Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Phật giáo tại Nga
Minh Ngọc

* Tại Liên Hịêp Nga (The Russian Federation), Phật Giáo vừa hồi sinh, vừa phát triển rất nhanh, và mạnh. Hiện có hàng triệu người Nga tín ngưỡng Phật Giáo.
* Ba nước Cộng Hòa Phật Giáo (The Three Buddhist Republics):Kalmykia, Tuva, Buryatia dân
chúng đều là tín đồ Phật Gíáo. Chỉ riêng nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia đã có dân số hai triệu (2.000.000) người hoàn toàn là Phật Tử.
* Chùa Kuntsechoinei Datsan xây vào năm 1908 ở Petersburg (Leningrad cũ) là ngôi chùa đãu tiên và xưa nhất ở nước Nga nói riêng và ở Tây Phương nói chung.


Moscow (Mạc Tư khoa) sẽ có một ngôi chùa và tu viện Phật Giáo đầu tiên ở thủ đô. Từ khi thủ đô nước Nga chỉ có một số ít Phật Tử thì nhu cầu cho một ngôi chùa và tu viện chưa bao giờ được nghĩ tới trước đó. Nhưng bây giờ thì số người Nga quy y Phật Giáo ở thủ đô Moscow mỗi ngày một gia tăng đáng kể nên Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã quyết định xây cất một ngôi chùa không những chỉ dành cho các Phật Tử người nước ngoài thuộc các phái đoàn ngoại giao có tín ngưỡng Phật Giáo nữa.


Thời Nga Hoàng còn tại vì, Phật Giáo cũng rất thịnh hành ở nước Nga, có rấ nhiều người quy y, tu học. Nhiều chùa và tu viện Phật Giáo được xây cất khắp nơi. Chính em ruột của Nga Hoàng Nicholas II là hoàng thân Ukhtomsky cũng là một nhà nghiên cứu Phật Học và Ðông Phương học nỗi danh. Vị hoàng đệ này đã ủng hộ và thuyết phục Nga Hoàng về việc cho phép xây cất ngôi chùa Kuntsechoinei Datsan ở thành phố Petersburg vào năm 1908. Ðức Ðạt Lai La Ma thứ 13 cũng cúng dâng nhiều công đức về tịnh tài và pháp cụ cho ngôi chùa đầu tiên ở nhước Nga.
Nhưng cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917 do những người Cộng Sản chủ xướng đã tàn phá tất cả các tôn giáo, trong đó Phật Giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề . Nhưng vào cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đỗ ở nước Nga và các nước ở Ðông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận lợi cho Phật Giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở nước Nga.
Một tu viện Phật Giáo bị đóng cửa từ năm 1930 trong thời kỳ chống báng tôn giáo của Josef Stalin đã được sửa chữa và mở cửa lại cho các tín đồ Phật Giáo sinh hoạt.
Thành phố Petersburg có truyền thống nghiên cứu và sưu khảo về Phật Giáo . các học giả trong quá khứ đã giảng giải những cổ ngữ và kinh sách Phật Giáo. Truyền thống nầy lại được tiếp tục bởi các nhà nghiên cứu và sưu khảo ngày nay. Phật Giáo là một sinh lực linh động ở vùng đông Siberia thuộc nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia. Những vùng khác như Chita, Irkutsk đã có những cơ sở lớn nhất của các Phật Tử Nga để tu học.


Hiện có ba nước Cộng Hòa Phật Giáo trong Liên Hiệp Nga ngày nay . Ðó là Kalmykia, Tuva, và Buryatia mà dân số hầu hết là Phật Tử. Riêng nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia đã có tổng số dân hai triệu (2, 000, 000) người hoàn toàn theo tín ngưỡng Phật Giáo với nhiều chùa, tháp, tu viện và các cơ sở Phật Giáo còn tồn tại. Ngoài ra, củng còn một số dân theo Phật Giáo sống trong nhiều vùng đất khác ở Trung Á nữa.


Vào tháng 6-1990, tại một buổi lễ ở chùa Ivolginsky Datsan trụ sở của các Phật Tử Nga, các vị Tăng, Ni và cư sĩ Phật Tử Á Châu đã tham dự phiên họp Hội Ðồng Chấp Hành Thế Giới về Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo Á Châu, một tổ chức cổ vũ hòa bình và hài hòa dựa trên những lời dạy của Ðức Phật. Các nhà lãnh đạo và học giã Phật Giáo từ nhiều nước Á Châu tham dự hội nghị củng kêu gọi sự nghiên cứu về di sản và văn hóa Phật Giáo có tính sử học. Các vị đại biểu Phật Giáo Nga trong Hội Ð?ng Chấp Hành còn đề nghị thành lập ũy ban văn hóa, truyền thống và di sản Phật Giáo nằm trong cơ cấu tổ chức Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo để ủng cố sự đoàn kết giữa các Phật Tử Á Châu và các Phật Tử thế giới.

 


Mới đây chính phủ đã hoàn trả các Phật Tử Nga ngôi chùa ở Petersburg bị quốc hữu hóa vào năm 1938. Người ta không khỏi phải hỏi rằng làm thế nào ngôi chùa phi thường đó lại tới đứng giữa vùng sương mù của vịnh Phần Lan? Câu trả lời nằm trong sự kiện đế quốc Nga bao gồm cả những Phật Tử vùng Transbai Kalia và những Phật Tử thuộc sắc tộc Kalmuck đã di dân xuống vùng hạ lưu sông Volga thuộc nước Nga.

 


Sự hiện diện của Phật Giáo đã được sự độ lượng của nhà cầm quyền Nga Hoàng thời đó vì nhiều lý do thực tế: Phật Giáo củng hướng vào sự học hỏi uyên bác. Phật Giáo cũng dạy con người về đạo đức, luân lý, cải tạo con người trở thành tốt đẹp, giúp ổn định sự an sinh xã hội. Phật Giáo cũng đóng góp nhiều công trình về văn minh, văn hóa, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và tập quán tốt đẹp cho quốc gia.


Những nhà Phật Học nỗi danh là những Phật Tử Nga hồi đầu thế kỹ 20 như: Ivan Minayev, Sergei Oldenburg, Fyodor Stcherbatsky, Theodore Stcherbatsky và Cibikov là những Phật Tử tiên phong ở nước Nga. Thời đó Phật Giáo phát triển đến độ có cả trăm ngôi chùa và tu viện. Số Tăng, Ni xuất gia tu học lên tới cả nghìn người. Nhưng cuộc bạo động lật đỗ chế độ quân chủ ở Nga vào năm 1917 đã làm thay đổi tất cả chỉ trong vài năm, chế độ sắt máu cuả Lenin rồi Stalin đã hũy diệt tất cả các chùa, tu viện. Lại thanh toán tất cả những vị Tăng, Ni nào trái lệnh không chịu hoàn tục vào năm 1939, Phật Giáo và các tôn giáo khác hầu như mất hẳn ở nước Nga.

Rồi thế chiến II xẩy ra, Stalin phải dấy lên cuộc chiến tranh ái quốc (Patriotic War) với nước Ðức nên các tôn giáo lại được nhân nhượng phần nào, cốt để xoa dịu hầu động viên vào cuộc chiến. Ðược sự nhân nhượng này, nhà lãnh đạo cũ của Phật Giáo Nga là Hòa Thượng Dandido Khamdo lại xuất hiện để cổ vũ sự phục hưng Phật Giáo. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, sự tuyên truyền bài xích tôn giáo lại được chế độ Cộng Sản phát động cùng lúc nhằm loại trừ Phật Giáo ra khỏi tâm trí của mọi người. Thái độ hàng hai này vừa nhân nhượng, vừa loại trừ được tiếp tục trong nhiều năm .


Ðến cuối thập niên 1960 thì nhà cầm quyền trở nên lưu ý vì nhận thấy nhiều nhà trí thức ở khắp nơi đang quy tụ quanh nhà Phật Học nổi danh là cư sĩ Bidya Dandaron. Mật vụ KGB đã chụp bắt và lên án tù chung thân vị cư sĩ này trong trại lao động khổ sai chỉ vì tội danh duy nhất là: " Truyền bá Phật Giáo". Hội Ân Xá Quốc Tế đã can thiệp nhiều lần, yêu cầu chính quyền Cộng Sản Liên Xô phóng thích vị cư sĩ này. Tiến sĩ Andrei Sakharov - người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1975 - củng tích cực can thiệp để trả tự do cho cư sĩ Bidya Dandaron.
Nhưng tất cả đều thất vọng và vị Bồ Tát Hoá Thân này đã tử đạo trong trại lao động khổ sai, trong khi một chân đã bị đánh gẫy vì những lần tra tấn dả man mà vẫn phải bò lết (vì đi không được) lao động. Sự hà khắc này làm xúc động nhiều người. Nhưng nhưng4 Phật Tử trung kiên phần lớn là học trò cuả vị cư sĩ này vẫn tiếp tục tu học Phật Pháp một cách kín đáo và nhiệt thành trước sự đàn áp của Cộng Sản. Sau này các Phật Tử người Nga đã kể lại những chuyện tu học thầm kín đó như sau:

 


" Khi tham dự một hoạt động Phật sự nào như Thiền, tụng niệm, thuyết pháp, đọc kinh sách, báo Phật Giáo v.v...ở một nơi nào đó. Các Phật Tử thường không đến thẳng nơi đó mà hẹn ở một trạm xe điện chẳng hạn. Rồi được một Phật Tử tới đón về nơi đó. Phật sự diễn ra trong căng phòng chật cứng những người yêu đạo; những bức tường quanh phòng có các hàng kệ xếp đầy kinh sách Phật Giáo. Ðiều nầy chứng tỏ sự học hỏi giáo pháp một cách thuần thành và uyên bác của người Phật Tử Nag. Không còn nghi ngờ gì nữa về sự nhiệt tâm và lòng thành của họ đối với Tam Bảo. Có nhiều người đã chọn những nghề bình thường để thích ứng hơn với sự tu học Phật Pháp thay vì những nghề cao sang. Có người thường xuyên đến tu học vào mùa hè ở Transbaikalia. Ðoàn Phật Tử nầy lại tiếp xúc với các đoàn Phật Tử tương tự và do đó tin tức về Phật Giáo được loan truyền rất nhanh. Do vậy mà ai cũng biết rằng điều gì đang xãy ra và đức tin của họ lại càng vững chic hơn. Phật Tử Nag van tích cực tu học một cache them ling NHK là sau thời Josef Stalin.


"Họ tổ chức luân phiên tại nhà riêng các đạo hữu những buổi lễ tụng niệm, thiền, thuyết pháp, trao đổi những tin sinh họat Phật Giáo ở trong nước và tin Phật Giáo ở các nước trên thế giới mà họ có được hay chuyền cho nhau những sách báo Phật Giáo từ nước ngoài. Mỗi khi tổ chức như vậy phải đặt người canh gác mật vụ KGB và công an NKVD vì nếu bị bắt, sẽ lãnh án cải tạo khó có ngày về vì tội truyền bá tôn giáo. Thời Cộng Sản, hiến pháp Liên Xô có ghi hai điều: "Quyền tự do không tín ngưỡng " và " Quyền tự do chống tín ngưỡng", bên cạnh điều : "Quyền tự do tín ngưỡng"."

 


"Sự tu học của Phật Tử Nga rất đáng khâm phục. Có người phải đi bộ hàng trăm cây số dù nắng, mưa, bảo, tuyết để đến nơi tu học nói trên. Có người cố học thuộc các đoạn kinh Phật, sách hay tin Phật sự ở các báo nước ngoài vì không thể đem theo các tài liệu này sợ bị bắt, để phỗ biến cho các Phật Tử khác. Những chuyện như thế sau này được kể lại đã làm xúc động thế giới."
Trong bầu không khí "Glasnot" tự do ở cuối thập niên 1980, và cuộc chuyển đổi ôn hòa từ Cộng Sản sang Dân chủ của ông Mikhail Gorbachev và ông Boris Yelsin, người dân Nga đã được hưởng đầy đủ các quyền tự do, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Do đó, Phật Giáo đang sinh động và phục hồi trên khắp nước Nga.


Ðể tránh sự khó khăn và không an toàn của tình trạng bất hợp pháp, các đoàn thể Phật Giáo trên khắp nước Nga phải đăng ký để được phép hoạt động. Trên lý thuyết không còn một trở ngại nào nghiêm trọng vì Phật Giáo và các tôn giáo ở nước Nga không còn bị coi như thành phần tranh chấp về chính trị như thời Cộng Sản. Do đó rất nhiều tổ chức, hội đoàn Phật Giáo đã được thành lập và đăng ký sinh hoạt ở nhiều nơi trên nước Nga.
Hội Phật Giáo Petersburg (The Petersburg Religion Society Of Buddhists) đã có năm nghìn Phật Tử ghi danh chính thức gia nhập hội. Còn nhiều Phật Tử khác chưa ghi danh. Hội nầy cũng được chính phủ trao trả lại ngôi chùa cổ Kuntsechoinei. Chùa đã được sửa chữa, tu bổ và hiện do Thượng Tọa Gelong Sameyev, người Nga, trụ trì. Lúc nầy chùa đang có hai mươi sa di người Nga tu học.


Hội Phật Giáo Estonia (The Estonian Buddhist Association) với hai nghìn Phật Tử hội viên.
Còn nhiều hội đoàn Phật Giáo khác ở Riga, Latvia, Novosibirsk, Kiev, và Khalev cũng được thành lập.
Hai ngôi chùa Ago và Ivolga đã được trùng tu và là nơi sinh hoạt cho hai mươi đoàn Phật Tử ở Siberia. Cộng đồng Phật Giáo Tashkent đã đăng ký và khởi sự sinh hoạt.
Một trung tâm Phật Giáo mới được khánh thành ở Kalmykia. Cộng đồng Phật Giáo ở thủ đô Moscow rất phát triển với hai mươi nghìn Phật Tử. Các Phật Tử ở đây có hai hạnh nguyện là xuất bản một tờ báo Phật Giáo để có phương tiện tu học, nghiên cứu về giáo lý, triết lý, kinh sách Phật Giáo; cũng như phương tiện truyền thông tin tức, sinh hoạt và tình hình Phật Giáo ở nước Nga và các nước trên thế giới. Hạnh nguyện này đã thành. Tờ báo Phật Giáo đã xuất bản do cô Sasha Iakoleva làm chủ nhiệm. Báo phát hành toàn nước Nga. Ở thủ đô Moscow đã có mười nghìn độc giả. Hạnh nguyện thứ hai là tìm kiếm một vùng đất thật rộng lớn để kiến tạo một cảnh chùa thật hùng vĩ, đồ sộ tượng trưng cho Phật Giáo phát triển dũng mãnh ở thủ đô và các thành phố khác ở nước Nga. Việc tìm kiếm vùng đất trống ở ngay thủ đô lúc này rất khó khăn và không thể làm được. Do đó Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã mua một cao ốc ba tầng rất to lớn, nguyên là một nhà kho để cải biến thành ngôi chùa Phật.


Phật Giáo Nga cần một số tiền rất lớn: một triệu (1,000,000) Mỹ kim để mua cao ốc và vùng đất bao quanh. Nhờ đạo tâm cao cả vì Phật Pháp, các Phật Tử Nga đã cúng dâng đầy đủ số tiền này. Khu cao ốc đã mua xong và hiện đang ở giai đoạn chỉnh trang, biến cải và xây dựng bên trong cũng như bên ngoài để tạo tác thành ngôi chùa thờ Phật uy nghi ở thủ đô. Các kiến trúc sư va kỹ sư các ngành đang thực hiện Phật sự to lớn này.


Thời Cộng Sản, sự nghiên cứu và tu học Phật Pháp thật vô cùng khó khăn. Vào thời nhà Phật Học Bidya Danderon chỉ có một số rất ít kinh sách Phật Giáo được coi như "thích hợp với khoa học" (deemed to be scientific) mới được in dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Sau thời Cộng Sản các Phật Tử Nga đã hướng về các nước Phật Giáo Á Châu và các tổ chức Phật Giáo ở Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu để được cung cấp toàn bộ Tam Tạng Kinh Ðiển và các sách báo cần thiết về Phật Giáo.


Nhưng hiện tại thì Phật Giáo ở Nga đã có quyền hợp pháp nên các kế hoạch tích cực đã sẵn sàng để in những bộ kinh Phật Giáo và các sách báo ngay tại nước Nga. Song song với công việc này, các Tăng, Ni, Cư sĩ giảng sư và học giả Phật Giáo từ nhiều nước vẫn thường xuyên đến giúp đỡ các Phật Tử Nga. Thiền Giả Joseph Goldstein và Sharon Salzburg thuộc The Insight Meditation Society (Hội Thiền Minh Sát) ở tiểu bang Massachusetts, Hoa kỳ vẫn thực hiện các lớp hướng dẫn Phật Pháp và các khóa tu thiền cho các Phật Tử Nga hàng năm. Có rất nhiều tổ chức Phật Giáo ở nước Anh và nhất là Chư Tăng ở chùa Chiswick nước Anh cũng thường đến hoằng dương Phật Pháp ở mhiều thành phố trên nước Nga. Hai nhà Phật Học nổi danh Ole Nyadal, người Ðan Mạch và Alexander Berzin, người Mỹ, cũng thường thực hiện nhiều chuyến đi truyền bá Phật Giáo. Cùng lúc các giáo đoàn trực thuộc Phật Giáo Finland (Phần lan), Phật Giáo Scotland (Tô Cách Lan) và giáo đoàn Phật Giáo Tây Phương (The Western Buddhist Order) do Thiền Sư Sangharakshita, người Anh lãnh đạo, đang hoạt động truyền bá Phật Giáo tại chín mươi (90) nước trên thế giới, đã thiết lập chương trình "hoằng dương Phật Giáo " dài hạn và thường trực tại nước Nga. Nhiều tổ chức Phật Giáo tại Hoa Kỳ đã đề ra "mười hai (12) phương hướng khôi phục và phát triển Phật Giáo Nga." Ðại Ðức Karma Jiga (Alex Duncan), người Scotland, xuất gia đã 20 năm tình nguyện đến nước Nga để tuyên giáo.Ðại Ðức Karma Jiga phát nguyện đi khắp nước Nga để thuyết pháp, hướng dẫn các khóa tu học Phật Pháp, các khóa tu thiền. Vì thông thạo tiếng Nga, Ðại Ðức lại thuyết pháp cả trên đài truyền thanh và truyền hình ở nhiều thành phố. Thượng Tọa Gelong Sameyev cho biết Phật Giáo Nga có chương trình phát thanh và phát hình hàng tuần ở thủ đô Moscow và nhiều thành thị khác.


Vào ngày 25 tháng 9 năm 1996, một Trung Tâm Phật Giáo ở thủ đô Moscow được khánh thành do lòng thành ước nguyện của các Phật Tử khắp thế giới. Ðại Ðức Yeshe Losal, người Tây Tạng, đã viếng thăm thủ đô Moscow vào đầu năm 1997 và đã đến Trung Tâm nầy giảng dạy Phật Pháp. Sau khóa giảng đã có năm mươi (50) người Nga xin quy y (took refuge). Thấy lòng thành tu học của các Phật Tử Nga, Ðại Ðức Yeshe Losal đã nói: "Tôi chưa bao giờ thấy sự khao khát về việc tu học Phật Pháp như vậy." (I ' ve never seen such hunger for Dharma teachings.) Ðến đầu tháng 4 măm 1998, Ð?i Sư Akong Tulku Rinpoche, người Tây Tạng từ Scotland sang nước Nga giáo hóa và đã tới Trung Tâm làm lễ quy y cho tám mươi (80) người Nga xin thụ lễ, Ni Cô Ani Zangmo đã xuất gia được mười một (11) năm ở tu viện Phật Giáo Samye Ling nước Scotland đã tới giúp các Phật Tử Nga trong việc thiết lập Trung Tâm nầy.


Từ ngày 21 tháng Tư đến 15 tháng Năm năm 1998, Cộng Ð?ng Phật Giáo Dzogchen (The Dzogchen Community Of Russia) đã tổ chức ba buổi tu học Phật Pháp và ba lớp giáo lý Phật Giáo do Cư Sĩ Chogyal Namkhai Norbu, người Tây Tạng, hướng dẫn đã được một ngàn năm trăm (1500) người Nga và một số Phật Tử người Mỹ, Pháp, Anh, Ý, Ðức, Phần Lan đang du lịch ở nước Nga tham dự rất thuần thành. Còn ba lớp giáo lý được chia làm hai cấp

- Cấp sơ đẳng Phật Pháp được hướng dẫn bỡi Cư Sĩ Fabio Andrico, người Nga, có chín trăm (90) người Nga tham dự.


- Cấp trung đẳng Phật Pháp được hướng dẫn bởi Cư Sĩ Alexander Dubronravoff, người Nga, có bảy trăm (700) người Nga tham dự.


Cũng trong thời gian này, cư sĩ Adriana Dal Borgo, người Ba Lan, đã hướng dẫn khóa nghi thức hành lễ và tụng niệm cho hai trăm (200) người Nga mới quy y Tam Bảo.
Ðược biết Cư Sĩ Chogyal Namkhai Norbu đã có chương trình giảng dạy Phật Giáo hàng năm ở nước Nga và vị Cư Sĩ này đã đến nước Nga nhiều lần; và lần nào cũng vậy các khóa tu học Phật Pháp do Cư Sĩ hướng dẫn điều có rất ông người Nga đăng ký tham dự rất nhiệt tâm, nhiệt thành.
Ngoài việc hoằng hóa Phật Pháp hàng năm ở nước Nga, Cư Sĩ Chogyal Namkhai Norbu còn đến hoằng hóa ở các nước Ba Lan, Áo, Ðức, Pháp, Ý, Anh, Tiệp và Lithuania.
Những sự kiện trên chứng tỏ sự lợi lạc của việc tu học Phật Pháp đối với dân chúng Nga đang thể hi?n rất rõ ràng và rất mạnh mẽ.


Sự hồi sinh và phát triển của Phật Giáo tại Nga đang diễn tiến với chiều hướng vô cùng thuận lợi và đã gặt hái được nhiều thành quả viên mãn.
Cư Sĩ John Snelling- một Phật Tử người Anh đã viết về sự phục hoạt và chấn hưng của Phật Giáo Nga sau thời Cộng Sản như sau:


"Its ability to rise phoenix-like from the ashes of the Stalinist holocaust has amply demonstrated the spiritual robustness of tradition of Russian Buddhism. The present resurgence is therefore hopefully a harbinger of greater things to come. It is also part of a general growth of interest in the study and practice of Buddhism that is already a significant spiritual factor in both Europe and North America."

 


(Khả năng (của Phật Giáo) là vươn lên như chim phụng hoàng từ những đống tro tàn do sự thiêu hủy của thời Stalin để biểu dương phong phú tinh thần dũng mãnh cho truyền thống của Phật Giáo Nga. Sự vươn lên hiện tại được coi như việc báo trước đầy hy vọng những công việc to lớn đang tiến tới. Ðây cũng là một phần của sự lớn mạnh tổng quát trong việc chú tâm đến sự nghiên cứu và tu học Phật Giáo như là nhân tố tinh thần đầy ý nghiã ở cả Âu Châu và Bắc Mỹ nữa.)
Thượng Tọa Gelong Samayev rất lạc quan và tin tưởng vào tương lai của Phật Giáo Nga. Ngài đã có những kế hoạch to lớn để chấn hưng và canh tân nền Phật Giáo tại nước Nga cho phù hợp với tình trạng hiện nay của đất nước và dân chúng Nga. Thượng Tọa nói: "In the spiritual and ideological vacuum caused by the failure of Marxist, Leninist ideology, Buddhism had something special to offer the people of Russia." (Trong sự thiếu vắng về tinh thần và tư tưởng do sự sụp đỗ của ý thức hệ Mác-xít, Lê-nin-nít, Phật Giáo đã có những điều đặc biệt để cống hiến cho dân chúng Nga.)


Phật Giáo Nga đang xây dựng lại tất cả những gì đã mất mát, đỗ vỡ do 72 năm tàn phá của những người Cộng Sản gây nên. Hàng triệu Phật Tử Nga gần mười năm qua đã phát "Bồ Ðề Tâm", "Bồ Tát Tâm" để khôi phục lại Phật Giáo và phát huy nền Phật Giáo mà thành quả thật vô cùng viên mãn, tràn đày.


Các Phật Tử Nga lúc nào cũng kiên trì tu học Phật Pháp, bảo vệ Phật Pháp và hoằng dương Phật Pháp dù có gian nguy đến mấy cũng một lòng sắt son với Phật Pháp. Nghe những chuyện của Phật Tử Nga phải gian Nan tu học Phật Pháp âm them và Len let dưới thời Cộng Sản và thấy những hình nh của các Phật Tử Nga chi tâm, chi thành tu học Phật Pháp thuẩn thành và nhiệt tâm sau thời Cộng Sản thì thấy đạo tâm của người Phật Tử Nga vô lượng, vô bin như thế nào.
Ðồng như đạo hữu John Snelling đã viết về Phật Giáo Nga: "Khả năng của Phật Giáo là vươn lên như chim phụng hoàng từ đống tro tàn do sự thiêu hủy của thời Stalin để biểu dương tinh thần dũng mãnh cho truyền thống của Phật Giáo Nga."
Truyền thống của Phật Giáo Nga vẫn sống mãi trong tâm trí của người Phật Tử Nga.



Tham Khảo

* SÁCH:
1- BUDDHISM IN RUSSIA, John Snelling, Element Publication, 1993, Massachusetts, U.S.A.
2- Phật giáo trong thế kỷ mới, II, Giao Ðiểm Xuất bản,1997, California, Hoa Kỳ.


*BÁO:
1- THE MIDDLE WAY: August 1990, Vol.65, No.2; August 1991, Vol.66, No.2; November 1991, Vol.66, No.3, The Buddhist Society, London, England.
2- THE MIRROR: Newspaper of the International Dzogchen Community: June-July 1998, Issue No.45, Conway, Massachusetts, U.S.A.
3- HOA SEN: Số 34, Phật Lịch 2534, Chùa Giác Minh, East Palo Alto, California, Hoa Kỳ.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nuoc/030-PGtaiNga.htm

 


Cập nhật: 27-5-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang