Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Hoa Hậu Tây Tạng, Một Nghịch Cảnh Chứa Đựng Nhiều Bi Thảm Và Mâu Thuẩn!

Dương Tiêu dịch


 

By Emily Wax

Washington Post Foreign Service

Wesnesday, November 26, 2008; Page A06

Tin Từ Dharmsala, Ấn Độ:

Đối với tín đồ Phật Giáo, Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế là con người ai sinh ra cũng đau khổ - và điều đó đang thực nghiệm và ứng dụng vào đời sống của các hoa hậu.

Cuộc thi Hoa hậu Tây Tạng vốn dĩ luôn luôn coi như một cách trưng bày những tính cách đẹp đẽ của phái nữ, đã và đang đối diện với nhiều kịch cỡm và mâu thuẩn.

 

 

Choekyapy, a monk, teaches English and Web-surfing skills to Sonam Choedon, 18, who won the crown this year. (By Emily Wax -- The Washington Post)

Tuy rằng Cuộc thi được tổ chức trong một vùng nhỏ đầy sương mù Hy Mã Lạp Sơn thuộc Ấn Độ -- Nơi cư ngụ cửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong – Trung Quốc và các bậc trưởng lão Tây Tạng đã làm áp lực để các cô gái Tây Tạng từ bỏ việc tham dự cuộc thi.

Có lẽ một trong những điều mà các sự cạnh tranh chính trị có cùng chung quan điễm là: "Áp lực nặng nề sẽ đổ trên vai những cô gái Tây Tạng đội vương miện,” theo lời nhận xét của một phóng viên đài truyền hình Tây Tạng.

Chẳng ngạc nhiên gì khi năm nay chỉ có 2 thí sinh tham dự cuộc thi Hoa Hậu Tây Tạng, vốn được tổ chức lần này là lần thứ 7.

Hoa Hậu Tây Tạng năm nay là cô Sonam Choedon, chỉ mới bước vào tuổi 18 với một bộ tóc dài óng ả mượt mà dài đến eo và đôi má đỏ ửng hồng.

Ở tuổi 16, Miss Tây Tạng năm nay đã vươt biên từ Tây Tạng để đến định cư tại vùng đất tự do Dharmsala, trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Theo lời cô Choedon thì người dân Tây Tạng không tìm thấy an lạc hạnh phúc ngay tại đất nước họ nhưng nếu trở thành Hoa Hậu Tây Tạng thì đó sẽ là một nền tảng sức bật để tiếng nói của cô được vang vọng và nhiều người quan tâm hơn về tình hình mất nhân quyền tự do dân chủ tại Tây Tạng.

Và điều này đã làm điên đầu Trung Quốc, vốn dĩ đã sát nhập Tây Tạng thành một quận gần 60 năm nay. Giữa sự mâu thuẫn đối đầu giữa 1 nước rộng lớn dân số lớn nhất thế giới và một nước nhỏ bé Phật Giáo đang tìm đường dành lại lại độc lập tự do, cuộc thi Hoa Hậu Tây Tạng là biểu hiện hình tượng của sự chống đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đang chà đạp lãnh thổ Tây Tạng.

Trung Quốc đã thành công trong chiến dịch vận động quốc tế ngăn cấm bất kỳ một hoa hậu Tây Tạng nào tham dự các cuộc thi tầm cỡ quốc tế, nếu cô nào dám từ chối đeo băng vải : "Hoa Hậu Trung Hoa – Tây Tạng.”

Các thí sinh tham dự mặc bộ đồ truyền thống Tây Tạng. Cuộc thi sẽ bao gồm việc tranh tài về Yoga và trả lời những câu hỏi về giáo pháp Đức Phật và lịch sử Tây Tạng. Tuy nhiên có lẽ phần khó khăn nhất là cuộc thi áo tắm, choàng theo một áo mỏng để chống lạnh.

Theo Hoa Hậu Choedon người đã đoạt vương miện từ 1 thí sinh duy nhất tháng rồi, thì trời rất lạnh tại Dharmsala vào cuối năm.

Các trưởng lão Tây Tạng đã kêu gọi chính phủ lưu vong Tây Tạng ngăn cấm cuộc thi vì họ nghĩ rằng cuộc thi không phù hợp với truyền thống đạo đức và giáo pháp của Phật Giáo, vốn dĩ chỉ chú trọng vào vẻ đẹp bên trong hơn là vẻ đẹp bên ngoài.

Ngoài ra đối với các người lớn tuổi Tây Tạng, cuộc thi hoa hậu còn thể hiện sự xuống dốc của nền văn hoá Tây Tạng. Hơn 130,000 người dân Tây Tạng lưu vong đang cố gắng giữ vững truyền thống văn hoá cổ xưa tại Dharmsala, khi mà những túi sách nhãn hiệu từ Do thái và Hoa Kỳ chứa đầy những bình nước chứa đầy café mocha, café latte, được đeo trên vai của các nhà sư Tây Tạng. Nhiều tiệm café Internet tại đây còn bao gồm những dịch vụ xoa bóp đầu trong khi khách hàng đọc tin tức trên mạng.

Tuy nhiên giới trẻ Tây Tạng tỏ ra rất ủng hộ cuộc thi Hoa Hậu Tây Tạng và cho rằng đây là dấu hiệu của thế hệ trẻ -- được lớn lên lưu vong và mang sắc thái mới riêng biệt.

Theo cựu Hoa Hậu Tây Tạng năm 2003, cô Tsering Kyi, năm nay 25 tuổi, bình luận viên báo chí, thì  tuổi trẻ Tây Tạng ảnh hưởng nhiều cuộc sống Âu Mỹ, cho nên họ không ngần ngại trộn lẫn nền văn hoá mới với nền văn hoá truyền thừa cổ xưa Tây Tạng, ngoài ra Hoa Hậu Tây Tạng còn là một dụng cụ quan trọng để cất cao tiếng nói trong tiến trình giành độc lập cho Tây Tạng trên con đường đấu tranh bất bạo động.

Cô Kyi hiện nay đang viết nhiều bài tiểu luận và tài liệu về tình hình Tây Tạng  cho giới trẻ tại Dharmasala.

Năm 2003 có 13 thí sinh đã bỏ cuộc, năm 2005 có 7 thí sinh bỏ cuộc trước sức ép của cộng đồng lão niên Tây Tạng lưu vong.

Nhưng vào năm 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm dịu lại sự bất bình của cộng đồng lão niên với tính cách pha trò hí hỏm của Ngài: “Nếu đã có Miss Tây Tạng thì tại sao lại không có thể có Mister Tây Tạng, anh ta có thể đẹp trai, lúc đó có lẽ sẽ công bằng hơn.”

Nhiều thí sinh đã không tham dự cuộc thi hoa hậu năm nay bởi vì họ lo lắng việc này sẽ chống lại với số phận 5.5 triệu người dân đau khổ hiện sống tại Tây Tạng đang bị sự kèm kẹp áp bức của quân đôi Trung Quốc.

Lobsang Wangyal, Giám đốc và Sáng Lập Viên cuộc thi hoa hậu Tây Tạng thì còn gì hay hơn nếu người dân Tây Tạng được trông thấy một Hoa Hậu Tây Tạng không phụ thuộc vào Bắc Kinh sánh vai với Hoa Hậu Trung Hoa trên sân khấu, điều này sẽ  tăng trưởng lòng tin của phụ nữ Tây Tạng và giới thiệu văn hoá và xã hội Tây tạng đối với thế giới bên ngoài.

Hoa Hậu Tây Tạng năm nay, cô Sonam Choedon thì như Đức Đạt Lai Lạt Ma từng phát biểu: "dù thế nào đi nữa, dân tộc Tây Tạng không bao giờ đầu hàng”, và cô luôn luôn hy vọng một ngày không xa giấc mơ được trở về tham dự cuộc thi hoa hậu Tây Tạng ngay chính trên mãnh đất quê hương đau khổ của cô.

Nguồn:http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/11/25/AR2008112502366.html

Miss Tibet, a Pageant Loaded With Controversy and Drama

By Emily Wax

Washington Post Foreign Service
Wednesday, November 26, 2008; Page A06

DHARMSALA, India -- For Buddhists, the  first noble truth is that all life is suffering -- and that apparently applies to beauty pageants, too.

The Miss Tibet pageants, seen by many as a showcase of feminine beauty, have been fraught with controversy and drama. Even though the contests take place in a drowsy Himalayan town in India -- home to the Dalai Lama and other Tibetan exiles -- the Chinese government and some Tibetan elders have pressured contestants to withdraw. It is probably one of the few things that the political rivals can agree on. "Heavy is the head that wears the tiara," one Tibetan TV station reported.

Unsurprisingly, there are few runners-up in the Miss Tibet pageants. This year, only two entered the contest, which is in its seventh edition.

And the winner was Sonam Choedon, a shy 18-year-old with shiny waist-length black hair and high cheekbones. At 16, she fled her homeland on the Tibetan plateau to Dharmsala, headquarters of the Tibetan Government in Exile.

"We can't feel too much happiness with what was going on in Tibet," Choedon said. "But winning Miss Tibet means I can contribute to the Tibetan cause. It gives me a platform to talk about Tibet."

And that infuriates China, which annexed Tibet nearly 60 years ago. In the long-standing conflict between the world's most populous country and a tiny community of Buddhists seeking a return to their homeland, the Miss Tibet pageant is a symbol of defiance against Chinese rule. China has successfully pressured organizers of international beauty pageants to bar entrants from Tibet who refuse to wear a sash that reads, "Miss Tibet-China."

The heavily made-up contestants wear elaborate gold jewelry and floor-length chubas, traditional Tibetan robes. The pageants include yoga competitions and questions about Buddhist philosophy and Tibetan history. The toughest part is the swimsuit round -- in addition to enduring the gawking men, the contestants must weather the mountain chill.

"It was very cold," said Choedon, who was crowned last month, edging out a 22-year-old receptionist. Tibetan elders have called on their leaders to suspend the pageants, saying that they are incompatible with the Buddhist philosophy of non-materialism and respect for inner beauty.

To the elders, the pageants are a sign that their culture is being watered down, especially with so much of the population in exile. Many of the 130,000 Tibetan exiles living in the shadow of northern India's snow-capped mountains have fought hard to preserve their traditions, especially here in Dharmsala, where Israeli and U.S. backpackers mingle with monks in cafes that serve Tibetan dumplings and mocha lattes. Some Internet cafes here include free head massages while surfing the Web.

But many young Tibetans praise the Miss Tibet contest and say it shows how their generation -- raised in exile -- is carving out a fresh identity.

"For Tibetan society, a beauty pageant is a very culturally shocking thing. There was immense social pressure not to participate," said Tsering Kyi, 25, a newspaper columnist, who was crowned Miss Tibet 2003 after 13 other contestants dropped out under pressure. "But the younger generation likes American hip-hop, they watch a lot of TV, they have a lot of Western influences. We don't mind mixing cultures."

Kyi, like many in her generation, has put her energy into the tools of Tibet's nonviolent struggle: writing essays and helping friends screen Tibetan documentaries at cafes around town.

"Miss Tibet is an important protest tool in a nonviolent movement," she said. "It needs to stay creative."

When the contest was first held, the prime minister of the Tibetan Government in Exile called it "un-Tibetan" and "aping Western culture." In 2005, seven women pulled out at the last moment under pressure from elders.

But in 2006, the Dalai Lama calmed nerves with his characteristic humor: "If there is Miss Tibet, why not Mister Tibet?" the Dalai Lama said. "He could be handsome. Then it would be more equal."

Crowning a Miss Tibet can be as tricky and controversial as choosing the next Dalai Lama, a process that involves searching for a child who recognizes his previous incarnation's possessions.

Some potential contestants said they kept away this year because they were worried about offending those suffering in Tibet, where Chinese troops cracked down on protesters recently. There is also a shortage of funds to cover the cost of the pageant and the prize money. Even actor Richard Gere, who has visited the Dalai Lama, thought the idea was odd. "He laughed a lot and wished me luck," said Lobsang Wangyal, founder and director of the Miss Tibet pageant, who pays the prize money out of his pocket.

"At the heart of the contest is Tibetan pride since it asserts Tibet as a nation," Wangyal said. He got the idea, he said, "by thinking how great it would be to have a Miss Tibet on stage with a Miss China. Plus, it's empowering for young Tibetan women to build confidence. It opens our society up to the world."

In Wangyal's office one recent day, Choedon was getting English and Web-surfing lessons from a monk.

The pageant winner, who is from a tiny farming village, said she is slowly adjusting to life outside Tibet. She had painted her nails pink, was chewing gum and wearing a new pair of jeans. She had recently discovered pizza.

Swinging her hair across her back, she put a Tibetan spin on the cliched beauty queen's desire for world peace.

"Like His Holiness the Dalai Lama says: 'No matter what, never give up.' So I dream of returning to a free Tibet. I hope they could move the Miss Tibet pageant home one day," she said.

Then she struck a pose, hands on her hips, head held high.

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/11/25/AR2008112502366.html

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2140_DuongTieu.htm 

 

 


Vào mạng: 28-11-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang