Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ngày mai thêm những chồi xanh
Ngọc Anh

 

Nằm ven đô thị Quận 2 TP.HCM, bên dòng sông quê tĩnh mịch, hoa lá bốn mùa bát ngát những màu xanh, Tu Viện Vĩnh Đức hiền hoà yên tĩnh với hương trầm ngào ngạt quyện với tiếng mõ sớm chuông chiều vang vọng buông lơi. Bao năm rồi! nơi đây đã là đất ươm mầm cho biết bao lớp Tăng sinh tài năng trẻ. Sau đây là vài cảm nhận của tôi khi có dịp viếng thăm nơi này...

Trời vào hạ, thời tiết cũng rất dễ chịu . Những cơn dụi dàng lước trêm mái phố Hoà vào làn không khí tươi đẹp đó, tôi đến thăm Tu Viện Vĩnh Đức Từ xa nhìn vào là ngôi cổng Tam Quan với lối kiến trúc phối hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại, tuy không lớn lắm nhưng trông cũng rất uy nghiêm, với những tháp nhọn vút cao, sừng sững giữa hàng dương liễu rì rào như tiếng hát:

"Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông"

Tôi phóng tầm mắt  nhìn ra xa, khuôn viên của Tu Viện thu hút tôi một cách kỳ lạ. Tôi như đi lạc vào một chốn " Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo"một thế giới linh thiêng, trầm huyền với nhiều vuờn hoa tuyệt mỹ, lung linh đủ mọi sắc màu.. Một hòn giả sơn cao ngất nằm phía tây hiên của khu Tăng Xá, những dòng chảy của con suối bắt nguồn từ thạch động trong ngọn giả sơn, bên trên dòng suối có hai ông tiên ngồi đánh cờ, giữa bản đàn róc rách vô tận của thiên nhiên.

 Tôi như vô tình đi lạc vào một khu vườn cổ tích mà chỉ có trong các câu chuyện từ đời xưa. đại đức Thích Hạnh Tri tri sự Tu Viện Vĩnh Đức tiếp tôi bên tách   trà được ướp từ hương hoa sen trong vườn có mùi thơm ngào ngạt. Qua câu chuyện ,thầy chậm rãi kể: "Thầy tôi là người khai sơn ra ngôi chùa này, vào năm 1973 thầy từ   trường Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm ở Bình Chánh về đây mua một mảnh đất nhỏ cất lên một am tranh để tu tập với tâm nguyện là người tu sĩ phải:

"Truyền trì mạng mạch
Tục diệm truyền đăng
Tiếp dẫn hậu lai
Báo Phật ân đức"

"Với kinh nghiệm của một học tăng xuất thân từ trường Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm" là phải đào tạo tầng lớp Tăng tài trẻ để kế thừa mạng mạch tương lai của Giáo Hội sau này, thầy đã mở nhiều lớp Phật học và tiếp tăng độ chúng.Đến nay qua nhiều lớp đã có đến hàng trăm vị và có vị đã ra lãnh đạo và hoằng pháp ở các tỉnh thành. Tôi đây cũng đã là thế hệ thứ ba"

            Hớp một ngụm trà, thầy ngưng câu chuyện lại và đưa mắt nhìn xa xăm, theo ánh nhìn ấy tôi bỗng phát hiện ngoài khoảng sân rộng có đến bảy, tám chú điệu để chỏm tóc trái đào  mặc những chiếc áo vạt hò đã cũ đang quét lá trên sân và hun khói .Những làn khói hoà quyện, lan toả lụi tàn những chiếc lá vàng và trôi vào một phương trời vô định.

Tôi chợt thoáng nghĩ chúng ta sinh ra để làm gì? Phải chăng để được bước chân vào giảng đường đại học và cao ngạo với kiến thức xáo trộn về danh vọng, tiền bạc và địa vị. Sao không hồn nhiên và vô tư  như các chú Tiểu thiên thần kia, vui đùa bên làn khói thoảng. Cuộc đời cuối cùng rồi con người được cái gì? danh vọng, tiền tài hay huởng một bầu trời tươi đẹp Chân,Thiện, Mỹ như các chú Tiểu thiên thần quét lá kia.

           Theo gót chân của Thầy Tri Sự viếng cảnh chùa, hai nhịp bước chân nhưng  trong thẩm sâu suy nghĩ mỗi người mỗi khác. Thầy thì chậm rãi  từ tốn và tự tại như con nhạn lướt qua giữa trời thu trong một bài thơ của Thiền Sư Minh Châu Hương Hải mà có lần tôi đã được đọc :

"Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàm thuỷ
Nhạn vô tích chi ý
Ảnh lưu thuỷ chi tâm"

Thật vậy, có gì mà thầy không nghĩ được, không vấn đáp trôi chảy và chẳng vướng mắc vào gì kể cả tiền tài và sắc đẹp....

           Còn tôi đây như muốn ôm tất cả vào lòng, mà khi đã được rồi thì phải đau khổ chia lìa... Đến bên vườn hoa cúc đang toả ngời sắc tím tôi dừng lại trước thầy tri viên  đại đức Thích Hạnh Đạo. Tôi cúi đầu  chào thầy, thầy khẽ gật đầu đáp và vén tay áo lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt trong nụ cười thật tươi.

 Thầy bảo :" Hôm nay nghỉ học ra chăm sóc  cây  để khách viếng chùa có nhiều hoa cỏ thêm vui". Một chất giọng Huế trầm bỗng và sâu lắng như chính tính cách và tâm hồn của thầy.

-Nghe nói thầy học chuyên ngành anh văn thầy đã tốt nghiệp chưa?

-Ừ !thì cũng đã tốt nghiệp rồinhưng bây giờ vẫn còn theo học ở Học Viện Phật Giáo.

 Cũng như bao vị Tăng sĩ trẻ ở đây tất cả đều được học song hành cả nội điển lẫn ngoại điển. Nhưng qua tiếp xúc vị nào cũng tỏ ra rất nhã nhặn và khiêm tốn khi nói chuyện về mình .

Bóng nắng đã lên cao xuyên qua vòm cây cổ thụ, tôi cất bước ngồi xuống hiên giảng đường. Một làn gió nhẹ nhàn lướt qua làm rung động chùm bông nguyệt quế, con chim sẽ như đang ngái ngủ bỗng giật mình cất cánh bay cao...Một chú tiểu có khuôn mặt thiên thần ngồi học Kinh ở một góc cột gần đó đến chấp tay chào và nói chuyện với tôi.

-Năm nay chú bao nhiêu tuổi- Tôi hỏi?

-Dạ con được tám tuổi rồi.

-Chú đi tu có thấy vui không?

-Vui lắm chú à.

Ở đây chung với chúng điệu đông lắm, chú nào cũng học giỏi con cố gắng mãi mà cũng không bằng được.

Vậy chú có ước mơ gì không?

-Con chỉ ước mơ mình học sao cho thật giỏi để sau nầy ra làm việc Phật như thầy con vậy.

Gió từ dòng sông An Phú thổi vào mang theo mùi hương của hoa sen trong vườn thơm ngào ngạt. Rời khỏi Tu Viện ra về mà lòng tôi thấy thanh thản đến lạ sự   vui vẻ của quý thầy và sự hồn nhiên của các chú điệu đã tạo cho tôi một sự triều mến vô cùng. Hình ảnh chú Tiểu ngồi góc giảng đường đọc thuộc lòng bài kệ :

"Gót Tăng sĩ bống phương trời rão bước
Thì Ta Bà đâu chẳng phải nhà ta."

Và nụ cười hồn nhiên của chú cứ sống mãi trong tôi. Vâng cảm ơn chú một đoá hoa của ngày mai của tương lai Đạo pháp.       

http://www.buddhismtoday.com/viet/truyen/ngaymai.htm

 


Vào mạng: 1-7-2002

Trở về mục "Truyện Phật giáo"

Đầu trang