Quyển "Phật Giáo Việt
Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư (sic) Định Lực vŕ Cư sĩ
(sic) Nhất Tâm biên soạn (sic), được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép
số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường
sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên
giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng
“đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,"
bao gồm 4 phần. Phần thứ nhất là Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới. Phần
thứ hai là "Đối Thoại Đức Phật vŕ Bồ-tát." Phần thứ ba là
"Vào Thiền." Phần thứ tư là "Trường Sinh và Thiền Đạo."
Nhìn chung, phần thứ nhất, phần thứ ba và phần thứ tư thực chất là
"đạo chích” các tác phẩm của người khác; trong khi đó, phần thứ
hai trěnh bày dưới dạng đối thoại giữa đức Phật vŕ Bồ-tát là phần
có nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất, vì Định Lực và Nhất Tâm tự cho
mình là Phật, lại nói những lời báng Phật và xuyên tạc đạo Phật. Vì
ở bìa sách cũng như xuyên suốt tác phẩm không có ghi rõ ai viết phần
nào, trong bài viết này, tôi mặc nhiên hiểu Nhất Tâm và Định Lực là
đồng tác giả của toàn bộ quyển sách gồm bốn phần như vừa nêu.
Về phương diện bố cục, chỉ có
một phần tư sách liên hệ đến chủ đề “PGVNvTG” trong khi ba phần tư
cňn lại hoàn toàn "lạc đề” với tựa đề của sách. Không hiểu
khi cấp GPXB quyển sách nŕy, ông Nguyễn Thế Vinh, biên tập viên, và ông Vũ
An Chương, giám đốc NXB Văn Hoá Thông Tin, có nhận ra tình trạng "treo
đầu heo bán thịt chó” của quyển sách hay không? Bản thân của Định Lực
vŕ Nhất Tâm hẳn hiểu rõ mục đích t?i sao họ làm như vậy, vì với tựa
đề “PGVNvTG,” tác phẩm đạo chích vŕ xuyên tạc Phật giáo của họ sẽ
được nhiều người mua và đọc hơn. Điều đáng trách nhất ở đây
không phải lŕ sự kiện “đạo chích” như vừa nęu, mà ở chỗ, thông
qua sự đạo chích vi phạm tác quyền đó, Định Lực vŕ Nhất Tâm đă cố
ý "tự xưng mình" là Phật, nói những điều Nho không ra Nho, Lão
không ra Lão, đồng bóng không ra đồng bóng, cõi trên không ra cõi trên,
cõi dưới không ra cõi dưới; hỗn độn, chấp vá, lấy râu ông nọ cấm
cầm bà kia, để xuyên tạc đạo Phật.
Khi đọc xong phần thứ nhất, tôi
thực sự thất vọng khi phát hiện ra phần nŕy là toàn bộ nội dung quyển
"Phật Giáo Khắp Thế Giới” của Đại đức Thích Nguyęn Tạng
xuất bản tại Úc châu, đă được hai nhân vật mạo danh Thiền sư Định
Lực vŕ Cư sĩ Nhất Tâm "bê nguyên xi" vào trong quyển
"PGVNvTG." Trong lời giới thiệu cho tác phẩm "Lịch Sử Phật
Giáo Thế Giới” do Đại đức Thiện Minh dịch, khoảng tháng 7-2003,
tôi đă đề cập đến těnh trạng “ăn cắp” trắng trợn của hai nhân
vật mạo nhận thiền sư vŕ cư sĩ này, nhưng rất tiếc đến nay dịch phẩm
của Đại đức Thiện Minh vẫn chưa ra mắt.
Chương một của phần thứ nhất
"Phật Giáo Việt Nam" vốn là luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật
học của Đại đức Thích Nguyęn Tạng, nạp cho trường Cao Cấp Phật Học
Việt Nam (nay là Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM), năm 1997. Các
chương còn lại của phần thứ nhất giới thiệu một cách bao quát về lịch
sử Phật giáo ở các nước Đông Tây (theo ba góc độ: đất nước, con
người vŕ sự kiện), vốn đă được đăng tręn nguyệt san Giác Ngộ hơn
10 năm qua. Toŕn bộ phần thứ nhất này đã được đăng tręn các trang
nhà Quảng Đức, Đạo Phật Ngŕy Nay, Hoa Sen và Lotus Production.
Khi có được tài liệu "Phật
Giáo Khắp Thế Giới” để đưa vŕo PGVNvTG, hẳn nhiên Định Lực và
Nhất Tâm đã biết rõ tác giả của nó, không ai khác hơn, là Đại đức
Thích Nguyęn Tạng, vì trong sách Phật Giáo Khắp Thế Giới, nguyệt
san Giác Ngộ và các trang web đều ghi rõ tên tác giả là Đại đức Thích
Nguyęn Tạng, chứ không phải Định Lực vŕ Nhất Tâm. Lấy toàn bộ quyển
sách của người khác đưa vào sách của mình mà không hề ghi chú gì cả
thì không thể viện lý do là "sơ suất" và dĩ nhiên không khỏi mắc
tội ăn cắp tác phẩm và vi phạm nghiêm trọng Luật tác quyền.
Như phần thứ nhất, phần thứ ba
"Vào Thiền" (tr. 305-466) và phần thứ tư "Trường Sinh và Thiền
Đạo" (tr. 467-625) là hai phần viết tương đối đoŕng hoàng, mặc dù
cũng có nhiều chỗ có vấn đề cần thảo luận để lŕm sáng tỏ. Đọc
vŕo văn phong toàn quyển sách, tôi thấy nội dung và tư tưởng được trình
bày trong sách vừa khập khiễng, vừa không thống nhất với nhau. Từ đó,
có thể khẳng định rằng tác giả của phần thứ hai vŕ tác giả của phần
thứ ba và phần thứ tư hẳn không phải là một người, vì cùng một vấn
đề nhưng tư tưởng được trěnh bày qua ba phần hoàn toàn khác nhau, và
thỉnh thoảng, trái ngược nhau. Rất có thể Định Lực và Nhất Tâm đã
"bê nguyên xi" phần thứ ba và phần thứ tư của sách từ một hoặc
nhiều tác phẩm của các tác giả/ dịch giả nào đó, nhưng lại cố těnh
"bỏ tên" của họ, như trong trường hợp của phần thứ nhất. Do
vì, phần thứ nhất, phần thứ ba và phần thứ tư không do Định Lực và
Nhất Tâm trước tác hay phiên dịch, tôi nghĩ chúng ta không nên mất thời
gian thảo luận về chúng.
Vấn đề nghiêm trọng của quyển
"PGVNvTG" không chỉ đơn thuần là vấn đề “đạo chích” vŕ “cướp
tác quyền”, khi Định Lực vŕ Nhất Tâm đă lấy sách của người khác
đưa vŕo sách mình mà không hề nói đến tác giả của các tác phẩm đó,
để cho người đọc mặc nhięn hiểu họ là tác giả; mà còn nằm ở chỗ,
thông qua trò "đánh lận con đen” nŕy, Định Lực vŕ Nhất Tâm không
chỉ gắn cho mình cái "mác" thiền sư và cư sĩ Phật giáo để đánh
lừa độc giả về nội dung sai lầm của quyển sách, mŕ còn mạo xưng mình
là Phật, dựng lên hằng trăm chuyện không có trong kinh điển để bôi
bác đức Phật vŕ đạo Phật, bằng một giọng văn đạo không ra đạo,
mŕ đời cũng không ra đời. Đó lŕ phần thứ hai “Đối Thoại Đức Phật
vŕ Bồ Tát" (tr. 191-303), mà dưới đây, tôi xin trích ra một số đoạn
tięu biểu để thấy được ý đồ xuyên tạc đạo Phật của Định Lực
vŕ Nhất Tâm.
Nếu Định Lực vŕ Nhất Tâm không
tự xưng mình là Phật, không cao ngạo, gán những lời xằng bậy của họ
cho đức Phật thì không có gì đáng nói. Điều khó chấp nhận nhất trong
phần nŕy là hai tác giả "tự xem mình là Phật" tự "phịa
ra" những lời thoại hoàn toàn xa lạ và trái với tư tưởng và triết
lý đạo Phật để mę hoặc quần chúng, và làm cho người đọc hiểu đạo
Phật lŕ đạo mę tín dị đoan, lừa người bịp đời. Điều đáng trách
hơn lŕ hơn 100 trang đối đáp vừa giỡn cợt vừa bậy bạ đó mŕ họ dám
gọi là "diễn lại cảnh thuyết pháp về Phật đạo” (193/3). Đại
ngôn hơn, khi hai tác giả cho rằng hŕng Bồ-tát nghe những điều vớ vẫn
vŕ tầm phào của họ là lời "vị tằng hữu," có khả năng giác
ngộ người nghe: “con (Bồ-tát) mới được nghe lần đầu, vŕ từ vô thỉ,
đến nay, có lẽ con mới ngộ lần chót” (199/6-7).
Đạo Bồ-tát lŕ con đường nhập
thế cứu đời tręn tinh thần vô ngã, vị tha, dưới sự soi sáng của
tình thương và tuệ giác, ấy mà, Định Lực và Nhất Tâm lại cả gan
bôi bác các ngài là hạng tầm thường, mê ăn thích ngủ, gạt gẫm người
ngu: “Bồ-tát có đủ tướng tốt, nhưng lo bồi bổ cái xác thân no béo lŕ
lầm lẫn. Vì ngươi chỉ lo ăn, ngủ, nói sàm để lừa gạt lầm kẻ si mê,
chớ ngươi chưa phải kẻ chơn chánh" (201/1-3). Từ đó, Định Lực vŕ
Nhất Tâm đă ngang nhiên cho Bồ-tát không có hạnh nết, khi viết lập lờ:
“BỔ TÁT Đa Hạnh, nhưng không có Hạnh” (203/16). Định Lực vŕ Nhất
Tâm đặt ra nhiều danh hiệu Bồ-tát để xúc phạm đạo lý Bồ-tát như Bồ-tát
có hai vợ (212), Bồ-tát cůi, Bồ-tát ho lao, Bồ-tát cà lăm, Bồ-tát hay
quên (290-99).
Tự cho mình là Phật, Định Lực và
Nhất Tâm đã xuyên tạc hạnh của Phật "trong đi, đứng, nằm, ngồi,
ăn, uống, ngủ, thức, nói, nghe, ngửi, tięu, tiểu . . . không phá mà hư,
không thành mà hoại." (199/24-6). Từ sự xúc phạm hạnh này, hai
tác giả còn xúi giục mọi người đừng bắt chước hạnh cao thượng của
Phật, mŕ hãy tự hào với những "cái của dở" của họ, không cần
phải bỏ ác làm lành: "Vậy thì muốn thành Ta (Phật), ngươi phải bắt
chước NUÔI cái của dở của ngươi, đừng bỏ cái dở đó.” (200/5-6).
Ý đồ xúc phạm đức Phật được thể hiện rő khi Định Lực vŕ Nhất
Tâm cho rằng hạnh của Phật còn thua hạnh của người phàm: "Biết đâu
đá (phẩm chất) của ngươi cňn tốt hơn Ta (Phật), mà ngươi lại bỏ nó,
rồi phải đi xin đá của Ta” (200/18-9). Buồn cười hơn, khi Định Lực
vŕ Nhất Tâm hạ thấp Phật, cho Phật phải nối gót Bồ-tát để được
Bồ-tát độ thŕnh Phật: "Lời nói của ngươi (Bồ tát) thành tâm, Ta
nguyện nối gót ngươi thành Phật kiếp này, để ngươi độ Ta.” Phiếm
thần luận không hề có chỗ đứng trong đạo Phật nhưng Định Lực vŕ
Nhất Tâm đă gán cho Phật chủ trương phiếm thần: "Ta từ cõi Hư không
đến cõi Trời, đều có Ta (Phật). Hột cát là Ta, vạn vật đều
là Ta."
Định Lực vŕ Nhất Tâm không chỉ
xem họ ngang hàng với Phật Thích-ca, mà đôi lúc còn ngông cuồng khi cho
mình hơn cả Phật Thích-ca: "Chiếc thuyền của Đức Thích Ca Mâu Ni
đă chở 96 ức linh căn [sao giống đồng bóng quá] quá nặng, sắp chěm ngoài
biển cả, mà mỗi lần quả địa cầu nào sắp thuần dương [sao giống dịch
lý quá] là có Ngài (Phật Thích-ca), có Ta (ám chỉ hai tác giả). Ngài đi
trước, Ta đi sau” (206/8-10). Định Lực vŕ Nhất Tâm là những con người
ngạo mạn như vậy, có đáng để chúng ta mất thời giờ thảo luận nữa
không? Tôi nghĩ lŕ không nên!
Dĩ nhiên, còn hằng trăm mẫu đối
thoại vớ vẫn vŕ bôi bác đạo Phật tương tự như vậy trong phần 2, mà
tôi nghĩ không cần phải ghi hết ra đây. Chừng đó thôi, chúng ta cũng thấy
được thái độ khinh thường độc giả của Định Lực vŕ Nhất Tâm, tự
xưng mình là thiền sư và cư sĩ Phật giáo lại làm những chuyện "đạo
chích,” “phỉ báng” đức Phật vŕ đạo Phật.
Để tôn trọng sản phẩm trí tuệ
của người khác, để thể hiện nếp sống văn minh, tuân thủ luật pháp
vŕ trả lại sự trong sáng của đạo Phật đă bị Định Lực vŕ Nhất Tâm
xuyên tạc và bóp méo, tôi đề nghị các cơ quan chức năng như Ban Tôn
Giáo Chính Phủ vŕ Cục Quản Lý Xuất Bản sớm ra lệnh thu hồi GPXB quyển
sách này từ NXB Văn Hoá Thông Tin, đồng thời, lập tức đěnh chỉ việc
phát hành sách cũng như thu hồi các sách đã phát hành trên thị trường.
Đừng vì cái lợi cỏn con trước mắt mà xem thường luật pháp và đạo
đức. Cũng đừng vì tự ái mà không dám xin lỗi quần chúng Phật tử về
những gì mà mình đã làm sai. Nếu đạo đức bắt nguồn từ lương tâm
trong sáng thě một trong những cách phát triển đạo đức lŕ lòng sám hối
chân thành. Mong sao NXB Văn Hoá Thông Tin và hai tác giả Định Lực và Nhất
Tâm sớm nhận ra được điều nŕy. Muộn vẫn còn hơn không!
http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/viphamtacquyen.htm