Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Giới thiệu một số sách Phật học bằng tiếng Anh
Phật-Điển Hành-Tư

1. SKILTON, ANDREW. A CONCISE HISTORY OF BUDDHISM. Delhi: M. Banarsidass, 1998.

Andrew Skilton là một học giả vừa là một Phật tử thuần thành với pháp danh là Sthiramati (An Huệ), tên tuổi của một luận sư Duy thức vĩ đại sánh ngang hàng với Thế Thân (Vasubandhu) ở thế kỷ 4-5sdl. Đã có nhiều sách viết về lịch sử đại cương Phật giáo, tuy nhiên đây là một tác phẩm có thể được xem là lý tưởng nhất, giải thích sự phát triển của các nguyên lý căn bản của đạo Phật trong suốt lịch trình 2500 năm và những diễn biến ý nghĩa của chúng theo thời gian tại nơi nguyên quán Ấn Độ, rồi truyền sang khắp Á châu, từ cực Bắc Mông Cổ đến tận phương Nam là Tích Lan, từ cực Đông Nhật Bản đến vùng phương Tây Trung Á.

Alan Sponberg, giáo sư Triết học và Tôn giáo Á châu của Đại học Montana cho đây là một tác phẩm học thuật hiện đại rất có giá trị khi sánh với các sách cùng đề tài đã xuất bản trước. Sách gồm 264 trang, ngoài nội dung được đánh giá như trên, còn gồm nhiều bản đồ vạch rõ những con đường phát triển của đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ, một sách dẫn và một thư tịch có thể nói là rất súc tích.

 

2. LITERARY HISTORY OF SANSKRIT BUDDHISM (Lịch sử văn học Phật giáo hệ Phạn văn). Edited by J. K. Nariman. Xuất bản năm 1923, tái bản 1992. 393 trang.

Văn học Phật giáo hệ Sanskrit bao gồm rất nhiều kinh văn từ thời cổ xưa vốn được tôn sùng như bao nhiêu kinh văn hệ Pàli khác. Tuy nhiên, trong khi Phật văn hệ Pàli được nghiên cứu thật nghiêm túc và hăng say, thì văn hệ Phạn ngữ vẫn còn bị nghi ngờ là không chính thống, đưa đến kết quả là vẫn chưa có một lịch sử phát triển về văn học Phật giáo hệ Phạn ngữ có hệ thống được thành hình. Sách đây là một công trình cố gắng liên kết bổ sung kiến thức của độc giả về nền văn học này.

Sách chi làm 13 chương, nghiên cứu về niên đại và tư tưởng phát vây quanh các tác phẩm của Mã Minh (Asvaghosa), Long Thọ (Nagajuna), Thánh Đề Bà (Aryadeva, đệ tử Long Thọ), Vô Trước (Asanga), Thế Thân (Vasubandhu) và các Phật luận gia khác thời cổ và trung đại. Giá trị của sách này là đã tận dụng hết mọi nguồn tư liệu, Tây Tạng, Trung Hoa, và Nhật ngữ, và những công trình phê bình dịch giải của các học giả lớn như Moriz Winternitz (A History of Indian Litarature), Sylvain Levi (Mahàyànasùtralankàrabhàsya: Exposé de là Doctrine du Grand Vehicule selon le Système Yogàcàra), Eøtienne Lamotte (Histoire du Boudhisme Indien), v.v…

 

3. INCLUDEPICTURE \d\z "Scholarly Booksfiles/circlogo.gif" SCHOLARLY BODOKS ON BUDDHIST ETHICS AND ETHICS-RELATED TOPICS PUBLISHED IN THE 1990s, do Charles Prebish và Damien Keown tập thành để đăng trên tạp chí Journal of Buddhist Ethics. Thư tịch về các sách thuộc bộ môn "Đạo đức" và các bộ môn liên hệ sẽ được thường xuyên cập nhật hóa, đưa lên mạng điện tử của tạp chí, nơi phần "Nguồn tư liệu" (Resources) trong hồ sơ booklst.txt. Độc giả có thể theo dõi các sách cập nhật với email: <d.keown@gold.ac.uk> hoặc <csp1@psuvm.psu.edu>. Thư tịch các sách này được Charles Prebish và giữ bản quyền năm 1995.

Sau đây là một vài tựa sách và tóm lược nội dung để giới thiệu cùng độc giả.

Batchelor, Martine and Brown, Kerry (eds). BUDDHISM AND ECOLOGY, London: Cassell, 1992.

Trong sách này, Phật tử từ các nước Nhật Bản, Thái Lan, Tích Lan, Việt Nam, Tây Tạng và các nước Tây phương trình bày những phương pháp họ ứng dụng khi tiếp cận với vấn đề môi sinh, những vấn đề xã hội, thiên nhiên v.v…, và những hoạt động thiết thực mà giáo lý Phật giáo trực diện và đề nghị giải quyết. Những chuyện được kể, hình ảnh và các bài thơ đã thể hiện được tinh thần Phật giáo đối với đề tài này.

Fu, Charles Wei-Hsun and Sandra Wawrytko (eds). BUDDHIST ETHICS AND MODERN SOCIETY : A SYMPOSIUM (Westport, Ct.: Greenwood Press, 1991).

Sách này gồm 29 bài thuyết trình tại đệ nhất Đại hội Quốc tế Phật giáo do Hội Phật giáo Trung Hoa (Chung-Hwa International Conference on Buddhism) tổ chức tại Đài Bắc, vào năm 1990. Hơn một trăm học giả, từ những tín ngưỡng cá nhân và chuyên ngành khác nhau, duy chỉ cùng chung một thích thú về đề tài "Đạo đức Phật giáo và xã hội mới", đã quy tụ về tham dự đại hội này, và cùng một niềm tin rằng "tham luận thuần túy học thuật về đạo Phật không làm giảm hoại đức tin tín ngưỡng của tôn giáo này".

Các bài thuyết trình chia làm 3 phần: Hán ngữ, Nhật ngữ và Tây phương ngữ. Phần I, là chương "Quá khứ: Cội nguồn truyền thống", gồm 9 bài. Phần II, chương "Hiện tại: Những vấn đề thiết thực" gồm 15 bài. Phần III, chương "Tương lai: Đạo đức Phật giáo trong thế giới đa sự". Sách gồm một liệt dẫn ngữ từ (glossary), một sách dẫn, và một bản tiểu sử của các thuyết trình viên.

Keown, Damien. THE NATURE OF BUDDHIST ETHICS. New York: St. Martin's Press; London: Macmillan, 1992.

Sách khảo sát những dữ kiện trong các kinh văn Nguyên thủy và Bắc tông để lập thành một kiểu mẫu theo đó các vấn đề đạo đức trong Phật giáo có thể được Tây phương thông hiểu. Thuyết "Vị kỷ" không được chấp nhận, và học thuyết của Aristote được xem như là gần nhất với Phật giáo. Sách đề nghị rằng Tây phương có thể hiểu cứu cánh Phật giáo như là một hạnh đức thông linh thuần lý (teleological virtue ethic) theo đó, Niết bàn là kết quả của một tiến trình tu tập thăng hoa. Tiến trình thăng hoa này bao gồm hai phần: trí tuệ (Prajnõnà) và từ bi (Karunà), nói theo danh từ Tây phương là minh kiến (intellect) và tình cảm (emotions).

Kraft, Kenneth (ed.) INER PEACE, WORK PEACE: ESSAYS ON BUDDHISM AND NONVIOLENCE. Albany: State University of New York Press, 1992.

"Phật giáo nhập thế" là một đề tài vô cùng quan trọng đối với Phật giáo trong thập niên 90'. Hứng khởi qua sự đoạt giải Nobel Hòa bình của đức Đạt Lai Lạt Ma, K, Kraft và các đồng sự bắt đầu tìm hiểu và đánh giá lại quan niệm cổ đại, cho là Phật giáo chỉ chú trọng đến sự giải thoát cá nhân mà không chú ý đến những vấn đề liên quan đến xã hội.

Kraft, ngoài viết lời giới thiệu và liệt dẫn những thí dụ linh hoạt trong các kinh văn, còn viết "Tương lai cho một nền Phật giáo nhập thế" (Prospects for a Socially Engaged Buddhism), một trong tám bài tham luận trong tập sách này. Luis Gomez viết về "Bất bạo động và quan niệm về Ngã trong Phật giáo sơ thời" (Nonviolence and the Seft in Early Buddhism Buddhism). Trong khi đó, Christopher Chapple bàn đến "Bất hại đối với thú vật trong Phật giáo" (Nonviolence to Animals in Buddhism); Donald Swearer về "Những thí dụ về Bất bạo động trong Phật giáo Nguyên thủy" (Exemphars of Nonviolence in Theravada Buddhism); Robert Thurman về "Tây Tạng về giáo binh Hòa bình" (Tibet and the Monastic Army of Peace); Cynthie Eller về "Ảnh hưởng của Ki-tô giáo đối với Bất bạo động Phật giáo tại Tây phương" (The Impact of Christianity on Buddhist Nonviolence in the West); Gene Sharp về "Tranh đấu bất bạo động: một giải đáp tích cực mới" (Nonviolence Struggle: An Effective Alternative); và Sulak Sivaraksa về "Phật giáo và những khuynh hướng quốc tế hiện đại" (Buddhism and Contemporary International Trends).

 

5. Nakasone, Ronald Y. ETHICS OF ENLIGHTENMENT: ESSAYS AND SERMONS IN SEARCH OF A BUDDHIST ETHIC. Freemont, Ca.: Dharma Cloud Publisher, 1990.

Ngoài là một học giả, Ronald Nakasone cũng là một tu sĩ tông Tịnh Độ. Do đó, tư tưởng đạo đức của tác giả này phản ảnh quan điểm hành Bồ tát hạnh (Bodhisattva Dharmàkara). Sách nên nhiều vấn đề được xem là quan thiết trong xã hội hiện đại mà các cộng đồng theo Tịnh Độ tông hiện đang trực diện và cẩn thận tìm cách giải quyết, hay đề nghị những phương cách để giải quyết. Thí dụ như: Đạo đức khoa học (có thể dùng thú vật để thí nghiệm khoa học ?); tự tử vì chán đời; hay tử đạo để bảo vệ chánh pháp; tự nguyện tự tận (euthanesia); và những đề tài tương tự. Sách nêu lên phương cách trong đó những vấn đề đạo đức quan trọng ảnh hưởng đến hạnh cách của cá nhân và của cộng đồng Phật giáo, một đạo từ bi không sát hại sinh mạng, dầu tự nguyện hay không.

 

6. Prebish, Charles (ed.). BUDDHIST ETHICS: A CROSS-CULTURAL APPROACH. Dubuque, lowa: Kendall/Hunt Publishing Company, 1992.

Sách tập hợp 9 bài tiểu luận viết về truyền thống đạo đức trong Phật giáo, bao gồm nhiều quan điểm xuyên văn hóa và xuyên truyền thống; do đó, nhà tập thành (editor) này đã trình bày thành công một duyệt soát về những hình ảnh của đạo đức Phật giáo theo truyền thống cổ xưa cũng như theo tiến bộ hiện đại. Theo đó, sách đáp ứng yêu cầu của cả hai nhóm: học giả chuyên nghiên cứu theo sách vở, nguyên tắc và cộng đồng quần chúng chuyên chú thực tập cho tự thân.

Sách gồm 3 bài tiểu luận theo truyền thống Nguyên thủy của Phra Radaavaramuni, David Little cùng viết với Sumner Twiss, và của Richard Gombrich; một tiểu luận theo truyền thống Đại thừa Ấn Độ của Lal Mani Joshi; một bài về hạnh nguyện Bồ tát theo Phật giáo Tây Tạng; một bài về cuộc sống đạo đức theo Phật giáo Trung Hoa của Kenneth Ch'en; một bài về đạo đức theo nếp sống Thiền tông của James Whitehill; một bài cũng về nếp sống đạo đức của Phật giáo tại Mỹ do chính Charles Prebish viết, và một bài về tư tưởng nhập thế xã hội hóa của Phật giáo theo ý kiến của Ken Jones.

 

7. Schmithausen, Lambert. BUDDHISM VÀ NATURE. Tokyo: The International Institute for Buddhist Studies, 1991. (Studia Philologica Buddhica Occasional Paper Series, volume 7).

Sách này là một tác phẩm trình bày cẩn mật về xuyên suốt, với đầy đủ tư liệu và dữ kiện, về thái độ của Phật giáo đối với thiên nhiên. Ba chương đầu là phần nguyên tác của một bài tiểu luận được thuyết trình vào ngày 26/9/1990 trong một đại hội quốc tế cùng đề tài, bàn về những "Đề thuyết lý thuyết và thực hành" (Programmatic and Theoretical Consideration)"; "Thái độ Phật giáo đối với thiên nhiên" (The Buddhist Attitude Towards Nature); và "Phụ dẫn: Những đề nghị thực tiễn trước hoàn cảnh hiện đại" (Postface - Practical Suggestions for the Present Situation).

Tiếp theo 3 chương này, tác giả quảng diễn thêm 4 chương mới, bàn về "Đạo đức Phật giáo theo truyền thống và đạo đức môi sinh: những phương diện của vấn đề" - (Traditional Buddhist Ethics and Environmental Ethics: Some Problematic Aspects); "Ngũ giới trong khuôn khổ của một cộng đồng cho toàn thể chúng sinh" - The Five Precepts in the Context of a Community of All Living Beings); "Thái độ đặc thù của đạo đức Đại thừa trong tương quan với thái độ thiên nhiên" - (Specific Attitudes of Mahàyàna Ethics in Connection with the Attitude Towards Nature); và "Một vài nhận xét về quan điểm của N. Hakamaya đối với vấn đề "Phật giáo và thiên nhiên" - "Remarks on N. Hakamaya's view on the Problem of Buddhism and Nature". Tác phẩm còn liệt dẫn một thư tịch rất đầy đủ và hữu ích về đề tài này.


(Trích Nguyệt San của Báo Giác Ngộ số 57 & 59. Vi tính: Hải Hạnh)

 


Cập nhật: 1-4-2001

Trở về mục "Điểm sách"

Đầu trang