Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
AI KHÔN AI DẠI?
 
Lệ Thọ

 

Giá trị của ngôn ngữ để diễn đạt cái hay cái thiện, chứ không dừng cho việc lời qua tiếng lại, cho nên Khổng Tử đã ví: “Kẻ có học như lúa như nếp, còn người không học như rơm, như cỏ”, trong khi chúng ta thuộc vế thứ nhất. Cho nên dùng từ ngữ nặng nề sẽ làm cho bản thân mình xấu xí đi. Rốt cuộc chúng ta “lạc lối” theo mưu lược của người Trung Hoa muốn chia rẽ dân tộc để làm giảm sức mạnh vốn có của người Việt bao đời.

Làm sao người Trung Hoa vui khi chúng ta hòa hợp phát triển bền vững, nên trong những năm gần đây khi nhà nước có chính sách mở rộng để người Việt sinh sống ở nước ngoài có điều kiện đóng góp và phục vụ đất nước, thì chính quyền Trung Hoa lên tiếng Việt Nam đi quá xa.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang khẳng định sự ổn định và phát triển vững mạnh trong mắt bạn bè thế giới, điều đó càng làm cho Trung Quốc khó chịu, bởi trong mắt của họ chúng ta là kẻ triều cống, đất nước nhược tiểu.

Năm 2008, Việt Nam sẽ là Chủ tịch Hội đồng bảo an liên hiệp quốc, giá trị đó cộng với sự phát triển bền vững sẽ làm thay đổi cán cân quân sự và chính trị của chúng ta với người Trung Hoa trong nhận thức hiện tại và lâu dài của hai dân tộc. Đó mới là cột mốc và ranh giới có giá trị lâu dài, không thể dời đổi hay lấn chiếm. Bởi Trung Hoa không chỉ coi Việt Nam là lãnh thổ của họ mà luôn cả Thái Lan và Indonesia.

Nên chuyện bành trướng của họ đâu phải mới đây, mà chúng ta phải nhớ là truyền kiếp. Năm 1930 chiếu chỉ số 08 của Vua Bảo Đại cũng đã lên tiếng khẳng định và phản đối. Ngày 13.07.1961, tổng thống chính quyền Sài Gòn cũng ra sắc lệnh 174, đặt quần đảo Hoàng Sa thành một đơn vị hành chánh, gọi tên là Định Hải, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Theo nghị định 07/CP ngày 23.01.1997, Hoàng Sa trở thành huyện đảo của Tp Đà Nẳng.

Nhìn quá trình xuyên suốt dòng lịch sử chúng ta thấy trước đây Trung Quốc không làm quyết liệt bởi ở đó bão biển ngút trời, khi thủy triều lên mênh mông nước biển, toàn bộ diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10km2 kinh phí bỏ ra và chuyện đi lại cũng không phải đơn giản. Nhưng nay Trung Quốc phát hiện bên dưới có dầu hỏa, đó là vấn đề gần, dài hơi vẫn chưa bỏ ý định thôn tính Việt Nam. Chúng ta không thể trong chờ vào ai xả thân cứu giúp, cái gương của Tây Tạng bị Trung Hoa đánh chiếm trên 50 năm qua có nước nào đoái hoài!

Trong lúc này, chúng ta phải một lòng nghĩ đến chuyện chung. Bất cứ những nỗ lực nào của người Việt lo cho quê hương dân tộc đều đáng kính phục. Khi đất nước lâm nguy thất phu còn hữu trách, nên hà tất phân biệt trong nhận thức, phải như thế này mới là yêu nước và làm như thế kia là không yêu nước, làm như thế là trúng vào quỷ kế của Trung Hoa, Cò Vực giao tranh ngư ông đắc lợi.

Thay vì lời qua tiếng lại, chúng ta nên dành nhiều thời gian tìm kiếm thêm chứng cứ để củng cố lãnh địa lãnh hải vững chắc, để bây giờ và ngàn đời sau người dân Trung Hoa tâm phục khẩu phục, tắt đi tư tưởng bành trướng. Đó mới là công việc của chúng ta. Thiết nghĩ có một câu nói rất hay nên mạn phép nói ra đây để chúng ta suy nghĩ: “Giọng phẫn-nộ xí-xô gây đau-khổ, Lời qua tiếng lại, trở lại hại mình.” (Kinh Pháp Cú, Kệ số 290) Vì vậy thành tâm kêu gọi các vị, HÃY CỐ GẮNG SỬ DỤNG THỜI GIAN SAO CHO CÓ ÍCH TRONG CUỘC SỐNG NGẮN NGỦI NÀY ĐỂ PHỤC VỤ CHO ĐẠO PHÁP, DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI! 

 13.12.2007
Trân trọng,
Lệ Thọ

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/aikhonaidai.htm

 


Vào mạng: 13-12-2007

Trở về mục "Xã hội học Phật giáo"

Đầu trang