Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Vài vấn đề dùng chữ Pàli trên mạng Internet

1) Cũng như chữ Việt, các ký tự Pàli không có một tiêu chuẩn thống nhất, và từ đó đã có nhiều khó khăn khi trình bày các kinh sách có chữ Pàli trên mạng Internet.

2) Từ vài năm qua, tiêu chuẩn ký tự UNICODE đã càng ngày càng trở nên phổ thông, trong đó có bao gồm các ký tự Việt và Phạn (Pàli & Sanskrit). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có được các bộ phông (font) chữ rõ ràng và đẹp mắt để trình bày các tài liệu Việt Phạn.

3) Cho đến nay, các tài liệu Phật giáo trên mạng Internet thường dùng một trong các cách sau đây để trình bày các chữ Phạn:

3.a) Dùng một loại phông Pàli đặc biệt, và chỉ định người dùng phải có sẵn phông nầy trong máy tính. Nếu không, thì không thể đọc được các chữ Pàli đó . Theo cách nầy, có một số học giả dùng Norman Times, một số dùng CS-X Times, một số dùng Indic-Times, một số dùng VRI-Times, v.v... Còn các nhóm Nam Tông VN thì đa số là dùng VNI-Pali Century (do Sư Pháp Chất chế) hoặc VZ-Times (của Như Lai Thiền Viện, Mỹ).

Vì không thống nhất, nên cách nầy đã gây rất nhiều khó khăn cho người dùng, nhất là khi phải hoán chuyển và hòa nhập các văn bản từ nhiều nguồn gốc khác nhau .

3.b) Cho các tài liệu Phật học phổ thông, không xen nhiều chữ Pàli, cách đơn giản nhất là không dùng các dấu Pàli đặc biệt nào, mà chỉ dùng các ký tự chữ Anh, và dấu huyền cho các nguyên âm dài .

Thí dụ:  

thì chỉ viết đơn giản là: santhànàpannatti

Cách nầy là đơn giản và gọn nhất, thích hợp cho các sách nhắm đến đại chúng phổ thông, không cần phải viết chữ Pàli cho chính xác, mà chỉ cần giúp cho họ có những khái niệm tổng quát là được.

 

3.c) Trong các văn bản, thư từ trao đổi bán chính thức trên mạng Internet, nhà xuất bản Pali Text Society cũng như một số giáo sư đại học đã dùng một quy ước Pali-Internet giả tạm để trình bày các dấu Pàli như sau:

pali-sans.gif (2720 bytes)

Theo như thí dụ chữ Pàli ở trên, thì sẽ trình bày là: sa.n.thaanaapa~n~natti

Cách nầy có điều lợi là không cần phải có một phông chữ Pàli nào, chỉ dùng các phím gõ căn bản trên bàn máy là có thể diễn đạt chính xác các ký tự Pàli, theo qui ước nêu trên.

Mặc dù rất phổ thông trong giới học giả và sinh viên Âu Mỹ trên mạng Internet, hình như chư Tăng Nam Tông và Phật tử Việt Nam vẫn chưa quen với cách nầy. Lúc trước, tôi có thử áp dụng cách nầy trong quyển Nghi thức Tụng niệm và các quyển sách về Luật và về Vi Diệu Pháp, nhưng có một vài vị độc giả than phiền rằng không đọc được các chữ Pàli . Có lẽ họ không hiểu được qui ước giả định nêu trên.

Cần ghi nhận rằng đây chỉ là 1 qui ước tạm thời để trình bày các ký tự Pàli trong khi chờ đợi một phông chữ thống nhất và phổ cập.

3.d) Bây giờ, chúng ta tạm thời có được phông chữ Unicode cho chữ Việt và chữ Pàli: do anh Chân Nguyên chế tạo (CN-Times) và do Sư Minh Tịnh chế tạo . Mặc dù chúng chưa hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ cố gắng dùng các phông Unicode nầy trong các quyển kinh sách trong tương lai, bắt đầu là các tài liệu về Vi Diệu Pháp và quyển tự điển Pàli .

(Tuy nhiên, trong các quyển sách Phật học cho đại chúng, tôi sẽ tiếp tục dùng cách đơn giản hóa như đã trình bày ở phần 3.b nêu trên).

Kính,
Bình Anson
12-05-2002

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/PalitrenInternet.htm

 


Vào mạng: 1-6-2002

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang