Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
LỄ KHAI MẠC PHẬT ĐẢN LIÊN HỢP QUỐC LẦN 5- 2008
TẠI VIỆT NAM
Gíac  Hạnh Phương

Sau hai hai phiên họp trù bị 10-11-2007 và ngày 19-4-2008 làm việc trong tinh thần hoà hợp và đoàn kết các giáo phái Phật giáo, hội nghị đã đi đến thống nhất tổ chức Đại Lễ Phật Đản của Liên Hiệp Quốc lần V.  Sáng nay 14/5, tại  Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội đã khai mạc trọng thể Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2008 với chủ đề “Phật giáo và sự đóng góp cho công băng xã hội, dân chủ, văn minh”.

Từ rất sớm các đoàn xe  của Đại biểu và Phật tử đã từ từ tiến về Trung Tâm Hội nghị Quốc Gia để tham dự lễ thượng cờ Phật giáo vào lúc 8 giờ. Lễ diễn ra vô cùng ấm cúng và hạnh phúc dưới sự chứng kiến của Đại biểu và ngàn Tăng Ni, Phật tử. Lá cờ Phật giáo là biểu tượng cho hòa bình và hữu nghị từ từ tung bay lên không trung với những tràn vỗ tay liên tục, nhìn trên gương mặt mọi người ai cũng vui mừng rạng rỡ chấp tay hướng về lá cờ Phật giáo, hướng vể tình thương, hiểu biết và hòa hợp. Sau lễ thượng cờ, các đại biểu khách mời tiến vào Hội trường chính và ổn định chổ ngồi.

Trong Lễ khai mạc rất vinh dự chào đón các lãnh đạo của chính phủ và lãnh đão GHPGVN: Chủ tích nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết; Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQVN Huỳnh Đảm, Ông Đỗ Mười, Ông Trần Đức Lương. Ông Võ Văn Kiệt; Ông Nguyễn Văn An; lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ  cùng 2000 đại biểu đến từ 60 quốc gia.

Toàn hội trường trang nghiêm khởi niệm danh hiệu Phật  bằng tiếng Việt, sau đó niệm bằng tiếng Pali.  Trong giờ phút linh thiêng ấy, toàn thể các vị Tăng Thống các nước và đại biểu tưởng niệm cầu nguyện cho các nạn nhân của cơn bão Nargis ở Myanma và động đất tại Miến Điện và Trung Quốc, nhằm chia sẽ nỗi đau mất mát mà nhân dân hai quốc gia này đang gánh chịu trong cơn động đất vừa qua.

GS.TS Lê Mạnh Thát Thay mặt Ủy ban Tổ chức Quốc tế 2008, tuyên bố khai mạc Đại lễ và gởi lời chúc mừng đến các vị lãnh đạo của Nhà nước, các đoàn Phật giáo đến từ các nước trên thế giới và Phật tử tham dự đại lễ lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Sự có mặt của của quí vị tạo cho buổi lễ thành công tồt đẹp.

Tiếp đó, Đại hội lắng nghe thông điệp của HT. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và thông điệp của nguyên thủ quốc gia và các đại sứ.

Đại biểu tham dự lễ nghỉ trưa và dùng cơm. Trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ phần phục vụ hậu cần chiêu đãi cơm, nước cho hơn 4000 người do cơm chay Âu Lạc cúng dường.

BUỔI CHIỀU

Buổi chiều, các đại biểu tiếp tục nghe thuyết trình của 2 vị được mời thuyết trình chính là Hòa thượng Bodhi Bhikkhu (Hoa Kỳ) – dịch giả kinh tạng Pali ra tiếng Anh thuyết trình chủ đề chính “Phật giáo với vấn đề công bằng và dân chủ.” Và Thiền sư Thích Nhất Hạnh (từ Pháp về) thuyết trình chủ đề 2: “Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và ngẳn ngừa chiến tranh.”

‘Đạo Phật là nghệ thuật mang lại an lạc cho xã hội. Chúng ta tiếp nối nghệ thuật đó của đức Phật  không chỉ cho gia đình mà còn cho cộng đồng và xã hội. Những căng thẳng trong thân thễ như: nỗi giận, bạo lực, thất niệm., ý định sai lầm, tà kiến đêu là yếu tố của chiến tranh. Phải thừa nhận nó để chăm sóc chuyễn hóa nó. Có rất nhiều xung đột trong cơ thể mà chúng ta phải tỉnh thức xả bỏ. Kinh quán niệm hơi thở giúp ta phương pháp  thở chánh niệm xả những căng thẳng trong cơ thể. ……” Năm giới trong Phật giáo là nền tảng để ngăn ngừa chiến tranh cho nhân loại. Ai cũng biết điều đó nhưng Phật tử chúng ta chưa sử dụng hết khả năng lời Phật dạy, cho nên xung đột, chiến tranh, khổ đau luôn xảy ra. Thầy đề nghị tự bản mình là Tăng than, Giáo hội là một Tăng than, một dơn vị tổ chức cũng là một Tăng than……Bài thuyết trình của Thầy rất bổ ích chúng ta trong thời đại ngày nay. Kết thúc bài thuyết trình của TS. Nhất Hạnh cũng vừa đến giờ nghĩ trưa.

Trong niềm vui hân hoan đoàn kết, hòa bình và hữu nghị, các Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tập thể. Đây là bức ảnh vô cùng có ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa hợp đoàn kết các tông môn pháp phái.

Đại lễ này được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là một trong những ngày lễ quốc tế về văn hóa và tôn giáo, nên yếu tố văn hóa được đặc biệt quan tâm với nhiều hình thức trình diễn và triển lãm giới thiệu văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Chương trình biểu diễn văn nghệ và múa truyền thống được diễn ra vào lúc 19 giờ 30 để chào mừng Đại lễ với sự góp mặt của Ca sĩ Mỹ Linh và Trọng Tấn với bµi ca “Vesak thiêng liêng”, ca sĩ người Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam, bài hát thật cảm động làm rung động trái tim, vì anh hát bằng tất cả trái tim nói lên tinh thần hòa hợp thân thiện thương yêu trong ánh hào quang của Phật, các nước trở về Việt Nam như anh em một nhà,  (mọi  vỗ tay liên tục). Chấm dứt bài hát là điệu múa “Hoa khai kiến Phật” vở múa ngắn thể hiện qua trình con sinh ra trên cõi đời đầy dẫy những khổ đau tưởng như vô tận (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) Đức Phật ra đời để cứu vớt chúng sanh và điệu múa “Lục cúng hoa đăng” nhằm cúng dường chư Phật, tưởng nhớ ân sâu quá độ của Phật,. Chươgn trình văn nghệ thể hiện các sắc thái văn hóa Việt Nam và Phật giáo VN.

LƯỢC GHI

Gíac  Hạnh Phương

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/khaimac_Phatdan_2008.htm

 


Vào mạng: 14-5-2007

Trở về thư mục "Tin Tức Phật Giáo"

Đầu trang