Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
 Ý NHĨA CHIÊM NGƯỠNG PHẬT NGỌC
QUA TUỆ GIÁC CỦA KINH KIM CANG
Giác Hạnh Phương

 

Sau khi nghe thông tin Tượng Phật Ngọc sẽ được triển lãm tại chùa Phổ Quang, tại Tp.HCM mọi người tấp nập đến xem, số lượng lên đến hàng trăm ngàn người, thật là con sô ấn tượng ít khi xảy ra. Đó cũng là nhân duyên tốt lành cho người Phật tử, điều này không ai phủ nhận. Tuy nhiên chúng con tự hỏi nếu tôn tượng đúc bằng vật liệu bình thường như các tôn tượng khác trong các ngôi chùa thì liệu họ có đến xem không? Họ đến xem tôn tượng Phật ngọc này vì lý do gì? Thật ra có trăm ngàn lý do khác nhau. Tuy nhiên chúng con đưa ra giả thiết rằng, bởi vì tôn tượng này làm bằng đá ngọc thạch quí hiếm nên họ mới đến xem. Như vậy họ đến xem đá ngọc thạch hay xem Phật? Giả thiết thứ hai cho rằng vì đá ngọc thạch quí hiếm nên có yếu tố linh thiêng, thiêng liêng? Chẳng lẽ những tượng tôn thờ trong chùa không thiêng? Giả thiết thứ ba, nếu đá ngọc thạch đó không tạc hình đức Phật mà làm một hình gì khác thì sao? Ở đây, chúng con muốn tìm hiểu thái độ của quần chúng hiểu biết về đức Phật qua phương diện nào?

Xuất phát từ nhu cầu quần chúng đến chiêm bái tượng Phật ngọc đã làm đối tượng để chúng con chia sẽ, tìm hiểu về ý nghĩa chiêm bái thân tướng của đức Phật đã dạy thông qua bài kinh Kim Cang có đề cập trong 4 câu kệ “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị năng hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”.

 Ý NGHĨA CHIÊM NGƯỠNG DUNG NHAN PHẬT

Chúng ta cần phải hiểu khi chiêm ngưỡng dung nhan Phật như thế nào để được lợi ích.?

Xưa nay chúng ta nhận thức Phật qua hình ảnh đẹp nhưng suy nghĩ của chúng ta không giống với Phật. Hoặc chiêm ngưỡng lễ bái mà không biết rõ mình làm gì thì cả đời đi chúng ta đi chùa chỉ có công đức hữu lậu mà thôi, mà  không phát triển trí đạo, tâm đạo giải thoát của đạo Phật, mà chỉ sống theo quan niệm đạo đức luân lý của Nho giáo hay của tôn giáo khác.

Thứ nhất, chúng cần phải hiểu khi chiêm ngưỡng dung nhan Phật là để phát triển đạo tâm, Bồ đề tâm của chúng ta. Như vậy khi chúng chiêm ngưỡng tôn Phật thì tâm thức sẽ khai mở rất nhiều điều thiện, cái “thiện của đạo Phật” càng tăng trưởng và dần dần chúng ta sống giống như tâm của Phật “tâm đồng tâm chư Phật”. Cho nên khi chiêm ngưỡng làm sao để phát triển tâm bồ đề của mình, tức là chúng ta bắt chước những gì Phật làm, thì chúng ta làm theo.

Chằng hạn đức Phật thương yêu con người thì mình cũng bắt chước phải thương yêu con người, mặc dù tình thương của chúng ta chưa hoàn toàn như Phật, nhưng chúng ta phải thực tập dần dần, để xoá dần chấp ngã của ta, xoá đi khoảng cách giữa ta và người, xoá đi ngăn cách lạ xa, xoá đi những hờ hững giữ gìn bấy lâu….thì lúc đó tình thương lan toả khắp nơi, và xây dựng nhịp cầu cảm thông.

Thứ hai, mỗi khi chúng ta chiêm ngưỡng vẽ đẹp của Phật chúng ta thành tâm hướng về đảnh lể những đức tính của Phật chẳng hạn đức tính tình thương yêu, khi chắp tay chiêm ngưỡng lể bái nên ước nguyện, quán tưởng xin cho con cũng có đức tín này trong con. Tức là chúng ta đang huân tập chủng tử thiện mới vào trong tâm thức, mặc dầu trong mỗi chúng ta ai cũng có sẳn đức tính này rồi, nhưng vì lâu ngày quá chúng ta bỏ quên, vì không thực tập cho nó tăng trưởng đến tuyệt đối cho nên đức tính này nó bị thối thất. lu mờ. Hôm nay chúng ta có duyên lành gặp lại Phật pháp, Ngài xuất hiện trên cõi đời chỉ là người mồi lửa và thắp sáng lại trái tim tình thương cho ta mà thôi. Như vậy,  sự chiêm ngưỡng Phật là để tỉnh ngộ bản giác của mình.

Kết quả: Hằng ngày chúng ta huân tập năng lượng tình thương yêu con người (hoặc công hạnh nào mà chúng ta chưa tốt), và quán tưởng dần dần chúng ta trở nên một con dễ thương hơn, biết thương con người hơn, không còn giận hờn trách móc, và chúng biết cảm thông với lỗi lầm của mọi người xung quanh ta. Cứ thực tập dẩn dần trở thành thói quen của một  nhân cách siêu phàm, thì chúng ta sẽ đẹp ra mà thôi, không cần phải đi thẩm mỹ vịên sửa sắc đẹp. Mặc dù trong đời sống chúng ta cũng giống như mọi người vẫn ăn, mặc, ngủ, nghĩ nói cười, nhưng bên trong tâm hồn không giống như mọi người phàm kẻ tục. Chúng ta thấy mọi hành động của họ đều có ý nghĩa vị tha.

 Qua đây cần mở rộng nói thêm là khi đánh giá con người qua hình tướng bên ngoài chúng ta rất dễ bị lầm, mà muốn biết con người nào đó phải quan sát qua hành động của họ mà đôi khi còn bị hiểu lầm, do đó cần phải tìm hiểu động cơ, mục đích  bên trong nữa, rắc rối vô cùng, vì “dò sông dò biển dễ dò….” phải không? Cho nên cần phải sống chân thật với chính mình, thì không sợ gì ai đó có thể “dò” được, và sống như vậy hạnh phúc vô phúc vô cùng. Ví dụ “khi có giận thì nhận biết mình đang giận” và chuyển hoá cơn giận bằng cách nói: À ! tôi đang giận bạn đấy, vì hôm qua bạn nói như vậy tôi không chấp nhận, xin bạn đừng nói nữa. Nếu mình giận ai đó mà đối phương không hề hay biết mình đang giận họ, thì trước tiên phần lỗ lã thuộc về mình nhiều nhất, mà lại còn mất đi một người bạn. Hoặc mình không thích hay giận ai đó mà vẫn tỏ ra thái độ bên ngoài xả giao lịch sự thì người kia cũng không biết họ đang có lỗi gì với bạn. Cho nên phải chân thật đến với nhau, mở lòng mình ra thật tình, là mình có hạnh phúc ngay trong cuộc sống rồi. Ngược lại, nếu trong cuộc sống, hay trong giao tiếp cư xử đối phó, dè chừng, tính toán….không biết họ đến vì mục đích gì đây, không biết họ có tiếp đoán vui vẽ không, cứ suy luận theo đối đãi thương và ghét, ta và người thì không thể đến với nhau có hạnh phúc được, lập tức ngay lúc đó chúng ta đã mất đi cái hạnh phúc ngay khi giao tiếp. Hạnh phúc là tại đây và bây giờ trong lúc chúng ta đang làm việc, đang giao tiếp, mà chúng ta không tận hưởng thì đi tìm ở đâu, cứ đi tìm mãi sẽ không bao giờ gặp. Bởi vì hạnh phúc đang có sẳn chứ nó đâu ở chổ nào khác mà đi tìm.

Từ một ví dụ tiêu biểu chúng ta có thể liên hệ ứng dụng đến rất nhiều điều trong cuộc sống. Bằng mọi cách làm sao mối quan hệ chúng ta và người được an và được vui, mặc dù có thể ta và người bạn ấy không còn cơ hội gặp nhau nữa, nhưng tâm chúng ta rất an ổn và bình yên.

 Thứ ba, trở lại vấn đề khi chiêm ngưỡng, lễ bái tôn tượng Phật với 32 tứơng tốt 80 vẽ đẹp trang nghiêm như vậy, cũng như chúng ta đang chiêm tượng Phật ngọc thì nên biết đó chỉ là phương tiện, tức là đối với đức Phật là Ngài dùng cái “sự” qua thân tướng và Ngài dựa vào niềm tin của chúng sanh qua sắc thân tướng tốt đẹp trang nghiêm của Ngài, để giúp chúng sanh đạt cứu cánh (để hiển lý), tức là khai tâm làm hiển lộ trí Bát nhã (trí giác ngộ) trong con người chúng ta, khi dạt được trí tuệ đó sẽ đập vỡ “cái tôi” rơi lả tả từng mảnh vụn, thì chân lý, sự thật hiển bày, đó là mục đích mà trong bài kinh Kim Cang này muốn dạy cho tất cả mọi người, Như vậy lý - sự đồng hành thì mới có kết quả tốt đẹp cao thượng.

Điều này khác với các tôn giáo khác, người ta càng tôn thờ, lễ lạy đấng giáo chủ thì họ càng tin là họ đang sống phục vụ cho Ala, làm hài lòng cho Ala, dù cho có xả thân này làm bất kể làm điều gì họ cũng không tiếc nuối, niềm tin họ vững chắc và cuồng tín, mên tín như vậy đó.

Trong Phật giáo thì khác hơn, khi chúng ta càng lạy Phật, thì càng tin Phật, càng tin Phật thì đạo tâm, thiện tâm chúng ta càng phát triển, và điều ác càng giảm, tức  là không phải cuồng tín mà con người trở nên chánh tín, càng hướng về sự sáng suốt, càng hướng về ánh sáng giác ngộ giải thoát, hướng về chân lý tối thượng Niết bàn, tức là diệt trừ tham sân si. Lúc đó con người đó sẽ trở thành con người với tinh thần khác. Nếu là người mang hạnh nguyện Đại thừa thì người đó có thể xả thân, nhưng xả thân vì chân lý, chân lý đó là xả thân phục vụ con người, mỗi hàn động cử chỉ không còn sống cho riêng mình nữa “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” chứ không phải xả thân phục vụ đấng giáo chủ mà ta tôn thờ.

Do đó đức Phật xuất hiện trong thế gian nầy không phải để ngự trị thế gian mà chính là để giáo hoá cho chúng sanh thoát khỏi sự sợ hãi, khổ đau do vô minh che lấp bổn tâm, cho nên Ngài mở ra con đường phương tiện nhằm khai tâm tuệ giác cho chúng sanh.

Thứ tư, thông qua hình ảnh của Ngài nhắc nhở con người ý nghĩa triết lý về tình thương và tuệ giác. Quả thật tình thương và tuệ giác là cần thiết cho mỗi tâm hồn con người chúng ta, nhất là trong thế kỷ chúng ta  đang sống, trong giai đoạn ác trược tăng lên nhanh chóng tột bực. Người Phật tử ý thức được cuộc đời ngày càng cần đến những đức tính hoà bình, tình thương và trí tuệ của chư Phật. Cho nên, nhu cầu phát huy từ bi và trí tuệ nơi chư Phật thông qua hình ảnh tôn tượng để thông qua hình ảnh đó mà phát huy, đánh thức  tiềm năng trí tuệ và từ bi trong mỗi cá nhân trở  thành vị  “Phật tương lai.”

 Mặc khác, với tinh thần nổ lực tự thân tu tập của  các vị Bồ-tát, thông qua hình ảnh dấn thân của các hạnh Bồ -tát  nhằm nói lên thông điệp rằng “Tự thân mỗi người phải nổ lực hành động có lợi ích cho mình và cho cuộc đời, mà  không  ỷ lại vào một ai khác đó là tinh thần tích cực nhất góp phần  cải tạo hoàn cảnh là Cực lạc tại thế gian, là Niết bàn hiện tại. Do đó nhận thức đúng đắn về thân tướng Phật trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết cho mỗi chúng ta trên hành trình tìm về chaân lyù giác ngộ.

Con đường dẫn đến chân lý đã được mở ra, niềm hạnh phúc, sự giải thoát sẽ đến với những ai nỗ lực vươn tới qua thực nghiệm chứ không phải qua sắc tứơng. Đây chính là ý nghĩa trong kinh Kim Cang đức Phật đã dạy: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị năng hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” được dịch là nếu nhìn thấy Ta qua hình tướng, hoặc tìm cầu Ta qua âm thanh. Đó là cách của kẻ tà đạo, người ấy không bao giờ thấy được Như Lai.

Như vậy. đức Phật dạy chúng sanh về thái độ ứng xử đối với Ngài như thế nào cho hợp lý, đó là Ngài khuyên chúng ta không nên tôn sùng lễ bái Ngài qua hình tướng bên ngoài (ngoại hình), mà nên đến với Ngài bằng trí tuệ hiểu biết và làm theo những gì Ngài đã dạy. Khi chúng ta làm được như vậy thì ý nghĩa chiêm ngưỡng Phật ngọc, hay thờ Phật, lễ bái Phật mới thật sự là có lợi ích thiết thực, chân chính nhất theo tinh thần của kinh Kim Cang.

 

Giác Hạnh Phương

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/vh/ynghiachiemnguongi_phatngoc.htm

 


Vào mạng: 29-04-2009

Trở về mục "Văn hoá Phật giáo"

Đầu trang