim cang tâm mà thành Chánh biến giác.
Chúng con lại thành kính xưng tụng
Phật đà để chú nguyện như sau. Phật là đấng Như lai, cúng, Chánh
biến tri, đủ cả mười đức hiệu, hóa độ vô lượng chúng sinh, nhổ sạch
gốc rễ sinh tử. Đệtử chúng con xin đem công đức lạy Phật sám hối
đã làm ngày nay, cầu nguyện chúng sinh hoàn thành sở nguyện, nghĩa là
viên mãn bồ đề đại nguyện.
Tất cả đại nguyện mà ngày nay
chúng con phát ra, nguyện đồng đẳng với đại nguyện của hết thảy
chư Phật, và chư vị Bồ tát ở địa vị cao, khắp trong mười phương, cùng
tận không giới. Đại nguyện của chư Phật, chư vị Bồ tát không thể
cùng tận thì đại nguyện của chúng con cũng y như vậy, rộng lớn như pháp
tánh, cứu cánh như hư không, cùng tận biên cương vị lai, suốt hết vô
biên đời kiếp.
Chúng sinh vô tận thì đại nguyện
của chúng con cũng vô tận, thế giới vô tận thì đại nguyện của chúng
con cũng vô tận, không gian vô tận thì đại nguyện của chúng con cũng vô
tận, pháp tánh vô tận thì đại nguyện của chúng con cũng vô tận, niết
bàn vô tận thì đại nguyện của chúng con cũng vô tận, sự xuất thế của
Phật vô tận thì đại nguyện của chúng concũng vô tận, sự toàn giác của
Phật vô tận thì đại nguyện của chúng con cũng vô tận, sự tư duy của
tâm vô tận thì đại nguyện của chúng con cũng vô tận, sự phát khởi của
trí vô tận thì đại nguyện của chúng con cũng vô tận, tất cả ba chủng
trí vô tận thì đại nguyện của chúng con cũngvô tận. Nếu mười thứ này
mà cùng tận được thì đại nguyện của chúng con mới có thể cùng tận.
Chúng con chí thành qui y và đảnh lễ toàn thể thánh giả tamthừa là liệt
vị Thanh văn, liệt vị Duyên giác và liệt vị Bồ tát.
- Hồi Hướng
- Bể cả ái dục
- sóng gió ngàn trùng,
- đại dương khổ não
- sâu thẳm vạn dặm,
- muốn cầu giải thoát
- khổ não luân hồi,
- cần phải cấp tốc
- niệm Phật Di đà. (10)
- Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ
đại bi A di đà phật.
- Nam mô A di đà phật (30 tiếng là ít nhất).
- Nam mô Quan thế âm bồ tát (3 tiếng là ít nhất).
- Nam mô Đại thế chí bồ tát (như trên).
- Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng bồ tát (như trên).
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô Sa bà giáo chủ Thích ca
mâu ni phật, vị bổn sư chỉ dạy pháp môn tịnh độ (1 lạy).
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô Cực lạc giáo chủ A di
đà phật, vị đạo sư tiếp dẫn vãng sinh tịnh độ (1 lạy) (11) .
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô Quan thế âm bồ tát (1
lạy).
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô Đại thế chí bồ tát
(1 lạy).
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng
bồ tát (1 lạy).
- Chúng con trì niệm
- danh hiệu chân thật
- đầy đủ công đức
- của Phật Di đà,
- xin Phật từ bi
- nhiếp thọ cho con,
- chứng minh cho con
- sám hối phát nguyện:
- Bao nhiêu ác nghiệp
- mà con đã làm,
- đều bởi vô thỉ
- những tham sân si,
- động thân miệng ý
- mà phát sinh ra,
- ngày nay con xin
- sám hối tất cả.
- Nguyện cầu cho con
- trong lúc gần chết,
- khỏi có tất cả
- mọi thứ trở ngại,
- trực tiếp nhìn thấy
- đức Phật Di đà,
- tức khắc vãng sinh
- thế giới Cực lạc.
- Bao nhiêu thiện căn
- mà con làm ra,
- bao gồm pháp hạnh
- sám hối hôm nay, (12)
- đều đem hồi hướng
- hết thảy chúng sinh,
- nguyện cầu pháp giới
- hết thảy chúng sinh,
- cùng được vãng sinh
- thế giới Cực lạc. (13)
Bài kinh Tinh túy của đại bát
nhã: Quan tự tại đại bồ tát đã đi vào Bát nhã ba la mật đa sâu xa,
soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách. Ngài nói, tôn giả Thu
tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc ; sắc tức là không,
không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy. Tôn giả
Thu tử, Không ấy của các pháp không sinh không diệt, không dơ không sạch,
không thêm không bớt. Thế nên trong Không không sắc thọ tưởng hành thức,
không nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, không sắc thanh hương vị xúc pháp,
không nhãn giới cho đến không ý thức giới, không vô minh và sự diệt tận
của vô minh, cho đến không lão tử và sự diệt tận của lão tử, không
khổ tập diệt đạo, không quán trí, không thủ đắc, vì không thủ đắc
gì cả. Bồ tát vì y theo Bát nhã ba la mật đa nên tâm không bị chướng
ngại,vì không bị chướng ngại nên không khiếp sợ, siêu thoát mộng tưởng
thác loạn, cứu cánh niết bàn. Phật đà cả ba thì gian vì y theo Bát nhã
ba la mật đa nên được vô thượng bồ đề. Do đó mà biết Bát nhã ba la
mật đa là bài chú rất thần diệu: bài chú rất sáng chói, bài chú tối
thượng, bài chú tuyệt bậc mà đồng bậc, trừ được hết thảy khổ não,
chắc thật, không hư ngụy. Nên tôi nói chú Bát nhã ba la mật đa. Ngài liền
nói chú ấy: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ
đề, tát bà ha (14) .
- Nguyện cầu diệt trừ
- ba thứ chướng ngại,
- trong đó căn bản
- là trừ phiền não,
- nguyện được tuệ giác
- lý giải chắc thật,
- nguyện cầu tội lỗi,
- và sự trở ngại
- của tội lỗi ấy,
- hủy diệt tất cả,
- đời đời thực hành
- hạnh nguyện bồ tát.
(Đến đây, nếu cầu an hay cầu
siêu cho ai, thì tác bạch thầm tên mình, cầu cho người tên gì, cầu mục
đích nào. Đại khái, đệ tử tên x x, nguyện đem công đức bái sám theo
Lương hoàng sám này hồi hướng cho x x được thân tâm an lạc hay được
vãng sinh tịnh độ).
- Chư thiên, a tu la,
- và dược xoa vân vân,
- ai đến nghe Phật pháp,
- tất cả hãy hết lòng
- hộ trì Phật pháp ấy,
- làm cho trường tồn mãi,
- bằng cách thường tinh tiến
- thực hành lời Phật dạy.
- Những người nghe Phật pháp
- cùng nhau đến nơi đây,
- hoặc ở trên mặt đất,
- hoặc ở trong không gian,
- với thế giới loài người,
- hãy thường hành từ tâm,
- bản thân thì ngày đêm
- sống đúng với Phật pháp.
- Nguyện cầu mọi thế giới
- luôn luôn được yên ổn,
- bằng cách phước và trí
- đều đem làm lợi người,
- để bao nhiêu vọng nghiệp
- đều được tiêu tan cả,
- siêu thoát mọi khổ đau,
- qui về đại niết bàn.
- Hãy xoa khắp cơ thể
- bằng hương thơm giới pháp,
- lại mặc cho cơ thể
- bằng y phục thiền định,
- rồi trang điểm cả người
- bằng bông hoa tuệ giác,
- thì bất cứ ở đâu
- cũng thường được an lạc.
Tự qui y Phật, xin nguyện chúng
sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (1 lạy).
Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng
sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển (1 lạy).
Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng
sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại (1 lạy).
Chân thành cảm ơn quý cư
sĩ Nguyễn Văn Củng, Đoàn Viết Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đã phát tâm
chuyển tác phẩm này từ dạng Help File, VPS font sang dạng Word, VNI font. Thích
Nhật Từ 3-5-2000
Phần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Ghi chú
|
|