Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Thế Vận Hội Bắc Kinh: Một Đấu Trường Chính Trị?

Dương Tiêu dịch


 



24 April 2008

Một số không nhỏ tổ chức chính trị đã coi Thế Vận Hội Muà Hè Năm nay 2008 tại Trung Cộng như một cơ hội để thúc bách và tố cáo chính quyền Trung Cộng đã vi phạm trắng trợn Nhân Quyền Tư Do Dân Chủ. Những Tổ chức khác lại cho rằng Thế Vận Hội nên tách rời ra khỏi chính trị, nhưng theo những nhà chuyên môn phân tích thời cuộc nhận định rằng trong quá khứ Thế Vận Hội phần lớn được những nước đăng cai xử dụng cho mục đích chính trị, Phóng Viên Leta Hong Fincher sẽ cho chúng ta hiểu rõ thêm dưới bài tường trình sau đây từ Washington:

Cựu Vận Động Viên Bơi Lội Thế Vận Hội Nikki Dryden, thành viên tổ chức DarFur, một tổ chức bao gồm 300 Vận Động Viên khắp thế giới phát biểu rằng tổ chức này được thành lập nhằm mục đích quan tâm đến những cuộc khích động bạo loạn hiện đang xảy ra tại Sudan và tình trạng đàn áp nhân quyền diệt chủng văn hóa Tây Tạng của Trung Cộng đối với 2 đất nước này.

Theo Nikki Dryen:” Trung Quốc đã hứa hẹn với thế giới rằng họ sẽ tôn trọng và nâng cao bản chất giá trị thuần túy thể thao văn hoá của Thế Vận Hội trước khi được IOC chấp nhận cho đăng cai Thế Vận Hội mùa hè 2008, những điểm đó sẽ đẩy mạnh hoà bình và tiến triển nhân cách nhân quyền cho nhân loại Nhưng diều đó không hề xảy ra tại Darfur.

Dù vấn đề nhân quyền tự do dân chủ xảy ra tại Darfur, Tây Tạng hay Sudan , thì một số không nhỏ tổ chức chính trị đang nhìn thế vận hội muà hè 2008 tại Bắc Kinh như môt nền tảng để thúc đẩy tiến trình vận đông cho nhân quyền và dân chủ của chính sách đàn áp chà đạp nhân bản con người của bành trướng Trung Cộng.

Lộ trình rước đuốc Olympic Bắc kinh đã bị dập tắt nhiều nơi trên thế giới từ Luân Đôn, Paris, Hoa Kỳ và các nước khác đã nói lên sự giận dữ của thế giới trước sự thất hứa và chà đạp nhân quyền của Trung Cộng. Trung công thi` luôn luôn đính chính cho rằng Thể Thao không nên dính dáng đến chính trị dù rằng chính bản than họ vi phạm trắng trợn điều này.

Tại Hoa Kỳ ngay cả  3 ứng củ viên tổng thống đã và đang kêu gọi tổng thống đưong nhiệm G.W Bush nên có phản ứng mạnh mẽ đối với Trung Cộng.

Theo Nữ Thương nghị Sĩ Hillary Clinton, Ứng củ viên tổng thống đảng Dân Chủ:” Tổng thống Hoa Kỳ không nên tham dự buổi lễ khai mạc tại thế vận hội Bắc kinh.”

Theo Thượng nghị sĩ Barack Obama, 1 ứng cử viên tổng thống khác của đảng dân chủ :” Bản thân tôi nhất định sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc thế vận hội Bắc Kinh.”

Theo Thượng Nghị Sĩ John Mccain, Ứng củ viên tổng thống đảng cộng hòa cũng đồng quan điểm với 2 vị ứng cử viên trên:” Tôi cũng sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc này.”

Tuy nhiên Tổng thống đưong nhiệm hoa Kỳ G.W. Bush tuyên bố rằng ông ta sẽ tham dự lễ khai mạc thế vận hội Bắc kinh vì dưới cái nhìn của ông ta Thế Vận Hội không liên quan tới chính trị mà là một sự kiện thể thao thuần túy.

Nhà nghiên cứu lịch sủ Thế Vận Hội, ông David Wallechinsky cho biết rằng Thế vận hội thường luôn đi kèm với mục đích chính trị. Ông David chứng minh như sau:

Thế  Vận Hội Bá Linh năm 1936 dưới sự cai trị của Adolf Hitler là lần dầu tiên chính trị chiếm giữ một phần quan trọng đáng kể trong chính trường quốc tế của chính quyền Đức Quốc Xã vào thời diểm đó.

Ngọn duốc Bá Linh cũng được đưa vòng quanh thế giới nhằm biểu hiện thế lực quân sự và tính phân biệt chủng tộc của chủ nghĩa Đức Quốc Xã.  Các nước trên thế giới vào thời điểm đó dã không quyết định rõ ràng và dự kiến âm mưu chính trị sâu xa của Hitler vào thời điểm đó. kết cuộc đã dẫn đến thế chiến thứ hai bùng nổ và nhân loại chìm đắm trong đau khổ chiến tranh tàn khốc.

Thế Vận Hội 1968 tại Mexico. 2 vận đông viên điền kinh chạy tiếp sức người mỹ Tommie Smith và John Carlos đã dùng sức mạnh đoàn kết của người da màu tại các cuộc lễ vinh dự cho các vận đông viên đoạt huy chương để phản đối chính sách kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ.

Thế Vận Hội năm 1972 tại Munich, thành phần khủng bố Palestin đã giết 11 lực sĩ  Do Thái.

Thế Vận Hội năm 1980, sau khi Cộng sản Nga Xô xâm lược Afghanistan, Hoa kỳ đã dẫn đầu  các nước để tẩy chay thế vận hội tại Moscow.

Và năm 1984 cộng sản nga sô và cộng sản Đông Âu đã trả đủa bằng cách tẩy chay Thế Vận Hội tại Hoa Kỳ.

Tẩychay một sự kiện nào đó nhằm cảnh cáo và trừng phạt sự lầm lỗi và xấuxa của sự kiện đó mặc dù nó sẽ làm hoang phí đi những năm dài kiên trì tập luyện của các lực sĩ Olympic vì thế theo cựu vận động viên Dryen mọi người nên mongchờ và chứng kiến những điều tốt đẹp tại Thế Vận Hội.

Vận Đông Viên Dryen khuyến khích các lực sĩ trong tổ chức Darfur nên phát biểu mạnh mẽ về tự do nhân quyền tại ThếVận Hội Bắc Kinh muà hè này.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1843_DuongTieu.htm 

 


Vào mạng: 25-04-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang