Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt    

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ôm cơn giận vào lòng
Thích Trí Tài dịch

Bài pháp thoại này do HT. THÍCH NHẤT HẠNH thuyết tại nhà thờ Riverside, New York, ngày 25.09.2001 truy cập từ THE AUDIO BROADCAST ON THE INTERNET, gồm 3 phần.

 

PHẦN I

Các bạn thân mến, tôi muốn nói với các bạn phương cách tu tập của tôi khi nỗi cơn tức giận.

Trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam, có rất nhiều nỗi bất công, hàng ngàn người thiệt mạng trong đó có anh em, bạn bè, và đệ tử của tôi. Tôi rất phẩn nộ. Một thời gian tôi được biết thị xã Bến Tre, một thị xã với 300.000 dân vừa bị ném bom bởi Không Lực Hoa Kỳ, nghe nói vì một số Nghĩa Quân Du Kích đến thành phố tấn công họ. Nhưng việc không thành, toán du kích rút lui, để lại một thành phố hoang tàn, đổ nát. Cùng lúc đó phía Mỹ đưa ra lời tuyên bố rằng, họ phải phá hủy thị xã để cứu lấy nó. Tôi đã rất tức giận. Nhưng vào thời điểm này, tôi là một nhà tu hành, một nhà tu hành thực thụ. tôi đã không nói gì, không làm gì cả, vì tôi biết, nói hay làm việc gì trong lúc tức giận là thiếu khôn ngoan, có thể tạo thêm nhiều sự đổ vở. Nên tôi quay về với Hải Đảo Tự Thân (myself) để nhận diện cơn giận, ôm chầm lấy nó, và nhìn thật sâu vào “cái bản chất của đau khổ trong tôi.

Theo truyền thống Phật Giáo, chúng tôi có phương pháp tu tập thở chánh niệm (theo dõi hơi thở), đi chánh niệm (theo dõi bước đi) nhằm làm sản sinh năng lượng tĩnh thức. Chính xác mà nói, với năng lượng tĩnh thức ta có thể nhận diện, ôm lấy và chuyển hóa cơn giận của mình. Chánh niệm tĩnh giác là nguồn năng lượng giúp ta nhận diện được những gì đang xảy ra bên trong và xung quanh ta, và bất cứ ai cũng có thể đạt được chánh niệm.

Nếu bạn uống một tàch trà, bạn biết mình đang uống một tách trà, đó là cách uống chánh niệm; khi thở vào biết mình đang thở vào, và tập trung tâm ý vào hơi thở, đó là hơi thở chánh niệm; khi cất bước đi biết rõ mình đang cất bước đi, đó gọi là bước đi chánh niệm.

Pháp tu căn bản trong các trung tâm Thiền Tập. Chính là cách tu làm chế tác năng lượng chánh niệm trong từng phúc giây của đời sống.

Khi bạn giận mà biết mình đang giận vì trong bạn đã hình thành nguồn năng lượng chánh niệm rồi, đó là lý do tại sao bạn có đủ khả năng để nhận diện, ôm lấy, nhìn sâu, và hiểu rõ bản chất của đau khổ trong bạn.

Tôi có thể hiểu rõ nỗi khổ chiến tranh ở Việt Nam. Tôi biết chẳng những người Việt Nam đau khổ, mà người Mỹ cũng chịu khổ như nhau. Thanh niên Mỹ được đưa sang Việt Nam để làm công cụ sát hại và bị sát hại, đã phải kinh qua nhiều sự đau khổ, và điều đó hôm nay lại tiếp tục. Gia đình, quốc gia cũng đau khổ như nhau.

Tôi thấy rõ nguyên nhân đau khổ tại Việt Nam không phải do Lính Mỹ, mà do một loại "chính sách thiếu khôn ngoan", do cái tri giác sai lầm và sợ hãi nằm dưới nền tảng của chính sách.

Nhiều người Việt Nam đã tự thiêu để kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Họ không muốn chịu cảnh đau thương chết chóc và muốn bức thông điệp khổ đau nơi tự thân được gởi ra khắp hoàn cầu. Thế nhưng những âm thanh của phi cơ và bom đạn cũng đã qúa lớn rồi.

Tôi biết vẫn còn nhiều người có thể lắng nghe chúng tôi. Vì thế tôi quyết định sang Mỹ kêu gọi Bất bạo động và sống lưu phương từ đó, năm 1966.

Tôi thấy được kẻ thù ta không phải là người, mà chính là sự cuồng tín, kỳ thị, sợ hãi, tham vọng, và bạo động. Tôi không ghét người Mỹ, tôi không ghét nước Mỹ. Tôi đến đây chỉ để đưa ra một cái nhìn toàn triệt mong chính phủ Mỹ xem lại “cái loại chính sách” đó.

Tôi còn nhớ đã từng gặp ngài Bộ Trưởng Quốc Phòng Macnamara, và nói với ông sự thật về đau khổ. Ông giữ tôi lại khá lâu và lắng nghe tôi nói, tôi rất biết ơn tư cách lắng nghe của ông. Ba tháng sau, khi cuộc chiến không ngừng gia tăng, tôi được biết ông đã xin từ chức.

Lòng căm thù và giận dữ không còn hiện hữu trong trái tim tôi. Đó là lý do tại sao tôi biết lắng nghe nỗi thao thức của thanh niên trong đất nước tôi, và ủng hộ họ theo con đường hòa giải, giúp đở nhau xây dựng những tổ chức mới đem lại hòa  bình ở Paris.

Tôi mong các bạn ở đây, trong thành phố New York này cũng thực hiện được điều đó. Tôi biết và hiểu rõ những đau khổ và bất công. Tôi cảm giác mình hiểu thông suốt nỗi thống khổ của New york, của nước Mỹ.

Tôi cảm thấy tôi chính thực là người Mỹ, là một người dân của new York.

Bạn có muốn trở lại đó, sự hòa giải và tha thứ, trở lại với chính con người thật của bạn, thì đừng nói gì, đừng làm gì trong khi bạn thiếu tĩnh thức (calm).

Có những cách ta có thể trở lại với hải đảo tự thân và thực tập chánh niệm để tìm lại niềm bình an, sự bình thản, và trí sáng suốt. Có những cách ta thực tập để thấy rõ nguyên nhân thật sự của khổ đau. Và sự quán triệt đó sẽ giúp ta minh định biết nên làm gì và không nên làm gì, những điều mà có thể đem đến nguy hại cho ta và tha nhân.

Chúng ta hãy thực tập chánh niệm trong nữa phút trước khi tiếp tục…

 

Theo Tâm lý học Phật giáo, nói về tâm dưới hình thức chủng tử (những hạt giống). Chúng ta có sẵn những chủng tử của giận hờn, của tuyệt vọng, của sợ hãi tiềm ẩn trong tâm. nhưng trong ta cũng có những chủng tử của hiểu biết, của tuệ giác (wisdom), của yêu thương và tha thứ.

Nếu biết cách tưới tẩm những chủng tử của tuệ giác và yêu thương, nó sẽ tự bắt rễ và trỗi dậy như thể sức mạnh của một nguồn năng lượng vô song giúp ta chuyển hóa cơn phẩn nộ thành hành động của yêu thương và tha thứ, cũng như mang lại sự khuây khỏa tức thì cho đất nước và toàn thế giới. Đó là điều tôi quyết chắc. Tôi có đức tin mãnh liệt nơi công dân Mỹ, các bạn có nhiều trí tuệ và tình thương trong tự thân mỗi người.

Tôi mong các bạn có thể trở lại với tâm bình thản, với hiện hữu nhiệm mầu khi bắt đầu công việc vì lợi ích cho nước nhà và thế giới.

Với trí sáng suốt, hiểu biết và thương yêu, bạn sẽ đến với những người gây ra mối hiểm họa, khổ đau cho bạn, và đặt ra nhiều vấn đề với họ.

 Chúng tôi thật không hiểu nỗi thống khổ của bạn, hãy nói cho chúng tôi nghe ! chúng tôi không làm gì nguy hại đến bạn, không cố tâm phá hoại bạn, không để tâm kỳ thị với bạn, nhưng chúng tôi không hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó với chúng tôi, chắc hẳn có nhiều nỗi khổ tiềm ẩn trong bạn. Chúng tôi rất muốn được lắng nghe bạn nói, chúng tôi có thể giúp đở bạn, và cùng giúp đở nhau xây dựng lại hòa bình cho thế giới.”

Và nếu bạn có được sự đồng điệu với họ, có được lòng trắc ẩn sâu xa khi thực hiện lời chia sẽ này, quyết chắc họ sẽ nói ra nỗi khổ của họ cho bạn biết.

Chúng ta nói về cách tu tập lắng nghe sâu (deep listening), lắng nghe bằng tình thương trong Đạo Phật, một phương pháp tuyệt diệu để tái tạo sợi dây liên đới, kết nối giữa những người thân yêu, giữa cha với con trai, giữa mẹ với con gái, nối kết mối giao hòa giữa những quốc gia lại với nhau.

Phương pháp thực tập lắng nghe sâu nên luôn được hiện hữu bên các bậc cha mẹ, những người thương yêu, choán chiếm trọn cả tâm hồn để họ có thể hiểu rõ nỗi đau khổ nơi người khác. Người đó có thể là vợ, chồng, con trai, hay con gái.

Ta có thể có đủ khả năng hướng ý muốn tốt đẹp về người khác để lắng nghe, nhưng nhiều người trong số chúng ta đã tự đánh mất khả năng đó vì có qúa nhiều căm thù và bạo động. Số người khác lại không biết cách sử dụng ngôn từ, họ chỉ biết khiển trách và bình phẩm. Và ngôn ngữ được sử dụng thường rất chua cay, loại ngôn ngữ đó sẽ luôn tiếp xúc để tạo thêm phẩn nộ và căm hờn, ngăn trở ta tiếp xúc với thương yêu từ sự lắng nghe chia sẻ.

Đó là lý do tại sao ta phải hướng ý muốn tốt đẹp đến người khác.

Lắng nghe không chưa đủ. Ta cần có vài sự tôi luyện để lắng nghe một cách toàn triệt bằng lòng Từ Bi. Tôi thiết nghĩ và tin chắc rằng, một người cha, nếu ông biết lắng nghe đứa con trai nhỏ một cách sâu sắc, với hiểu biết và thương yêu ông sẽ mở được cánh cửa lòng nơi con trai mình, nghe được tiếng thổn thức trong tim đứa bé và làm sống lại sợi dây liên đới giữa cha con.

Những người trong Quốc Hội và Thượng Viện cũng nên tôi luyện bản thân trong nghệ thuật lắng nghe sâu (deep listening), nghe với lòng yêu thương. Có nhiều nỗi khổ trong mỗi quốc gia, và nhiều người cảm thấy nỗi khổ của họ không được chia sẻ. Đó là lý do tại sao những Chính Trị Gia, những thành viên của Thượng Viện, những thành viên của Quốc Hội phải nên rèn luyện bản thân theo nghệ thuật lắng nghe sâu. Lắng nghe chính tự thân mỗi người, và lắng nghe đến nỗi đau khổ của đất nước bởi vì có nhiều sự bất công và kỳ thị, có nhiều nỗi căm hờn trong đất nước. Nếu chúng ta có thể lắng nghe nhau, thì cũng có thể lắng nghe người bên ngoài tổ quốc. Nhiều người trong số họ đang trong tình trạng tuyệt vọng, mang nhiều nỗi thống khổ bởi bất công và phân biệt đối xử. Số lượng bạo lực và tuyệt vọng trong họ qúa lớn. Và nếu ta biết cách lắng nghe nỗi khổ trong đất nước họ, ta có thể mang lại nhiều sự khuây khỏa. Họ sẽ cảm nhận họ đang được cảm thông. Điều đó có thể dịch chuyển “Trái bôm nổ chậm” đi rồi.

Tôi khuyên vợ chồng khi giận nhau, nên trở lại với hơi thở của mình, trở lại với bước đi chánh niệm, ôm lấy cơn giận, nhìn sâu vào nó. Và cũng có thể chuyển hóa nó ngay trong vòng 15 phút, hay vài giờ. Nếu họ không làm được điều đó, họ sẽ phải nói với người làm họ đau khổ,  và muốn người đó hiểu rõ. Họ nên cố gắng nói với một sự bình tĩnh : “Anh ơi, em đau khổ lắm, và em muốn anh hiểu điều đó.”

Ở Làng Mai,  nơi tôi sống và tu tập. Chúng tôi khuyên những người anh em không nên giữ lòng giận hờn qúa 24 giờ mà không nói cho người khác nghe. “Chị ơi, em đau khổ lắm, và em muốn chị hiểu điều đó. em không biết tại sao chị xử sự như vậy với em, em không hiểu tại sao chị lại nói với em như thế.”

Đó là việc làm đầu tiên họ nên nói với người kia. Và nếu họ không bình tĩnh để nói, họ có thể viết ra một tờ giấy.

Việc làm thứ hai họ có thể nói và viết là : “ Tôi đang thể hiện điều tốt đẹp nhất”, nghĩa là tôi đang thực tập không nói gì, không làm gì trong cơn tưcù giận, vì tôi biết làm như vậy chỉ tạo đau khổ chồng chất. Do đó tôi ôm chặt cơn giận, nhìn sâu vào nó, cơn giận của tôi.” Bạn nói với người kia rằng bạn đang thực tập nắm giữ cơn giận, nhận diện nó, cốt để tìm ra cơn giận đó có phải đến từ sự hiểu lầm, từ nhận thức sai, do thiếu chánh niệm, hay sự thiếu sáng suốt của bạn.

Việc làm thứ ba, có thể bạn nên nói với anh ấy hay cô ấy là, “ Tôi cần sự giúp đở của bạn.” Thường khi ta giận ai, ta có xu hướng muốn làm trái lại. Ta hay nói,

Tôi cóc cần anh, hãy để tôi yên!” ; “ Tôi cần sự giúp đở của anh” nghĩa là “ tôi cần sự tu tập nơi bản thân anh, cần cái nhìn sâu lắng của anh, cần anh giúp tôi vượt qua cơn giận này vì tôi đau khổ lắm”. Và nếu tôi đau khổ, không cách gì anh có được hạnh phúc, vì hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân. Nếu người kia đau khổ, làm sao ta có thể có hạnh phúc thật sự.

Cho nên giúp người bớt khổ, nở được nụ cười, cũng chính là tạo hạnh phúc cho chính bạn vậy.

Đức Phật dạy, “ Cái này được làm bằng cái kia, cái kia được làm bằng cái này. Cái này có vì cái kia có…” (this is like this, because that is like that. This is because that is.)

Tôi xin đưa ra ba câu chơn ngôn, là loại ngôn ngữ của tình yêu chân thật. Nó sẽ khơi dậy niềm thao thức cho tha nhân (người khác) tu tập, lắng động tâm tư, đến với nhau bằng sự cảm thông và hòa giải. Tôi đề nghị các bạn nên viết những câu này xuống tờ giấy, và nhét gọn nó vào túi đựng giất tờ của họ. Mỗi lần giận người yêu, con trai hay con gái, họ có thể thực tập hơi thở chánh niệm, để mang nó ra và đọc lấy tên thật của nó. Việc làm đó sẽ trở thành một tiếng chuông chánh niệm báo cho họ biết nên làm gì và không nên làm gì.

Đây là Ba Câu Chơn Ngôn, ngôn ngữ của tình yêu chân thật :

{     Em khổ lắm và muốn anh hiểu điều đó

{     “ Em đang sống trong nỗi tuyệt vọng”.

{     Xin giúp em”.

Tôi tin rằng trong cuộc xung đột quốc tế, hãy thực tập bằng phương cách hòa giải và ngôn từ giống như vậy thì cũng có thể lập lại hòa bình. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị với chính phủ Mỹ, nên làm theo cách trên.

Bạn nói bạn tin chắc rằng người ta gây đau khổ cho bạn, và muốn họ hiểu điều đó. Bạn muốn biết tại sao người ta làm điều đó đối với bạn, hãy trở về thực tập lắng nghe sâu với lòng yêu thương thì bạn sẽ rõ.

Khả năng giao hòa trong mỗi người chúng ta rất quan trọng. Vì vấn đề đó, lời biện bạch đó không phải là lời phản đối nhưng là nguồn năng lực ý chí để kết thành mối tương quan thật sự,

Chúng tôi sẳn sàng lắng nghe bạn nói, chúng tôi biết bạn chịu nhiều nỗi đau khổ, nên phải làm điều đó với chúng tôi. Có lẽ bạn nghĩ rằng chúng tôi là nguyên nhân gây đau khổ cho bạn. Vậy hãy nói cho chúng tôi nghe, phải chúng tôi đã phá hoại bạn, đã phân biệt đối xử bất công với bạn, để chúng ta có thể hiểu nhau hơn.

Chúng tôi biết khi hiểu nỗi thống khổ của bạn, chúng tôi có thể giúp được bạn.”

Đó là những gì được gọi là ngôn ngữ của tình thương trong Đạo Phật (Buddhism “loving speech”), hay còn gọi là “Ái ngữ”, nó có mục đích tạo ra sự liên đới, tái lập sự đồng điệu. Và với sự liên đới đó, hòa bình có thể được lập lại.

Mùa hè năm nay nhóm người Palextin đã đến làng Mai và cùng tu học với nhóm người Israelis, rất nhiều trong số họ, chúng tôi đã bảo trợ cho việc đi lại và tu tập với nhau. Trong hai tuần, họ học ngồi chung, cùng đi thiền hành, cùng thưởng thức những buổi ăn im lặng, và thực tập ngồi buông thả lắng nghe nhau. Phương pháp tu tập lấp đầy (cảm thông) rất thành công. Cuối hai tuần lễ tu học, họ mang lại cho chúng tôi một kết qủa tuyệt vời, hơn cả sự mong đợi.

Một tín nữ bày tỏ: “ Bạch Thầy, đây là lần đầu tiên trong đời con thấy được hòa bình có thể lập lại ở Trung Đông.”

Một thanh niên khác nói: “ Bạch Thầy, lần đầu tiên đến làng Mai, con không tin những gì nơi làng Mai là sự thật. Vì trong hoàn cảnh đất nước con, chúng con phải sống trong sự tiếp nối của sợ hãi và căm hờn. Khi đưa con bạn lên xe buýt, bạn không biết chắc nó có thể trở về; Khi đi chợ, bạn cũng chẳng biết mình có thể sống để về nhà nữa không.

Khi đến làng Mai, con thấy mọi người nhìn nhau với lòng từ hòa, nói chuyện trong tình thân ái, đi trong hòa bình, làm việc trong chánh niệm. chúng con thật không thể tin điều đó thực hiện được, nếu không thấy rõ sinh hoạt nơi đây.”

Nhưng trong khung cảnh hòa bình của làng Mai, họ được quay về sống chung trong cộng đồng,  lắng nghe trong thinh lặng, cuối cùng là hiểu rõ, và cảm thông. Họ hứa khi trở về Trung Đông, họ sẽ tiếp tục tu tập. Họ sẽ tổ chức mỗi tuần một ngày tu tập trong cấp độ địa phương, và một ngày chánh niệm trong cấp độ quốc gia. Và họ dự định đến làng Mai với một nhóm lớn hơn để tiếp tục tu học.

Tôi nghĩ rằng nếu những quốc gia lớn như Mỹ có thể tổ chức được những mô hình như thế, nơi mà người ta có thể đến với nhau và trãi qua thời gian tu tập trong hòa bình. Chắc chắn họ sẽ bình tĩnh hơn trong cảm xúc, trong sợ hãi, và việc thương lượng hòa bình sẽ dễ dàng hơn .

 

PHẦN II

Tất cả mọi vật đều cần thức ăn để sinh tồn và phát triển, bao gồm yêu thương và thù ghét.

Tình yêu là một thức sống (Living food), Thù ghét cũng là một thức sống.

Nếu bạn không nuôi dưỡng tình yêu, nó sẽ chết. Nếu bạn cắt đứt nguồn dinh dưỡng cho bạo động, bạo động trong bạn sẽ tự tiêu. Đó là lý do tại sao nói con đường Đức Phật vạch ra là con đường tạo ra năng lượng chánh niệm tĩnh giác.

Đức Thế Tôn đã kể câu chuyện sau :

" Có hai vợ chồng nọ muốn băng qua sa mạc để đến vùng đất khác mưu tìm sự sống, họ mang theo đứa con trai duy nhất. Họ nghĩ rằng số lương thực mang theo là đủ cho chuyến đi. Nhưng chưa ra khỏi sa mạc họ đã hết thực phẩm. Hai vợ chồng biết rằng cả ba người sẽ chết đói. Cuối cùng họ đành ăn thịt đứa con trai để có thể sống ra khỏi ra mạc. Họ vừa ăn thịt con vừa khóc tức tưởi."

Đức Phật hỏi các thầy Tỳ kheo: - “Này các thầy, khi hai vợ chồng đó ăn thịt đứa con trai họ có thấy thích thú gì không ?”

Các thầy thưa: - “ Bạch đức Thế Tôn, làm sao thích thú được khi biết mình đang ăn thịt con.”

Phật dạy: “ trong đời sống hằng ngày, nếu các thầy không ăn trong chánh niệm, thì chẳng khác nào đang ăn thịt đứa con trai, con gái, của cha mẹ mình vậy."

Nếu chúng ta có cái nhìn thấu đáo sẽ thấy việc ăn uống sẽ có thể dẫn đến bạo lực kinh khiếp. Tổ chức UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của liên hợp quốc) cho biết rằng : mỗi ngày trên thế giới có tới 40.000 trẻ em chết vì thiếu dinh dưỡng, thiếu thức ăn. Và số lượng lúa gạo được trồng ở miền tây nước Mỹ hầu hết được dùng làm thức ăn nuôi gia súc. 80 % số ngô được trồng trên cả nước cũng để nuôi động vật lấy thịt. 95% Yến mạch sản xuất ra không phải cho người dùng mà làm thức ăn nuôi động vật. Theo số liệu gần đây ta phải chấp nhận rằng, tất cả phần đất nông nghiệp ở Mỹ, 87% được sử dụng làm nguồn thức ăn nuôi động vật. Đó là tính theo 45% tổng số đất được thống kê ở Mỹ.

 

NƯỚC

Hơn phân nữa tổng số nước sử dụng ở Mỹ hầu như tất cả dành cho mục đích chăn nuôi động vật lấy thịt. Phải tốn mất 2500 gallons(9450 lít) nước để chế biến một pound (0,454 kg) thịt, nhưng chỉ với 25 gallons(94,5 lít) đã sản xuất ra một  pound lúa mì. Tổng số thức ăn rau qủa chỉ cần 300 gallons(1134 lít) nước một ngày, trong khi tổng số thức ăn thịt cần đến hơn 4000 gallons(15120 lít) nước một ngày.

 

Ô NHIỄM

 

Nuôi động vật lấy thịt gây ra nhiều sự ô nhiễm về nguồn nước hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào ở Mỹ. Bởi vì động vật được nuôi lấy thịt đào thải gấp 130 lần số phẩn của toàn bộ sự ô nhiễm nơi con người. Nghĩa là 87.000 pounds mỗi hai lần trên ngày.

Phần nhiều rác thảy ra liên tục nơi các dòng suối và kênh rạch là từ các xí nghiệp chăn nuôi và lò sát sinh, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

 

PHÁ RỪNG

Mỗi một người ăn chay có thể cứu được một mẫu đất trồng trên năm. Hơn 260 triệu mẫu đất rừng của Mỹ được dọn sạch để trồng cây nông nghiệp làm nguồn thức ăn nuôi động vật lấy thịt. Và một số mẫu đất trồng khác không còn tồn tại trong mỗi tám giây. Những cánh rừng mưa nhiệt đới cũng bị tàn phá để tạo thành đồng cỏ cho gia súc.

 

TÀI NGUYÊN

Ở Mỹ, động vật nuôi lấy thịt cho ăn hơn 80% số ngô được trồng và hơn 95 % yến mạch. Thế là chúng ta đã gián tiếp ăn chính đất nước, qủa đất, ăn thịt con em mình mà không biết.

Và tôi được biết có hơn phân nữa số người trong nước đã tự tay hủy hoại môi sinh của mình qua vấn đề ăn uống.

Đức Phật nói đến loại thức ăn thứ hai được dùng mỗi ngày là thức ăn qua các giác quan. Loại thức ăn này được hấp thụ qua con đường Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, và Ý thức.

Khi ta đọc tạp chí, ta tiêu thụ. Khi xem ti vi, ta tiêu thụ. Khi lắng nghe một mẫu đàm thoại, ta tiêu thụ. Và các thức ăn này có thể mang độc tính hay độc chất gây tàn phá thân tâm, như tham vọng, bạo động, căm hờn, và tuyệt vọng.

Ta tự cho phép mình say đắm các thức ăn được tiêu thụ qua các giác quan, cũng như cho phép con em mình tự xa vào vòng trụy lạc bởi nguồn thực phẩm này. Đó là lý do tại sao nói việc nhìn sâu vào căn bệnh chúng sanh của mình thì rất quan trọng, điều đó giúp ta nhận diện ra nguồn gốc dinh dưỡng mà ta thường xuyên mang nó vào cho bản thân và xã hội. " Đức Phật có dạy : “Cái gì đã đến thì là– nếu các ngươi biết cách nhìn sâu vào bản chất và nhận biết nguồn gốc dinh dưỡng của nó, tức là người đó đang bước trên con đường giải thoát rồi.”  Cái gì đã đến thì là, là thấy rõ căn bệnh của chúng ta, thấy rõ đau khổ, bạo động, và tuyệt vọng trong ta. Và nếu thực tập nhìn sâu, suy gẩm, bạn sẽ nhận diện rõ nguồn dinh dưỡng mà đã mang vào cho cơ thể.

Cho nên cả nước đều phải thực tập nhìn sâu vào bản chất của những gì chúng ta đang tiêu thụ hằng ngày. Và việc tiêu thụ chánh niệm là con đường duy nhất để bảo vệ thân tâm, đất nước và xã hội. Chúng ta phải biết cách tiêu thụ chánh niệm khi ở trong một gia đình, một thành phố, hay một quốc gia. Chúng ta phải biết những gì cần chế tác những gì không cần để cung cấp cho mình thuần nhất một loại thức ăn chỉ có chức năng nuôi dưỡng và lành mạnh. Ta phải tự kiềm chế không chiết suất những loại thức ăn mang đến chiến tranh và tuyệt vọng vào cơ thể, vào tâm niệm, vào cộng đồng tập thể, vào tâm niệm của người dân trong đất nước, xã hội ta. Và chính phủ nên phải thực tập điều đó. chúng tôi đã kiến nghị phương cách này cho những thành viên của quốc hội. Chúng tôi hy vọng họ thực tập thật sâu sắc, để biết lắng nghe nỗi đau khổ của người dân, biết lắng nghe nguyên nhân thật sự của nỗi khổ đó, và thiết lập một số đạo luật có thể bảo vệ mọi người tránh nguy cơ tự diệt chủng. Nước Mỹ là một cường quốc. Tôi tin chắc rằng các bạn thực hiện được điều đó và giúp đở cho thế giới. Các Bạn có thể cống hiến cho thế giới tuệ giác (wisdom), chánh niệm, và lòng thương yêu của mình.

Ngày nay tôi rất thích những nơi người ta không hút thuốc. Bạn có thể thích những chuyến bay không hút thuốc. Mười năm trở lại đây, chúng đã không còn được sử dụng. Và ở Mỹ, trên mỗi gói thuốc điều có đính kèm một thông điệp: “chú ý: thuốc có hại cho sức khỏe”. Đó là một tiếng chuông cảnh tĩnh. Đó là cách thực tập chánh niệm, tuy bạn không nói rằng bạn đang thực tập chánh niệm, nhưng bạn đã thực tập chánh niệm rồi. Hút thuốc chánh niệm là những gì cho phép bạn thấy rằng hút thuốc thì không tốt cho sức khỏe.

Ở Mỹ, mọi người hiểu rõ thức ăn mà họ tiêu thụ. Họ muốn mọi thứ điều được đóng gói và dán nhãn để biết được những gì đựng trong đó. họ không muốn dùng loại thực phẩm mang theo những độc tố và chất độc vào cơ thể. Đây gọi là phương pháp tu tập ăn chánh niệm.

Nhưng chúng ta có thể đi xa hơn, làm tốt hơn, như các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, nghệ nhân, chính trị gia. Nếu bạn là một nhà giáo, bạn có thể đóng góp nhiều vào việc soi sáng cho nhu yếu chánh niệm của con người. Bởi vì đó là con đường dẫn đến giải thoát thật sự. Nếu bạn là một nhà báo, bạn có nhiều phương pháp để giáo dục con người, thức tỉnh con người đến với tinh hoa của sự sống, hiện hữu nhiệm mầu. Mỗi người chúng ta có thể chuyển hóa mình trở thành một vị Bồ tát làm hạnh nguyện tĩnh thức chúng sanh. Bởi vì chỉ có tĩnh thức mới có thể giúp ta dừng lại sự trào dâng, sôi sục hận thù trong tâm thức, tiến trình của sự tàn phá. Để rồi định ra hướng đi cho riêng mình, tự bảo vệ mình, bảo vệ con em chúng ta và tha nhân.

 

PHẦN III

Nguồn dinh dưỡng thứ ba mà Đức Phật nói đến là Tham vọng.

Tham vọng là những gì bạn muốn làm nhất, bạn mong muốn nhất. Mỗi người trong chúng ta đều có một cao vọng, hay một hoài bảo riêng. Chúng ta phải nhận diện được nó, phải gọi bằng tên thật của nó. Đức Phật đã từng có một tham vọng; ngài muốn chuyễn hóa được tất cả những khổ đau trong tự thân. Ngài muốn được giác ngộ hoàn toàn để có thể giúp đở người khác. Ngài không tin rằng việc trở thành một nhà chính trị có thể giúp đở được nhiều người, đó là lý do tại sao ngài chọn con đường trở thành một vị khất sĩ sống đời tĩnh thức. Một số người cho rằng, hạnh phúc chỉ có được khi ta có nhiều tiền của, danh tiếng, quyền lực, và nhu  cầu thỏa mãn dục tình. Loại tham dục đó thuộc về loại thức ăn thứ ba mà Đức Phật đã nói đến.

Đức Phật đã đưa ra một hình ảnh để minh chứng cho giáo thuyết ngài như sau:

" Có một chàng thanh niên rất ham sống, anh không muốn chết. Thế nhưng lúc bấy giờ anh bị hai gả đàn ông lực lưỡng lôi anh đi, kéo anh đến một cái hố lửa đang cháy bỏng và muốn ném anh xuống đó vì vậy anh sẽ chết.

Anh cố kháng cự để sinh tồn, nhưng không thể vì hai gã đó qúa mạnh."

Đức Phật dạy, " Cũng lại như vậy, tham vọng của các con cũng sẽ mang các con đi đến nơi có thiên đàng hay địa ngục." Đó là lý do tại sao chúng ta phải nhìn sâu, thật sâu vào cái bản chất của tham vọng là điều rất quan trọng. Đức Phật dạy rằng, tham cuồng sẽ dẫn chúng ta đến nhiều khổ đau, dù là tham được sức khỏe, dục tình, quyền lực, hay danh thơm. Nhưng nếu bạn có tham vọng chính đáng; như tham bảo vệ cuộc sống, bảo vệ môi sinh, hay giúp đở mọi người sống một cuộc đời thanh bạch, trở về với hải đảo tự thân, trở về với hiện hữu nhiệm mầu, để yêu thương, chăm sóc cho những người mình qúi mến. Đó là loại tham vọng sẽ mang đến sự thăng hoa, hạnh phúc cho bạn. Nhưng nếu tìm danh thơm, sức khỏe, quyền lực bằng sự thúc đẩy của dục vọng, bạn chắc phải gặp nhiều khổ đau. Và tham vọng đó sẽ kéo bạn vào địa ngục, vào hầm lửa đang rực cháy, và bạn sẽ phải chết.

Có nhiều người trên thế giới xem việc trả thù như là một tham vọng. Chắc chắn họ sẽ trở thành những kẻ khủng bố. Khi ta căm hờn và mong muốn trả thù, chúng ta cũng sẽ đau khổ tột cùng, giống như chàng thanh niên nọ bị hai gã lực sĩ kéo lê để quăng xuống hầm lửa. Tham vọng của chúng ta nên dùng nó để yêu thương, giúp đở, đừng nên trả thù, đừng nên trừng phạt, giết chóc. Và tôi tin rằng công dân New York có được tuệ quán đó. không thể dùng hận thù để trả lời hận thù. Tất cả các hành vi bạo động đều là sự bất công. Hưởng ứng việc đem bạo động để trả lời bạo động, chỉ mang đến bạo động nhiều hơn, bất công nhiều hơn, đau khổ nhiều hơn, không chỉ gây đau khổ cho người kia mà còn cho chính mình nữa. Đây là tuệ quán mà mỗi người chúng ta nên có. Chúng ta nên   thở thật sâu, để tạo sự bình tĩnh, để tiếp xúc được với hạt giống của tuệ giác. Tôi tin chắc nếu những hạt giống của tuệ giác và từ bi nơi công dân Mỹ được tưới tẩm thường xuyên trong suốt một tuần hay hơn thế nữa, điều đó sẽ mang lại nhiều sự khuây khỏa, sẽ giảm bớt căm phẩn và hận thù. Và người Mỹ sẽ có thể tạo dựng lại một hành động của tha thứ,  điều đó sẽ mang lại một sự lắng dịu lớn cho nước Mỹ và thế giới. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị các bạn nên thực tập chánh niệm, nên tập trung tư tưởng, tưới tẩm những hạt giống của tuệ giác và thương yêu vốn có nơi tự thân, và học hỏi nghệ thuật tái tạo năng lượng chánh niệm. Đó là cuộc cách mạng thật sự, loại cách mạng thuần túy có khả năng giúp chúng ta thoát khỏi tình huống khó khăn này nơi mà bạo động và hận thù đang ngự trị.

Khi lần đầu tiên tôi nghe tin thị xã Bến Tre, thị xã của 300000 dân bị tàn phá bởi bôm đạn Mỹ, tôi đã rất căm phẩn. Nhưng tôi không nói gì, không làm gì cả. Là một nhà tu hành, tôi đã trở về với hơi thở của mình, nhìn sâu vào nó.  Và lòng từ bi trong tôi đã trỗi dậy.  Tôi viết bài thơ sau :

“Tôi bưng mặt trong hai lòng bàn tay
Có phải để khóc đâu anh
Tôi bưng mặt để giữ cho ấm áp sự cô đơn
Hai bàn tay chở che
Hai bàn tay nuôi dưỡng
Hai bàn tay ngăn cản
Sự ra đi hờn dỗi của linh hồn.”
 

 


Vào mạng: 1-8-2002

Trở về mục "Đạo đức-Tâm lý học Phật giáo"

Đầu trang