Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Phật Giáo Tây Tạng:tiếng nói bất khuất của một tu sĩ kể lại chuyện trong trại giam

Hạt Cát dịch


 

By Christopher Bodeen

ASSOCIATED PRESS

8:22 a.m. September 14, 2008

BEIJING – Jigme, Một tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng, nói ông ta vừa vá xong một đôi giày khi 4 nhân viên công lực sắc phục nhảy xuống từ một chiếc xe vận tải và lôi ông ta lên xe.

Để ém nhẹm tiếng kêu cứu của ông với một tu nữ vừa đi qua, họ chụp vào đầu ông  một cái bao tải và chở ông tới một nhà khách của lực lượng bán quân sự Cảnh Sát Võ Trang  Nhân Dân.

Tiếp theo sau đó, là hai tháng thẩm vấn và tra tấn vì vai trò của ông trong cuộc nổi dậy chống chính sách thống trị Tây Tạng của Tàu cộng ở khắp nơi trên đất nước Tây Tạng và một vạt đất rộng rãi dân cư Tây Tạng ở miền tây Trung quốc hồi mùa Xuân.

Cuộc điện đàm trả lời phỏng vấn cho hãng thông  tấn Associated Press của ông hôm Thứ Sáu đã cung cấp một trong những chi tiết về trường hợp của những người đầu tiên của các đợt nổi dậy và biểu tình liên tục trong sáu tháng.

Nhà cầm quyền Trung cộng được liên lạc qua điện thọai nói rằng họ không có thông tin nào về trường hợp của ông Jigme, làm cho lời cáo giác của ông Jigme không thể nào kiểm chứng.

Tuy nhiên, những thực chất căn bản về câu chuyện của ông Jigme  phù hợp với lời khai của chư Tăng Ni đã bị bắt trong những chiến dịch trước đó và đã được loan truyền rộng rãi do các tổ chức nhân quyền ở nước ngoài.

Trong khi Bắc Kinh nói một con số không rõ bao nhiêu người đã bị bắt giữ sau những cuộc biểu tình, đã không cho biết chi tiết rằng số người này bị đối xử như thế nào.

Jigme, nhà sư 42 tuổi, cũng giống như nhiều người  Tây Tạng khác, chỉ dùng tên một chữ, nói ông không có tham gia vào các cuộc biểu tình bạo động mà tiếp theo sau đó là những cuộc bạo loạn chết người tại thành phố thủ đô Tây Tạng, Lhasa hôm 14 tháng 03.

Jigme nói ông nghĩ ông là mục tiêu của nhà cầm quyền bởi vì ông đã lên tiếng phát biểu với các cơ quan truyền  thông ngoại quốc và các tổ chức nhân quyền hải ngọai.

Ông bị bắt hôm 21 tháng 03 và đã bị tra vấn trong 2 ngày tại nhà khách của Lực Lượng Cảnh Sát Võ Trang Nhân Dân ở Cam Túc, quanh vùng Tu Viện Labrang, vốn là trú xứ của ông. Sau đó thì ông cùng một số người khác bị đưa đi đến một trại giam mà tình trạng  vô cùng khắc nghiệt.

Họ muốn biết có phải ông là người lãnh đạo cuộc biểu tình và ông đã liên hệ đến Đức Đạt Lai Lạt Ma như thế nào. Jigme cho biết như trên trong một cuộc điện đàm với phóng viên hãng truyền thông AP hôm thứ Sáu từ một nơi mà ông cho là an toàn gần Labrang.

"Họ treo hai tay tôi lên và đấm đá thô bạo khắp người, cũng giống như cách đối đãi với những tù nhân Tây Tạng khác, và cũng đã họ cấm đoán các thành viên trong gia đình mang thực phẩm và áo quần giữ ấm đến cho chúng tôi"

Ông nói ông bị đưa vào bệnh viện hai lần. Lần thứ nhì, sau khi nằm bất tỉnh sáu ngày và đang ở bên bờ cái chết vì nội thương thì ông được trả về cho gia đình, gia đình đưa ông vào một bệnh viện khác, nơi đây ông đã phục hồi sau 20 ngày được chữa trị và nghỉ ngơi.

Sau khi được phục hồi vào cuối tháng Năm, Jigme nói ông trở lại Labrang, nơi ông là một thành viên của Đại học Gyuto Dratsang, hoặc Upper Tantric College, một trong 6 học viện của Tu Viện Labrang.

Ông nói những người khác, những nhà sư bị đối xử tàn tệ, kể lại rằng cảnh sát xông vào bố ráp tu viện, nơi có 188 người bị bắt giữ vì bị tình nghi đã tham gia vào các cuộc nổi dậy hồi tháng Ba. Hai ngày sau thì tất cả được thả ra, trừ 9 người. Những người khác đã tham dự vào các cuộc biểu tình, cũng đã được thả ra sau vài tuần lễ.

Ông kể lại "Họ vô cùng giận dữ, họ bị ép buộc phải ra khỏi giừng ngủ lúc nửa đêm, tinh thất bị lục soát và vật sở hữu bị mất  cắp, không một lời giải thích". Ông nói 5 nhà sư khác từ chùa Labrang vẫn còn đang bị câu lưu và 20 người khác đang trốn tránh như ông.

Ông nói những chiến dịch tuyên truyền chính trị đang được thực hiện một cách gắt gao tại Labrang, nơi mà các tu sĩ phải tham dự các lớp học "giáo dục yêu nước" 2 lần một tuần, nơi mà các tu sĩ  được dạy phải lánh xa Đức Đạt Lai Lạt Ma và tín chúng của Ngài.

Jigme nói ông vẫn ở tại tu viện Labrang cho đến hồi đầu tuần này khi nhân viên an ninh đến nhà ông. Ông nói ông  sẽ vẫn tiếp tục lên tiếng cho đến  khi nào bị bắt trở lại, ông nói "Tôi không e ngại chuyện bị bắt, tôi không hối hận, tôi không có bất cứ tội lỗi gì"

Tibet monk in hiding tells of interrogation, abuse

By Christopher Bodeen

ASSOCIATED PRESS

8:22 a.m. September 14, 2008

BEIJING – Jigme, a Tibetan Buddhist monk, says he had just finished having a pair of shoes mended when four uniformed guards jumped from a white van and dragged him inside.

Suppressing his calls to a passing nun for help, they shoved a sack over his head and drove him to a guesthouse run by the local paramilitary People's Armed Police.

What followed, according to Jigme, was two months of interrogation and abuse over his suspected role in this spring's uprising against Chinese rule across Tibet and a broad swath of Tibetan-inhabited regions in western China.

His telephone interview with The Associated Press on Friday gives one of the few detailed first-person accounts of the crackdown on the riots and protests that continue six months after the events.

Chinese authorities contacted by phone said they had no information about Jigme's case, making his claims impossible to verify.

But the basic facts of his story correspond with testimony given by monks and nuns detained in previous campaigns and widely reported by credible overseas human rights groups.

While Beijing says an unspecified number of people have been detained following the protests, it has given no details about their treatment.

Jigme has also posted a video account of his ordeals on Youtube.com.

The 42-year-old monk, who like many Tibetans uses just one name, said he took no part in the sometimes violent protests that followed deadly rioting in Tibet's capital of Lhasa on March 14.

Many Tibetans consider themselves a separate nation from China, whose communist forces occupied the region in 1951, and have long chafed under Chinese rule.

Jigme said he suspects he was targeted by authorities for speaking to foreign media and overseas rights groups, the apparent basis for the charge of “illegally providing intelligence” brought against him.

Jigme said he was detained on March 21 and questioned for two days at the People's Armed Police guesthouse in the Gansu province town of Xiahe that surrounds the Labrang monastery complex where he lives. He was then driven with others to a prison in the nearby town of Linxia where he says conditions were extremely harsh.

“They demanded to know if I was a leader of the protest and what contact I had with the Dalai Lama,” the exiled Tibetan spiritual leader, Jigme told the AP by phone Friday from what he described only as a “safe place” near Labrang.

“They hung me up by my hands and beat me hard all over with their fists,” he said. Similar treatment was meted out to other Tibetan prisoners, while family members were refused permission to bring them additional food and warm clothing, he said.

Jigme said he was hospitalized twice. The second time, after lying unconscious for six days and apparently on the verge of death from internal injuries, he was handed over to his family, who took him to another hospital where he recovered after 20 days of treatment and rest, Jigme said.

He said he received a conditional medical release under which his case remains unresolved.

Following his recovery in late May, Jigme said he returned to Labrang, where he is a member of the Gyuto Dratsang, or Upper Tantric College, one of the monastery's six institutes of learning.

He said outraged monks told of police raids on their quarters in which 188 were briefly detained on suspicion of taking part in the March rioting. All but nine were released two days later. The others, who admitted taking part in the protests, were released after a few weeks.

“They were really angry. They were forced out of their beds in the middle of the night, their living quarters searched and property stolen, and no explanation was ever given as to why,” Jigme said. He said five other Labrang monks remain in custody over the protests and 20 others were in hiding.

Jigme said political indoctrination campaigns had intensified at Labrang, with monks forced to attend twice-weekly “patriotic education” classes where they are told to shun all contact with the Dalai Lama and his followers, who are accused by China of fomenting the spring protests. The Dalai Lama has denied the claims and condemned the violence.

A police officer contacted by phone in Xiahe, who gave only his surname, Liu, said he had no information about Jigme's case. Officials at the Communist Party management committee at Labrang and at the Linxia Detention Center also said they had no knowledge of such a case and refused to give their names, as is common among Chinese authorities not authorized to speak with the media.

Jigme said he had remained at Labrang until earlier this week when security agents visited his home. He said he would continue speaking out until detained again.

“I'm not afraid of being taken in,” he said. “I have no regrets. I'm not guilty of anything.”

http://www.signonsandiego.com/news/world/20080914-0822-china-tibet-monksstory.html

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2019_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 17-09-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang