Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ghép mặt người chết cho người sống

Ghép gan, ghép thận, thậm chí ghép bàn tay, những ca phẫu thuật phức tạp như thế nay đã trở thành chuyện bình thường. Thế còn ghép mặt ? Hãy thử tưởng tượng bệnh nhân sẽ mang một cái mũi, cái miệng  thậm chí cả gương mặt của một người đã chết. Tranh cãi đã nổ ra gay gắt nhưng một ca cấy ghép như thế vừa được hoàn thành ở Pháp.

Sau hàng loạt tranh cãi, phẫu thuật ghép mặt đã trở thành hiện thực

Ghép mũi, môi và cằm

Đây là ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới, kết thúc cuộc đua ngấm ngầm nhưng quyết liệt giữa các nhà nghiên cứu của ba nước Anh, Pháp và Mỹ. Bệnh nhân là một phụ nữ 38 tuổi giấu tên sống ở thị trấn Valenciennes, thuộc miền bắc nước Pháp. Hồi tháng 5 qua, cô đã bị một con chó cắn xé nát cả gương mặt, cướp đi của cô cả cái mũi, cặp môi và phần cằm. Kể từ đó về sau, cô hầu như không nói và không nhai được. Điều làm cô đau khổ hơn cả là gương mặt ma chê quỷ hờn của mình. Vậy là cô đã chấp thuận bước vào phòng mổ trong ca phẫu thuật lịch sử này sau một khoảng thời gian dài nói chuyện với bác sĩ tâm lý.

Tất cả mô, cơ, động mạch, tĩnh mạch, da cần thiết cho ca cấy ghép đều lấy từ một người hiến đã chết não. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cấy ghép, da được lấy từ mặt của người khác chứ không phải từ chính bệnh nhân. Theo lời các bác sĩ thì bệnh nhân đang trong tình trạng sức khỏe tuyệt vời và các chỗ cấy ghép trông rất hoàn hảo. Tin tức này đang mang lại hy vọng có một cuộc sống bình thường cho không biết bao nhiêu con người đang phải sống với một gương mặt dị dạng, chẳng hạn những bệnh nhân bị bỏng nặng.

Khó khăn chất chồng

Một trong những lo ngại về mặt kỹ thuật lớn nhất trong cuộc cấy ghép là cơ thể bệnh nhân không chấp nhận các "vật thể lạ" vừa được "dán" vào. Cứ mỗi 2 giờ, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra xem máu lưu thông trong các "vật thể lạ" có bình thường hay không và có hòa vào dòng lưu thông trong cả cơ thể hay không. Và cũng vì thế, lúc này chưa thể nói là ca phẫu thuật đã thành công. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó thất bại ? Gương mặt của bệnh nhân sẽ ra sao ? Không thể dự đoán được vào lúc này. Rủi ro là quá lớn.

Giới chuyên môn cũng cảnh báo khuynh hướng có rất nhiều máu vón cục bên trong các mạch máu mới được ghép vào mặt và thuốc ức chế miễn dịch có thể vô hiệu. Nguy cơ ung thư cũng gia tăng vì bệnh nhân sẽ phải uống thuốc ức chế miễn dịch liều cao trong suốt cuộc đời.

Giống y chang người chết ?

Không hẳn thế vì đặc điểm nét mặt của từng người không chỉ do hình dạng mắt, mũi, miệng quy định mà còn bởi khung xương của họ. Chính vì thế, ngay cả trong trường hợp cấy ghép cả gương mặt, bệnh nhân cũng không thể nào trông giống y chang như người hiến. Các cuộc dựng hình trên máy tính đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, cũng không thể nào nói rằng gương mặt bệnh nhân không giống với người hiến, nhất là trong trường hợp ghép cả gương mặt. Đây chính là trở ngại đầu tiên dẫn đến các ý kiến chống đối kịch liệt việc ghép mặt. Hãy thử tưởng tượng cuộc chạm trán giữa một ông chồng đau khổ với người phụ nữ khác mang gương mặt của người vợ quá cố.

Ngoài ra, một trở ngại khác còn khó chấp nhận hơn. Đặt trường hợp người thân của bạn đang nằm trong phòng săn sóc đặc biệt của bệnh viện. Chính bạn phải là người ký vào giấy đồng ý cho bác sĩ cắt gương mặt của người thân trước khi rút ống oxy ra ngoài. Và rất có thể, người thân của bạn vẫn còn đang thở. Việc ghép mặt chỉ có thể thực hiện được khi các bộ phận được lấy lúc tim người hiến vẫn còn đang đập. Đối với bản thân người được ghép, sẽ cũng không dễ dàng để họ chấp nhận mình không còn giống mình nữa mà giống một người đã quá cố. (BBC, NewScientist)

http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/ghep_matnguoi.htm

 


Vào mạng: 2-12-2005

Trở về mục "Phật giáo và Khoa học"

Đầu trang