Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tổng quan về Lịch Sử Phật giáo Việt Nam
Nguyễn Đức Sơn

Dẫn Nhập
Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn. Do vậy, lịch sử Phật giáo Việt Nam phải được trình bày như thế nào để phản ánh được sự thật sinh động và mối quan hệ mật thiết đó? Ðây là một vấn đề không đơn giản, bởi những khó khăn nhất định, đặc biệt là về tư liệu, mà chúng ta gặp phải.
Với khuôn khổ của bài giới thiệu tổng quan về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đối tượng là học viên trong chương trình Phật học hàm thụ năm thứ ba, chúng tôi không thể trình bày các vấn đề một cách tường tận, đặc biệt là các dữ kiện và quan điểm lịch sử mới. Nếu muốn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn, thì xin tham khảo các sách và tài liệu chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần cuối bài cũng như trong các phần trích dẫn.
Vả lại, nghiên cứu lịch sử là một địa hạt luôn sôi động với các phát hiện mới, hoặc có thể là bổ sung hoặc có thể làm thay đổi các quan điểm cũ. Và trong những thập niên gần đây, lĩnh vực này đã có một sự quan tâm lớn của giới làm công tác nghiên cứu văn hóa, lịch sử nước nhà(1), đáng chú ý hơn cả là công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Thát vừa mới xuất bản (2). Với tinh thần đó, những gì được giới thiệu ở đây cũng vậy, chúng tôi cố gắng cập nhật những phát hiện và quan điểm mới về lịch sử Phật giáo dân tộc để góp phần giúp học viên có những kiến thức cơ bản về truyền thống và bản sắc của dân tộc nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ đó làm cơ sở để tìm hiểu và góp phần hiểu thêm, hiểu chính xác hơn về nền Phật học Việt Nam.
Nội dung của phần Tổng quan về lịch sử Phật giáo Việt Nam này trình bày qua năm thời đại, chia thành 3 bài. Bài 1 là Phật giáo từ thời du nhập đến sự ra đời của Nhà nước độc lập Vạn Xuân thế kỷ thứ VI. Bài 2 là Phật giáo từ Nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Ðế đến thời Trần Nhân Tông. Bài 3 là giai đoạn Phật giáo từ thời ngài Trần Nhân Tông đến cận đại.
--------------------------------------------------------------------------------
Bài 1 . Phật Giáo Việt Nam từ du nhập đến thời Lý Nam Ðếvới sự ra đời của nhà nước độc lập Vạn Xuân  - http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=922
I . Con đường và niên đại du nhập
II . Trung tâm Phật Giáo Luy Lâu
III .Tình hình Phật Giáo trong giai đoạn đầu du nhập
1. Người Phật tử Việt Nam đầu tiên
2. Tiến trình tiếp thu và bản địa hóa Phật giáo
a. Tư tưởng Phật giáo tại nước ta trong buổi đầu
b. Sự ra đời của tín ngưỡng Phật Pháp Vân, một sự hòa nhập bước đầu giữa Phật giáo và văn hóa bản địa, hay chính là bước Việt hóa Phật giáo và Phật giáo hóa văn hóa bản địa đầu tiên
IV . Những gương mặt Phật tử tiêu biểu và tình hình Phật Giáo từ Thế kỷ II đến thế kỷ VI
1. Mâu Tử, người đầu tiên dùng Phật giáo làm cơ sở để đánh tan luận điệu tự tôn dân tộc của dân tộc Hán:
a. Ðôi nét về con người Mâu Tử
b. Vài nét về nội dung sách "Lý hoặc luận"
2. Khương Tăng Hội, vị Tăng Việt Nam đầu tiên thành công rực rỡ trong công tác khai hóa truyền bá Phật giáo ở nước ngoài (Trung Quốc)
a. Vài nét về con người Khương Tăng Hội
b. Vài nét về sự nghiệp hoằng pháp của ngài Khương Tăng Hội và tình hình Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ III
3. Ðôi nét về nhà dịch thuật Thích Ðạo Thanh
4. Vu Pháp Lan và Vu Ðạo Thúy, hai danh tăng của Phật giáo Trung Quốc đến Việt Nam vào thế kỷ IV
5. Ðạo Cao, Pháp Minh, Lý Miễu với sự kiện "sáu lá thư" và cuộc đấu tranh tư tưởng chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của Phật giáo Việt Nam
a. Về các nhân vật Ðạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu
b. Nguyên nhân sự ra đời của sáu lá thư hay tình hình của Phật giáo Việt Nam thế kỷ V
c. Nội dung của cuộc trao đổi giữa Lý Miễu và hai vị thầy của ông là Pháp sư Ðạo Cao và Pháp Minh, hay sự khủng hoảng của nền Phật giáo quyền năng
6. Về các ngài Huệ Thắng và Ðạo Thiền, hai bậc cao tăng Việt Nam cuối cùng của thời đại Phật giáo thứ nhất, thời đại Phật giáo quyền năng
a. Về sư Huệ Thắng
b. Ðạo Thiền với công tác giảng dạy và hoằng pháp thành công rực rỡ tại Trung Quốc
--------------------------------------------------------------------------------
Bài 2 - Phật Giáo Việt Nam từ thời kỳ nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời đến vua Trần Nhân Tông  - http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=923
I . Phật Giáo từ thời Lý Nam Ðế đến thời Lý Thánh Tông
1. Dòng thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi ra đời, bước đầu giải quyết những khủng hoảng của nền Phật giáo quyền năng
a. Ðôi nét về Tỳ Ni Ða Lưu Chi
b. Tư tưởng của Tỳ Ni Ða Lưu Chi và nguyên nhân ra đời của dòng thiền mang tên Ngài
c. Về ngài Pháp Hiền và hệ thống truyền thừa của dòng thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi:
2. Sự ra đời của dòng thiền Vô Ngôn Thông ở thế kỷ thứ IX
a. Vài nét về Thiền sư Vô Ngôn Thông
b. Tư tưởng Thiền của ngài Vô Ngôn Thông hay nguyên nhân ra đời của dòng Thiền mang tên Ngài ở nước ta vào thế kỷ thứ IX:
c. Sự truyền thừa của dòng thiền Vô Ngôn Thông
3. Một số đặc điểm của Phật giáo giai đoạn từ thời Lý Nam Ðế đến thời Lý Thánh Tông
a. Phong trào du học cầu pháp ở Ấn Ðộ
b. Phong trào các cao tăng sang giảng kinh ở Trung Quốc
b. Sử dụng sấm vỹ để nuôi dưỡng ý thức độc lập tự chủ dân tộc và làm nên các cuộc cách mạng bất bạo động hiếm thấy trong lịch sử
II . Phật Giáo từ thời Lý Thánh Tông đến thời Trần Nhân Tông
1. Sự ra đời của dòng thiền Thảo Ðường đời Lý
2. Vài nét về tình hình Phật giáo
--------------------------------------------------------------------------------
Bài 3 - Phật Giáo từ thời Trần Nhân Tông đến cận đại -http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=924
I . Phật Giáo từ thời vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu
1. Ðôi nét về con người vua Trần Nhân Tông và sự ra đời của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
a. Ðôi nét về Ngài Trần Nhân Tông
b. Bối cảnh ra đời của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
c. Ðặc điểm của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
2. Về các ngài Pháp Loa, Huyền Quang và Kim Sơn
3. Ðôi nét về tình hình Phật giáo sau thời ngài Kim Sơn
a. Cuộc nổi dậy của sư Phạm Sư Ôn cuối đời Trần
b. Sư Phạm Ngọc với cuộc kháng chiến chống Minh cứu nước
c. Sơ lược về tình hình Phật giáo
II . Phật Giáo từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến thời cận đại
1. Chúa Nguyễn Phúc Chu, một Trần Nhân Tông thứ hai trong lịch sử
2. Một số đại biểu của nền học lý Phật giáo ở thời đại Nguyễn Phúc Chu
a. Dòng thiền Tào Ðộng
b. Dòng thiền Lâm Tế
c. Các ngài Chân Nguyên, Minh Châu-Hương Hải và tình hình Phật giáo ở Ðàng Ngoài
d.Cuộc khủng hoảng của xã hội Việt Nam ở thời Nguyễn và những phản ứng của Phật giáo
3. Ðôi nét về phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX
Kết luận
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích :
(1) Sau những công trình mở đường trước năm 1975, đánh kể như khuyết danh, Phật giáo Nam lai khảo (1928); Trần Văn Giáp, Le Bouddhisme en dès orgigines au XIII e-siècle (1932); Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược (1943); Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận tập I; v.v...một số cố gắng nghiên cứu trong lĩnh vực này được công bố như Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận tập II (1978), tập III (1985); Viện Triết học, Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1988), bản này sau đó được dịch sang chữ Anh và chữ Pháp.
(2) Tập 1, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế thực hiện, Nxb. Thuận Hóa, 1999.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tongquanPG_VN.htm

 


Vào mạng: 1-7-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang