Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Nhìn vào trong sự khủng hoảng của Giáo hội Gia Tô La Mã
Nguyễn Văn Hóa

Nội dung


Tự đặt mình trước câu hỏi : tại sao tôi phải quan tâm tới biến cố "xưng tội" trươchân loại của Giáo hội Gia Tô La Mã, để có lúc đêm thao thức trắng, ngày băn khoăn suy nghĩ ? Tại sao tôi không dửng dưng cho nó đi qua tâm tưởng như dửng dưng trước hàng chục, hàng trăm bản tin động trời khác vẫn diễn ra mỗi ngày, mỗi tháng trên trái đất ? Có phải vì các con số: hàng chục triêu người đã bị sát hại, khổ đau trong quá khứ, vì những cơ ngơi nhà thờ đồ sộ hào nhoáng bên ngoài, của gần một tỉ tín đồ khắp thế giới. Hay có phải vì một sự lầm lẫn của tư duy đã nhập nhằng cái văn minh kỹ thuật phương Tây với Giáo hội ấy của một số người ?

Nếu một kẻ ác nhân danh cái ác để hại người, thì cái ác ấy là biêủ hiện cụ thể, bất khả tư nghị. Nhưng nếu một kẻ Ác nhân danh cái Thiện để tàn ác, chà đạp con người cả nhân cách lẫn thân xác, thì việc trước tiên là một phiên tòa lương tâm trong mỗi con người phải được đặt ra. Hơn nữa, kẻ Ác nhân danh cái Thiện ấy lại là một hệ thống tôn giáo có chủ đích chinh phục cả loài người, thì lương tâm là vấn đề chung của nhân loại.

Trên cương vị là một người Việt Nam, gắn bó với sinh mệnh lịch sử của dân tộc, tự hãnh về vinh quang hay tủi nhục; tôi không thể không biết tới chiều dài lịch sử và sự khủng hoảng cũng như dự phóng của đạo Gia Tô La Mã – kẻ đã từng nhúng tay khuynh đảo chính trị, xã hội, văn hóa trên đất nước này. Và lần nữa, cũng là con số: trên ba triệu người Việt đã chết, hàng triệu người khác đau khổ vì thương tích, phế nhân, bệnh hoạn đang sống; một xã hội tự vươn lên trong khó khăn của chậm tiến và nghèo nàn sau chiến tranh – có một mối liên hệ lịch sử nhân quả với tôn giáo này. Chính vì vậy, bài viết này chỉ là biểu hiện nhỏ bé sự thao thức ấy.

1. Vài Nét Thăng Trầm Của Đạo Gia Tô La Mã [về mục lục]

(Tỉnh lược một trang nguyên tác. Chân thành cáo lỗi tác giả)

1.1 Buổi sơ khai [về mục lục]

Giáo Hội Gia Tô từng tuyên bố Giáo hội này là một sự kế tục của tinh thần Tân Ước. Các tín lý Tân Ước bao gồm những bức thư của các giáo sĩ răn dạy tín đồ [ Kinh Thánh Timothy & Titus I và II ], các bức thư của thánh Phêrô (Peter), các sử gia Giáo Hội đã gọi nó là thời kỳ "Gia Tô sơ khai". Tuy vậy theo nguồn gốc lịch sử cho đến năm 200, Gia Tô giáo chưa thực sự hình thành một giáo hội, mà chỉ là một tổ chức bí mật với số hội viên khiêm tốn, đa số thuộc giai cấp xã hội bần cùng và nô lệ. Từ căn cứ lịch sử này, Giáo Hội Gia Tô thường tuyên truyền họ là giáo hội của người nghèo. Gia Tô giáo thời ấy không được giai cấp thống trị, người giàu có và thành phần trí thức ưa chuộng. Mặc dầu không được coi là hợp pháp, nhưng Gia Tô giáo được đế quốc La Mã dung thứ.

Truyền thống "xử tội" tín đồ Gia Tô thường xảy ra ở vài biến cố ở địa phương, ngoại trừ những vụ xử tội dưới thời các vua Decius, Valerian, Diocletian trong thế kỷ thứ 3. Trong lúc đó số lượng tín đồ trong các thành phần dân chúng khốn khổ lại gia tăng ở mức báo động chính quyền, La Mã chợt nhận ra rằng Gia Tô giáo có thể làm sụp đổ đế quốc, nếu tôn giáo này phá huỷ luôn tinh thần "ngoại giáo" (Paganism) vốn là truyền thống của giai cấp thống trị. Họ điều chỉnh lại sự lượng giá về tinh thần Gia Tô, nhưng không ai tiên đoán được Gia Tô giáo về sau trở thành một hứa hẹn của đế quốc để hội nhập thành La Mã; và trong bối cảnh đó, sự thu thập tài liệu để dựng ra Tân Ước hình thành. Văn chương thần học thấy xuất hiện, những ông thầy giảng mượn Gia Tô giáo như một tín lý trong xã hội và chính sách của đế quyền La Mã. Các tín lí này là các bản văn của những nhà thần học đầu tiên đã gây ra nhiều tranh luận, bàn cãi. Dần dà với thời gian nó được đồng hóa như một tín lý chính thức trong thế giới Gia Tô La Mã.

1.2. Thời Trung Cổ (313-1517)  [về mục lục]

Năm 313, vua Constantine (Constantine the Great) ra tuyên cáo Milan (The Edict of Milan) cho phép Gia Tô có đủ các pháp định, và cuối thế kỷ thứ 4 Gia Tô trở thành quốc giáo có cơ cấu tổ chức của giáo hội, và người ta đã gọi là "Giáo hội Constantine", có vị trí biệt đãi của nhà nước. Vị thế này hiện hữu trong suốt thời Trung Cổ. Giáo Hội được bình đẳng tranh luận với chính phủ về mọi vấn đề và bao giờ giáo hội cũng thắng thế.

Thế rồi, đế quốc La Mã sụp đổ qua các cuộc chinh phục của các bộ lạc sơ khai (Barbarian), Giáo Hội La Mã tìm cách giữ vai trò nối kết văn hóa giữa cũ và mới. Âu Châu thức dậy thoát ra khỏi ảnh hưởng về di sản của các cuộc chinh phục này, tạo nên một cộng đồng có căn cước chung với Giáo Hội Gia Tô La Mã. Nhưng căn cước Gia Tô lại bị các cuộc chinh phục của Hồi Giáo làm cho mờ nhạt đi; cho đến sau thế kỷ thứ 7 Gia Tô Âu châu tìm cách cưỡng chống lại họa Hồi Giáo gây nên những cuộc Thánh chiến. Nhưng làn sóng mới của Giáo Hội Hy Lạp một lần nữa làm phai nhạt thêm căn cước của La Mã; cho đến năm 1054 Gia Tô Hy Lạp trở thành hiện thực và được La Mã coi như kẻ ly giáo.

Vào thế kỷ thứ 10, cộng đồng Gia Tô mới thực sự xây dựng nên một cơ chế có tôn giáo và văn hóa kết hợp, tạm gọi là cơ chế Gia Tô giáo (Christendom). Từ đây, Gia Tô phản kích lại Hồi Giáo bằng các thập tự chiến, dù thất bại nhưng thu hồi lại được một số đất đai, và duy trì sức mạnh tinh thần trở lại.

Vào thời Trung Cổ, ta thấy xuất hiện các trường đại học, các tu viện, giáo huấn tinh thần "Gia Tô" dựa trên những tri thức của Aristotle và các học giả Ai Cập. Qua môi trường đại học, Gia Tô giáo dựng nên các tầng lớp trong giai cấp thống trị:

  • Thế lực chính trị (Imperium)
  • Thế lực tăng lữ (Sacerdotium)
  • Tầng lớp trí thức (Intellectual)

Nhưng quyền lực tôn giáo thường đi đôi với tham vọng và suy đồi. Những dấu hiệu thối rữa, mục nát bắt đầu xuất hiện. Đạo lý suy đồi ngay trong Toà Thánh trong suốt thế kỷ thứ 10 đến 15. Quyền lực Giáo hoàng mất hết hiệu nghiệm khi Giáo hoàng Pius II hết hơi kêu gọi Thánh chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, mà trong giới đạo Gia Tô không một tiếng trả lời. (2) Theo đuổi mục tiêu của sức mạnh vật chất, tiền tài, Giáo Hội không có chỗ đứng cho đạo đức Thiên Chúa mà giáo hội đã tự tuyên dương trong Phúc Âm.

1.3. Thời kỳ cách mạng tôn giáo và Công đồng Vatican I (1517-1870) [về mục lục]

Cải cách được sử gia nhìn dưới quan điểm một cuộc cách mạng quan trọng trong lịch sử Gia Tô giáo. Nó tấn công vào các định chế Gia Tô đã được tạo dựng trong suốt thời Trung Cổ, phá huỷ và đảo lộn tinh thần sâu xa, kể cả trong những quốc gia vẫn còn duy trì đạo Gia Tô La Mã. Tín lý phân ly Gia Tô La Mã và các nhà cải cách tôn giáo ở mức độ ngày một lan rộng. Từ đó, xã hội Âu Châu không còn nằm trong căn cước của Giáo Hội La Mã. Quyền lực chính trị và tôn giáo của Gia Tô bị đánh mất. Giáo Hội vĩnh viễn mất vai trò hướng đạo về văn hoá, khi tinh thần khoa học bắt đầu nẩy nỡ. Các hệ thống giáo dục ở Âu Châu đã được thế tục hóa (Secularised) và Thệ Phản hóa (Protestanised). Thế giới Gia Tô già nua hụt hẩng trước hệ thống mới của khoa học và triết học.

Nghị Hội Trento I và II (1545-63) ra đời trong nổ lực củng cố lại hoài niệm thời Trung Cổ để chống lại Thần học cải cách, trong hoài mong lấy lại tư thế đạo lý đã bị suy đồi. Linh mục Bùi Đức Sinh đã mô tả ý nghĩa và nội dung của Công Đồng này là "Giáo hội có sứ mạng bảo vệ tính cách tinh tuyền cả hai nguồn mạch đức tin ( Thánh kinh và Thánh truyền), giáo dân không được tự ý giải thích Thánh kinh, hoặc đặt cho Thánh kinh một ý nghĩa khác với những điều Giáo hội đã xác định về đức tin và luân lí". (3) .Không may, Công Đồng Trento xảy ra trong bối cảnh xã hội đang thay đổi sâu xa và nhanh chóng. Dầu sao trong nổ lực vô vọng ấy, Giáo Hội đã cứu mình ra khỏi cơn rã tan tức thời, nhưng Giáo hội đã bị đánh mất một số lượng tín đồ lớn ở Âu Châu trong suốt thế kỷ 16. Bù đắp lại sự thất thoát nhân sự khổng lồ này, thời cơ lại đến trong chiến dịch khai phá đất mới (đây là thời kỳ Giáo hội mon men đến đất Việt). Cuộc khai phá đất mới dưới sự chỉ đạo của những tín đồ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đầy cuồng tín và cuồng nhiệt, đã mở cửa cho giáo hội đón nhận thêm những con chiên mới, xa lạ, nhưng đã trám một phần vào lỗ hổng tín đồ; và đồng nhịp với mục tiêu xâm lăng kinh tế, Giáo hội Gia Tô La Mã trở thành một lực lượng của chủ nghĩa thực dân.

Thế kỷ 17 và 18 ở Âu Châu, Giáo hội lại đón nhận sự suy đồi trên mọi lãnh vực. Biến cố lớn nhất của thế kỷ 18 là cuộc cách mạng Pháp; và cho đến nay các sử gia vẫn còn ngạc nhiên tại sao Giaó hội vẫn có thể tồn tại trong cơn bão lửa của cách mạng 1789 (?). Ngay trên đất Pháp, người ta thấy hình ảnh hàng giáo sĩ bị lùng bắt và bị giết. Có nơi thay vì giết bằng gươm, họ đã chất từng 100 linh mục vào một chiếc tàu rồi đánh chìm dưới sông. Các Thánh đường bị triệt hạ, người ta lấy chén Thánh đúc thành kim khí hoặc đem dùng vào việc ăn uống. (4) Ở Nga, tài sản của Giáo hội bị quốc hữu hóa, các linh mục bị bỏ tù, các tu sĩ chống đối bị đày đi Tây Bá Lợi Á. (5) Tính đến sau cách mạng có đến 22 ngàn linh mục phải từ bỏ đời sống tu sĩ. (6) Bước sang thế kỷ 19, Giáo hội lại suy đồi thêm trước các trào lưu trí thức, xã hội, chính trị hiện đại phát triển như một thách đố với Gia Tô giáo. Giáo hoàng Pius IX, người ở trên ngôi trị vì dài nhất (1846-78) đã cố níu kéo quyền lực của mình bằng cách tôn vinh tính tối thượng của Giáo hội và Toà Thánh. Hội Đồng Vatican Một ra đời (1869-70) xác định tính chính thống và bất khả lầm lỗi (Infallibility) của Giáo hoàng. Trong lúc đó vua Bismarck với khuynh hướng chống Giáo hội đã ủng hộ Giáo đoàn "Cựu Gia Tô" chủ trương bỏ xưng tội, bỏ luật độc thân giáo sĩ, phủ nhận tín điều Đức Mẹ đồng trinh. Cuối cùng đưa tới tình huống Công Đồng bị đình hoãn, nhưng đã xúc tiến để hình thành Bộ Giáo luật (Codex Juris Canonciti) được áp dụng cho tới ngày nay.Nhưng chỉ trong vòng ba tháng sau đó, vua Victor Emmanuel II lại thế tục hóa mọi tài sản, cơ ngơi của Giáo hội, đẩy Giáo hội vào tình thế mất luôn cả quyền lợi về kinh tế và tài chính. Các tu sĩ dòng Tên bị trục xuất, đặc ân giáo sĩ bị bãi bỏ.

1.4. Từ Hội Đồng Vatican Hai đến hiện tại [về mục lục]

Một trăm năm sau Công Đồng Vatican Một, Giáo hội Gia Tô La Mã liên tục bị tấn công bởi các chính phủ chống lại giai cấp tăng lữ ở Âu Châu; các chế độ này dồn mọi nỗ lực đẩy Giáo hội vào vị trí tuyệt đối bất lực về chính trị. Nhưng cũng như trong thế kỷ 16, lần này giáo hội Gia Tô lại đón nhận cơ hội mới qua làn sóng tín đồ di dân vào Bắc Mỹ, một khu vực mới với tài nguyên phong phú giàu có bậc nhất của Giáo hội, bù đắp lại mất mát, tiêu tán ở Âu Châu.

Trong thế kỷ 20, Giáo hội lại phải đấu tranh chống lại làn sóng tư tưởng thần học hiện đại bắt đầu với Giaó hoàng Pius X (1907), nhưng tinh thần thần học mới không những bị tiêu diệt mà lại khai hoa nở nhuỵ cho Công Đồng Vatican Hai (1962-65). Đặc điểm của Công Đồng này vừa là sự nối dài, vừa là sự đảo ngược với tinh thần Công Đồng Trento trong nội dung Giáo hội muốn tinh tuyền hóa cái quá khứ và chấp nhận một phần của cái mới. Tựu trung, trọng tâm của Công Đồng là để hiệp nhất Giáo hội, đồng thời sửa lại Bộ Giáo luật của Công Đồng Một cho thích nghi với thời đại. Trong thông điệp khai mạc Công Đồng ngày 11/10 năm 1962 của Giáo hoàng John XXIII, có đoạn "Ngày nay Giáo hội Chúa ưa thích dùng liều thuốc từ bi, hơn là vung chiếc gươm thần chống đỡ; ưa thích đáp ứng với nhu cầu hiện tại bằng cách trình bày giáo lý sung mãn của mình, hơn là lên án các học thuyết". (7) Nhưng qua gần bốn thập niên, tất cả những xảo thuật ngôn ngữ đó chỉ chứng minh được Công Đồng Vatican Hai chỉ là một sự đổi thay đầy bất trắc trước một hiện trạng khủng hoảng cả bề sâu, bề rộng lẫn chiều dài.

Trong một quá trình lịch sử không mấy vinh quang đó, Giáo hội Gia Tô biểu lộ một quy luật bất thường của văn minh nhân loại: bạo phát nhưng không bạo tàn. Tại sao ? Có phải vì sự độc ác vô tiền khoáng hậu, hay nhờ vào chiến thuật bịp bợm cổ điển : che dấu triệt để hành động, nhưng lời nói luôn luôn xiển dương lẽ thánh hiền (?)

2. Sơ lược về tội ác của Giáo Hội Gia Tô La Ma [về mục lục]

Tội ác của Vatican phát xuất từ căn nguyên của tín lý độc thần và duy nhất. Những ai không tin vào hệ thống tín lý này là tà giáo, vô thần, ma quỷ. Từ một niềm tin mơ hồ xoa dịu tinh thần khốn khổ của những kẻ nô lệ, hèn mọn luôn luôn bị giai cấp thống trị đàn áp; giai cấp thống trị đã biến cải nó thành một phương tiện vừa là cứu cánh để cai trị. Những ai chống lại quyền lực thống trị (kẻ được uỷ nhiệm và đại diện đấng Tối Cao) là chống Chúa hay ngược lại, sẽ bị tiêu diệt. Và "chính nghĩa" của kẻ thống trị lại được thần thánh hóa.

Trong gần hai ngàn năm phát triển, những thành tích tội ác cuả giáo hội đã được phát hiện dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Ta thử nêu một vài thí dụ. Theo mật hàm của Vatican được Giáo hoàng John Paul II cho mở ra (chỉ đến thế kỷ 19) của Hội Ki Tô học cho biết: Ngoài các tội giết những người có danh trong xã hội (các nhà khoa học, cách mạng .v.v...), qua các toà hình án (Inquisition), Giáo hội Vatican đã giết người tập thể như sau:

+ năm 1481, quan tòa Tomas Torkvenada thiêu sống một lúc 12,000 người Do Thái trên giàn hỏa chỉ vì họ không chịu làm dấu Thánh.

+ quan tòa Luxero chỉ trong một buổi xử án thiêu sống 107 người vô tội.

+ tại Âu Châu khoảng hơn một triệu phụ nữ trở thành nạn nhân Giáo Hội truy bức tàn khốc.

Trên đây là những con số rất sơ lược và dĩ nhiên hội KiTô học đã đưa ra từ tài liệu bị che đậy. Tôi xin bổ túc thêm từ các tài liệu tổng hợp khác một bản kê khai tương đối điển hình hơn ( "Christian Apologies Empty and Hollow", J.E.Hill, mạng lưới tin học Secular Humanism ngày 4/11/2000 ) :

+ Giáo hội thiêu huỷ thư viện Alexandria năm 310 với hàng chục ngàn cuốn sách, tư liệu, sách cuốn (scrolls). Đối với các sử gia, đậy là tội ác không đo lường được, vì lịch sử Gia Tô giáo đã bị đánh mất gốc tích vì sự thiêu huỷ có chủ đích này. Lần thứ hai, giữa thế kỉ 16, sách vở lại bị đốt từng đống ở Âu châu. (8)

+ thủ tiêu có hệ thống sự đối kháng của những người không theo Gia Tô trong thời kỳ đầu của giáo hội (từ năm 325 đến 900). Số nạn nhân không thể biết đích xác, ước lượng đến 50,000 người.

+ thập tự chiến (Crusades từ 1015 đến 1300) : tổng cọng 9 cuộc thánh chiến có hàng trăm ngàn người bị tàn sát với khẩu hiệu "Chúa muốn vậy" (God wills it). Một số tài liệu khác cho rằng số bị giết lên cả triệu người.

+ giết hại thường xuyên như một nhiệm vụ người Do Thái ( từ 350 đến 1945) : hàng triệu người cọng thêm 6 triệu người trong thế chiến thứ hai. Sử gia Paul Blanshard trong tác phẩm "On Vatican II" cho biết đến một phần ba dân số Do Thái đã bị giết trước và sau Thế Chiến 2. (9)

+ các tòa hình án ( từ năm 1200 đến 1500 ) : con số nạn nhân không thể đếm được, có thể hàng trăm ngàn, hàng triệu hay nhiều hơn nữa... Đa số nạn nhân là đàn ông, đàn bà, trẻ em bị tra tấn, rồi đem thiêu sống hay treo cổ. Đây là nhận xét hợp lý, vì khó có thể đưa ra con số cụ thể, chỉ cần biết đích thực rằng toàn thể Âu Châu vào thời điểm đó là một địa ngục nằm dưới quyền sinh sát của Giáo hội Gia Tô (nguyên văn "In all, total victims is immeasurable, a hundreds of thousands, a million or more, perhaps, depending on whose figures are used. Men, women, children. Most were tortured first then burned or hanged", mạng lưới Secular Humanism). Theo Frank R. Zindler trong bài báo "Pope John Paul II the Criminal" (mạng lưới Americanatheist, Spring 99) cho biết có đến hơn 11 triệu người bị giết chết bởi các Tòa Hình Án. Có thể mô tả đây là hành động nhằm huỷ diệt nhân loại, tạo nên một cuộc tận thế như trong Thánh kinh, chỉ còn lại Giáo triều và những tín đồ đã thanh lọc sống sót. Học giả Nguyễn Hiến Lê mô tả tình huống giữa thế kỉ 16 "Giáo hoàng Paul IV ra lịnh khủng bố triệt để những kẻ tình nghi có tư tưởng tà giáo. Không những chỉ dùng lửa để huỷ hoại phong trào cải cách mà thôi, ông còn muốn bóp chết luôn khoa học và triết học" . (10)

+ chiến dịch "lùng bắt quỷ" (Witch hunts) từ năm 1500 đến năm 1780: hàng chục ngàn nạn nhân bị giết. Đa số là phụ nữ, trẻ em, người già và bệnh. Khởi sự các nạn nhân bị tra tấn bằng các dụng cụ man rợ, rồi bị đem thiêu sống hoặc treo cổ.

+ buôn nô lệ (American slavery) từ năm 1500-1865: hơn 50 triệu nạn nhân, bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Con số người bị giết chết, ném xuống biển không ghi nhận được.

+ tội ác kỳ thị phái tính và chủng tộc: hành hình, thù ghét sắc tộc, giết người hàng loạt, hăm dọa.v.v... (Lynch mobs, hate group, random killing, intimidation...) từ năm 1865 đến ngày nay: số nạn nhân chưa biết rõ, đang còn tiếp tục nghiên cứu và kiểm kê.

+ nếu tính luôn tội ác tiếp tay với chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới thì tội ác này vô cùng tận.

3. Khủng hoảng đạo lí: nhân quả của đồng tiền tội ác [về mục lục]

Đa số chúng ta đã suy luận một cách thông thường rằng những số tiền mà giáo dân đóng góp, cúng dường để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội vào những ngày lễ thường và chủ nhật đã đóng góp cho ngân sách tài chính của Vatican. Trên thực tế như chúng ta đã biết các quốc gia Âu châu là trụ chống của Giáo Hội thì đang bị suy thoái, gần như sụp đổ. Nhà thờ bỏ trống hoặc bị bán đứng vì không có giáo dân. Vì vậy số tiền đóng góp của các giáo xứ còn lại rất khiêm tốn, chỉ trừ sự đóng góp tích cực của giáo dân ở các quốc gia Bắc Mỹ, nhưng theo thời gian các giáo xứ giàu có mất dần giáo dân. Một số giáo xứ nhà nghèo khác ở các bang đông dân ( Mỹ ), đa số giáo dân còn đi lễ nhà thờ thuộc các sắc tộc thiểu số như Phi Luật Tân, Mễ Tây Cơ và Việt Nam. Nói vắn tắt, những số tiền này không thể nào bù đắp vào chi phí điều hành của nhà nước Vatican, với ngân sách điều hành mỗi năm được công bố chính thức vào năm 1999 là 176 triệu đô. Vậy thì thế lực tài chính của Vatican đến từ đâu ?

3.1. Vốn liếng khởi sưbsp; [về mục lục]

Như đã trình bày trong "Vài nét thăng trầm của đạo GTLM", ta thấy trong cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, Giáo hội La Mã chỉ còn là một vùng đất nhỏ bé ở Rome. Để phản đối các Giáo hoàng đương thời đã tự coi mình là những "người tù tự nguyện" (Voluntary Prisoners). Nhưng một sự thay đổi lớn đã xảy ra khi đảng Phát xít Ý lãnh đạo bởi Benito Mussolinni lên nắm quyền: một hiệp ước được gọi là Lateran Concordat được ký kết năm 1929, Vatican được công nhận như một nhà nước có chủ quyền (sovereign country), và đạo Gia Tô La Mã được công nhận là quốc giáo ở Ý, được tài trợ một số tiền là 85 triệu (Tài liệu của Thomas Reese nói là 91.7 triệu) ; đổi lại Vatian giữ vai trò trung lập trong các vấn đề đối ngoại của chế độ. Một ân huệ lớn nữa là chính phủ Phát xít đồng thuận cho Vatican được miễn thuế trong tất cả mọi lợi tức qua kinh tài và đầu tư.

Tưởng cũng cần nói thêm về sự hợp tác qua mật ước giữa Giáo hội và đảng Quốc Xã Đức dưới sự lãnh đạo của Hitler đã mang lại cho Vatican một ân huệ khác với đạo luật Kirchensteuer ( church tax ) buộc người dân phải đóng thêm một thứ thuế gọi là thuế nhà thờ. Chỉ riêng trong năm 1943, một số tiền là 100 triệu đã chạy thẳng vào tủ sắt của Vatican từ sốhuế này. Có lẽ đây là bằng cớ cụ thể nhất mà Vatican đã không thể chối bỏ được sự lên án đã hợp tác với Hitler và đã âm thầm đồng lõa "nướng thịt" sáu triệu sinh linh Do Thái vào các lò hơi ngạt và hơi đốt.

Từ số vốn khởi đầu nói trên, Vatican bắt đầu "cất cánh" trong những dịch vụ kinh tài, kể cả những thương vụ bất hợp pháp và tội ác.

Các số tiền nhận được qua hiệp ước Lateran được đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan Giáo hội APSA ( Administration of The Patrimony of The Holy See ), Vatican khởi sự tạo dựng đế quốc tài chính ngay tại trên lãnh thổ Ý xuyên qua công ty Società General Immobiliare ( SGI). SGI đã đầu tư vào nhiều dự án xây cất, viễn thông, ngân hàng, nói chung la #7845;t cả mọi kỹ nghệ mà Vatican nhắm có thể đạt được lợi tức một cách dễ dàng và khổng lồ, kể cả đầu tư vào các công ti chế tạo dược phẩm thuốc ngừa thai, các kỹ nghệ sản xuất vũ khí phục vụ cho chiến tranh trên thế giới. Nhưng quan trọng và chủ động nhất là sự đầu tư vào thị trường chứng khoán. Kinh Thánh đã từng dạy giáo dân Gia tô rằng " Người giàu mà vào nước Thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim". Nhưng có lẽ các kẻ đại diện đấng Ki tô và Giáo triều của họ rỏ hơn ai hết thiên đàng có thật hay không và nó nằm ở đâu; nên làm giàu bằng tất cả mọi phương tiện và thủ đoạn vẫn là yếu tố quyến rũ và đầy hấp lực... Bởi vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi Giáo hoàng không phải chỉ là một nhân vật đầy quyền uy, "đạo hạnh"...mở miệng ra là tuôn những lời thánh; nhưng còn là một "chuyên gia" về tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán quốc tế. Cựu ký giả ở La Mã, Barrett Mc Gurn đã kể lại sự bộc lộ thảng thốt của ông James Mitchell, bộ trưởng lao động Mỹ qua bài phỏng vấn ông bộ trưởng này sau một cuộc viếng thăm Giáo hoàng Pius XII "Giáo hoàng biết mọi chuyện về tổ chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organisation), ông ta còn loan báo nạn suy thoái kinh tế ở Mỹ đã chấm dứt. Tại sao vậy, chúng tôi tự tìm hiểu lấy vậy". (11)

3.2. Hoạt động của "Ngân hàng nhà Chúa" [về mục lục]

Sau năm 1960, số tiền vốn và lời được gia tăng đầu tư ở ngoài địa phận nước Ý. Để thực hiện mục tiêu đầu tư, một cơ sở kinh tài được nguỵ trang dưới danh xưng tôn giáo có tên là Viện Giáo Vụ (Institute for Religious Works – IOR). Thực tế đây là ngân hàng Vatican. Vatican Bank trước đó có tên là "Administration for Religious Works", được thành lập năm 1887 bởi giáo hoàng Leo XIII, đến tháng 6 năm 1942 giáo hoàng Pius XII đổi lại tên gọi và đặt dưới sự quản trị của Bernadino Noraga, một tay tài chính chuyên nghiệp. Thoạt tiên, Noraga khởi sự đầu tư vào các nhà băng lớn, các công ti địa ốc và kỹ nghệ; điều làm cho Noraga đắc ý nhất là Vatican thỏa thuận cho y mở một chiến dịch cho vay tiền với mức lời cắt cổ ( điều này dĩ nhiên đi ngược lại với tôn chỉ của Giáo luật là không được cho vay nặng lãi). Chỉ trong thời gian ngắn, IOR bắt đầu liên kết với các cơ sở tài chính dẫn đầu thế giới như Morgan Guaranty, Credit Suisse, Chase Manhattan, Continental, Bankers Trust.v.v... Lợi tức tài chính gia tăng trong các dịch vụ sản xuất thép, nông sản và bảo hiểm. Từ đây Vatican bắt đầu tung hoành ngang dọc; từ làm chủ các khách sạn lớn Watergate ở Washington DC, các nơi nghỉ mát ở Mexico đến các chung cư đồ sộ ở Montreal. Hợp tác làm ăn thêm với các ngân hàng Chase Manhattan, Vatican mua cổ phần ở các công ty General Motor, Gulf Oil, Bethlehem Steel, TWA, IBM, và Shell Oil, GE, Paramount Pictures, Bank of America.v.v... Nhìn chung, không có một dịch vụ béo bở nào mà Vatican không nhúng tay vào kể cả những thương vụ bất hợp pháp và vô đạo.

Về hưu năm 1954, chết năm 1958, trong chưa tới bốn thập niên sau hiệp ước Lateran, Noraga đã tạo dựng cho Vatican một ngân quỷ là một tỉ đô la (vào thời đó), một trữ lượng vàng nhiều hơn cả nước Anh và Pháp cộng lại. Năm 1952, tạp chí United Nation World tường thuật chỉ số lượng vàng không thôi lên tới hàng tỉ đô la được gởi ở ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (US Federal Reserve Bank), ở Anh và Thuỵ Sĩ. Qua những nguồn tin bí mật về tin tức tài chính của Giáo hội, năm 1972 tài sản của Vatican ở Mỹ và Canada lên tới 82 tỉ. (12) Trong thời điểm hiện tại, chúng ta không thể nào biết một cách chính xác tổng số tài sản và lợi tức kiếm được hàng năm là bao nhiêu. Đa số các nghiên cứu và tiết lộ chỉ là từng phần, thí dụ một phần kinh tài của Vatican ở ngay nước Ý, một phần ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ... tuy nhiên nhìn vào con số nhảy vọt từ 1929 đến 1972 (chỉ tính riêng ở Bắc Mỹ), ta thấy một sự tích sản rất to lớn.

Năm 1972 Vatican bổ nhiệm Paul Marcinkus làm chủ tịch Viện Giáo Vụ (IOR). Paul Marcinkus, gốc người Ba Lan thụ phong linh mục ở Chicago, được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh năm 1952. Đến năm 1964 trở thành một hộ vệ, chuyên viên ngôn ngữ (thông dịch viên) tháp tùng giáo hoàng đi công du khắp nơi. Năm 1970 Marcinkus đã cứu thoát giáo hoàng Paul VI trong một vụ mưu sát.

Như đã trình bày, Viện Giáo Vụ thực tế là một tổ chức tài chính; nó là cái bể chứa tất cả những nguồn lợi tức, tiền bạc kinh tài thu vén từ khắp nơi (ngân hàng trung gian, các tổ chức từ thiện... ), kể cả các tổ chức tội ác: ma tuý, buôn lậu, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, cờ bạc, mãi dâm...

Và ba cơ cấu P-2 (song hành hoạt động với các tổ chức Mafia), ngân hàng Ambrosiano, Viện Giáo Vụ như một tam giác ba đầu vừa kiểm soát nhau, vừa điều hành công việc, và mối lợi chung đổ về Vatican. Kẻ mang trọng trách phối hợp cho ba mũi tiến công này hoạt động nhịp nhàng là hồng y Paolo Bertoli. Với vai trò này, Bertoli hoạt động vừa như một nhà ngoại giao (đối ngoại), vừa điều hợp, phân nhiệm nhân sự (đối nội).

Tổ chức P-2 ( thuộc Hội Tam Điểm –"Freemasonry"), đứng đầu bởi Lucio Gelli, có mối liên hệ lịch sử không mấy tốt đẹp với Vatican vài thế kỉ trước. Là một tổ chức bí mật có hội viên khắp thế giới. Riêng ở nước Ý, tổ chức này quy tụ vài ngàn người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ, gồm các lãnh vực chính trị, tài chính và hành chánh, kể cả tình báo và quân sự. Ở trong quốc hội cũng có đến 48 hội viên với chừng bốn bộ trưởng trong nội các. Người ta cho rằng Gelli đã tạo dựng một thế lực "quốc gia trong quốc gia". Xuất thân là một sĩ quan trong sư đoàn SS (Herman Goering chỉ huy) của quốc xã Đức, và với kinh nghiệm tội ác của quá khứ, Gelli có một chiến thuật lobby chính trị rất thông dụng ở các quốc gia Gia Tô là nắm lý lịch của các thành phần ưu tú trong xã hội, biết rõ thành tích và các tật xấu của họ để đe dọa, tống tiền hoặc ép nạn nhân phải đi theo con đường bá đạo của mình.

Một thành tích rất đáng kể khác là Gelli với sự hợp tác và chỉ đạo của Vatican đã tổ chức "đường giây chuột cống" (Vatican Ratline) bí mật đưa chừng 30 ngàn nhân viên, đảng viên Quốc Xã, đa số là thành viên sát nhân của tổ chức Gestapo trốn thoát và sống an toàn khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh thứ hai. Dĩ nhiên những thành phần này về sau trở thành những nhân vật hợp tác bí mật và cật lực cho Vatican.

Qua nhu cầu của chiến tranh lạnh, một tổ chức mới với các nhân sự cũ được thành lập gọi là "Núp sau hậu trường" (Stay Behind). Các hoạt động của P-2 và "Núp Sau Hậu Trường" như một chính phủ vô hình (Shadow Government). Chính qua các đường giây này, Vatican đã chuyển cho tổ chức "Socialist Trade Union" ở Balan gần 100 triệu đô la để lật đổ chính quyền Cộng Sản năm 1989.

3.3. Thanh trừng khởi động [về mục lục]

Có thể nói Vatican là một quốc gia vô địch về phát triển tài chính trong lịch sử thế giới. Diện tích chưa tới nữa cây số vuông (.44 km vuông), tài ngyên không có, kỹ nghệ cũng không, nhưng với mạng lưới kinh tài cũng chưa từng có trong lịch sử được che đậy dưới cái vỏ tôn giáo, đã tạo dựng được một đế quốc tài chính chỉ tính đến đầu năm 1978 thôi ước chừng vài trăm tỉ đô la (chỉ có Thánh mới kinh tài giỏi như vậy !) . Nhưng trong đám bùn đen, chợt khi bùng lên vài tia sáng lưu huỳnh; "tia sáng" đó là hồng y Albino Luciani của thành Venice được bầu làm giáo hoàng kế vị Paul VI ngày 2 tháng 8 năm 1978, lấy tên là John Paul Một ( John Paul I). Luciani xuất thân từ một gia đình rất nghèo, đông anh em, nhưng ham học và thích đọc sách. Năm lên bảy tuổi đã bắt đầu ngấu nghiến Mark Twain, Jules Verne, Charles Dickens. Đặc biệt lúc còn ở tu viện Luciani đã thích thú đọc những sách có tư tưởng đối nghịch với Giáo hội, như The Five Wounds of The Church, một việc cấm kỵ đối với chủng sinh trong thập niên 1930. Ông có những cử chỉ dễ gây thiện cảm với người đối diện nhờ ở cái miệng lúc nào cũng có sẵn một nụ cười. Khi được nắm giữ chức vụ giáo hoàng, lương tâm John Paul Một bị đánh động bởi hai sự kiện : Một, sự bất tuân thượng lệnh của các tu sĩ dòng Tên qua 96 ngày họp Thượng Nghị Hội thứ 32 vào năm 1974-75. Các tu sĩ dòng Tên này quyết đứng dậy phản lệnh của Giáo triều, cương quyết đi theo con đường phục hoạt thánh lý và đạo đức của Giáo hội nguyên thuỷ là giáo hội của người nghèo khó và bị đàn áp... Thứ hai, Giáo triều đã và đang ngụp lặn trong biển cám dỗ truyền kiếp của vàng và đô la. John Paul Một muốn bẻ gãy hai mũi nhọn đang đâm vào trái tim của thánh Phêrô đến bật máu. Giải pháp đầu tiên là một bài diễn văn trước Thượng Hội Đồng để đưa dòng Tên vào con đường phải lựa chọn: giải tán hay phải cải cách theo hướng Toà Thánh – dự trù đọc vào ngày 30 tháng 9 năm 1978. (13)

Thêm nữa, thiên đường không có chổ cho chủ nhân của một công ti "mua bán, trộm cắp" (danh từ của Hội Kitô học) trá hình tôn giáo như thế ấy, John Paul Một với kế hoạch "làm sạch" (clean house) dự trù : - cất chức chủ tịch ngân hàng của tổng giám mục Marcinkus, chấm dứt mọi hợp tác với Roberto Calvi, Lulicio Gelli, Michael Sindona... Và thanh kiếm của Luciani có dấu diệu muốn vươn dài tận tiểu bang Chicago, nơi đang là địa phận giàu có và đông dân (2.4 triệu tín đồ) của Giáo hội, đang được cai trị bởi một kẻ "buôn thần bán thánh" là giám mục John Cody. John Cody là một tay kinh tài không thua kém đàn anh của mình ở Vatican; chỉ trong vòng một thập niên đã gây dựng một tài sản lên tới gần một tỉ đô la. Chính quyền vốn có một đôi mắt bén nhạy, đã bắt đầu chiếu cố tới những khối tiền thiếu dấu chỉ chứng minh sự trong sạch của giáo phận Chicago. Tháng 1 năm 1981, hội thẩm đoàn liên bang gởi "trát đòi" (subpoenas) cho giám mục Cody muốn kiểm soát hồ sơ tài chánh, Cody từ chối và lên giọng quyền lực "Tôi không cai trị đất nước, nhưng tôi đang cai trị Chicago" [I don’t run the country but I do run the Chicago], và thánh quan chỉ "trả lời trước Thiên Chúa và La Mã mà thôi" [I am only answerable to God and Rome]. (14) Giáo hoàng John Paul Một không đủ tinh tế chính trị để chợt nhận ra rằng ông chủ tịch ngân hàng Vatican (giám mục Marcinkus) và ông tổng giám mục địa phận Chicago có cùng gốc tích và những mối quyền lợi trói chặt. Những mối quyền lợi đa dạng này sẽ được hợp lý hóa với tinh thần bảo vệ Giáo hội của ông bộ trưởng ngoại giao Tòa thánh, hồng y Jean Villot. Những manh nha cải cách của John Paul Một là "phản bội ước vọng của giáo hoàng Paul VI", một "chiến thắng của sự phục hưng" tồi tệ, theo quan điểm của Jean Villot. (15)

Và như thế, chiếc thánh giá cứu chuộc của John Paul Một không đủ sức để thách đố với thế lực rừng tiền, biển bạc. Chỉ chừng 33 ngày trị vì trên ngai vàng, Giáo hoàng John Paul Một chết đầy bí ẩn giữa khuya ngày 28 rạng ngày 29 tháng 9 năm 1978. Bài diễn văn "chỉnh lý nội bộ" đã không bao giờ xảy ra, kế hoạch "clean house" trở thành một mũi tên tẩm độc. Dư luận đã nghi ngờ Giáo hoàng John Paul II đồng lõa với cái chết của John Paul Một vì hai dữ kiện:

Một, các nhân vật Roberto Calvi, Licio Gelli, Michele Sindona đã từng liên hệ rất sâu với hồng y Karl Wojtyla, và quan điểm của họ lại đối nghịch với chủ trương của giáo hoàng John Paul Một.

Hai, tư gia của Umberto Ortoloni, (thành viên của tổ chức P-2, hợp tác chặt chẽ với tổ chức "Stay Behind" – người từng được giáo hoàng Paul VI tuyên danh là " Công tử của Toà Thánh" (Gentleman of His Holiness) ) là nơi chốn hội họp của các hồng y trong Nội Các Toà Thánh (Members of Curia) với các thành phần ưu tú khác của P-2, doanh nhân đồng thuận ủng hộ giải pháp Karl Wojtyla thay thế John Paul Một. Một cuộc thanh trừng khởi động và cái chết của Giáo hoàng John Paul Một là một giải pháp trọn vẹn. (16)

3.4. Mạng lưới kinh tài đổ vơ/b>[về mục lục]

Sau khi John Paul II lên nắm quyền, công ti Vatican lại tiếp tục chạy đều; cho đến lúc ngân hàng Ambrosiano khủng hoảng tài chính, ngân quỷ bị thất thoát. Nhưng nó đã thất thoát như thế nào ?

Trước tiên, Vatican đã đưa ra luật cho các cổ đông đầu tư vào ngân hàng Ambrosiano rằng – không một ai được làm chủ quá 5 phần trăm tổng số thương vụ của ngân hàng. Nhưng qua tam giác (P-2, IOR, Ambrosiano) số tiền ký thác của thân chủ đã được sử dụng để tái đầu tư bất hợp pháp, và để kiểm soát thị trường chứng khoán bằng cách thiết lập các "công ti ma" (Ghost Corporation). Để thực hiện mục tiêu này Calvi chuyển tiền của IOR chạy lòng vòng, vớt vát một số tiền ký thác của các tổ chức tội ác chuyển vào ngân hàng Ambrosiano, vào một số trương mục khác nhau, trong các công ti ngoại quốc và các "công ti ma"; tạo nên một chuỗi rắc rối, phức tạp trong vấn đề kế toán (rất khó để thiết lập cán cân thăng bằng trong bản balance sheet kế toán – người viết ghi chú).

Thêm nữa, Calvi bắt đầu chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài với số tiền lớn lao vượt ra ngoài quy định của luật lệ ngân hàng Ý [ chúng ta nhớ rằng kể từ năm 1962, chính phủ Ý đã dẹp bỏ luật miễn thuế cho Vatican, và Vatican đe dọa sẽ bán đứt các cổ phần được giữ để duy trì ngân khoản tài chính thường trực. Thủ thuật này đã đưa tới sự khủng hoảng thị trường tài chính, và các cổ đông viên có lời sẽ bị đánh thuế. Vatican vô sự ].

Trong năm 1969, Vatican lại thua một trận chiến về thuế vụ với chính quyền Ý, bây giờ Vatican dùng mánh lới khác để chuyển tất cả số tiền lời, thương vụ, tiền ký thác, đầu tư bên ngoài từ các nguồn khác nhau qua ngân hàng trung gian đổ về Viện Giáo Vụ. Qua các hệ thống trung gian ( IOR, P-2...), hàng tỉ bạc được Ambrosiano chuyển vào các trương mục của các viên chức cao cấp trong đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo, các đảng viên đảng Cộng Sản được mua chuộc; đồng thời mua đứt tờ báo The Daily American để đầu tư và làm chiếc loa hổ trợ cho mình. Nhưng vào tháng 9 năm 1974, ngân hàng Privata của Sindona (cũng kinh tài cho Vatican) công bố thâm thủng ngân sách đến hơn 300 triệu, phần Vatican lỗ 27 triệu . Trong cơn khủng hoảng bất ngờ đó, giám mục Marcinkus tuyên bố không hề biết đến tên Sindona. Đây là chiến thuật vờ vĩnh để đánh lạc hướng và chạy làng. Nhưng trước đó năm 1971, Vatican đã bán cho Calvi 37.4 phần trăm cổ phần tương với 1.15 tỉ đô la (chỉ một transaction thôi). Bởi vậy khi ngân hàng Privata của Sindona vỡ nợ, thì Vatican và Calvi gián tiếp hai bên cùng hưởng lợi.

Trong rất nhiều trường hợp, Calvi đã đổ tiền vào các công ti ma, gồm cả tiền của IOR (Viện Giáo Vụ), và dựa vào thương vụ và tiền kí thác để cho vay những món nợ không bao giờ bồi hoàn (bad loan). Những số tiền này như không cánh mà bay. Đến lúc nội vụ đổ bể, ngân hàng Ambrosiano thâm thủng 1.3 tỉ, chừng 400 triệu đô chu du không biết vào tay ai. Theo điều tra của David Yallop, Calvi đã biển thủ gần một tỉ đô la. Linh mục Thomas J. Reese trong "Inside The Vatican" cho rằng trong năm 1984, Vatican đã phải bỏ ra "tiền túi" 244 triệu đô la để trả cho các thân chủ của ngân hàng Ambrosiano nhằm chấm dứt các đơn thưa kiện chống lại Vatican. (xem thêm phần ghi chú-19).

Vào thời điểm Vatican công khai nhận lãnh trách nhiệm có "hùn hạp" với ngân hàng Ambrosiano qua 11 "công ti ma" có cơ sở ở Panama, để bảo đảm sự yên tâm với các thân chủ (gần 1 tỉ đô la), thì âm mưu chung quanh tổ chức P-2 của Gelli trong mưu toan thiết đặt một chế độ Phát xít ở Ý đổ bể. Những nhân vật bí mật của P-2 phơi bày trước công luận, trong đó có Flavio Carboni, một nhân vật đầy bí ẩn từng liên kết với Gelli, các cơ quan tình báo, Vatican, các tổ chức chính trị, tội ác. Lần này, Flavio Carboni đứng ra làm vai trò "chửa cháy" (Fixer).

Trong lúc đó những nghi vấn về sự vỡ nợ của ngân hàng Ambrosiano từ các thân chủ, các công ti ở hải ngoại, cố vấn tài chính, báo chí đổ dồn những câu hỏi về Vatican. Bất ngờ Calvi tuyên bố "Kẻ đứng đàng sau các món nợ không tiền bồi hoàn (bad loans) là Vatican và Giáo Hoàng". (17)

Một uỷ ban điều tra của quốc hội Ý được thành lập từ năm 1980 bắt đầu điều tra Michael Sindona, Roberto Calvi, ngân hàng Vatican, kể cả ngân hàng Ý (Bank of Italy). Trước cơn nguy vỡ bờ này, Carboni tung tiền mua chuộc những viên chức cao cấp trong chính phủ, kể cả các biện pháp đe dọa. Một vài nhân vật có thế lực nổ lực tìm cách cứu nguy và che đậy sự thảm bại của ngân hàng Ambrosiano, trong đó có Đại sư (Grand Master) của Hội Tam Điểm là Armando Carona - kẻ có thế lực nhất trong làng báo nước Ý, chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo Carlo Caracciolo, đức ông Hilary Franco đại diện Vatican... Nhưng thực ra mục đích của Vatican sử dụng chiếc dù bao che khổng lồ này không phải để cứu Calvi, mà để bao phủ các âm mưu của tổ chức Opus Dei (Phụng Vụ Chúa–"God’s Works"). Tổ chức Opus Dei được linh mục dòng Tên Jose Escriva de Balaguer thành lập từ năm 1928. Hiện nay có khoảng 80 ngàn hội viên khắp toàn cầu, được huấn luyện và tuyển chọn từ các môi truờng xã hội khác nhau: các cơ quan truyền thông, báo chí, học viện, cơ sở tài chính, giáo dục và chính quyền..., kể luôn các ông tu xuất đã lấy vợ. Đây là những phần tử cực kỳ bảo thủ, đa số làm thầy giảng, nối kết chặt chẽ với Giáo hoàng John Paul II. Người ta còn nhớ ngay ngày đầu tiên lên làm Giáo hoàng, John Paul II đã đến viếng mộ Balaguer để cầu nguyện đã ngầm xác nhận tầm quan trọng về sự liên kết với tổ chức này. Một thời gian ngắn sau đó, Opus Dei được Giáo hoàng John Paul II nâng cấp tương đương với Hội Đồng Giám Mục – [Personal Prelature] được báo cáo mọi công việc trực tiếp với thánh Cha [Cũng cần lưu ý một điểm lịch sử: trong quá khứ Balaguer đã từng tích cực vận động tuyên truyền vào não trạng của tín hữu niềm tin Do Thái và Hội Tam Điểm (Freemasonry) đang âm mưu để kiểm soát thế giới; đó là hai đối thủ của Giáo hội !] . Tới đây ta có thể lần những gút mắt trong mâu thuẩn bạn, thù và quyền lợi của Vatican.

3.5. Tội ác và hình phạt [về mục lục]

Những hoạt động kinh tài của Tòa thánh là cả một sự bí mật truyền thống. Các hoạt động truyền giáo, thâu nhận tín đồ của chúa Giê Su ngày trước qua Kinh Thánh cũng đầy một trời bí mật: chúa Giê Su làm phép lạ chửa bệnh cho dân Do Thái thì dặn tín đồ giữ kín, giảng dạy tín đồ trên núi Sọ cũng căn dặn tín đồ không được nói cho ai. Sự thể lúc sinh thời, Chúa đầy rẫy kẻ thù chung quanh. Với truyền thống đó, Vatican răn đe các kẻ thừa hành phải giữ bí mật mọi hoạt động kinh tài (bằng các phương tiện rất phi tôn giáo) là một điều hợp với tín lý của họ. Những tác phẩm nghiên cứu dày đặc về công ty Vatican trong các thập niên vừa qua đã làm cho sự suy nghĩ và phán xét của nhân loại có đầy đủ các bằng cớ minh bạch về họ. Nhưng tất nhiên, thái độ của Vatican lúc nào cũng phủ nhận và lên án. Vatican cho rằng những tác phẩm này là phỉ báng Giáo hội Gia tô La mã, là những kẻ đố kỵ với "sức mạnh" của Giáo hội, tinh thần của quỷ să tăng chống lại sự thánh thiện của Thiên Chúa. Sự phủ nhận và tố ngược này chỉ thật sự câm tiếng sau cái chết của Roberto Calvi, chủ tịch ngân hàng Banco Ambrosiano. Thật vậy, cái chết của Calvi nó đã không vùi dập đi tội ác của Vatican vào trong bóng tối, nhưng lại tạo nên một tia sáng khởi đầu dưới ánh sáng mặt trời trước lương tâm của nhân loại.

Tất cả mọi âm mưu về hoạt động kinh tài bất hợp pháp và tội ác này ngưng đọng vào sáng ngày 18 tháng 6 năm 1982, khi tử thi của Calvi treo lủng lẳng dưới chân cầu Blackfriars ở Luân Đôn được tìm thấy. Vài giờ trước đó tử thi cô Graziella Corrocher, thư ký của Calvi, được tìm thấy trên tầng lầu bốn của ngân hàng Ambrosiano. Michael Sindona (ông "xếp" lớn của Roberto Calvi) bị tư pháp Mỹ và Ý tuyên án rồi trốn thoát qua Thuỵ Sĩ. Nhưng "thiên bất dung gian", ngày 22/3 năm 1986 Michele Sindona bị mưu sát bằng một ly cà phê có chứa chất độc. Bí mật của của tổ chức Propaganda-Due (P-2), bàn tay phù thuỷ của Vatican được lòi ra ánh sáng qua nhiều bằng chứng tiếp nối. Dư luận quốc tế đã đặt ra một câu hỏi mới: Nếu Calvi bị mưu sát thì ai là những kẻ chủ mưu ?

Có hai lý thuyết được đưa ra: Thứ nhất, một số các chế độ quân phiệt ở Châu Mỹ La tinh đã nhúng tay sâu xa với các tổ chức sản xuất và buôn bán ma tuý. Các dịch vụ này tạo nên một số tiền tích luỹ rất lớn, do đó họ đã nhắm vào Vatican như là một nơi giữ tiền và đầu tư an toàn nhất và vì cùng là công dân của Giáo hội. Roberto Cavi và Licio Gelli đã dùng ngân hàng Ambrosiano để ký thác những số tiền này, và từ đó chuyển vào ngân hàng Vatican (Viện Giáo Vụ). Vì vậy khi ngân hàng Ambrosiano bị thâm thủng tài chính một cách mờ ám, có nghĩa là một phần vốn liếng và lợi tức của các tổ chức này đã tiêu ma, do đó Calvi bị thanh toán. Trước khi chết, Calvi từng chuyển những số tiền lớn từ ngân hàng Ambrosiano (chi nhánh ở Peru, Panama) vào các trương mục ở Thuỵ Sĩ, dưới các tên Licio Gelli (65 triệu) – Flavio Carboni (30 triệu) để đánh lạc hướng. Vì vậy cái chết của Calvi không những chỉ làm kẻ thù của ông hả dạ, mà ngay những anh em trong nhà Chúa cũng được thoải mái hơn.

Lý thuyết thứ hai, theo những lời khai từ thân nhân của Calvi trước tòa án, lúc còn sống Calvi từng cáo buộc những tu sĩ như Ortolani, Marcinkus, tổ chức Opus Dei, Propaganda-Due và Vatican đã chủ động trong những dịch vụ kinh tài bất chính này. Qua sự kiện này, thì dư luận đã cho rằng Vatican là một trong những kẻ chủ mưu giết Calvi ("made a killing") để hưởng trọn tất cả số tiền khổng lồ còn lại từ các ngân hàng hoạt động bất hợp pháp ở hải ngoại, đồng thời dập tắt luôn manh mối rất tai hại cho uy tín Giáo hội.

Tháng 12 năm 1998, con trai của Calvi là Carlo Calvi đã trả lời cho tờ Toronto Star rằng " Cha tôi có rất nhiều kẻ thù trong Vatican... dầu cho Vatican không được coi như một nghi can, nhưng trong những cuộc điều tra không thể loại trừ yếu tố này". (18) Carlo Calvi còn nói thêm "Vào thời điểm cha tôi chết, Vatican đang nổ lực bán ra những sở hữu thặng dư (extra-territories) để kiếm lời. Người ta không biết tới những điều đó, nhưng thật sự các viên chức Tòa Thánh đã thu hút các số vốn của người đầu tư để tìm cách trốn thuế và thoát ra khỏi sự kiểm soát lưu hành tiền tệ". (19)

Nhưng có lẻ lời ta thán ai oán nhất là của góa phụ Clara Calvi "Vatican đã để cho chồng tôi bị giết nhằm che đậy sự vở nợ của ngân hàng Vatican" (20)

Cuộc điều tra về tội ác tài chính của Vatican vẫn tiếp tục tiến hành trong những ngày cuối của thế kỷ 20. Các chính phủ Ý, Mỹ và một số nước ở Âu Châu đang hợp tác để đi sâu vào nội vụ, vì ít nhiều số tài chính mất mát, hoạt động kinh tài đứng lên trên và đứng ngoài luật pháp vẫn ít nhiều có liên đới tới họ. Ít ra có hai cựu thủ tướng Ý là Bettino Craxi và Silvio Berlusconi nằm trong mạng lưới kinh tài của Vatican. Còn phải kể thêm các cánh tay nối dài của Vatican như hồng y Michele Giordano đang bị điều tra về các tội tống tiền, cho vay nặng lãi, thành viên của tổ chức tội ác..., và cả giám mục Paolo Hillica (giám mục Hillica là một nhân vật nổi tiếng trong việc sáng tạo các phép lạ về Đức Mẹ đồng trinh !).

Tháng 6 năm 1984, giáo hoàng John Paul II lên giọng giảng bài về đức lý hoạt động ngân hàng cho người Thuỵ Sĩ rằng "Thế giới tài chánh, cũng là thế giới con người, lệ thuộc vào lương tâm trong mỗi chúng ta" ["The world of finance, too, is a world of human beings, our world, subject to the conscience of all of us"]. (21) Dẫu vậy người ta vẫn chưa quên Giáo hoàng đã từng ngửa tay nhận món quà biếu bằng chiếc hộp nhỏ trong có 50 ngàn đô la từ tay tổng giám mục Cody tại phi trường O’Hare, Chicago trong cuộc viếng thăm Mỹ vào tháng 10 năm 1979. Giám mục Paul Marcinkus, người được David Yallop cho là đã "nhúng bàn tay tội ác trực tiếp" ("direct criminal involvement") vào sự sụp đổ và tiêu huỷ số tiền 1.3 tỉ đô la của ngân hàng Ambrosiano, được Vatican bao che và cho nghỉ hưu trước khi Uỷ Ban điều tra gõ cửa Tòa thánh. Licio Gelli, người được Conrad Goering cho là kẻ tội ác nhất trong thời đại chúng ta bị tòa Milan tuyên xử 18 năm tù vào ngày 16 tháng 4 năm 1992. Trong tổng số 33 nhân vật bị tòa tuyên án mang những trọng tội âm mưu lừa đảo gian lận tài chánh không một ai thật sự vào ngồi tù, vì đã đóng tiền thế chân trước đó; riêng Tòa Thánh và các viên chức của Giáo triều (Hồng y, Giám mục, Đức ông, Linh mục...) đã gây những khó khăn trong việc điều tra của Tòa Án Tối Cao, Uỷ Ban Điều Tra của quốc hội Ý vì luật "quyền miễn nhiểm" (Immunity) ngoại giao của Vatican.

Qua biến cố tội ác kinh tài vừa kể trên, chúng ta ghi nhận được một yếu tố độc đáo: Vatican vì quyền lợi đồng tiền đã phải hợp tác với những tổ chức tôn giáo, chính trị mà trong lịch sử đã chứng minh từng là kẻ thù hoặc ly giáo của mình như P-2 (Propaganda Due - Hội Tam Điểm), Opus Dei (của dòng Tên), một số đảng viên của đảng Cộng Sản Ý... Và cũng vì quyền lợi mà những người này đã ra tay "cứu Giá" cho Giáo Hội trong cơn nguy biến. Nhưng trong quy luật đấu tranh quyền lực, cũng vì quyền lợi họ vẫn có thể trở thành những kẻ thù truyền kiếp.

4. Vatican-cuối thế kỷ 20 : một cuộc khủng hoảng toàn diện [về mục lục]

Khủng hoảng là dấu hiệu của sự suy đồi, rối loạn, tuột dốc, đổ vỡ.. Khủng hoảng diễn biến tiệm tiến hoặc đột khởi từ nội thân tác động đến đối tượng, và khi đối tượng nhận lãnh trực tiếp sự khủng hoảng sẽ phản hồi trở lại nội thân. Đến giai đoạn này chủ thể (nội thân đã phát ra sự khủng hoảng) sẽ tan rã hoặc biến dạng.

Cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Gia Tô La Mã mang tín hiệu hai chiều: chủ thể (giáo triều Vatican) qua các hành động vô đạo đi ngược lại với lời tuyên truyền và đối tượng (tín đồ) qua thái độ bất kính, bất tuân (phá bỏ truyền thống đức vâng lời) và mất niềm tin vào tín lý đối với Giáo Hội. Ta có thể nói một cách xác định, đây là một cuộc khủng hoảng toàn diện.

4.1 Khủng hoảng tín lý  [về mục lục]

Trong thập niên 1960, với sự thay đổi mau chóng của thế giới, Giáo Hội đã đón nhận sự chia xé giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cải cách. Một làn sóng tu sĩ nổi lên chống lại sự độc tài toàn trị. Có hàng chục ngàn tu sĩ và các chị (Soeurs) khắp thế giới thoát ly khỏi Giáo Hội. Tu viện bỏ trống. Qua thống kê có đến một phần tư giới linh mục đòi hỏi La Mã được phép lấy vợ, hàng triệu tín đồ lìa xa Giáo Hội. Số giáo dân đi lễ ngày chủ nhật chỉ còn một nữa. Theo các điều tra cho biết có đến 90 phần trăm tín đồ đã lập gia đình không còn tuân theo các giáo luật của Vatican đối với các vấn đề xã hội (như ngừa thai, phá thai, đồng tình luyến ái, tình dục ngoài hôn nhân.v.v...) Sự mất niềm tin lôi kéo theo sự từ chối đóng góp, cúng dường vật chất cho nhà thờ. Ở trong thập niên 60 số tiền cúng cho nhà thờ bị cắt còn một nữa; ta có thể tin sự cắt giảm này sẽ rất nghiêm trọng trong cuối thế kỷ 20. (22)

Tính chất "bí mật và che đậy" của Vatican không còn giá trị gì nữa khi sự tiến bộ của kỹ thuật truyền thông đại chúng, nhất là trí tuệ của con người được mở rộng hơn. Làm thế nào Giáo hoàng có thể răn dạy con chiên của mình tuân phục trong các vấn đề xã hội như ngăn cấm dùng thuốc ngừa thai, phá thai khi tín đồ đã biết rõ rằng chính giáo hoàng Pius XII (Eugenio Pacelli) đã từng bổ nhiệm người cháu mình là Giulio Pacelli làm chủ tịch công ti dược phẩm sản xuất thuốc ngừa thai của Vatican (Instituo Farmacologio Serono di Roma) lớn nhất nước Ý (?). Thái độ tiêu cực đối với giáo luật của các con chiên phụ nữ đã đi từ làm ngơ, giả câm giả điếc, đến bất chấp rồi phẩn nộ. Những cuộc biểu tình khắp nơi trên đất Mỹ, Âu Châu chống lại sự can thiệp vào việc sinh đẻ của Tòa Thánh là một bằng chứng.

Tệ hơn nữa, Giáo hội Vatican đã hoàn toàn bất lực trước vấn đề của đời sống quan trọng khác : tình dục của giới tu sĩ. Có thật sự Giáo hội bị trói buộc vào những tín lý của thánh Aquinas, của Giáo luật tự đặt ra hay chỉ vì các đấng "hy sinh" cao cả này đã hiến dâng một cuộc sống độc thân trọn vẹn để phụng vụ Thiên Chúa không có một kinh nghiệm nào về đời sống hôn nhân hay tình dục ?

Năm 1074, Giáo hoàng Gregory VII đã áp đặt một Giáo luật cho bất cứ ai chịu chức linh mục phải tuyên thề theo chủ nghĩa độc thân. Và cứ thế theo thời gian, Giáo triều đã lợi dụng sự "hy sinh" này để dễ bề kiểm soát cán bộ, mang cho Giáo hội một bộ mặt đạo đức. Nhưng ở nơi cung điện, Giáo hoàng lại bán rẻ sự hy sinh này. Linh mục John Shuster, thuộc tổ chức "Married Roman Catholic Priests" trong một bài báo điều nghiên trên mạng lưới tin học (rentapriest.com) đã tuyên bố rằng "Trong 1200 năm đầu của lịch sử Giaó hội đã có đến 39 Giáo hoàng có vợ". Linh mục Joseph Mc Cabe đã công bố đậm nét hơn "Trong số 150 trong 260 Giáo hoàng (chưa kể J.Paul II !), chúng ta có thể biết chắc về cá tính và bản chất của họ; có ít nhất 80 ông vi phạm tội tình dục [ trong đó có sáu hoặc bảy ông mang tật chỉ thích giao hợp bằng hậu môn (Sodomy)], chừng 12 người là kẻ sát nhân. Số còn lại là những kẻ có cá tính hung dữ, độc ác. Hầu hết đều phạm tội mua bán chức vụ, gia đình trị (Giáo hoàng cha truyền con nối, bà con dòng họ giữ các chức vụ quan trọng trong Toà Thánh – ghi chú của người viết), bao che sự hối lộ và tham ô". (23)

Vatican có thể lên án các sự tiết lộ này là phỉ báng, bôi nhọ Giáo Hội (Blasphemy) . Nhưng không thể phủ nhận được đây là những thiên điều tra, nghiên cứu dựa trên sử liệu và phương pháp khoa học, và nhất là lương tâm trí thức của người viết ra. Sự lên án để khỏa lấp không thể kéo dài qua thực trạng đã dồn dập xảy ra. Trong thiên phóng sự điều tra vào tháng 1 năm 2000, phóng viên Judy L. Thomas của tờ The Star (tiểu bang Kansas) cho biết có hàng trăm tu sĩ Gia Tô giáo trên nước Mỹ đã chết vì bệnh "liệt kháng" ( "AIDS"), hàng trăm vị khác đang sống trong đau khổ vì nhiểm bệnh. Tai họa của nó không phải chỉ xảy ra trong các tu viện khép kín, mốc meo lịch sử, mà ở trong mọi môi trường, lãnh vực. Cái chết của linh mục Thomas Savage, viện trưởng đại học Rockhurst University đã làm gia tăng sự cay đắng không riêng gì cho tín đồ, còn làm lay động trái tim của con người trần thế. Và với tỉ lệ 30 phần trăm tu sĩ đồng tình luyến ái (theo thống kê) là con số đủ để bứt phá tinh thần đại-phong-kiến của Giáo triều Vatican. Ở đây, chúng ta có thể thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc bưng bít, khỏa lấp, che đậy theo chiến thuật truyền thống. Hậu quả của tấn bi kịch không phải là tội lỗi của các linh mục đã và đang đau khổ. Giáo hoàng và hội đồng quan lại Vatican là kẻ đáng bị lên án. Chúng ta hãy đọc thử một vài ý kiến trong hàng chục ngàn ý kiến của tín đồ, tu sĩ được phổ biến trên diễn đàn cuả mạng lưới nhật báo The Star:

"Tôi không buộc tội tu sĩ. Tôi lên án Giáo hội, Giáo hoàng , các hồng y, giám mục trong Tòa Thánh. Tôi tự hỏi: Đến bao giờ quý ngài mới thật sự sống với sự lương thiện của chính mình ?" ; "Giáo hoàng La Mã và Giáo hội của ông ta thể hiện tinh thần chống-Giêsu, cũng như cuốn Thánh Kinh; đó là một kỳ công (Wonder) mà thế giới không thấy được" ; "Tôi là một tu sĩ Gia Tô, nhưng tôi không lấy làm khó chịu vì sự thật được tiết lộ. Sự thật cần được giải phóng". (24)

Sự thật ấy là cơn bão táp của tội lỗi xác thịt : Tu sĩ động dâm với trẻ em; tìm lạc thú trong sự giao hợp bất bình thường với người cùng phái, thông dâm với nữ giới có gia đình; nói chung là sự cám dỗ vô cùng tận lẫn khuất trong bóng tối. Bóng tối ấy đã chập chùng trong sự đồng lõa của Vatican trong hàng thế kỷ, cho đến lúc Vatican chợt nhận ra sự thiệt hại cho Giáo Hội đã vô phương cứu vãn, và Giáo Hội lên tiếng. Giáo Hội lên tiếng không phải vì quan tâm đến sự đánh mất đạo lý, danh dự, bác ái, thánh thiện, nhưng vì con số của tờ giấy bạc : vào các ngày đầu thế kỉ 21, Giáo hội đã phải bỏ ra gần một tỉ đô la để bồi thường riêng cho gia đình nạn nhân có con em bị "sách nhiễu tình dục".

4.2 Chiều rộng của sự tan ra/b>[về mục lục]

Một số lớn tu sĩ sáng suốt thức tỉnh bắt đầu giải phóng mình ra khỏi sự áp chế, đè nén tinh thần của Giáo hội. Hội "Cho Thuê Linh Mục" (Rent-a-Priest), là hội của những linh mục đã cưới vợ công bố danh sách: có trên 20 ngàn tu sĩ, linh mục lấy vợ và vẫn tiếp tục hành nghề "tư tế tự do" trong tổng số 46 ngàn linh mục trên khắp nước Mỹ, và trên khắp toàn cầu tổng số hội viên linh mục có vợ lên đến 100 ngàn. Đứng trước thực tại này, Giáo hoàng John Paul II đã tuyên bố một câu rất dấm dớ, không có nội dung "Chủ nghĩa độc thân không phải là vấn đề cho đời sống tu sĩ". Quả thật Giáo hoàng John Paul II là một nhân vật có thành tích về những câu nói trống, tuyên bố trống và giải pháp trống. Đây có thể là nghệ thuật trong ngôn ngữ ngoại giao, truyền giáo. Vì đàng nào thì ngôn ngữ cũng là "lời Chúa" : "Ta sẽ ban cho các con ngôn từ và sự khôn ngoan mà kẻ thù của chúng con không thể thắng nổi chúng con". (25) Sự khôn ngoan của Giáo hoàng chính là "trong những con đường xấu, chọn con đường ít xấu hơn, là con đường xưng tội trống với Thiên Chúa và với đồng loại" ("Tế cáo trước bàn thờ Quốc Tổ Đại VN", mạng lưới Hội Kitô học). Và cáo thú tội lỗi công khai trước nhân loại là thủ thuật làm giảm nhẹ đi cái tội lỗi ấy, khi con người sẽ quên đi qua thời gian hoặc không biết đến nội dung tội lỗi ấy như thế nào; chỉ thấy hình ảnh của một Giáo hoàng thiết tha ăn năn, can đảm phi thường.

Hội Kitô học nhận xét "Tội tổ tông hai cụ Adong Eva trong vườn địa đàng đúng sự thật vỏn vẹn bằng con chuột, Giáo hội hóa phép, khuếch đại ra to bằng trái núi. Và tội của Giáo hội to bằng 7 trái núi, Giáo hội hóa phép rút nhỏ lại bằng con chuột".

Tiếc thay dù tội lỗi có nhỏ bằng con chuột, nhưng lại lan rộng khắp toàn cầu, nơi nào có sự thiết đặt Hội đồng Giám mục, có nhà thờ và con chiên. Ở trên cao Giáo hội cố giữ sự im lặng, thì ở dưới chiều rộng tín đồ bật lên những dấu hiệu tan rã.

Trong thập niên 1980, trong vòng mười năm số người đi lễ nhà thờ tụt giảm 30 phần trăm ở Mỹ, 60 phần trăm ở Hòa Lan, 50 phần trăm ở Ý, 20 phần trăm ở Anh và xứ Wales. Mười năm kế tiếp, ở các quốc gia Pháp, Tay Ban Nha, Ý, Hòa Lan hơn 85 phần trăm tín đồ không bao giờ lui tới nhà thờ. Ở Hòa Lan có 2500 linh mục , 5000 sư huynh, các chị (Brothers and Nuns) chạy trốn giáo xứ. Qua nghiên cứu của Malachi Martin, cho đến năm 1986 – ở các quốc gia nói trên một năm chỉ có một linh mục được truyền chức. Làn sóng "đức tin bị rỉ máu" này lan tràn ra khắp nơi. Trong vòng 12 năm (1965-1977) có hơn 14 ngàn linh mục (toàn cầu) xin từ chức hoặc tự ý bỏ chức; trong các năm 1966-1983 có 60 ngàn nữ tu trốn khỏi tu viện. (26) Phải nói ngay rằng chưa bao giờ trong lịch sử Giáo hội Gia Tô có con số cán bộ rả ngũ đáng kinh ngạc như vậy trong một thời gian rất ngắn. Nếu tính đến đầu thế kỷ 21 con số tu sĩ ly khai, bỏ chức, lấy vợ sẽ bi đát vô cùng.

Cơn bão lửa mất niềm tin ở Châu Mỹ La Tinh cũng bùng lên. Cuộc viếng thăm Nicaragua ngày 19/7 năm 1979, Giáo hoàng đã cay đắng nhận lãnh một "cái tát" tàn nhẫn trước sự la ó, phản đối của biển người dân Nicaragua "Quyền lực thuộc về nhân dân. Chúng tôi chỉ nghe lời Hội Đồng Cách Mạng Dân Tộc Nicaragua, không nghe lời Giáo hoàng. Giáo hội hãy đối thoại với người nghèo !". (27) Đài phát thanh quốc gia Nicaragua đã mô tả "Giáo hoàng này là một Giáo hoàng của phương Tây, Giáo hoàng của chủ nghĩa đế quốc". (28) Một tổng trưởng trong Hội Đồng chỉ đạo Nicaragua tuyên bố "Giáo hoàng đừng hòng biến dân tộc Nicaragua thành một Ba Lan thứ hai". (29) Một giáo sĩ dòng Maryknoll bồi đắp thêm "Ông ta đang đưa Giáo hội vào con đường tự sát". (30)

Phải, đó chính là con đường tự sát, khi kẻ lãnh đạo tôn giáo lớn mà lời nói luôn chuyên chở nội dung của thuật ngữ đấy biến ảo, và hành động thì không phân minh thiện ác. Đó chính là một cuộc khủng hoảng mà hội Kitô học đã mô tả "phải là kinh hoàng kịch liệt, thậm lấy chí nguy, chín phần chết một phần sống". (31)

Trong bối cảnh chín phần chết ấy, Giáo hoàng John Paul II ngày 12/3 năm 2000 đã công khai "xưng thú 7 núi tội lỗi với nhân loại". Tất nhiên một thời gian dài trước khi xưng tội, Giáo hoàng đã có một số biện pháp, kế hoặch để cứu nguy Giáo hội rồi. Nhưng có biện pháp thi hành được, có cái cay đắng đành chịu thôi, bởi nếu được thi hành thì không khác chi Giáo hoàng tự tuyên bố giải tán chế độ Giáo triều đại-phong-kiến của mình vậy. Đó là cương quyết phủ nhận việc thụ phong linh mục cho phụ nữ, tái xác nhận dùng thuốc ngừa thai và phá thai là trái ý Chúa (nhưng không hiểu nếu giới phụ nữ dùng thuốc ngừa thai từ viện bào chế của Vatican thì có được tha tội không ?); riêng vấn đề tu sĩ có vợ thì theo chính sách lững lơ, phó mặc (laissez-faire). Ngoài ra các vấn đề khác giáo hội Vatican không còn đủ lực để trì hoãn bánh xe tốc độ của các trào lưu xã hội. Vì vậy một số biện pháp đã áp dụng, chẳng hạn như sử dụng "cán bộ ngoại giáo" để bổ sung "quân số" linh mục thất thoát của mình như chi tiền cho 700 cơ sở, hội đoàn (clubs) của tổ chức ‘Liên Minh Ki Tô"⠨Christian Coalition) ở Mỹ do Pat Robertson làm thủ lãnh – một mục sư hung hăng hiếu chiến, luôn luôn xiển dương chiến tranh. (32) Pat Robertson từng tuyên bố rằng " Sẽ không bao giờ có hòa bình thế giới, cho tới chừng nào nhà Chúa và dân Chúa được đặt đúng vị trí lãnh đạo lên trên toàn thế giới" (33) ; và đi thêm bước dài hơn nữa là truyền chức linh mục cho một số mục sư Tin Lành muốn ngã theo mình. Và một kế hoạch trường kỳ là vươn cánh tay phù thủy qua Á Châu và Ấn Độ dương.

Những thế kỷ trước, nhờ vào súng đạn của cố quốc, Giáo hội đã đến với Á châu bằng máu và nước mắt của dân thuộc địa (nhưng thất bại) ; giờ đây trở lại bằng chiêu bài "hòa bình và yêu thương" biết đâu lại là diệu sách (?) .

4.3 Chiến thuật mới của Giáo hoàng John Paul II [về mục lục]

Qua nội dung "7 chương thú mục tội lỗi" của Vatican, Ki tô học hội đã nhận xét " Trong 7 chương thú mục tội lỗi, của riêng giáo hội Rô Ma, chỉ có chương 5 và chương 6 là có nhân chứng, vật chứng và hiện trường trên đất nước Việt Nam" [Chương 5: Confession of sins committed in actions against love, peace, the right of peoples, and respect for cultures and religion; Chương 6 : Confession of sins against the dignity of women and the unity of the human race] (mạng lưới Vatican:www.vatican.va) .

Tôi xin cảm ơn những người anh em trong hội Ki Tô học đã chặt dùm những mãnh thuật ngữ "truyền giáo" (vốn rất điêu luyện của Vatican) thành những sự kiện lịch sử cụ thể. Chính người anh em đã nói dùm cho chúng tôi về sự thật lịch sữ qua các hành động xâm phạm chủ quyền, hòa bình, dân quyền, văn hóa, tôn giáo, chia xé dân tộc... trên đất nước Việt Nam mà Vatican là một thủ phạm trong quá khứ. Hành động của anh em đã gánh vác cho chúng tôi công việc khỏi phải chứng minh, giải thích và lý luận. Bởi sự thật đó luôn luôn là vấn đề lương tâm của kẻ sĩ Việt Nam. Và chúng ta muốn rằng Vatican phải trực tiếp xin lỗi dân tộc Việt Nam như đã xin lỗi dân tộc Do Thái. Bởi xin lỗi là thái độ lương thiện đầu tiên của kẻ biết ăn năn. Nếu Vatican vì sĩ diện không thể làm điều đó thì ít ra những tín hữu và con cái của Giáo hội như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phải làm; cũng như Hội Đồng Giám Mục Guatemala đã làm với dân chúng họ vậy. Đó là thái độ của kẻ sĩ, kẻ trí hơn người. Cụ Trần Văn Kha đã nhận xét về sự kiện này rằng "Các giám mục ở Guatemala đã tỏ ra hết sức lương thiện và can đảm, khi biên thư xin lỗi dân bản xứ. Còn các Giám Mục VN ? Nghĩ thật là buồn và xót xa cho dân tộc mình". (34)

Hành động xin lỗi của HĐGMVN có thể lấy lại được bản sắc của tôn giáo mình, xóa đi hình ảnh Giáo hội là một "tổ chức tuyên truyền" và "tuyên truyền đi đôi với che đậy bưng bít mặt tiêu cực – tốt đẹp khoe ra xấu xa đậy lại" ( Hội Kitô học) như của Vatican; hơn nữa nó lấy lại tư cách của một linh mục VN: hào kiệt, trí tuệ và tự chủ; không chịu cúi mình và uốn lưỡi như lời của linh mục Nguyễn Văn Tùng "Có gì để phải xin lỗi ? cùng nhau hợp lực để kiến tạo một quốc gia tự do (đặc biệt là tự do tôn giáo) độc lập, hạnh phúc, phú cường, không thua các lân bang quá xa để rồi mang họa bị xâm lăng, đó mới là trách nhiệm chung của các tôn giáo, của mọi con dân Việt". (35)

Tôi nghĩ với sở học về Đông phương học (tiến sĩ) của linh mục chắc không thể quên : kẻ sĩ thì không thờ hai Vua, một người yêu nuớc không thờ hai Tổ Quốc. Làm sao đất nước có độc lập được khi nhân cách chính trị của một công dân chưa độc lập ? Làm sao đất nước có được phú cường khi quyền lợi của vương quốc bên ngoài cao hơn quyền lợi của dân tộc ? Tôi nghĩ rằng ở cương vị của một người lãnh đạo con chiên, quí vị phải làm một ngọn đuốc soi đường, xoá tan những cặn bả tư duy đã đóng kín não trạng của một số trí thức Gia Tô trong và ngoài nước; chấp nhận và thử thách con đường trong sáng của trí tuệ và lương tri trong thời đại mới. Bởi nếu thật sự có trí tuệ thì người trí thức không thể đắm chìm trong vũng lầy của lý luận để tự cứu rỗi cho mặc cảm che đậy, khỏa lấp của mình. Mặc cảm ấy là chuỗi dài kế tục của hàng thế hệ Việt-Gia-Tô khước từ tội ác lịch sử của Vatican - kẻ chủ đạo âm mưu thống trị của Giáo hội đối với đất nước Việt Nam.

Một lần nữa, trí thức Gia Tô Nguyễn Gia Kiểng (chủ bút tạp chí Thông Luận, một trong những kẻ lãnh đạo của phong trào tranh đấu cho dân chủ đa nguyên ở VN) đã nhìn vấn đề lịch sử ấy như sau :

"Cuối thế kỷ 17 số người theo đạo Thiên Chúa ở VN, cả đàng Trong lẫn đàng Ngoài, đã lên tới 10 %, điều này cần được nhắc lại cho những người thường phỉ báng đạo công giáo là đã đến VN theo gót giày xâm lược của thực dân Pháp, bởi vì người Pháp đã chỉ đến đặt ách đô hộ lên VN vào cuối thế kỷ 19 sau một cuộc chinh phục khá nhanh chóng và từ đó tỷ lệ người theo đạo công giáo (8% hiện nay) đã giảm sút hẳn đi chứ không tăng lên, nhưng điều này cũng cần được nhắc lại để ý thức được rằng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tại nước ta đã khá mạnh vào cuối thế kỷ 17". (36)

Ghi lại đoạn văn trên không phải để hồi đáp, tranh biện cho một hiểu biết lịch sử đầy sơ đẳng và sơ hở như vậy; nhưng để tái xác nhận một thực trạng người anh em Gia Tô vẫn còn đeo đẳng một tì vết của đầu óc tưởng đã được cắt bỏ sau một chuỗi dài xưng thú tội lỗi của Giáo hoàng John Paul II. Và thực tại của cái tì vết cay nghiệt ấy chỉ có thể giải thích như là một âm mưu đồng thuận, đồng lõa, đồng tiến với Vatican trên chiến trường quyền lực ở Việt Nam. Ngày 4/11/1999, Giáo hoàng John Paul II đã hiệp thông "Thánh ý" với Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ rằng "Cải đạo cũng là một hành động của Thiên Chúa" (Conversion is also act of God - bản tin của UNI, mạng lưới rediff.com); và từ một khái niệm đầy linh hoạt đó chuyển sang một chiến thuật mới ở Á châu mang tính thời đại hơn "Cải đạo là một nhân quyền" (Conversion is an Human Right). Với chiến thuật này đã làm cho tinh thần "chống Cộng", "Tranh đấu cho dân chủ đa nguyên", "Nhân quyền", "Bảo vệ quyền làm người Việt Nam"... tự dưng cùng vỗ cánh nhịp nhàng, gắn bó. Cũng như hồng y Carlo Maria Martini của giáo hội Milan đã mơ một giấc mơ dài "Kinh Thánh là một cuốn sách của tương lai Âu châu" trước thực trạng giáo hội rã tan từng mãng cũng rất đồng dạng với ước mơ Kinh Thánh là cuốn "cẩm nang về văn hóa và đạo lý" cho Việt Nam tương lai của cựu luật sư Nguyễn Văn Chức.

Vậy thì, biến cố xưng thú tội lỗi của Giáo hoàng John Paul II ngày 12/3 năm 2000 chỉ nói được hai điều : Trước tiên, cố tạo cho được một sự động tâm, thương cảm của nhân loại qua sự "can đảm và lương thiện" của mình (nhưng đã thất bại !); và bước kế tiếp trong âm thầm nhưng cương quyết chuyển mục tiêu "mưu sinh thoát hiểm" sang Á châu. Nhưng qua các bằng chứng lịch sử trước mắt, với đồng tiền tội ác Vatican đã không củng cố nổi chế độ Walesa Gia-Tô ở Ba Lan, không làm chuyển đổi lương tri trí thức của Âu châu và Bắc Nam Mỹ, thì chắc chắn nó sẽ không đủ sức lay động nền tảng văn hóa Á châu và các cơ chế chính trị tại đây. Tuy vậy, để đương đầu với chiến thuật mới của Giáo hội Gia Tô La Mã, sẽ là một thách thức trí tuệ đối với giai tầng kẻ sĩ của dân tộc Việt Nam trong đầu thề kỉ 21.

29/5/2000
Nguyễn Văn Hóa

Ghi chú [về mục lục]

1. Guenter Lewy "The Catholic Church and Nazi Germany",Mc Graw Hill,1964, tr.340

2. Nguyễn Hiến Lê "Lịch Sử Thế Giới",Văn Nghệ xb., tr.376

3. Bùi Đức Sinh "Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo",Chân Lý-SG,1972, tr.77

4,5. Bùi đức Sinh,sđd, các tr. 171,172

6. Eamon Duffy "Saints&Sinners-A History of The Popes",Yale U.Press,1997, tr.201

7. Bùi Đức Sinh,sđd, tr.433

8. Nguyễn Hiến Lê,sđd, tr.395

9. Paul Blanshard "P. Blanshard On Vatican II", Beacon Press,1966, tr.138

10. Nguyễn Hiến Lê,sđd, tr.315

11. Nini Lo Bello "The Vatican Empire",Trident Press,1968, tr.124

12. Paul I. Murphy "Popessa", Warner Books,1983, tr.78

13. Malachi Martin "The Jesuits",Touchtone Book,1987, tr.44

14. David A. Yallop, "In God’’s Name: An Investigation The Murder of Pope John Paul I", Cori Books, 1997, các trang 426, 427

15. Ibid, coi thêm từ trang 423-425

16. Theo Conrad Goering trong "Through The Looking Glass-Vatican Politics - the Calvi murder and beyond..." (mạng lưới Americanetheist.org) và David Yallop (sách đã dẫn) cho rằng đây là một cuộc "thanh trừng" J.P.I của phe bảo thủ Vatican [chủ trương "Ngựa theo đường cũ"], trong ý định đưa J.Paul II lên làm Giáo hoàng. Một tác phẩm lịch sử về các Giáo hoàng "Saints&Sinners" (sđd) của Eamon Duffy, cũng có đề cập đến cái chết của J.P.I theo dư luận là bị mưu sát. Vatican loan báo J.Paul I chết vì chứng bệnh nghẻn mạch máu tim (Coronary Embolism), tr.282.

17,18. Conrad Goeringer, như đã dẫn.

19. Trong "Inside the Vatican" (biện hộ cho Vatican), linh mục Thomas J. Reese (học giả, tốt nghiệp tiến sĩ chính tri học, đại học Berkley) kể lại rằng Hồng y Castillo cho là Vatican là đối tượng của một âm mưu. Hồng y Castillo nói "Ở tại nước Ý này, bị ảnh hưởng lớn của Hội Tam Điểm trong vài ngân hàng và báo chí. Chúng đã tấn công rất ác liệt Toà Thánh về mọi chuyện, kể cả Viện Giáo Vụ" (ngân hàng Vatican) ("Here in Italy there is a big Masonic influence in some banks and in some newspapers, and they attack very harshly the Holy See in everything and the IOR", tr.208).

Theo tài liệu báo Thẳng Tiến "Một kẻ thù ít ai lưu ý, đó là phái Tam Điểm vô thần", ở VN Hội Tam Điểm du nhập từ thời toàn quyền Pasquier, bành trướng mạnh ở miền Bắc, sau đó bị phân tán rồi lui vào bóng tối. Đến thời Bảo Đại, họ hoạt động và xuất hiện dưới nhãn hiệu Đại Việt. Sau khi Ngô đình Diệm bị lật đổ, hội được Cabot Lodge tích cực nâng đỡ nên mạnh lên. Vương Quang Nhường, Nguyễn Hữu Trí là những bậc huynh trưởng (Lodge Master). Bùi Đức Sinh, sách đã dẫn, phần 2, tr.158

20. David Yallop,sđd, tr.436

21. Ibid, tr.463

22. Paul I. Murphy,sđd, tr.307

23. Joseph McCabe trong bài báo "How The Pope of Peace Traded in Blood", mạng lưới Americanatheist.org

24. Mạng lưới nhật báo Star/Kansas/Aids in the Catholic Priest/Commentary

25. (Luca 21,15) trích lại từ Linh mục Vũ Thành "Dòng Máu Anh Hùng" cuốn 2, 1987, tr.2

26. Malachi Martin, sđd,trang 248;(27) tr.119; (28,29,30) tr.120

31. "Âu Châu Âm Thầm Bỏ Đạo", mạng lưới tin học Hội Kitô học

32. Felix Alton Marrz bản tin trong mạng lưới diễn đàn tin học Soc.History

33. Pat Robertson "The New World Order", World Publishing,1991, tr.227

34. Trần Văn Kha &Trần Thiên Thanh "Phá Ngục Tù", tác giả xb.1997, tr.582

35. Linh mục Nguyễn Văn Tùng "Cuộc Cách Mạng của HĐGMVN", mạng lưới Kitô học

36. Nguyễn Gia Kiểng "Để Lịch Sử Đừng Lập Lại", Thông Luận số 137, mạng lưới TL

http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/006-giatogiao.htm

 


Cập nhật: 3-6-2000

Trở về mục "Đối thoại"

Đầu trang