Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

Kiêm Đạt


 

 

 

Hệ thống chùa am Yên Tử

Nói đến Yên Tử là nói đến một hệ thống chùa và những thắng cảnh trên con đường hành hương từ chân núi lên đỉnh núi cao chót vót. Ở chân núi bên suối Cấm có chùa Cấm Thực còn có tên là Linh Nhâm Tự; bên suối Lân có chùa Lân còn mang tên là Long Động Tự. Nằm bên suối Giải Oan, tên cũ là Hồ Khê, có chùa Giải Oan. Có truyền thuyết kể rằng khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vào núi, vua Trần Anh Tông sai cung nữ theo mời về, nhưng Ngài quyết chí tu hành nên đã cự tuyệt. Các cung nữ nhảy xuống suối này trầm mình. Một số được cứu sống, ở lại sinh cơ lập nghiệp phía ngoài chùa. Còn số chết, vua cho lập đàn cầu siêu, dựng chùa Giải Oan, trong có thờ tượng các cung nữ.

Qua dốc Voi Xô thì đến núi Hạ Kiệu, nơi các vua nhà Trần đến yết kiến Trần Nhân Tông phải xuống kiệu đi bộ. Trên con đường rợp bóng cổ tùng gồm thanh tùng, thủy tùng và xích tùng, ta sẽ gặp Hòn Ngọc, rồi Huệ Quang Kim Tháp. Đây là khu mộ tháp gồm tháp Tổ thờ ngài Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) làm bằng đá cao 10m có 6 tầng; phía ngoài tường gạch quây quần 44 ngôi tháp, là nơi tôn trí hài cốt của các vị sư tu hành ở đây.

Nằm trên lưng chừng núi ở độ cao 516m, chùa Hoa Yên là ngôi chùa to nhất và đẹp nhất nên còn gọi là chùa Cả. Chùa này vốn được dựng từ đời Lý, tên là Phù Vân; tới đời Trần đổi tên là Vân Yên: vào đời Lê, vua Lê Thánh Tông ngự du thăm chùa, thấy hoa cỏ xanh tươi, mới đặt tên là Hoa Yên.

Con đường quanh co dẫn lên đỉnh núi nối liền chùa Hoa Yên với chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và chùa Thiên Trúc tức chùa Đồng (độ cao 1068m). Chùa Đồng trước đây đã bị hư hại, nay đã được sửa sang lại. Ở đây, còn một bia đá cao 3m, mặt trước khắc ba chữ "Thiên Trúc Tự", mặt sau khắc chữ "Phật".

Không gian quanh chùa Hoa Yên gây ấn tượng sâu sắc trước hết ở những cây đại già và những hàng tùng sống qua 5-7 thế kỷ nay. Hình ảnh bóng trăng lồng vào những cành cây cổ thụ đã hơn một lần đi vào thơ Huyền Quang:

Hơi đêm phả lạnh bức rèm lan

Xào xạc cây sân thu đã sang

Quên đến trúc đường hương lựu tắt

Cành thông ngời khắp lưới trăng đan

(Ngô Linh Ngọc dịch)

 

Còn Nguyễn Trãi khi đến thăm chùa thì lại bắt gặp cái thời khắc giao tiếp giữa bóng đêm vừa tan và ánh ngày đã ló rạng:

Trên non Yên Tử chòm cao nhất

Trời mới canh năm đã sáng tinh

Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả

Nói cười người ở giữa mây xanh

Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa

Bao dải tua châu đá rũ mành

Dấu cũ Nhân Tông vẫn còn đấy.

Mặt rồng thấy giữa ánh quang minh

(Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử)

 

Chùa Thiền Định  là chỗ vua Trần xưa đọc kinh niệm Phật. Còn nơi chùa Một Mái, chỗ vua Trần đọc sách nghiên cứu đạo Thiền.

Chùa Hoa Yên cùng với toàn bộ hệ thống chùa Yên Tử nằm hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ là một dẫn chứng rõ nét về sự dung hợp hai quan niệm đạo và đời của dân tộc ta.

Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Anh Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm, nhưng không được nên họ lao mình xuống suối tựï vận . Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó chuà và con suối mang tên là ÀGiãy Oan Cốc. Chuà được trùng tu nhiều lần, ẩn mình trong nhữnglùm cây soi bóng xuống suối trong uốn quanh trước mặt .

Từ Giãy Oan Cốc leo ngược mỗi lúc một cao khó đi. Ven đường là hàng tùng cổ khoảng 7 đến 800 tuổi, thân rất to gắn chắc, rễ bò lan mặt đường như những con trăn lớn đang trườn mình thành những bậc thang vững chắc để đi . Đến dốc Voi phục, tục truyền xưa kia vua Trần Anh Tông lên thăm chùa Hoa Yên - nơi tu hành của Trần Nhân Tông, đều phải xuống kiệu leo bộ lên chùa. Bên cạnh dốc Voi phục là Hòn Ngọc, trên đỉnh có nhiều tháp và mộ, vôi lỡ gạch rêụ Đó là nơi yên nghĩ vĩnh hằng của các vị sư trụ trì chùa Yên Tử.

Qua Hòn Ngọc đến cụm tháp Huê. Quang, có tháp Huê. Quang là tháp của Ngựï Giác hoàng Trúc Lâm - Trần Nhân Tông. Tháp có 6 tầng, cao 10m làm bằng đá. Tầng thứ 2 của tháp đặt tượng thờ Trần Nhân Tông được coi là tác phẩm điêu khắc có giá trị nhất ngày nay, được làm bằng đá cẩm thạch, chạm trổ rất đẹp. Pho tượng đạt trình độ điêu khắc cao, toát lên những nét điềm đạm phúc hậu của những bậc siêm phàm giải thoát. Sựï kết hợp hài hòa của cụm tháp với cây cối xung quanh, đặt biệt là những cây tùng cổ to lớn toả bóng xuống Tháp vị tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm u trầm, đồ sộ, tạo cho du khách có một tấm lòng thành kính .

Cảnh quan thiên nhiên

Quan khách hành hương đi theo một lối được lót bằng gạch cổ, phiá trên mặt trang trí hình hoa cúc - điển hình cho gạch đời Trần. Lối lên chùa đá được ghép thành bậc, cuối đường là thềm chùa Vân Yên sau này đổi thành Hoa Yên, nhân dân vùng vẫn gọi cái tên xa xưa là chuà Yên Tử. Trước chùa là cây đa già cỗi, khẳng khiu. Phía sau chùa Hoa Yên du khách có thể ghé thăm vết tích của chuà Phổ Đà ( dã sữ có ghi là trong Phổ Đà Tựï là nơi mà Văn Thù Sứ Lợi Bồ Tát đã từng tịnh tọa sau khi đã cãi trừ được hết độc tánh của tình hoa. Còn gọi là hoa hồng bây giờ. Nếu ai đã từng coi qua bộ phim võ hiệp kỳ tình của Kim Dung là Tiểu Long Nữ thì biết vệ sựï độc tánh của Tình Hoa)! Thêm vào thì có những ngọn tháp được xây bằng gạch men xanh nhưng đã bị sụp đổ nay chỉ còn một hòn gạch hình đầu sư tử làm di tích cho vẻ đẹp của tháp khi xưa Từ chùa Hoa Yên men theo sườn núi tới Am Thiền Định được coi là nơi vua Nhân Tông ngồi thiền khi xưa.

Cạnh đó có suối Ngự Dội vốn có tên Long Khê, tục truyền vua Nhân Tông thường tắm ở suối nàỵ Đi tiếp tới chùa Mội Mái có nhiều tượng và hai tháp gạch. Qua chuà Một Mái tới am Ngọa Vân nay chỉ còn phế tích. Đứng ở đây khách hàng hương có thể hướng tầm mắt ra biển, thấy thấp thoáng  những dải mây trắng bồnh bềnh quấn quanh người mát lạnh, tâm hồn thanh thản lạ thường. Leo lên một đoạn dốc thẳng đứng, du khách được thưởng ngoại cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp có tên Trúc Lâm. Cả rừng trúc xanh bạt ngàn biếc mắt, khi một làn gió nhẹ đưa mây trắng phủ kín. Tạo nên một khung cảnh nên thơ và một gam màu đầy sống động cho bức tranh Yên Tử.

Rồi rừng trúc lại hiện ra khi mây trắng trôi đi. Cảnh hư hư, thực thực rừng trúc lúc ẩn lúc hiện làm cho khách hành hương thấy mình lạc vào cõi tiên. Rời chốn thần tiên đến chùa Bảo Sái, leo cheo bên vách núi, đi tiếp đến chùa Vân Tiên cách xa chân núi 4000m, được coi là ranh giới giữa cõi trần và cõi tiên. Từ đây càng lên cao càng mát, nhìn xuống dưới chỉ thấy màu xanh ngắt của rừng cây trùng trùng điệp điệp! Leo cao nữa là đoạn đường khó đi, được coi là quãng đường gian nan nhất khi du khách hành hương đến cõi Phật, đá dựïng đứng cheo leo bên bựïc thẳm.

Đến một vùng đất bằng phẳng, rộng giữa đường. Truyền thuyết rằng: Ngày xưa có một ăn trộm tên Yên Kỳ sau khi đã cùng đường bí lối thì giác ngộ nên đã khoác aó đi tu. Sau khi đã mãng phần thì linh hồn đã an trú vào một hòn đá, sừng sững như một nhà sư đang tỉnh tọa để tiếp tục tu hành. Pho tượng kỳ vĩ này như có bàn tay người tạo nên, ở khoảng núi cao mây người hành hương có cảm giác như đang gặp được một Bồ Tát. Đi tiếp đoạn đường, du khách sẽ gặp những tảng đá lớn, phẳng dốc bắt người đi phải ngoằn ngoèo dưới các tảng đá. Tiến gió réo va đập vào những phiến đá phát ra âm thanh trầm bổng du dương do hai nhạc âm là gió và đá như đang trình diễn một bản nhạc thiên nhiên không dứt. Các phiến đá lớn tạo ra cửa chắn hai bên, nơi đấy được gọi là cổng trời để đi vào thiên đình của tiên Giới.

Cổng còn mang những vết tính từ xa xưa, hình thành nên một ngọn núi có rất nhiều vỏ sò, vỏ ốc, du khách như thấy mình đứng trên ngọn núi vừa nhô lên khỏi mặt biển. Qua cổng trời lên đỉnh núi không xa nhưng khó đi và độ cao khoảng 1.068m cửa núi được đặt ở gần một tảng đá phẳng lớn, trên đó có một ngôi chùa có chuà cỗ kín, tên là Thiên Trúc Tự. Đứng ở đỉnh núi sẽ thấy những đám mây trắng bồng bềnh như suối vờn quanh, hơi nước ngưng lại trên da, tóc thành những giọt sương trong mát lạnh. Không khí trong lành làm cho du khách cảm thấy tiêu tan mọi mệt nhọc, nhẹ nhàn, và thanh thãn, khó diễn tả được thành lời, sau quãng đường đầy gian nan, hành bộ tìm đến nơi này.

  Thách đố trên đường tu tập

Dù ai quyết chí tu hành

 Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

Hai câu thơ trên đây cho thấy dân chúng khắp nơi đã mến mộ cảnh trí uy nghiêm và công đức tu trì của ngôi chùa lừng danh nầy qua bao nhiêu thế kỷ là nhường nào! Chùa Yên Tử có nhiều liên lạc mật thiết với vua Trần Nhân Tông (1258-1308) một vị vua có nhiều công trình giữ nước và dựng nước đồng thời cũng trở thành một vị chân tu đắc đạo. Sau những chiến công hiễn hách, vì nhận thấy chiến tranh gây bao nhiêu cảnh điêu linh trong dân chúng, nên đã nhường ngôi cho con và quyết chí lên Yên Tử để tu hành.

Yên Tử nằm trong một vị thế đặc biệt với hạnh nguyện tu hành của vị vua nầy. Chùa nằm vùng giáp giới của những tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Yên, ở vào vị trí cách thị xã Uông Bí (thuộc Quảng Ninh) chừng 15 cây số về phía Tây Bắc. Yên Tử là một đỉnh núi cao nhất trong vùng sơn lâm hiểm trở nầy (cao độ đến 1069 mét so với mặt biển) và cũng là nơi u tịch nhất của vùng Hải Đông ngày trước.

Theo tài liệu của Phan Phong Linh thì:  Đỉnh núi nầy  quanh năm có mây trắng bao phủ cho nên được gọi tên là Bạch Vân Sơn. Núi nầy cũng có tên là Tượng Sơn vì hình dáng trông giống như một con voi đang phủ phục.   Nhiều truyền thuyết nói về những vị tu hành theo đạo Phật hay đạo Lão đã từng đến ẩn dật tu hành tại núi này. Nổi danh nhất là vị đạo sĩ tên là Yên Kỳ Sinh, mà tương truyền có tài cải tử hoàn sinh cho không biết bao nhiêungười trong vùng.

 Về sau, ông ta đã hóa thạch. Ngôi tượng nầy  cao đến hơn 2 mét, dáng hình người mà ngày nay vẫn còn thấy trên đường lên núi (sau khi đi qua khỏi vùng Cửa Trời) được dân chúng lễ bái không ngớt. Danh từ Yên Tử cũng do huyền thoại nầy mà ra.

Nhiều tác giả lại phủ nhận giả thuyết nầy và cho rằng Yên Tử chỉ có nghĩa là ngọn núi có nhiều khói trắng bốc lên.  Yên Tử được gọi chung cả một quần thể nhiều chùa chiền, bảo tháp và hang động của vùng núi non nầy. Thiện nam tín nữ đến đây lễ bái thường đến chiêm ngưỡng, cầu khẩn nhiều chùa chạy dài từ phía chân núi, lên lưng chừng đỉnh núi đến đỉnh cao vút. Những ngôi chùa được nói đến nhiều gồm có: Ở nơi chân núi chừng 10 thước, ngay bên suối Cấm (Cấm Khê) có chùa Cấm Thực, còn được gọi là Linh Nhâm Tự hay Linh Hải Tự. Khi  đến vùng suối Lân  (Lân tuyền) thì có chùa Lân khá quy mô; chùa còn có tên là Long Động Tự.

Vua Trần Nhân Tông trong giai đoạn đầu tiên trên bước tu hành đã nương náu tại của nầy trong một thời gian ngắn.  Vào trong nữa là suối Giải Oan, có ngôi chùa Giải Oan  vốn có nhiều kỳ thuyết. Nhiều tài liệu cũ ghi: Khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông dứt bỏ hồng trần vào núi Yên Tử tu hành, thì vua Trần Anh Tông đã cho nhiều cung nữ trong cung đến núi để vời vua trở về; nhưng nhà vua nhất định cự tuyệt. Nhiều cung nữ đã thất  vọng, trầm mình xuống ngọn suối nầy.

Nhà vua đã cho lập đàn tràng trong bảy ngày đêm để cầu siêu cho họ, đồng thời cũng lập một am nhỏ để thờ hương vị, đặt tên là chùa Giải Oan. Nhiều tượng hình cung nữ cũng đã được ghi tạc, thờ trong chùa nầy. Chùa Giải Oan thường nổi tiếng là linh thiêng:   Oán cừu thì đến Giải Oan,  Đến đền Long Động, đến đàn Hà Khê.

Qua khỏi khu vực Giải Oan thì đến dốc Voi Xô, để đi vào dãy núi Hạ Kiệu. Nhiều quan đại thần triều nhà Trần đến thỉnh an và bái yết  vua Trần Nhân Tông, đến khu vực nầy là phải xuống kiệu đi bộ để đến chùa chính,  theo nghi lễ của triều đình, để tỏ lòng cung kính.

Đây là đường đi đẹp nhất trong vùng nầy. Hai bênđường có trồng nhiều cây thanh tùng, thủy tùng và xích tùng, mà mỗi du khách đến vãn cảnh chùa thường mang theo để trồng ở khoảng lộ trình nầy, để mong được khoẻ mạnh, sống lâu (hình ảnh cây tùng).

Khu trung tâm bảo tháp của ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, được tu bổ nhiều lần. Bảo tháp cao đến 10 thước chia làm 6 tầng, kiến trúc cực kỳ tao nhã. Huệ Quang Kim Tháp để thờ vị chân tu nầy cũng được thiết lập bên cạnh tháp của vua Trần. Ngôi chùa chính của quần thể Yên Tử là chùa Hoa Yên.

Nhìn tổng quát thì chùa nầy nằm ở độ cao trên 500 mét ở khu lưng chừng núi. Cửa chính điện được xây theo kiểu hình chữ nhật trong thế cuốn lại. Gạch đều được chạm trỗ những thể hình đầu rồng, đuôi phượng, bố cục khá cân đối.  Mỗi tầng có mái lợp cong uốn vồng ra phía trước, đưa tiền đình vươn rộng ra. Đỉnh tháp là chỏm nhọn trên đó có khắc hình những chim trĩ xoè cánh, chim phượng quay đầu..

Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi chép về kiểu kiến trúc nầy như sau: Ngày trước, còn xây cột đá ở bên cạnh, sau đó hàng  trăm người thợ đã dựng lên; rồi dùng dây đồng để ràng lấy đỉnh tháp.  Chỏm tháp cũng được trang điểm những hoa văn nhỏ cực kỳ tinh vi làm bằng đồng.  Những di tích nổi tiếng nầy, trải qua nhiều thương hải tang điền, thì nay đã không còn lại là bao nhiêu nữa.

Chùa Yên Tử có nhiều liên lạc mật thiết với vua Trần Nhân Tông (1258-1308) một vị vua có nhiều công trình giữ nước và dựng nước đồng thời cũng trở thành một vị chân tu đắc đạo. Sau những chiến công hiễn hách, vì nhận thấy chiến tranh gây bao nhiêu cảnh điêu linh trong dân chúng, nên đã nhường ngôi cho con và quyết chí lên Yên Tử để tu hành.

Yên Tử nằm trong một vị thế đặc biệt với hạnh nguyện tu hành của vị vua nầy. Chùa nằm vùng giáp giới của những tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Yên, ở vào vị trí cách thị xã Uông Bí (thuộc Quảng Ninh) chừng 15 cây số về phía Tây Bắc. Yên Tử là một đỉnh núi cao nhất trong vùng sơn lâm hiểm trở nầy (cao độ đến 1069 mét so với mặt biển) và cũng là nơi u tịch nhất của vùng Hải Đông ngày trước.

Theo tài liệu của Phan Phong Linh thì:  Đỉnh núi nầy  quanh năm có mây trắng bao phủ cho nên được gọi tên là Bạch Vân Sơn.Núi nầy cũng có tên là Tượng Sơn vì hình dáng trông giống như một con voi đang phủ phục.   Nhiều truyền thuyết nói về những vị tu hành theo đạo Phật hay đạo Lão đã từng đến ẩn dật tu hành tại núi này. Nổi danh nhất là vị đạo sĩ tên là Yên Kỳ Sinh, mà tương truyền có tài cải tử hoàn sinh cho không biết bao nhiêungười trong vùng.

 Về sau, ông ta đã hóa thạch. Ngôi tượng nầy  cao đến hơn 2 mét, dáng hình người mà ngày nay vẫn còn thấy trên đường lên núi (sau khi đi qua khỏi vùng Cửa Trời) được dân chúng lễ bái không ngớt. Danh từ Yên Tử cũng do huyền thoại nầy mà ra.

Nhiều tác giả lại phủ nhận giả thuyết nầy và cho rằng Yên Tử chỉ có nghĩa là ngọn núi có nhiều khói trắng bốc lên.  Yên Tử được gọi chung cả một quần thể nhiều chùa chiền, bảo tháp và hang động của vùng núi non nầy. Thiện nam tín nữ đến đây lễ bái thường đến chiêm ngưỡng, cầu khẩn nhiều chùa chạy dài từ phía chân núi, lên lưng chừng đỉnh núi đến đỉnh cao vút. Những ngôi chùa được nói đến nhiều gồm có: Ở nơi chân núi chừng 10 thước, ngay bên suối Cấm (Cấm Khê) có chùa Cấm Thực, còn được gọi là Linh Nhâm Tự hay Linh Hải Tự. Khi  đến vùng suối Lân  (Lân tuyền) thì có chùa Lân khá quy mô; chùa còn có tên là Long Động Tự.

Vua Trần Nhân Tông trong giai đoạn đầu tiên trên bước tu hành đã nương náu tại của nầy trong một thời gian ngắn.  Vào trong nữa là suối Giải Oan, có ngôi chùa Giải Oan  vốn có nhiều kỳ thuyết. Nhiều tài liệu cũ ghi: Khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông dứt bỏ hồng trần vào núi Yên Tử tu hành, thì vua Trần Anh Tông đã cho nhiều cung nữ trong cung đến núi để vời vua trở về; nhưng nhà vua nhất định cự tuyệt. Nhiều cung nữ đã thất  vọng, trầm mình xuống ngọn suối nầy.

Nhà vua đã cho lập đàn tràng trong bảy ngày đêm để cầu siêu cho họ, đồng thời cũng lập một am nhỏ để thờ hương vị, đặt tên là chùa Giải Oan. Nhiều tượng hình cung nữ cũng đã được ghi tạc, thờ trong chùa nầy. Chùa Giải Oan thường nổi tiếng là linh thiêng:   Oán cừu thì đến Giải Oan,  Đến đền Long Động, đến đàn Hà Khê.

Qua khỏi khu vực Giải Oan thì đến dốc Voi Xô, để đi vào dãy núi Hạ Kiệu. Nhiều quan đại thần triều nhà Trần đến thỉnh an và bái yết  vua Trần Nhân Tông, đến khu vực nầy là phải xuống kiệu đi bộ để đến chùa chính,  theo nghi lễ của triều đình, để tỏ lòng cung kính.

Đây là đường đi đẹp nhất trong vùng nầy. Hai bênđường có trồng nhiều cây thanh tùng, thủy tùng và xích tùng, mà mỗi du khách đến vãn cảnh chùa thường mang theo để trồng ở khoảng lộ trình nầy, để mong được khoẻ mạnh, sống lâu (hình ảnh cây tùng).

Khu trung tâm bảo tháp của ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, được tu bổ nhiều lần. Bảo tháp cao đến 10 thước chia làm 6 tầng, kiến trúc cực kỳ tao nhã. Huệ Quang Kim Tháp để thờ vị chân tu nầy cũng được thiết lập bên cạnh tháp của vua Trần. Ngôi chùa chính của quần thể Yên Tử là chùa Hoa Yên.

Nhìn tổng quát thì chùa nầy nằm ở độ cao trên 500 mét ở khu lưng chừng núi. Cửa chính điện được xây theo kiểu hình chữ nhật trong thế cuốn lại. Gạch đều được chạm trỗ những thể hình đầu rồng, đuôi phượng, bố cục khá cân đối.  Mỗi tầng có mái lợp cong uốn vồng ra phía trước, đưa tiền đình vươn rộng ra. Đỉnh tháp là chỏm nhọn trên đó có khắc hình những chim trĩ xoè cánh, chim phượng quay đầu..

Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi chép về kiểu kiến trúc nầy như sau: Ngày trước, còn xây cột đá ở bên cạnh, sau đó hàng  trăm người thợ đã dựng lên; rồi dùng dây đồng để ràng lấy đỉnh tháp.  Chỏm tháp cũng được trang điểm những hoa văn nhỏ cực kỳ tinh vi làm bằng đồng.  Những di tích nổi tiếng nầy, trải qua nhiều thương hải tang điền, thì nay đã không còn lại là bao nhiêu nữa. 

Vết tích ngôi chùa nhàTrần\

Chùa  Báo Ân ở Gia Lâm hiện chỉ còn quy mô rất nhỏ bé, nhưng truyền thuyết dân gian còn nhắc tới ngôi chùa Cả to lớn với hàng trăm nóc nhà, mà kiến trúc trung tâm nằm ở gò đất cao phía Tây chùa hiện tại. Chính trên gò đất này, cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử VN được tiến hành.   Chùa Báo Ân thời Trần, theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi mà những ông tổ của Thiền phái Trúc Lâm như vua Trần Nhân Tông, Đức Pháp Loa và Đức Huyền Quang đều đã từng trụ trì, giảng kinh hoặc đặt chân đến. Ngoài ra, các chùa khác cũng ghi dấu ấn sự phát triển của phái Trúc Lâm là Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Côn Sơn (Hải Dương), Phổ Minh Thiên Trường (Nam Định)...

Theo Đại đức Thích Thanh Phương (trụ trì chùa Báo Ân ngày nay), chùa Báo Ân thời Trần kiêm cả hành cung và nó là dấu ấn duy nhất của dòng thiền Trúc Lâm trong cả đất Thăng Long.     Lịch sử Phật Giáo VN ghi rõ, năm 1308, vua Trần Anh Tông cho hưng công lại chùa Báo Ân, rồi cho Đức Pháp Loa ra trụ trì. Thời Trần Nhân Tông, ông đã từng tu tại đây. "Tam Tổ Phật giáo VN" kể chuyện vua Trần Nhân Tông, trước khi mất đã đi từ Yên Tử về chùa Báo Ân.

Ông đã cùng ăn bữa cháo đạm bạc với các sư ở đây, rồi qua chùa Dâu đề thơ (hiện thơ vẫn còn), sau về lại Yên Tử rồi mất. Tên hiệu của ông là Điều Ngự Giác Hoà và đến nay nhân dân quanh khu vực Báo Ân còn ghi ngày giỗ ông vào ngày 1/1 âm lịch. 

Vết tích kiến trúc đời Trần

Qua các đợt khai quật rải rác trong 3 năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các dấu tích kiến trúc với 3 lớp Nguyễn, Lê (Lê Trung Hưng) và Trần. Diễn biến các lớp kiến trúc chứng tỏ sự tồn tại liên tục của chùa với nhiều lần xây mới, tu bổ và sửa chữa. Đáng quan tâm hơn cả là vết kiến trúc Trần với các mảng nền, bó móng, gia cố chân tảng, giếng cổ, đường cống nước, hố ga... Đặc biệt, 200m2 của đợt khai quật cuối trong năm 2004 đã kết hợp cho thấy những phát hiện đáng chú ý hơn cả. Đó là một kết cấu 6 hàng chân cột, rộng 13m.  

Đánh giá về tầm cỡ của toà nhà nằm trên kết cấu 6 hàng chân cột kể trên, ông Nguyễn Văn Đoàn, thành viên đoàn khai quật cho rằng: "Quy mô không lớn". Tuy nhiên, ý kiến của PGS Đỗ Văn Ninh lại khác: "Chiều rộng một vì nhà 13m thì không hề nhỏ. Ngay cả Văn Miếu cũng chỉ có 7,5m một vì thôi". Vì vậy, đây rất có thể là kiến trúc chính của công trình.    Mặt bằng của kiến trúc này đã có thể hình dung tương đối, với 3 cạnh nam, bắc, đông khá rõ ràng (riêng mặt Tây vì vướng nhà dân nên còn bỏ ngỏ). Như vậy đã có thể khẳng định sự tồn tại của ngôi chùa Báo Ân thời Trần đúng như sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền trên gò phía Tây của ngôi chùa ngày nay. Tại các hố 2 và 3 thấy các vết xỉ lò, nền đất cháy và 2 lò nung (đa số các nhà nghiên cứu cho là lò luyện kim loại) niên đại thế kỷ 17-18. Các lò này cho chúng ta giả thiết là sau khi chùa Báo Ân thời Trần đổ nát thì một phần mặt bằng đã được sử dụng làm các xưởng thủ công.    Tại hố thứ 5 (hố thám sát, diện tích 8m2), các nhà khảo cổ tìm thấy một mảnh góc tháp kích thước lớn, niên đại Trần, trang trí văn hình khánh. Tuy mới chỉ dừng lại ở việc tìm thấy các góc tháp (chỗ mở hố đã là vườn nhà dân, nên không thể đào tiếp) nhưng có thể đưa ra giả thiết rằng khu vực này rất gần với khu tháp mộ vốn có ở phía Bắc trong mặt bằng tổng thể của ngôi chùa Báo Ân xưa. (Các tháp mộ không phải là kiến trúc hiếm hay lạ ở các chùa xưa - ví dụ, chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh có đến 16 tháp mộ rải rác trong vườn, một trong những tháp đó được dùng để đặt nhục thân của thiền sư Như Trí có tuổi 300 năm mới phát lộ giữa năm 2004). 

Hiện vật tìm thấy trong cuộc khai quật này khá phong phú, gồm các đồ gốm sứ thời Trần, Lê, đồ đồng và nhiều vật liệu trang trí kiến trúc như gạch lát nền, ngói mũi hài có gắn khối tượng và lá đề, mảnh vỡ chân sa thạch có chạm cánh sen, lá đề trang trí rồng, các mảnh góc tháp. Nổi bật là một đầu rồng trang trí bờ nóc kiến trúc kích thước khá lớn, niên đại Trần. Hiện vật này đã khẳng định ít nhiều sự có mặt của hoàng tộc trong lịch sử tu ở ngôi chùa này.  Công việc khai quật đã phát lộ và hứa hẹn phát lộ những dấu tích kiến trúc đáng quý phải tạm dừng vô thời hạn. Một trong các lý do là nhà dân đã bao kín xung quanh chùa, giới hạn khu vực khảo cổ.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/thienphai_truclam_yentu.htm

 


Vào mạng: 1-6-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang