Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ BÀI "TÌM HIỂU NIẾT BÀN"
Của Lê Anh Huy do Trang Nhà Tin Lành Mucsu.net Phổ Biến

 

Trong bài "Tìm Hiểu Niết Bàn", ông Lê Anh Huy viết:

"Hơn sáu mươi phần trăm dân số Việt Nam đặt để niềm hy vọng duy nhất vào một người có thật trong lịch sử. Đó là Hoàng tử Tất-Đạt-Đa Gôtama sống và chết ở Ấn Độ cách đây khoảng hai ngàn năm trăm năm. Người tuyên bố đã tìm ra con đường giải thoát cho nhân loại khỏi sự đau khổ qua sự giác ngộ về một cõi vĩnh cửu gọi là Niết Bàn."

    Ông Lê Anh Huy đã đứng ngoài cổng Chùa để phê bình những kiến trúc trong Chùa.   Ông không hiểu gì về đạo Phật cho nên viết bậy.  Phật tử không đặt niềm hy vọng duy nhất vào Đức Phật mà đặt vào chính mình khi mình chọn con đường đi theo vết chân Phật.  Phật không cứu vớt ai, Phật chỉ là người chỉ đường.  Phật không huênh hoang như Chúa, tự nhận những thuộc tính mà ngày nay giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đều bác bỏ như: Ta là sự sống, Ta là Con Đường, Ta là Ánh Sáng v..v..  Những điều tự nhận của Chúa Giê-su đã trở nên vô giá trị trước sự tiến bộ trí thức của con người ngày nay, như sẽ được chứng minh trong một phần sau.  Niết bàn không phải là một nơi chốn nên không thể gọi là một cõi.  Giác ngộ là giác ngộ, giác ngộ không có về đâu cả.

   Mô tả Niết Bàn bằng vài câu hời hợt, ông Lê Anh Huy đã chứng tỏ rằng sự hiểu biết của ông về Phật Giáo ở mức tối thiểu của những nhà truyền giáo Ki Tô.  Nếu ông LAH muốn biết những quan niệm về Niết Bàn thì ông có thể đọc cuốn "The Conception of Buddhist Nirvana" của Theodore Stcherbatsky, một cuốn sách dày hơn 250 trang, nhưng dù có đọc thì cũng chỉ biết vậy thôi, vì đó cũng chỉ là những diễn giải trí thức về những quan niệm về Niết Bàn.  Đức Phật đã từ chối không mô tả dứt khoát Niết Bàn là gì.  Người nói đó là một trạng thái tâm linh "không thể hiểu được, không thể mô tả được, không thể quan niệm được, không thể nói lên bằng lời được" (incomprehensible, indescribable, inconceivable, unutterable). 

"Vì Phật giáo cơ bản mời gọi mọi người vào để "xem xét" trước khi tin chứ không phải để tin vội một cách mù quáng [1] nên bài này cố gắng phân tích một cách khách quan hệ thống tư duy của một tôn giáo lớn của nhân loại. Sự phân tích khách quan dẫn đến sự hiểu biết chính xác. Sự hiểu biết chính xác về điều mình tin có ảnh hường rất hệ trọng đến đời sống tâm linh, tinh thần, tình cảm và ngay cả thể chất của cá nhân và cả một dân tộc nói chung. "

   Tôi đồng ý với ông LAH ở điểm này, nhưng để xem ông phân tích ra sao và sự hiểu biết chính xác của ông nó ở mức nào, nhất là khi ông đưa ra những khẳng định về Chúa Giê-su trong một đoạn sau, thì ông có phân tích một cách khách quan để đưa đến một hiểu biết chính xác hay không hay đó chỉ là mù lòa tin bướng tin càn.

""Chân lý" mà Đức Phật khám phá được tóm gọn trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đây mới là điểm đặc thù của Phật học. Tứ Diệu Đế gồm có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, là tóm lược nguồn cội và cách giải thoát khỏi sự đau khổ. Đi sâu vào chi tiết, Bát Chánh Đạo là Đường một người cần phải đi qua để ngộ Niết Bàn, nơi giải thoát chung thẩm cho con người. "

   Đây không phải là chân lý duy nhất mà Đức Phật ngộ được.  Kinh Phật nhiều như rừng, rộng như biển, không phải tất cả chỉ thâu tóm về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.  Trong Phật Giáo có nhiều trình độ ngộ khác nhau như Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.  Hiểu được ý nghĩa của những bậc này và đọc những Kinh Phật như Thủ Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma, Đại Bát Niết Bàn, Lăng Già v..v.. thì không ai có thể đặt bút viết ""Chân lý" mà Đức Phật khám phá được tóm gọn trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo."  Câu trên của ông Lê Anh Huy phản ánh một sự hiểu biết rất hời hợt về Phật Giáo.  

"Như vậy, chỉ nhờ ngồi thiền một người bình thường có thể diệt vô minh để tìm ra chân lý và thành Phật (nhập Niết Bàn). Tuy nhiên, sau đó Phật vẫn phải chết như một người bình thường. Ngày hôm nay xác Phật tổ vẫn còn được chôn tại Kusinara, dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn [5]. Không một ai biết một cách cụ thể chuyện gì xảy ra sau cái chết vì ngay chính Phật đã đi vào cõi chết mà không trở lại."

   Diệt vô minh là diệt vô minh, đơn giản có vậy, tuyệt đối không phải để tìm ra chân lý. Cái nhìn như trên về Đức Phật là cái nhìn của những người hạ căn.  Người hạ căn là người chỉ nhìn thấy Sắc Thân của Phật, nghĩa là một thân xác được sinh ra đời, trở nên già yếu và chết đi.  Phật có mặt trong 3 đời: quá khứ, hiện tại và tương lai, và không phải chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật (Tam Thế Chư Phật).  Người hạ căn không thể nhìn thấy Báo Thân và Pháp Thân của Phật.  Thấy được Pháp Thân của Phật thì Phật không bao giờ có thể chết được.

"Sau khi Hoàng tử TấtĐạtĐa Gôtama đã giác ngộ, một tì kheo đến hỏi người về một Đấng Tạo Hóa, người không trả lời. Người chỉ so sánh nhân loại như một người bị trúng tên độc. Trước tiên người ấy phải chữa lành vết thương trước đã chứ không nên hỏi ai đã bắn mũi tên này, tên làm bằng chất liệu gì, vân vân. Người nói rằng trước khi tìm ra được câu trả lời, nạn nhân chắc hẳn bị trúng độc chết [6]. Như vậy, Phật Thích Ca không dạy có cũng không dạy không có một Đấng Tạo Hóa (Trời). Vấn đề ở đây không phải là có hay không có một Trời mà là Đức Phật không biết có hay không. Thật không may nhiều người lợi dụng sự không biết của Phật Thích Ca để lôi kéo người khác chối bỏ Trời [6,12]. Lý luận của họ đi từ chỗ không biết về Trời, đến thấy Trời không cần thiết và vì không cần thiết nên hoàn toàn chối bỏ Ngài."
   Đức Phật không nói những chuyện viển vông mà là rất thực tế đối với con người ngay trong đời sống này.  Theo Đức Phật, biết có Tạo Hóa hay không không giúp gì cho con người trên con đường thoát khổ.  Vì vậy Đức Phật không trả lời.  Nhưng không phải là Đức Phật không biết.  Bảo Phật không biết là nói bậy, là mang cái không biết của mình đặt vào Phật.   Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật đã nói về Thế Giới Thành Lập rất phù hợp với những khám phá của khoa học ngày nay.  Thuyết Tương Duyên, Tương Túc của Đức Phật đã được kiểm chứng qua nhiều khám phá mới của khoa học.  Trong nhiều Kinh khác, thí dụ như Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã dứt khoát bác bỏ Thuyết Sáng Tạo cũng như sự hiện hữu của một vị Thần Sáng Tạo, sáng tạo ra muôn loài.  Đức Phật cũng bác bỏ thuyết về sự hiện hữu của linh hồn.  Những sự hiểu biết của Phật về vũ trụ và con người đã dần dần được khoa học khám phá ra và kiểm chứng.  Vì thế một trong 10 danh hiệu mà người đời tôn xưng Đức Phật là "Thiên Nhân Sư", nghĩa là bậc Thầy của các Thiên Chúa và người (Teacher of Gods and men).  Đọc Thánh Kinh chúng ta thấy danh hiệu này không sai.  Ngày nay, Thuyết Sáng Tạo chỉ còn trong đầu óc của những người mà nếu ta gõ vào trán họ thì sẽ nghe được một tiếng vang lớn, vì nó rỗng tuếch.  Tôi có cảm tưởng ông LAH đã dùng những luận điệu và trình độ hiểu biết của các Thừa Sai Ki Tô trong thế kỷ 18 để viết về Phật Giáo.  Theo ông LAH thì Trời là một người vì ông gọi Trời là Ngài?  Người Việt Nam không chối bỏ Trời nhưng dứt khoát chối bỏ Ngài nào đó, với tất cả những tính Tham Sân Si của con người, thí dụ như Giê-su trong Thánh Kinh (tôi có thể chứng minh dễ dàng qua Thánh Kinh), của những nô lệ tâm linh muốn nhập nhằng đôn Ngài lên tiếm vị của Trời.

"Ngược lại, thực tế chứng tỏ người Việt không bao giờ quên được Trời. Gần hai ngàn năm ảnh hưởng [13] Phật giáo không thể xóa được một chữ nhỏ "Trời" trên môi miệng của người Việt Nam. Ngày nay, sáu mươi phần trăm dân số Việt Nam tự nhận là Phật tử nhưng tin vào Trời là điều mà Phật không bao giờ dạy."

   Phật Giáo không bao giờ có ý định xóa bỏ những tín ngưỡng trong dân gian.  Phật Giáo có tính cách giáo dục và chuyển hóa chứ không có tính cách chống đối và dùng bạo lực như Ki Tô Giáo, muốn xóa bỏ tất cả những gì không phải là văn hóa Ki Tô, nhưng đã thất bại thảm thê, như lịch sử đã chứng minh.  Ca Tô Giáo đã lên tiếng xin lỗi thế giới.  Tin Lành cũng đã lên tiếng xin lỗi dân da đỏ ở Tân Thế Giới.   Phật Giáo chưa hề phải xin lỗi bất cứ ai.  Điều này có thấy sự khác biệt về bản chất và thực hành giữa hai tôn giáo.  Không nên lấy chủ trương của Ki Tô Giáo gán cho Phật Giáo.  Phật Giáo dạy con người nhìn vạn Pháp như chúng là như vậy (Như thực tri kiến) chứ không dạy con người tin vào bất cứ cái gì mà không hiểu rõ.

 "Phật tử Việt Nam khi cầu xin đều có: "Lạy Trời" trước khi "Khấn Phật." Người Việt Nam ai ai cũng biết những câu tục ngữ sau đây để mô tả Trời là Đấng Tạo Hóa Công Chính Toàn Năng:"

   Trời là một quan niệm rất rộng của dân Việt Nam, tuyệt đối không dính dáng gì tới Đấng Tạo Hóa Công Chính Toàn Năng.  Toàn Năng là từ mà các tín đồ Ki Tô, Ca-Tô cũng như Tin Lành, gán cho Thần của họ tuy rằng họ không hiểu thế nào là Toàn Năng.  Toàn Năng là làm gì cũng được.  Nhưng hiển nhiên là Thần Ki Tô (Christian God) của họ không thể tạo ra một phiến đá nặng đến nỗi chính Thần cũng không vác nổi, hay một bức tường cao đến nỗi chính Thần cũng không thể nhảy qua.  Vậy từ Toàn Năng chỉ có tác dụng lừa bịp những đầu óc yếu kém, thô sơ, chứ đối với các Phật tử như tôi thì nó vô nghĩa.  Nhìn qua những sự việc xảy ra hàng ngày, những cảnh khổ, cảnh chiến tranh v..v.. triền miên trên thế giới, có cái gì có thể gọi là Công Chính Toàn Năng hay không?  Công chính và Toàn Năng ở chỗ nào khi một em nhỏ vừa sinh ra đã bị khuyết tật, hoặc hai em dính liền vào nhau nhưng chỉ có một trái tim, hoặc mỗi ngày có 40000 (bốn mươi ngàn) trẻ con dưới 5 tuổi chết vì đói, vì thiếu dinh dưỡng và thiếu chăm sóc?  Chủ đích của ông Lê Anh Huy trong bài này là toan tính đánh đồng khập khiễng Chúa Trời (Giê-su) của ông ấy với quan niệm về Trời của người dân Việt.   Đây cũng là sách lược kiếm thêm tín đồ của Ki Tô Giáo nói chung qua những luận điệu xuyên tạc chọn lọc cưỡng ép, lừa dối đám người ngu dốt.  Chứng minh?

Lạy Trời mưa xuống,
lấy nước tôi uống,
lấy ruộng tôi cày....

   Bùi Linh đã giải thích nghĩa chữ Trời trong câu trên trong Giao Điểm số 39&40, trang 111, như sau:  Câu "Lạy Trời mưa xuống.." không có nghĩa là một ông Trời hay bà Trời nào ngồi trên mây, lúc được xin hối lộ thì ông ta hay bà ta cho mưa xuống, mà chữ Trời chỉ có nghĩa một tượng hình nôm na để nhân cách hóa thiên nhiên (Thần mưa) mà thôi.  Nếu như cứ  theo Thánh Kinh mưa là do Chúa Trời mở cửa nên nước chảy xuống thì đó là chuyện mà ngày nay trẻ con nghe đến cũng phải bưng miệng cười."

   Lại nữa, ngày nay chẳng có người Việt Nam cầu "Lạy Trời mưa xuống" nữa.  Vì các đài khí tượng sẽ cho họ biết trước cả mấy ngày một cách khá chính xác là khi nào và ở đâu có mưa (à quên, khi nào và ở đâu Chúa Trời của ông Lê Anh Huy sẽ cho các thiên thần mở những cánh cửa bằng đồng thau để cho nước rơi xuống thể theo lời tiên đoán của nha khí tượng)
và:

Lưới Trời lồng lộng bao la,
Thưa mà chẳng lọt, chẳng qua mảy nào.

    Câu này là trong Nho học: "Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu"   và chỉ có nghĩa là nhân và quả như bóng với hình, không sao thoát khỏi, chứ không phải là sự thưởng phạt của một ông mắt sâu râu dặm ngồi không biết chỗ nào trên trời trong một vũ trụ rộng 15 tỷ năm ánh sáng.

"Có một câu hỏi rất quan trọng cho dân tộc Việt: Ai đã dạy cho người bình dân Việt Nam những câu ca dao tục ngữ trên để mô tả về Thiên Tính của Trời trong khi Phật im lặng trước vấn đề này? "

   Người Việt Nam không phải chỉ có mấy câu trên để mô tả thiên tính (sic) của Trời, mà còn có nhiều câu khác nữa.  Nếu ông Lê Anh Huy muốn đánh đồng quan niệm về Trời của người Việt Nam với Chúa Trời của đạo Ki Tô thì ông Lê Anh Huy sẽ kẹt lắm.  Vì sao?  Sau đây tôi sẽ thay chữ Trời của dân Việt Nam bằng Chúa Trời của Ki Tô Giáo trong vài câu thông dụng trong dân gian Việt Nam.

1.      Con cóc là cậu ông (Chúa Trời), ai mà đánh nó thì (Chúa Trời) đánh cho.
2.      Xưa nay con người thắng (Chúa Trời) cũng nhiều (Nguyễn Du: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều).
3.      Tội tày (Chúa Trời)
4.      Hôm nay (Chúa Trời) xấu quá.
5.      Ông (Chúa Trời) thật là bất công, người tốt như vậy mà lại chết yểu.
6.      Ông (Chúa Trời) thật là ác quá, mưa rầm rề mấy ngày không dứt.
7.      Bắc thang lên hỏi ông (Chúa Trời), mang tiền cho gái có đòi được không?
8.      Kiều:  (Chúa Trời) xanh quen thói má hồng đánh ghen (Chữ thói ở đây có nghĩa là một thói xấu. Chúng ta thường nói tính tốt, thói xấu. TCN)

   Vậy ông Lê Anh Huy có còn muốn đánh đồng khập khiễng Chúa Trời của ông với ông Trời của Việt Nam nữa hay không?  Nếu ông còn cứ nhất định cho rằng ông Trời chính là Chúa Trời (Giê-su) của ông thì bắt buộc ông phải chấp nhận quan niệm của dân gian Việt Nam là: Chúa Trời của ông chỉ là cháu con cóc.  Chúa Trời gọi con cóc là Cậu.  Cậu là em ruột của Mẹ.  Vậy Mẹ của Chúa Trời cũng phải là một con cóc.  Chúa Trời có mẹ là một con cóc, vậy Chúa Trời không thể là Đấng Tạo Hóa Công Chính Toàn Năng sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài trong đó có mẹ của Chúa Trời, người sinh ra Chúa Trời.

"Lời hứa của Phật rằng cõi Niết Bàn: giải thoát chúng ta khỏi những giới hạn của con người và cho phép chúng ta phá ra ngoài cái vỏ của sự ngộ nhận. Trong Niết bàn, đời sống thẩm thấu hết không gian, "đi xuyên qua ba phạm trù của sự tồn tại và bao phủ cả mười hướng." Trong Niết Bàn, đời sống kéo dài từ cổ đại tới hiện tại không thay đổi và đời sống luôn luôn mới. [14]
và:
Người nào thành Phật, thấu rõ sự thật, người ấy có đầu óc tràn đầy trí tuệ sáng suốt. [15]
rõ ràng đã bị thực tế của vũ trụ và thâm tâm của người Việt Nam phủ nhận. "

   Ông Lê Anh Huy lại viết bậy nữa.  Phật không hứa với ai bất cứ điều gì.  Phật không hứa cuội: ai tin ta thì sẽ lên Niết Bàn.  Những điều Phật dạy ở trên là những chân lý.  Những chân lý này không phải những kẻ hạ căn có thể chứng nghiệm được.  Dù vậy nó vẫn là chân lý bất kể con người có chứng nghiệm được hay không.

   Căn cứ vào đâu, vào thực tế của vũ trụ như thế nào, vào thâm tâm của người Việt Nam nào, mà ông Lê Anh Huy dám khẳng định như trên.  Có phải là ông chỉ viết càn hay không.  Nếu ông viết rằng thâm tâm của chính ông phủ nhận thì tôi sẽ không bàn đến vì đó là quyền của mỗi cá nhân, nhưng khi ông suy diễn sự hiểu biết của ông thành sự hiểu biết của cả dân tộc Việt Nam thì đó là điều không thể chấp nhận theo nguyên tắc, chưa kể là trong phần trên tôi đã chứng minh là cái hiểu của ông về những chủ đề ông viết ra chỉ ở mức sơ đẳng bắt nguồn từ một đầu óc đã bị điều kiện hóa bởi một cái bánh vẽ ở trên trời (Salvation: A Pie-in-the-sky, từ của Linh Mục Ernie Bringas).

"Trong khi đó theo Thánh Kinh, lời hứa của Đức ChúaTrời vẫn trước sau như một. Không giống như Đức Phật, Đức Chúa Giê-xu, chính là Đức Chúa Trời, không chỉ mặt trăng và nói: "Ngón tay ta chỉ hướng mặt trăng nhưng ta không phải mặt trăng."[16] Ngài không cần phải tu để ngộ chân lý, vì chính Ngài là Chân Lý. Và Ngài bày tỏ Chân Lý, nghĩa là chính Mình, qua lời phán: ỀTa [Chúa Cưú Thế Giê-xu] là Đường Đi [duy nhất], Chân Lý [duy nhất], và Sự Sống [duy nhất], chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha [Đức Chúa Trời]."

(Đọc giả có thể tham khảo thêm tài liệu [17, 18] để biết thân vị Thượng Đế của Chúa Giê Xu.) Do đó muốn "ngộ Chân Lý" để được sự sống đời đời, một người phải theo một "Chánh Đạo" duy nhất. Đó là 'Ai tin Con [Đức Chúa Trời] thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó." Điều nầy cho thấy một người không cần khổ công ngồi thiền hay cố gắng tu trì để ngộ chân lý. Một người chỉ cần tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là đã nhận được Chân Lý và sự sống đời đời vì chính Chúa là Chân Lý và Sự Sống. Kinh Thánh khẳng định, "Chẳng có sự cứu rỗi trong một Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có một danh nào khác ban cho loài người để chúng ta có thể nhờ đó mà được cứu." Thật vậy, Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con Một Đức Chúa Trời, là con đường giải thoát duy nhất cho nhân loại. Một người khước từ Chúa Cứu Thế Giê-xu tưởng rằng mình sẽ có nhiều kiếp nữa để tìm kiếm hoặc để tu sửa, nhưng đó chỉ là một ảo vọng. Bỏ đi cơ hội giải thoát do Chúa Giê-xu ban cho thì kết quả sẽ vô cùng khủng khiếp vì mọi người chỉ có một kiếp duy nhất để "ngộ Chân Lý" mà thôi."
   Đây có phải là sự hiểu biết chính xác qua sự phân tích khách quan hay chỉ là những khẳng định thuộc loại "mù lòa tin bướng tin càn"?  Nếu ông Lê Anh Huy đọc kỹ Thánh Kinh thì ông phải thấy rằng Thánh Kinh, nhất là Tân Ước, chứa đầy những sự mâu thuẫn và hoang đường do những người sùng tín Giê-su viết sau khi Giê-su chết từ 40 năm đến 80 năm.  Nếu ông lại đọc những tác phẩm nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong 2, 3 thế kỷ nay thì ông phải biết rằng nhân vật Giê-su lịch sử khác xa với nhân vật Giê-su của các huyền thoại do Ki Tô Giáo dựng lên.  Nghiên cứu Tân Ước, các học giả cũng đã thấy rõ rằng, Giê-su đã vấp phải nhiều sai lầm về lịch sử, về khoa học, và về thần học.  Vậy làm sao ta có thể tin được những lời tự nhận huênh hoang vô căn cứ của Giê-su?  

   Về Phật Giáo, tôi chỉ phê bình sơ sơ, vạch ra sự hiểu biết rất giới hạn của Lê Anh Huy.  Tôi hi vọng rằng sự hiểu biết của ông về Ki Tô Giáo và Thánh Kinh chắc phải khá hơn sự hiểu biết của ông về Phật Giáo.  Tôi hoàn toàn thất vọng, vì ông định tuyên truyền đánh bóng Chúa của ông nhưng sự hiểu biết của ông về Chúa lại còn tệ hơn, vì tất cả chỉ là một loạt khẳng định mà không hề phân tích khách quan để đưa đến một sự hiểu biết chính xác.  Trong khi ông chỉ tin mà không cần biết không cần hiểu thì rất nhiều bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, học giả, giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo đã làm công việc phân tích khách quan về mọi khía cạnh của nhân vật Giê-su.

Để giúp ông LAH thấy rõ vấn đề, sau đây tôi xin đưa ra vài tài liệu nghiên cứu mà uy tín của các tác giả khó có ai trong giới trí thức có thể phủ nhận.

1.  Sau khi duyệt qua những công cuộc khảo cứu về nhân vật Giê-su trong 2 thế kỷ nay, học giả Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Trong Phúc Âm  (Gospel Truth) như sau:

... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng  – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

   (Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger.  So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

 

2.  Giám Mục John Shelby Spong là một học giả Ki Tô nổi tiếng của Hoa Kỳ.  Ông ta viết rất nhiều sách duyệt lại hệ thống tư tưởng Ki Tô Giáo dựa trên Thánh Kinh, và ông đã nhiều lần được mời lên TV để trình bày quan điểm của mình.  Trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Về Chuyện Sinh Ra của Giê-su (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus) , Giám mục Spong viết như sau:

“Chẳng có ai biết cha ông ta (Giê-su) là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ .”

(No one seemed to know his father.  He might well have been illegitimate.  Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition)

Trong cuốn  Hãy Cứu Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ Ki Tô (Rescuing the Bible From Fundamentalism), Giám mục Spong viết:

-  Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

-  Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị.  Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. (A literal Bible presents me with far more problems than assets.  It offers me a God I cannot respect, much less worship)

   Và khi bàn về ơn cứu rỗi của Giê-su, trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change Or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go).  Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:

     "Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi.  Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi.  Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội.  Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội.  Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin."

   (We human beings do not live in sin.  We are not born in sin.  We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism.  We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense)

   Chúng ta thấy ngay rằng, từ vài kết quả nghiên cứu nêu trên trong số hàng trăm kết quả nghiên cứu khác về nhân vật Giê-su, tất cả những niềm tin, không phải là những hiểu biết chính xác, của các tín đồ Tin Lành (những người tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh), bất kể là khoa học cộng với hàng trăm tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh đã bác bỏ tất cả những chuyện hoang đường do Ki Tô Giáo dựng lên quanh nhân vật Giê-su, ngày nay đã không còn chỗ đứng trong giới trí thức và những người hiểu biết.  Như Russell Shorto đã nhận định, phần lớn các tín đồ Tin Lành vẫn còn sống trong bóng tối.  Và những nhận định của Giám Mục Spong ở trên đã chứng tỏ rằng những chuyện hoang đường như Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, Giê-su là con Thượng đế, Giê su là đấng cứu thế v..v.. chỉ là những điều mê tín trước thời của khoa học gia Darwin.  Chuyện Adam và Eve sa ngã chỉ là một huyền thoại, kéo theo tính chất phi lý của tội tổ tông.  Đã không có tội tổ tông thì ai cần ai cứu rỗi, vai trò cứu thế của Giê-su chỉ còn hiện hữu trên sân khấu của một hí trường.  Chưa kể là tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay không thể chấp nhận chuyện Chúa trả thù cả nhân loại chỉ vì Adam cưỡng lời Chúa ăn một trái trên cây hiểu biết khi mà Adam chưa hề biết thế nào là phải là trái, là thiện là ác.

   Tôi thật lấy làm lạ, ông Tiến sĩ Lê Anh Huy phân tích lăng nhăng về Phật Giáo nhưng lại không chịu phân tích một câu cực kỳ phi lý mà tôi thường thấy các tín đồ Ki Tô, Ca Tô cũng như Tin Lành, nêu lên mà không để tâm suy nghĩ là câu đó có hợp lý hay không.  Ông LAH khẳng định:

   "Do đó muốn "ngộ Chân Lý" để được sự sống đời đời, một người phải theo một "Chánh Đạo" duy nhất. Đó là 'Ai tin Con [Đức Chúa Trời] thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó."

   Ông Lê Anh Huy ơi! Đầu óc của ông để đâu mà thời buổi này ông còn viết lên được một câu mà giới trí thức cũng như đa số các nhà thần học Ki Tô Giáo đã ném nó vào sọt rác.  Chứng minh?

   Thực chất câu trên chỉ là một thủ đoạn lừa bịp của các nhà truyền giáo khi xưa để tạo nên một đức tin trong Ki Tô Giáo và gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin ham hố về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên (Giê-su); và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.

   Ông sống ở trong thế kỷ nào mà không biết rằng chính Giáo Hoàng Ca-Tô John Paul II, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, cũng phải công nhận là "không làm gì có thiên đường trên các tầng mây""không làm gì có lửa hỏa ngục, hỏa ngục không phải là một nơi chốn trong lòng đất". 

   Phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, củ cà rốt và cây gậy mà các giáo hội Ki Tô vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt loại tín đồ đầu óc yếu kém vào trong vòng mê tín.  Luận điệu bào chữa của những người lãnh đạo Ki Tô Giáo là: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo.  Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng.

   Hơn  nữa,  phân tích  ra thì  câu   ông Lê Anh Huy viết ở trên hoàn toàn vô nghĩa và phi lý. Tại sao? Vì Chúa Giê-su của ông mới sinh ra đời cách đây 2000 năm.  Điều ông tin ở trên chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su.  Nhân loại đã có trên mặt đất ít ra là vài triệu năm chứ không phải là 6000 năm như được viết trong Thánh Kinh.  Vậy trong vài triệu năm này, những người sinh trước Giê-su bằng cách nào mà tin Giê-su để không bị "cơn thạnh nộ" của Đức Chúa Trời trên họ.  Lịch sử Việt có ít ra cũng là 6000 năm rồi.  Những người sinh trước Giê-su trong đó ắt hẳn có tổ tiên ông, vậy ông tính làm sao với họ.  Ông tin Giê-su để được sống đời đời, lẽ dĩ nhiên là sau khi ông chết, mà cũng chưa chắc, vì ông còn phải chờ đến ngày phán xét, khi đó Chúa của ông sẽ giáng trần, làm cho xác của ông, tôi nghi rằng khi đó chỉ còn là bộ xương trắng, hiệp với linh hồn ông để trong một kho chứa của Chúa.  Mừng cho ông.   Thế nhưng không biết bao nhiêu người sinh trước Giê-su thì bây giờ linh hồn họ ở đâu, Giê-su căn cứ vào cái gì để phán xét họ?

   Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên họ cũng bị Chúa Trời của ông Lê Anh Huy giáng cơn thịnh nộ xuống đầu họ hay sao?

   Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị Chúa Trời của ông Lê Anh Huy giáng cơn thịnh nộ trên đầu họ hay sao?  Những người Việt Nam tân tòng Ki Tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic  như vậy mà các ông còn nêu lên được trong thời đại này thì kể cũng lạ, không hiểu đầu óc của các ông ra sao.  Điều lạ hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự  cứu rỗi cũng như luận phạt của Giê-su.  Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng.  Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một vào một vị Thần mà họ gọi là "Thiên Chúa" của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những Thần trong dân gian trên khắp thế giới?

   Một câu đã thậm hoang đường, thậm phi lý như trên mà ngày nay còn mang ra dọa là không tin Chúa thì sẽ bị kết quả khủng khiếp v..v.. thì tôi không hiểu ông Lê Anh Huy coi chúng tôi là hạng người nào?  Những người ngu yếu bóng vía hoảng sợ trước một lời đe dọa rẻ tiền chỉ hợp với những người trong thời đại bán khai hay sao?  Có muốn truyền đạo thì cũng phải thông minh hơn một chút chứ.  Mang những rác rưởi mà thế giới văn minh tiến bộ Âu Mỹ đang bắt đầu đào thải để nhét vào đầu dân Việt hay sao?

   Để giúp ông Lê Anh Huy và những người trong Ki Tô Giáo, Ca Tô cũng như Tin Lành, hiểu rõ hơn về Thiên Chúa của họ, sau đây tôi sẽ "phân tích khách quan" vài chuyện trong Thánh Kinh để chứng minh rằng vai trò thần linh của Giê-su mà Ki Tô Giáo dựng lên hoàn toàn là do ảo tưởng của một số tín đồ sùng tín Ki Tô lúc đầu và rồi củng cố quyền lực vật chất cũng như tinh thần của giới giáo sĩ, lợi dụng và khai thác đầu óc yếu kém của đám tín đồ cùng đinh.  Sự chứng minh này dựa trên vài sai lầm căn bản của Giê-su trong số hàng trăm sai lầm khác của Giê-su như được viết trong Thánh Kinh.  Phần phân tích sau đây dựa vào luận lý và tôi thách ông Lê Anh Huy cũng như bất cứ ai có thể phản bác bằng lý luận chứ không phải bằng đức tin.

 

1..  Sai Lầm Thứ Nhất Của Giê-su:

   Chúng ta hãy đọc  câu Giê-su nói trong Tân Ước, John 12: 49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.

   Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt,  những gì mà Thiên Chúa muốn nói.  Điều này cũng lại hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận của Giê-su trong John 10:30: Ta với Cha Ta là một.

   Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa.  Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì theo lời "giáo hội dạy rằng" thì Thiên Chúa là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive) mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác.  Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.

 Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được, nếu chúng ta không xét đến cái thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) về Chúa ba ngôi.. 

1.      Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa. 

      Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm.   Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm.  Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm.  Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai.  Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?  

   Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay.  Chúng ta đã biết trong Tân Ước, Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31) trong khi thực sự thì Moses không viết.  Ngày nay, không một ai trong giới hiểu biết, kể cả những nhà Thần học trong mọi tông phái Ki Tô, đều phải chấp nhận sự kiện là Ngũ Kinh không do Moses viết mà do nhiều tác giả viết ra trong nhiều thế kỷ, trải dài trong khoảng 400 năm. Huyền thoại về Moses được viết ra trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers).

   Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính các giáo hội Ki Tô cũng phải chấp nhận. Bằng chứng?  Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâu.  Trong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết?  Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh.  Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses,  thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là  Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa?  Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.

Cũng vì vậy mà Rubem Alves đã đặt đưa ra nhận định sau đây trong cuốn Protestantism and Repression:

   Ai viết Ngũ Kinh?  Câu trả lời của giáo hội Ki Tô lịch sử cho câu hỏi trên là khẳng định: "Moses viết".  Nếu Moses không hề viết Ngũ Kinh thì các tông đồ (Paul và John) đã sai lầm khi họ nói rằng Moses viết.  Nếu họ sai lầm trong vấn đề này thì làm sao chúng ta có thể tin họ khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau?  Nếu Moses không viết Ngũ Kinh thì Giê-su đã nói láo hay sai lầm khi ông ta nói rằng Moses viết. (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31).    Nếu Giê-su thực sự không biết ai viết, tuy rằng ông ta nói rằng ông ta biết, làm sao chúng ta có thể tin ông ta được khi ông ta nói những chuyện trên trời?

 

2..  Sai Lầm Thứ Hai Của Giê-su:

    Các tín đồ Ki Tô Giáo nói chung rất ít biết đến chuyện Chúa Giê-su nguyền rủa cây sung khi nó không ra quả lúc trái mùa để cho Ngài ăn khi Ngài đang đói.  Nhưng người ngoại đạo thì ai cũng bưng miệng cười khi đọc đến chuyện này.  Câu chuyện đó trong Tân Ước như sau: 

"-Matthew 21, 18-21:  Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả (sung) bên đường.  Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi.  Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!"  Cây vả chết khô ngay lập tức.  Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?"  Đức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế."

   Các giới chăn chiên Ki Tô Giáo giải thích rằng đấy chỉ là một lối giảng dạy bằng dụ ngôn mà không giải thích dụ ngôn như thế nào.  Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị  nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là "một lối giảng dạy bằng dụ ngôn".   Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý.  Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một "dụ ngôn" mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển?  Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn.

    Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có ông Lê Anh Huy và đồng bọn tin Chúa, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này.  Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong "dụ ngôn" về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su. 

   Mặt khác, trong chuyện trên có một chi tiết không phù hợp với "thiên tính" (sic) của Giê-su.  Ngài là Thiên Chúa mà sao ngài lại đói khi sáng sớm y như chúng ta vậy?  Hơn nữa, Ngài đã có thể làm nhiều phép lạ như biến một ổ bánh mì thành trăm ổ bánh mì, biến nước lã thành rượu, thì sao Ngài lại cần đến vài quả sung ăn cho đỡ đói?

  Cũng vì vậy mà các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:

1)     Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.
2)     Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.
3)     Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.
4)      Lừa bịp các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.

      Đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta sẽ thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như   "Ta với Cha Ta là một" hay "Ta là Con Thiên Chúa", "Ta là con đường, là sự thật, là sự sống"  v..v.. được hay không?

 

3.. Sai Lầm Thứ Ba Của Giê-su:

   Trong chuyện cây sung ở trên chúng ta đã thấy những lời hứa hẹn của Giê-su đối với các tông đồ tin Giê-su chỉ là hứa hão, hoang đường, vô trách nhiệm.   Nhưng không phải chỉ có thế, những trích dẫn sau đây từ Tân Ước còn chứng tỏ rằng Giê-su thật sự là một người mang trong tâm một niềm hoang tưởng, cho rằng mình là con Thiên Chúa, đóng vai trò cứu thế như được viết trong Cựu Ước.  Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rằng Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề và chính mình sẽ trở lại để phán xét nhân loại.  Sau đây là vài đoạn trong Tân Ước chứng tỏ điều trên:

Matthew 16: 27-28:   “Vì Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.  Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”. (For the Son of Man will come in the glory of His Father with His angels, and then He will reward each according to his works. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled)

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại”  (And He said to them, “Assuredly, I say to you that there are some standing here who will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)

 Mark 13:30:  “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đoù (các biến cố xung quanh sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”. (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things take place.)

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”. (Then they will see  the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.. Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled.)

John 14: 3: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con.  Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.” (And if I go and prepare a place for you, I will come again and receive you to myself; that where I am, there you may be also).

   Nhưng đã hai ngàn năm nay rồi, Giê-su vẫn biệt tăm.  Như vậy có phải là Giê-su đã hứa hão với các môn đpồ hay không?   Ngươì nào ngu mà tin theo thì ráng chịu, vì Giê-su đâu còn ở trên đời này nữa mà có thể trách cứ hoặc bắt đền.  Kết luận, những lời khẳng định của Giê-su ở trên có bao nhiêu giá trị?  Những tín đồ Ki Tô Việt Nam, Ca Tô cũng như Tin Lành, hãy "Bắc thang lên hỏi ông Trời, Niềm tin vào Chúa có thành được không?".

 

KẾT LUẬN

   Qua sự phân tích ở trên, tôi đã chứng minh rằng sự hiểu biết của ông Lê Anh Huy về Phật Giáo không thể gọi là một sự hiểu biết mà chỉ là một mớ những luận điệu quen thuộc của Ki Tô Giáo với mục đích hạ thấp Phật Giáo.  Tôi cũng chứng minh rằng những hiểu biết, nếu có thể gọi là hiểu biết, của Lê Anh Huy về chính tôn giáo của ông, và những khẳng định của ông về một Thiên Chúa của Ki Tô Giáo vẫn thuộc thời Trung Cổ, không có giá trị thuyết phục đối với trình độ trí thức của nhân loại ngày nay.

   Mục đích của ông Lê Anh Huy khi viết bài "Tìm Hiểu Niết Bàn" là xuyên tạc Phật Giáo, hạ thấp Đức Phật, đánh đồng quan niệm về ông Trời của Việt Nam với một vị Thần của dân Do Thái khi xưa để dụ những người Việt Nam còn đóng khố, đầu óc yếu kém, không có khả năng suy luận.  Vị Thần này về sau được nền thần học Ki Tô đôn lên làm Thiên Chúa của cả nhân loại với những lý thuyết hoang đường về tội tổ tông, ơn cứu rỗi v..v.. , những lý thuyết mà ngày nay tuyệt đại đa số con người trên thế giới đã bác bỏ. 

   Có lẽ chúng ta cần phải giáo dục những người như Lê Anh Huy để cho họ biết đâu là sự thực, vì sự thực sẽ giải thoát họ khỏi vòng mê tín hoang đường.  Vài chi tiết điển hình sau đây không đi ra ngoài mục đích trên.

   Năm 1969, John H. Garabedian và Orde Coombs viết một cuốn sách nhan đề Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age, Tempo Books, New York, 1969), ngoài bìa có in hình một hàng chữ lớn viết trên tường: "Chúa Ki Tô Đã Chết - Phật Còn Sống" (CHRIST IS DEAD - BUDDHA LIVES).  Trong cuốn sách này, hai tác giả giải thích "tại sao hàng triệu giới trẻ ở  Mỹ đang vứt bỏ truyền thống tôn giáo của họ (nghĩa là Ki Tô Giáo nói chung. TCN) để đi tìm những giải đáp cho cuộc đời trong những tư tưởng và tôn giáo của Đông phương" (why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East).

   Tại sao các tác giả trên lại có thể cho rằng "Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Còn Sống".  Có rất nhiều lý do nhưng căn bản là do sự khác biệt giữa Đức Phật Và Giê-su.  Đức Phật là Đấng Giác Ngộ.  Giê-su là ông cứu rỗi.  Sự khác biệt này rất quan trọng.

   Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết,  Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thiên Chúa  Và Đường Xe Lửa ở New Haven.  Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công" ("God and The New Haven Railway.   And Why Neither One Is Doing Very Well", Beacon Press, Boston, MA., 1986, trg. 101-108), đã so sánh Giêsu với Socrates và Đức Phật, so sánh về trí tuệ chứ không về đạo đức như là Bertrand Russell đã so sánh Đức Phật và Giê-su trong cuốn Why I Am Not A Christian.  Trong cuốn này, Bertrand Russell đã đặt Giê-su dưới chân Đức Phật và Socrates.:

   Về phương diện trí tuệ cũng vậy, Giáo sư  O'Brien  viết:

       Giê-su có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không?  Không đâu.  Chỉ tiêu của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng.  Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.

   Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng.  Socrates là một thí dụ tốt.  Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh.  Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố.  Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.

   Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.

   Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ.  Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..

   Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp.  Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ).  Và điều này không phải là ngẫu nhiên.  Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" ta thì sẽ được sống đời đời."  Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA...  Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA". 

(...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters?  He does not.   The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind.   Jesus is not a teacher, he is a savior.

   Consider a great teacher.  Socrates is a good example.  Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.

   Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.

   Buddha is not a savior, He is the Enlightened One.  He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..

   In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out.  Jesus doesn't have students, he has disciples.  And not accidentally.  Jesus says, "he who believes in ME shall never die."  Not who believes in my teaching, but who believes in ME...  What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father.  "Only the Son knows the Father.  He who knows ME knows the Father.  Only through ME can one come to the Father.)

Và, Giáo sư O'Brien kết luận:

"Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ÔngThầy - Cứu rỗi."

 (The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.)

Cùng một nhận định, nhà phân tâm học William Hirsch đã phát biểu:

"Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I")

   Cho nên, nhận định "Chúa Ki Tô đã chết - Phật còn sống" ở trên không phải là vô căn cứ.  Tại sao?  Bởi vì "Ông cứu rỗi" đã chết và đống xương khô của ông, theo như Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên chiếm được ngôi vị Giáo sư Thần học Ca-Tô (A Chair in Catholic Theology), trong phần dẫn nhập của cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 2, sau khi nghiên cứu nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo, đã khẳng định là:

      Chúng ta vấp phải sự thực sau đây về nhân vật Giê-su.  Chúng ta không biết khi nào ông ta sinh ra và ở đâu cũng như khi nào ông ta chết.  Ông ta là một người không có một tiểu sử. (We encounter this truth in the person of Jesus.   We know neither when and where he was born, nor when he died:  He is a man without a biography.)

và đã đi tới kết luận rằng:

  Ông Giê-su này không chỉ nằm sâu dưới đất ở Jerusalem (nghĩa là thực ra đã chết và chôn ở Jerusalem. TCN) mà còn ở dưới một núi những nghệ thuật tồi tệ, chuyện hoang đường, và cách diễn giải  của giáo hội. (This Jesus lies burried not only in Jerusalem, but also beneath a mountain of kitsch, tall tales, and church phraseology.)

   Như vậy, thực sự là Giê-su đã chết, và vì cái ông cứu rỗi này không hề trở lại trần để cứu rỗi bất cứ ai trong suốt 2000 năm nay, cho nên chuyện ông ta đã chết là chuyện không ai có thể phủ nhận, dù Ki Tô Giáo đã bịa ra chuyện ông ta sống lại và bay lên trời.

   Trong khi đó, dù sắc thân Đức Phật đã tịch diệt, nhưng Người vẫn để lại cho nhân loại một giáo pháp không gì hơn, không gì bằng.  Do đó, thực sự Đức Phật vẫn còn sống.  Pháp thân của Người chưa bao giờ chết.

   Những tín đồ Ki Tô thường trích dẫn mù quáng câu tự nhận của Giê-su: "Ta là chân lý".  Nhưng:

"Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ÔngThầy - Cứu rỗi."

 (The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.)

 

Có phải như vậy không? Thưa quý vị?

Trần Chung Ngọc
25 tháng 11, 2001
 

ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT VỀ NIẾT-BÀN
Niết-bàn: bản chất và mục tiêu giác ngộ.      Thích Nhật Từ
Niết-bàn và sự chấm dứt luân hồi.   Thích Nhật Từ
Vô ngã và Niết-bàn.     Thích Hiển Chánh
Tìm hiểu vấn đề Niết Bàn của Phật Giáo.       Lê Ngọc Cương
Hạnh Phúc, Khổ Đau và Niết-bàn.   Venerable Ajahn Sumedho;  Mỹ Thanh dịch

http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/nhandinh_timhieuvenietban.htm

 


Vào mạng: 27-11-2001

Trở về mục "Đối thoại"

Đầu trang