Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Quan hỆ giỮa Nho giáo và PhẬt giáo Ở ViỆt Nam

 

(Trong cuộc hội thảo khoa học về "Nho giáo ở Việt Nam" do trường Ðại học Harvard phối hợp với trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM tổ chức, từ ngày 18-20 tháng 7-2001 tại TP. HCM, nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi đã trình bày tham luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam. Xin trích giới thiệu với bạn đọc phần thứ hai của tham luận)

 ... Nho giáo đến Việt Nam vào thời Bắc thuộc, tất nhiên nó đóng vai trò hệ tư tưởng thống trị và có tác dụng củng cố quyền thống trị của người Hán ở Giao Châu thời bấy giờ. Sức mạnh về quân sự, một chế độ thống trị chính trị kéo dài hàng nghìn năm, eộng với một nền văn hóa Nho, Lão có truyền thống lâu đời khíến cho dân tộc Việt thời bấy giờ có nguy cơ đồng hóa và Hán hóa, như một số bộ tộc người Việt ở Quảng Ðông và Quảng Tây đã bị Hán hóa vậy. 

Tôi xin nhắc lại, Nho giáo là một hệ tư tưởng chính trị-tôn giáo đứng đầu là vua Trung Quốc cai trị thiên hạ theo mệnh Trời. Khái niệm thiên hạ ở đây bao quát cả người Hán và người phi Hán, mà sách Trung Quốc thường gọi thời bấy giờ là Di Ðịch. Phật giáo đến Trung Quốc theo con đường tơ lụa Trung Á, có thể là khoảng cùng một thời với Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo đường biển. Tôi dùng từ có thểkhoảng bởi lẽ không có sử liệu ghi chép rõ ràng về vấn đề này. 

Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam đề cập đến (như Nguyễn Lang, Hà Văn Tấn, Lê Mạnh Thát...) ở đây tôi không bàn lại. 

Phật giáo là lực đối trọng, tuy đến từ xa nhưng rất mạnh lại đặc thù

·         Trước hết Phật giáo xuất phát từ Ấn Ðộ như là một trung tâm văn hóa hàng đầu của thế giới cổ đại, có liên hệ trực tiếp với trung tâm văn hóa cổ đại Hy Lạp-La Mã, Lưỡng Hà và Ai Cập. 

·         Phật giáo là một tôn giáo, một hệ triết học có tầm cỡ thế giới từ thế kỷ III trước Công nguyên, sau khi Hoàng đế Asoka (triều đại Maurya-Khổng Tước) gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các nước ngoài (kể cả một phái đoàn đến vùng hiện nay là bán đảo Ðông Dương, và lúc bấy giờ gọi là Suvannabhumi Ðất xứ của Vàng). Trong khi đó, Nho giáo chủ yếu chỉ là hệ tư tưởng-tôn giáo của dân tộc Ðại Hán. 

·      Từ thế kỷ IV đến đầu thế kỷ IX Phật giáo trên thực tế đã trở thành một tôn giáo, một hệ tư tưởng ngự trị khắp vùng Ðông á, hầu như cả châu á, ngoại trừ Xi-bê-ri và Trung Cận Ðông. Hàng loạt Tăng sĩ Ðông á đã đến Ấn Ðộ cầu pháp, hoặc theo con đường biển, hoặc theo con đường bộ xuyên Trung Á. Sử liệu thống kê giữa những thế kỷ thứ IV và thứ IX có tới 200 Tăng sĩ, chủ yếu là người Trung Hoa, đã đến Ấn Ðộ theo nhiều đợt. Trong số Tăng sĩ trên, có cả người Triều Tiên (5 người) và người Việt Nam (trong đó có sư Ðại Thặng Ðăng, người Thanh Hóa). 

Tuy nhiên, đó là một lực đối trọng rất đặc thù , vì khác với Nho giáo thường hẹp hòi, cố chấp, Phật giáo không bao giờ có tư tưởng độc tôn, đối với các tôn giáo khác và hệ tư tưởng khác, Phật giáo bao giờ cũng tỏ thái độ kính trọng, hợp tác, đoàn kết, tuy là không bao giờ hành xử trái ngược với tinh thần giải thoát và hỷ xả của đạo.

 Ở Việt Nam, thái độ bao dung của đạo Phật thấy rõ:

 ·         Trong các sự kiện như đời nhà Lý, các ông vua sùng đạo Phật như Lý Thánh Tông, đã cho thành lập Văn Miếu, tạc tượng Chu Công và Khổng Tử để thờ, mở các khoa thi tam giáo để tuyển chọn nhân tài.

 ·         Các triều đại Phật giáo đời Lý và Trần đều trọng dụng Nho sĩ, như các ông Tô Hiến Thành, Lê Văn Thịnh, Chu Văn An, Mạc Ðĩnh Chi.

 Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trên đây, tuy Phật giáo Việt Nam ngay dưới các tnều đại Phật giáo như Lý-Trần tôn trọng đạo Nho và trọng dụng Nho sĩ, thế nhưng đường lối trị nước, an dân, bảo vệ độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc thì lại thấm đượm tinh thần Phật giáo: bình đẳng, dân chủ, từ bi, hỷ xả v.v... Sau đây là một vài chứng cứ nổi bật: 

 

Những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam

Sư Vạn Hạnh từng phục vụ các triều Ðinh, Tiền Lê, nhưng đã không ngại chủ trương thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lý. Bởi vì, trước họa xâm lăng của nhà Tống mà một cánh quân xâm lược đã vào Lạng Sơn, ông nhận thấy triều đại Tiền Lê không còn thích hợp nữa, cho nên sư đã cùng với Ðào Cam Mộc phò Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều đại Phật giáo nhà Lý (không phải ngu trung). 

Lý Công Uẩn mới lên ngôi, đã cho mở cừa các nhà tù, thả các tội nhân, đồng thời cho đốt bỏ hình cụ.  

Nhà Lý cũng như nhà Trần để có thể đảm bảo kháng chiến thắng lợi chống mọi cuộc xâm lăng liên tiếp của phương Bắc, đã triệt để và nhất quán áp dụng chính sách đoàn kết dân tộc và đoàn kết toàn dân (chứng cớ: Bài thơ “Vận nước” của Thiền sư Pháp Thuận, chính sách khoan dung của nhà Lý đối với họ Nùng ở Việt Nam, các hội nghị Diên Hồng và Bình Than đời Trần, việc vua Trần gả cháu gái Huyền Trân cho vua Chiêm v.v...) 

Tuy Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Ðộ, thế nhưng Phật giáo Việt Nam không mất thời giờ vào cái tệ tư biện siêu hình và mộng mơ như Phật giáo Ấn Ðộ (đặc biệt là từ thế kỷ IV trở đi ) 1. Vì dân tộc Việt Nam không thể mộng mơ trước họa xâm lăng thường trực của phong kiến Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam có đầu óc thực tiễn, và giúp cho các ông vua Phật tử đời Lý và đời Trần có đầu óc thực tiễn đó, thì mới có thể thường xuyên cả nh giác phòng bị, bảo vệ được nền độc lập chính trị của Tổ quốc. 

Tuy Phật giáo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo T'rung Hoa và nền văn hóa Nho giáo của Trung Hoa, thế nhưng Phật giáo không tán thành quan điểm thiên mệnh, và cho rằng vua cai trị dân là theo ý dân (lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình : Trần Thái Tông trong cuốn “Thiền Tông Chỉ Nam”), đồng thời nhà vua ở cương vị lãnh đạo phải thực hành đạo đức vô ngã v.v... 

 

Phản ứng chống Nho giáo của Phật giáo Việt Nam

Phản ứng mạnh nhất chống Nho giáo là cuốn Lý Hoặc Luận mà tác giả Mâu Tử 2 lại là một người Hán ở Giao Châu. Có thể nói đó là một người Hán đã Việt hóa, một Nho sĩ chính thống và uyên bác, nhưng về sau lại theo Ðạo Phật, điều này cho thấy ảnh hướng sâu đậm của Phật giáo đối với trí thức Trung Quốc vào cuối đời Hán, khi mà nhà Hán bắt đầu suy tàn, kèm theo là sự mất uy tín của văn hóa truyề n thống Trung Quốc vốn là chỗ dựa của chính quyền thống trị về mặt tư tưởng hệ. 

Trong 37 câu vấn nạn và trả lời là nội dung cuốn Lý Hoặc Luận, chỉ có 5 câu đầu nói về Phật và Phật giáo, 7 câu sau cùng về Lão Tử và Lão giáo, 25 câu còn lại là những câu Nho gia vấn nạn Phật gìáo và Mâu Tử trả lời. Kết cấu cuốn Lý Hoặc Luận cho thấy thời bấy giờ Phật giáo là đối tượng công kích chính của Nho gia; nhưng Nho gia cũng là đối tượng phản bác chính của Phật giáo. 

Nói chung, cái sai trong thái độ phê phán của Nho gia đối với Phật giáo là bao giờ cũng lấy Nho gia làm chuẩn mực của chân lý, tuy rằng Phật giáo không công nhận chuẩn mực đó, cho nên Mâu Tử khi trả lời đã ví Phật giáo như mặt trời giữa trưa, Nho giáo như đuốc sáng, Phật giáo như phượng hoàng, như núi Thái Sơn, như sông Trường Giang, còn Nho giáo thì như chim sẻ, như gò đống, như ngòi lạch v.v... 

Có thể nói toàn bộ lời phê phán của Nho gia trong cuốn Lý Hoặc Luận đều phạm sai lầm chủ quan ấy, cái sai lầm mà lô-gíc học Phật giáo hay Nhân minh học Phật giáo gọi là Sở y bất thành nghĩa là chỗ dựa để lập luận là không vững, bất thành. Ðó là loại câu chất vấn như Nho giáo trọng kiệm ước, vì sao đạo Phật lại đề cao sự bố thí (điều 17), Nho gia xem như không có con nối dõi tông đường là đại bất hiếu, sao Tăng sĩ lại không có vợ. Nho gia không bàn chuyện chết và quỷ thần nhưng đạo Phật lại bàn đến chuyện chết và quỷ thần. Thậm chí, ngay khi Nho gia dẫn chứng ở Giao Châu thời bấy giờ có Tăng sĩ rượu chè, có vợ con, mua rẻ bán đắt, làm chuyện dối trá, sao gọi đạo Phật là coi trọng giới luật được và sống đạo đức? Tuy trong lời phê phán này, chỗ dựa của Nho gia là thực tế có thật nhưng vấn đề là thực tế nào, nếu đó chỉ là thực tế cá biệt, số ít, không phải là tiêu biểu thì dựa vào thực tế một vài người mà phê phán chung cả một đạo cũng là một sai trái về biện luận lôgíc. 

Một phản ứng mạnh mẽ khác chống Nho giáo là của Khương Tăng Hội, một Tăng sĩ Trung Á nhưng sinh ra và lớn lên và tu học Phật pháp, thành đạt ở Giao Châu (200-280). Năm 247, Tăng Hội đến Kiến Nghiệp, thuộc Ðông Ngô, dưới triều đại của Ngô Tôn Quyền, ông dịch nhiều kinh Phật và biên soạn cuốn sách nhan đề Lục Ðộ Tập Kinh phản ánh thái độ phê phán Nho giáo và bênh vực đề cao Phật giáo.

Học giả Lê Mạnh Thát trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I chương 5 về Khương Tăng Hội đã trích đẫn các câu của Tăng Hội viết trong Lục Ðộ Tập Kinh như: “Tôi ở đời đã lâu thấy Nho gia không bằng Phật tử” (trang 341). 

“Phật giáo đề cập đến nhiều vấn đề mà Nho giáo không nói tới. Nho giáo là một hệ tư tưởng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, còn nhiều mắc mứu. Chỉ có Phật giáo là hoàn chỉnh và đầy đủ, giải đáp được hết mắc mứu của mọi người”(sách đã dẫn cùng trang). 

 

Thái độ của trí thức Việt Nam đối với Khổng giáo cách tân đời Tống

Hiện nay, có một số người muốn đề cao họ Trình, họ Chu đời Tống  trong việc khởi xướng phong trào Khổng giáo cách tân, đem lại sự ổn định cho xã hội Trung Hoa trong hàng nhiều thế kỷ, trước khi phong trào đó bị sụp đổ vì các cuộc xâm lược liên tiếp của quân Anh, quân Pháp và Liên quân Ðồng Minh. 

Chỗ yếu và ehỗ mạnh của thiết chế Khổng giáo cách tân cũng là một. Cấu kết với chính quyền, nó tạo ra sự độc tôn của Khổng giáo, một sự nhất trí hình thức và giả tạo về tư tưởng hệ. Muốn thi đỗ ra làm quan, có chức có phận thì phải làm bài thi theo nhận thức khuôn mẫu của họ Chu, họ Trình, nếu không bị đánh hỏng . Không có chức, có phận thì nói gì đến ảnh hưởng tới đất nước, tới quốc gia? 

Ðộc tôn Nho giáo dẫn tới làm cho Nho gìáo thoáì hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ còn là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Ổn định là sức mạnh, nhưng cường điệu sự ổn định thành ra trì trệ; thì lại là chỗ yếu. Thống nhất vốn là chỗ mạnh, nhưng cường điệu sự thống nhất thành ra khuôn sáo, hình thức, không còn sáng tạo nữa, mất nhạy bén với cuộc sống thì lại là chỗ yếu. Tất cả những tệ hại này của Khổng giáo cách tân và độc tôn đã bị phong trào Ngũ Tứ đả kích kịch liệt, không cần bàn thêm nữa. Ấy thế mà bây giờ vẫn có người muốn đề cao Khổng giáo cách tân như là ngọn nguồn của cáe con rồng châu á thì cũng thật lạ kỳ . 

Chúng ta đặt câu hỏi, Khổng giáo cách tân, chớm nở vào cuối đời Ðường và cực thịnh vào đời Tống với hai họ Chu, Trình có trách nhiệm gì không trong sự kiện hai lần cả nước Trung Quốc bị những dân tộc phi Hán là nhà Nguyên và nhà Thanh đô hộ, thống trị... những dân tộc phi Hán mà tổng cộng lại, dân số chỉ bằng khoảng 1/24 của dân số người Hán? 

Người Việt chúng ta cũng học Tống nho, cũng học Khổng giáo cách tân, nhưng may sao chỉ học một nửa. Cho nên, Nguyên Mông, lật đổ nhà Tống thống trị Trung Quốc và 1/2 thế giới mà cả ba lần đánh ta đều bị quân dân nhà Trần đánh cho đại bại. Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, thống trị Trung Quốc rồi đem 20 vạn binh sang đánh ta cũng bị Nguyễn Huệ đánh cho kinh hồn tán đởm. 

Nhưng đó chỉ mới là chiến thắng quân sự, mà cũng là nhờ hồn thiêng sông núi, kết tinh lại trong những anh hùng như Trần Hưng Ðạo và Nguyễn Huệ, đã  biết phát huy cao độ tinh thần tự cường dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Nhưng còn về mặt văn hóa? 

Sự xâm lược về quân sự bị chặn đứng và đẩy lùi, nhưng sự xâm lược về văn hóa vẫn tiếp tục, lặng lẽ mà kiên trì, cái đó mới đáng sợ. Trong một thế giới và xã hộì sôì động, với những phát minh khoa học có tính cách mạng làm đảo lộn biết bao khái niệm truyền thống tưởng chừng bất di dịch như núi Thái Sơn thế mà Khổng giáo cách tân lại cung cấp cho chúng ta mô hình một nền văn hóa tĩnh, đòi phục hồi những giá trị đạo đức thời Lưỡng Hán, đề cao tam cương, ngũ thường như là một thiết chế cố định, hợp với thiên mệnh... tôi nói cái chết, cái nguy hạí của Khồng giáo cách tân chính là ở chỗ đó.  

Giặc đến ngoài ngõ mà trong nhà như là không hay, từng lớp hủ Nho thi đua ngâm vịnh, tán tụng Nghiêu Thuấn và Khổng Tữ, rồi lại mong chờ thiên binh của Thiên triều qua giúp để đánh đuổi bọn bạch quỷ đi. Francis Garnier với 175 quân đã hạ dễ dàng thành Hà Nội, trong khi 70 vạn quân Nguyên phải bó tay trước sự kháng cự ngoan cường của Trần Hưng Ðạo và quân dân nhà Trần. Cùng là người Việt cả , sao mà khác nhau đến thế. Tôi nghĩ: Di hại của Tống Nho thực đáng sợ là vậy. 

Sau này cụ Phan Chu Trinh, kết án chế độ khoa cử và Hán học, Hán tự không phải là không có lý do. Thậm chí ông viết bài “Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc”, nghĩa là không bỏ chữ Hán, sẽ không đủ để cứu nước Nam. Tất nhiên, cụ Phan không ghét gì Hán tự, thế nhưng cái học khoa cừ, tầm chương trích cú, nhồi nét vào đầu chữ nghĩa của thánh hìền, rập khuôn theo Tống Nho thì thật là tệ hại.  

Cụ Phan không thích thú Tống Nho nhưng lại đề cao đạo Phật. Cụ viết: “Nay bà con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy Quân Nguyên thắng cả Á và Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến nước ta thì bại tẩu. Nào bị cướp giáo ở Chương Dương đô, nào bị bắt trói ở Bạch Ðằng, như vậy chẳng phải nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư ? (Ðông kinh nghĩa thục-Nguyễn Hiến Lê, Lá Bối, 1974-chuyển dẫn từ Việt Nam Phật giáo sử luận, quyển III). 

Cụ Phan Khôi bình luận về tình hình chính trị so sánh bên Trung Quốc và bên ta, cũng đồng ý như cụ Phan Chu Trinh:

“Xưa nay, bên Tàu, quốc thể có hai lần hèn yếu nhất, bị lũ mọi rợ phương Bắc vào đè đầu: lần trước vào thời kỳ Tấn Lục Triều, là kết quả của sự sùng thượng Lão Trang, lần sau vào thời kỳ Tống, Minh thì là kết quả của cuộc vận động Lý học. Còn Phật giáo thì theo lịch sử chẳng khi nào gây ra sự hèn yếu cả. 

Ở nước ta cũng vậy, vào thời nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chủa chiền khắp nơi, nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như hồi Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất là cái thời đạo Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lý, nhà Trần mạnh lắm, dân khí còn hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng mạnh lắm. Không ai cãi được. Nó đã làm bằng chứng cho Phật giáo: không phải là một thứ thuốc phiện làm mòn yếu con người”. (Báo Tiếng Chuông Sớm số 9, ngày 12-10-1935- chuyển dẫn từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập III, trang 29).

           Tôi nghĩ những trích dẫn trên đầy đủ cho chúng ta thấm thía tất cả cái tệ hại của lối học khoa cử mà phái Tống Nho và phong trào Khổng giáo cách tân truyền sang cho ta. Học giả Ðào Duy Anh đã có nhận định rất xác đáng về di hại của Tống Nho đối với từng lớp gọi là sĩ phu nước ta như sau:

 “Chế độ khoa cử thế ấy thì phải sinh ra phương pháp giáo dục thế kia là lẽ tất nhiên. Học như vậy thì học trò chỉ chăm học thuộc lòng một số ít sách kể trên (Ðào Duy Anh muốn nói Tứ Thư, Ngũ Kinh và Bắc Sử tức là sử Trung Hoa, không phải sử Việt Nam-MC), và chăm lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, viết chữ cho tử tế, một ý tứ có thể điền ra năm, bảy cách miễn là lời văn cho bóng bẩy mà ý tứ dù là cặn bã của Tống Nho cũng không cần gì. Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đã trở thành một thiên tính của dân tộc ta. Với cách giáo dục ấy, thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhạt đi, huống gì những người tư chất tầm thường. Thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách vậy”. (Ðào Duy Anh–Chữ Nôm. NXB Khoa học Xã hội, 1975, tr. 260, chuyển từ cuốn Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Ðông Á. Vĩnh Sinh, tr. 159).

 Tác hại của phong trào Khổng giáo cách tân tại Việt Nam, đã dẫn tới  sự trì trệ yếu kém của triều Nguyễn, và đó cũng là một nguyên nhân chính để phương Tây đô hộ. Nếu ôn lại Phật giáo đời Lý Trần và những phê phán kịch liệt về Tống Nho của cụ Phan Chu Trinh và Ðào Duy Anh, chúng ta sẽ thấy rõ luận điểm nói trên.

 Chú thích:

1.  Năm 1190. một toán 200 kỵ binh đặc công của Hồi giáo từ Tây Ấn dưới sự chỉ huy cũa tướng Mahmud đã mở một cuộc tấn công chớp nhoáng táo bạo  vào thủ đô Bihar của triều đại Semas xứ Bengan, sau đó đốt phá và san bằng trường Ðại học Phật giáo Nalanda, chêm giết Tăng Sĩ và dân chúng nhiều không kể xiết.

2.   Mâu Tử là người Thương Ngô ( tức là Quảng Tây hiện nay) sinh vào các năm 165- 170 Tây lịch.


(Chân thành cảm ơn cư sĩ Mỹ đã đánh máy lại từ Tạp chí Xưa và Nay số 100, tháng 9-2001)

 


Cập nhật: 17-10-2001

Trở về mục "Đối thoại"

Đầu trang