Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Trò Chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Diệu Liên dịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (TNH) sinh tháng 10, 1926 ở miền Trung Việt Nam, và đi tu năm mười sáu tuổi. Những năm gần đây, Thiền sư thường tổ chức những khoá chuyện tu chánh niệm cho các nhà tâm lý học, các chuyên gia về môi trường, các nhà xã hội học, cũng như nhiều người khác. Thiền sư là tác giả của hơn sáu mươi đầu sách, tiêu biểu như Đường Xưa Mây Trắng, Hãy Gọi Đúng Tên Tôi, An Bình, vân vân.

Sau đây là trích dịch cuộc phỏng vấn của Helen Tworkov, tổng biên tập báo Tricycle Review, với Thiền sư ở làng Hồng vào tháng 2, 1995.


Tricycle: Hàng ngàn người biết đến Phật giáo qua Thầy. Theo Thầy, những gì là quan trọng họ cần biết?

TNH: (Cười) Cần biết về Phật giáo -hay cần biết về cá nhân họ? Chúng ta cần biết Phật giáo là một cách sống. Có người tìm đến Phật giáo vì họ có vấn đề với tôn giáo riêng của họ. Nhưng đối với tôi, Phật giáo là một truyền thống lâu đời, quảng bá. Nó là một phần của truyền thống nhân loại, mà nếu bạn không biết Phật giáo là gì, thì bạn sẽ không đưọc thừa hưởng trí tuệ của Phật giáo.

 

Tricycle Ai cũng có thể thừa hưởng trí tuệ đó sao thưa Thầy?

TNH: Phật giáo là một cách sống hơn là một tôn giáo. Thí dụ như trái cây. Bạn có thể thích một số loại trái cây như chuối, cam, quít, vân vân. Lâu nay bạn chỉ biết ăn những thứ quả nầy. Nhưng nếu có người đến nói với bạn có một loại trái cây tên là xoài, rất ngon, và khuyên bạn nên thử loại trái cây đó. Thật đáng tiếc, nếu bạn không muốn thử, không muốn biết trái xoài là gì. Nhưng nếu bạn có thử trái xoài, cũng đâu có nghĩa là bạn phải bỏ các thói quen ăn cam của mình. Vậy tại sao không thử? Có thể bạn sẽ rất thích sau khi thử. Phật giáo cũng là loại trái cây đó, -một cách sống, một kinh nghiệm đáng cho ta thử nghiệm. Ai cũng có thể tìm đến với Phật giáo. Bạn vẫn có thể tiếp tục là người Do thái hay Thiên chúa giáo, mà vẫn có thể tìm thấy ích lợi trong Phật giáo. Đólà một điều tuyệt diệu.

 

Tricycle: Xin Thầy giải thích giữ giới là gì?

TNH: Giữ giới là để bảo vệ chính bản thân bạn và người thân của bạn; là để bảo vệ cho xã hội. Giới luật thứ nhất: "Không sát sinh", có nghĩa là tôi thệ nguyện không sát sanh, không khuyến khích người khác giết hại. Tôi thệ nguyện sẽ làm mọi cách để bảo vệ sự sống, không chỉ bằng thân, bằng lời, nhưng bằng cả cách tôi sống, cách tôi nghĩ suy. Khi thực tập chánh niệm, bạn sẽ hiểu rằng đau khổ có dấy khởi là do mầm sống bị hủy diệt. Hiểu như thế người ta sẽ dể dàng giữ giới luật nầy, cũng như bốn giới luật kia, và xem chúng là kim chỉ nam cho cuộc sống.

 

Tricycle: Thầy vừa nói: "để bảo vệ chính bản thân và gia đình." Xin thầy giải thích rõ hơn đó là thế nào?

TNH: Nói cách khác là khi bạn giữ giới không uống rượu, là bạn đã tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, chồng, vợ, con của bạn -cũng là bảo vệ xã hội. Vì nếu bạn không say xỉn khi lái xe, là bạn đã bảo vệ mọi người -bản thân, gia đình bạn và cả người khác. Nếu bạn bị tai nạn giao thông, gia đình bạn sẽ là người đau khổ, mà người khác cũng có thể bị họa lây. Đơn giản thế đó.

 

Tricycle: Độc giả của Thiền sư có hàng ngàn người, vậy Thiền sư viết cho người ở trình độ nào?

TNH: Mổi quyển sách đưọc viết cho một loại độc giả. Thí dụ, Being Peace (An Bình) đưọc viết trước tiên dành cho người tuổi trẻ và những người đến dự các khóa chuyên tu. Khi đọc một cuốn sách, bạn có thể biết cuốn sách đó dành cho loại độc giả nào. Các kinh điển, thánh kinh cũng thế. Khi chúa Jesus Chirst nói với ai, Ngài cũng phải biết họ là ai, để biết phải nói với họ điều gìﮠCũng vậy, khi đọc kinh điển, bạn phải biết trong kinh đó Đức Phật đang thuyết giảng cho ai. Có thể Đức Phật không nói với bạn trong kinh đó, mà nói với một người nào khác. Dầu cho những lời dạy của Đức Phật có quí báu tới đây, nhưng nếu giảng sư không làm cho người nghe hiểu đưọc, thì đó không phải là Phật pháp.

 

Tricycle: Người ta có thể đạt đưọc Giác Ngộ bằng cách theo dỏi hơi thở một cách chánh niệm, như Thầy vẫn thường dạy?

TNH: Chắc chắn là thế. Khi thực tập thở có chánh niệm, bạn nhìn ra đưọc sự sân si, nổi khổ đau, lo lắng trong lòng bạn. Khi bạn thở một cách chánh niệm, bạn thực hành quán sát sâu xa nội tâm mình. Chúng ta là tập hợp của thọ, tưởng, hành và thức. Bản tánh của mình là gì -nếu không phải là tất cả những thứ nầy? Vì chúng ta có vọng tưởng, nên chúng ta có khổ đau, và nếu bạn không biết bản tánh của các vọng tưởng của mình, bạn khó mà giải thóat mình ra khỏi các khổ đau. Mà bản tâm, bản tánh của bạn là bản tánh của thọ, tưởng, hành và thức.

Bản tâm, bản tánh không phải để chỉ một cái gì trừu tượng, mà là để chỉ bản tánh của bạn, cũng là bản tánh của tất cả vũ trụ, tất cả là Một. Nếu khi bạn tu thiền, mà bạn bỏ mặc, không muốn biết đến những bất công trong xã hội, không biết là con người biến hoại mổi ngày, có nghĩa là bạn chưa nhìn ra đưọc bản tánh của mình, vì tất cả những thứ đó là sự vận hành của tâm thức, bản tánh thật sự của ta.

 

Tricycle: Hình như những điều Thầy dạy chủ yếu nhằm thay đổi tính cách con người.

TNH: Có thể nói đó là những vấn đề của cuộc sống đời thường, nói cách khác là "có mặt trong từng giây phút, sống trong từng giây phút".

 

Tricycle: Thí dụ, Thầy giảng rất nhiều về tập sống hạnh phúc, như thể là sự chủ tâm tạo ra hạnh phúc, ngay chính cố gắng đó cũng mang lại lợi ích, trong khi 'cuộc sống đời thường" thì đầy rẫy những sân si, lo lắng, thất vọng.

TNH: Tôi nhận thấy người ta nói quá nhiều về những tiêu cực, về những cái dở, cái sai. Nhưng ít ai nói đến những điều không sai trái -ngay cả các nhà tâm lý học hình như cũng phạm phải sai lầm nầy. Tại sao ta không làm khác đi, ta hãy quan sát người bịnh, tìm những cái tốt của họ, phát huy những cái tốt của họ?

Mổi sáng thức dậy, hãy biết rằng "Tôi còn sống", có nghĩa là tôi còn có hai mươi bốn giờ để sống, để nhìn mọi người quanh tôi bằng đôi mắt cảm thông. Nếu bạn biết đưọc bạn còn sống, còn có hai mươi bốn giờ để tạo ra những niềm vui, điều đó cũng đủ để bạn cảm thấy hạnh phúc, và người chung quanh bạn hạnh phúc. Đó là sự thực tập sống hạnh phúc.

 

Tricycle: Thầy trở nên quá nổi tiếng đến nổi có người đã nói: "Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một phong trào, không phải là một người Thầy".

TNH: Tôi thì không nghĩ thế. Tôi chỉ thấy mình là một người thầy, một vị tăng rất lười.

 

Tricycle Tôi không nghĩ là nhiều người đồng ý với Thầy đâu.

TNH: Tôi có rất nhiều thì giờ cho tôi. Không dể dàng được thế đâu. Vì bản tánh của tôi là muốn làm vừa lòng mọi người, nên tôi rất khó từ chối các lời mời. Nhưng dần dần tôi đã biết giới hạn của mình, biết từ chối, để nhập thất, dành thì giờ cho thiền hành, tọa thiền, thì giờ chăm sóc vườn hoa, hay làm những việc tôi thích. Tôi đã không xử dụng điện thoại hai mươi lăm năm nay.

Thời khoá biểu của tôi không còn dày kín nửa. Đó là một ân huệ. Tôi có gặp một vị cha Thiên Chúa giáo ở Hòa Lan. Ông luôn đeo theo máy nhắn tin bên mình. Tôi hỏi: "Tại sao ông lại phải làm thế?" Ông trã lời: "Tôi không có quyền bỏ rơi các con chiên của tôi." Trong trường hợp đó, bạn cần có người phụ tá. Vì bạn không thể tiếp tục giúp đở người khác, nếu bạn không tự lo cho mình. Sư tự do, hạnh phúc, an bình của bạn rất quan trọng cho người khác. Vì thế việc tự chăm lo cho bản thân rất quan trọng. Tôi đã biết tự lo cho mình. Điều đó không có nghĩa là tôi phải quay lưng với người khác, vì vậy tôi vẫn thường nói với những người làm công tác giúp đở người khác. Tôi luôn bảo họ: "Các bạn làm việc quá nhiều. Các bác sĩ, y tá, các cán sự xã hội, các bạn làm việc nhiều quá. Nếu bạn trở nên quá căng thẳng, stress, thì bạn sẽ gục ngã, không thể tiếp tục làm việc nữa. Vì thể các bạn -bằng mọi cách- phải tìm cách bảo vệ mình. Hãy ngồi lại với nhau để tìm ra các biện pháp bảo vệ mình. Nếu không bạn sẽ không thể giúp đở người khác bao lâu nữa." Vì tôi đã khuyên người khác như thế, tôi cũng phải làm như thế.


http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/015-trochuyen.htm

 


Cập nhật: 6-2-2001

Trở về mục "Các bài pháp luận khác"

Đầu trang