Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Phật giáo vào Việt Nam chính xác năm nào?
Hạnh Khai hỏi, Thích Giác Hoàng trả lời

1. Phật giáo du nhập vào Việt Nam chính xác năm nào ?
2. Tam-muội là gì? 

Hạnh Khai

*******

 

Thân chào Phật tử,

Quý Thầy lần lượt trình bày ngắn gọn hai vấn đề Phật tử  đưa ra như sau:

 

1. Phật giáo du nhập vào Việt Nam chính xác năm nào ?

 Thật khó có con số chính xác nào để các nhà sử học ghi vào lịch sử Việt Nam rằng: “Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam vào năm ....”. Các nhà sử học lỗi lạc của Phật giáo trong quá khứ cũng như đương đại đã nỗ lực hết mình tham cứu các thư tịch cổ của Việt Nam, Trung Quốc  và của thế giới mà cũng không tìm ra con số nào chính xác, chỉ ước chừng thôi.

Ðể trả lời câu hỏi của Phật tử, quý Thầy dựa vào các tác phẩm nghiên cứu có giá trị của các nhà sử học có thẩm quyền như Tiến sĩ Lê Mạnh Thác, HT. Ðức Nhuận và một vài vị khác.

Cuốn Lịch Sử Phật giáo Việt Nam từ kỷ nguyên đến thời Lý Nam Ðế của Tiến sĩ Lê Mạnh Thác.  Phần “Chữ Ðồng Tử, người Phật tử Việt Nam đầu tiên”   đã đưa ra nhiều bằng chứng là Phật giáo có mặt ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II trước TL.

Cuốn Ðạo Phật và dòng sử Việt của HT. Ðức Nhuận được đăng trong trang nhà Quảng Ðức, chương đầu giới thiệu Phật giáo có mặt tại Việt Nam có phần  cụ thể hơn: “Sau năm 111 trước Tây lịch, khi nước Việt đã do người Hán đô hộ, thì sự có mặt của đạo Phật.” Như vậy, chúng ta thấy,  HT. Ðức Nhuận cũng chỉ xác định sau năm 111 đạo Phật đã có mặt ở Việt Nam, còn trước bao lâu cho đến nay vẫn chưa có nhà sử học nào xác định được. 

Hầu hết các chuyên gia về sử học chỉ viết “khoảng chừng”, do đó, thật khó giới thiệu cho Phật tử một năm chính xác như Phật tử mong đợi được. Ngoài hai tác phẩm uyên bác trên, xin giới thiệu đến Phật tử Luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học Phật giáo tại Việt Nam của ÐÐ. Nguyên Tạng, cũng trình bày vấn đề Phật tử cần biết một cách đầy đủ, chi tiết.

 

2. Tam-muội là gì?

Tam-muội là phiên âm của người Hoa từ chữ Phạn: “Samàdhi”. Cũng từ chữ Samàdhi này, người Hoa còn phiên âm khác là “tam-ma-đề” hoặc “tam-ma đế”, dịch nghĩa là “tĩnh lự”, “định” hay “thiền định.”

Ðây là pháp môn tu tập không thể thiếu của các hành giả Phật giáo. Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp môn này và gần như bài kinh nào Ngài cũng đề cập đến. Do đó, một hành giả Phật giáo thực thụ không thể nào không tu tập pháp môn căn bản này.

Cầu chúc Phật tử thân tâm thường an lạc và tinh tấn.

http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/PGvaoVN.htm

 


Vào mạng: 11-5-2002

Danh sách các câu hỏi Phật học

Đầu trang