Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Nghệ thuật thiền họa và vườn cảnh

Nghệ thuật của môn phái Thiền (Zen)  của Nhật dù Thiền Lâm Tế hay Thiền Tào Động, đều có chú trọng đến phần thiền họa và vườn cảnh.Nghệ thuật Thiền đặt nặng về những loại chân dụng, những họa phẩmbằng mực đơn  sơ, thuật viết chữ đẹp (thư  pháp) và những công cụ trực tiếp  hỗ trợ cho việc  hành Thiền, kể luôn  cả nghệ thuật tạonhững vườn  cảnh cát đá nổi  tiếng. Sự chọn lựa  những chủ đề của những thiền  sư và sự nhấn  mạnh về trục giác  cũng như hiểu biết trực tiếp,  dẫn đến một loạt  tác phẩm khác với  những chủ đề củanhững tông  phái khác nhau. Tuy  vậy, mục tiêu chính  của việc tu tập  vẫn giữ sự hoà  hợp giữa  thiền họa,  thư pháp  với tu tập Thiền.Theo  thiền sư  Eido Tai  Shimano, cần  phải phân  biệt thư  pháp(Calligraphy) và thư pháp Thiền  (tiếng Nhật gọi là bokukesi) củacác thiền sư.  Về cơ bản, cả hai đều  thực hiện trên giấy trắng mực đen, có  thêm triện đỏ. Cả hai  đều có bố cục tốt  và cũng đềuđẹp. Thế nhưng, nói chung, nghệ  thuật của các nhà thư pháp không sống động;  trái lại bokukesi  mang sức sống  khác thường, vì  nó được sáng tạo từ công năng "tam muội" (samàdhi) của nhãn quan cácThiền sư. Không  chỉ thế, nó còn có  vẻ đẹp kinh người và  mị lựckinh hồn; do  đó nó trường tồn qua nhiều  thế kỷ. (trích Ngôn ngữ Thiên, thư pháp Thiền).Thư pháp Thiền thường liên hệ với ngôn ngữ Thiền. Ngôn ngữ Thiền, khi chúng ta đọc chúng và cố  hiểu chúng bằng tri thức, dường nhưrất thường là chẳng có ý nghĩa gì. Mặc dù đôi khi chúng được biểuhiện một  cách có luận lý,  chúng cũng có thể  được diễn đạt bằng nghịch lý. các Thiền sư đương nhiên  có lý do xác đáng để diễn tả các thông điệp của mình bằng cách nầy.Hãy tìm hiểu một ví dụ. Ngài  Hoàng Bá (Obaku- 850) nói: "Khắp cả Trung Hoa, chẳng có một Thiền sư".  Thoạt nghe, lời nói có vẻ xấcxược, vì  thời đó có nhiều  Thiền sư danh tiếng  ở Trung Hoa. Thế nhưng, ngài Hoàng Bá chỉ nhấn mạnh:  Không có ai có thể dạy đượcThiền, chỉ  do cá nhân  đạt ngộ. Dùng  ngôn ngữ nghịch  lý nầy đểnhấn mạnh điện đó. Những phương diện khác cũng thế. Thay vì hội hoạ và kiến trúc có một sức mạnh về ngoại diện, nhưng những tác phẩm mang phong cách Thiền đều mang một chức năng khởi động sự phát  triển tâm linh của người tham  dự. Những đề mục thư pháp Thiền  thông thường dựa trên  những sự gợi ý,  những lời hàm súc, ngắn gọn,  có tính phản kích lại, đòi  hỏi người tu tập phải đóng vai trò quan trọng hơn trong  việc tìm kiếm sự chứng ngộ của bản thân.Trong  thiền đường,  cách bài  trí cũng  mang những  giá trị nhất định. Sự quan trọng tại đây là  những bức chân dung của các Tổ sư Thiền,  những ngôi  chùa nổi  bật mang  hình tượng  thuộc về điêu khắc lẫn hội  họa. Chân dung của những vị  thiền sư (Chinzo) đượcdùng như là một biểu tượng của  sự giao cảm giữa thầy và trò. Khicon người đi đến sự giác ngộ, bức  chân dung của vị Tổ sư dùng để minh chứng cụ thể sự liên hệ bằng trực giác giữa hai người. Một trong những  bức chân dung quan trọng nhất  là của ngài Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) vị khai sáng Thiền Tông Trung Quốc mà cuộc đời của Ngài được  viết bằng những huyền thoại. Để  phù hợp với khuynh hướng châm  biếm của phái  Thiền, ngài Bồ  Đề Đạt Ma  thường được miêu tả  một cách hài  hước, một  sự  "đột phá" xa  hơn, dựa trên những phương pháp tu tập của  Phật Giáo truyền thống. Trong thiền họa, kỹ  thuật dùng mực  Tàu một cách  sinh động trên  giấy trắngnhấn mạnh sự  quan trọng về sự hiểu  biết nền tảng của sự  tu tập Thiền đạo. Mực Tàu vốn được dùng  để họa tại Trung Hoa trước kia,đặc biệt  là vào đời Nguyên;  tuy vậy, khi ứng  dụng trong thiềnhoạ Nhật,  đã được thể hiện  những đường nét tự  nhiên, được chút hài hước, vốn là truyền thống hội họa Nhật.Trong cuốn The Method of Zen, vị học giả lỗi lạc Tây Phương về Thiền học R. Herrigel đã viết: Đặc tính của Thiền họa là không gian.Nhưng không gian Thiền họa khong phải là thứ không gian của ngườiTây Phương, với những chiều khác  nhau, thứ môi trường nhất loạt,trong đó  sự vật đứng,  môi trường chung quanh sự vật  và cô lậpchúng với nhau. Thiền họa không có không gian chết, có thể bị dời chỗ, hay bị giới hạn trong những tương quan có thể thấy được giữa các vị trí trái, phải, trên, dưới. Không gian trong Thiền họa mãimãi bất động nhưng lại đang động;  nó dường như đang sống và đangthở; nó không  có hình và trống trải, nhưng  lại là nguồn gốc của mọi hình dáng.  Nó không tên, nhưng lại  là lý do làm cho  mọi sựvật có một  cái tên. Nhờ nó, mọi  vật có một giá trị  tuyệt đối,đều quan trọng  ngang nhau, ý nghĩa ngang nhau,  đều là những đạidiện của dòng sống phổ cập đang tuôn chảy chung quanh chúng. Điềunầy cũng giải thích ý nghĩa sâu xa trong Thiền họa, của sự "để vật thể ra ngoài".  Một bức  Thiền họa bao  hàm những cái "không được gợi  đến" và "không  thể gợi đến".  Họa sĩ Thiền  không kinh hoàng trước khoảng trống (Horror  vacui). Trong khoảng trống vốn là sự vật sống động hơn tất cả.

Thiền sư  Okbong Sunim người Triều  Tiên cũng là một  danh họa đãviết: "Nếu bạn cầm  cọ lên, bạn phải vẽ, phải sơn  đi sửa lại. Khigặp công việc  khó, bạn khắc phục với cố  gắng không ngừng. Sự cố gắng là yếu tố quan trọng trong thiền hoạ. Phải luyện tâm. Hãy để cho tâm yên tĩnh, chăm chú.  Bạn không thể vẽ, nếu tâm của bạn cứ lăng xăng, lo lắng. Tâm cần  yên tĩnh, lắng đọng. Bạn nên lắng tâm ngồi thiền trong giây phút trước  khi bạn bắt đầu vẽ. Nếu tâmyên định, ta không có lý do gì mà không vẽ được cả. Tất cả đều do tâm mà ra.  Tâm là tất cả, cho  nên hội họa cũng là  tâm. Nếu tâm lăng xăng, không lắng đọng, thì tranh vẽ cũng lăng xăng, lộn xộn."Vạn pháp tụ  về một pháp" nằm trong ý  nghĩa đó. Phật Giáo thiên về những gì  có vẻ tự nhiên, về  sự tỉnh thức trở về  với cái tâm chân chánh của mình. Hội họa cũng là cách để biểu lộ nội tâm, cảm xúc của  mình. Khi tạo  ra được một  tác phẩm nghệ  thuật từ sự tĩnh  lặng, người  xem cũng  thấy như  hoà lẫn  vào sự  tĩnh lặng đó..."Thiền họa liên kết với một truyền thống vĩ đại - tranh phong cảnh của Trung Hoa  trước khi Phật Giáo du nhập.  Ở đấy, những nét đặcbiệt của Thiền họa đã được kết tinh lại, hay ít nhất cũng đã hình dung trước. Điều nầy có thể là  do ảnh hưởng sâu xa của Lão Giáo. Khi Phật Giáo bắt đầu truyền  từ Ấn Độ vào  Trung Hoa, với những biến đổi sâu sắc trong tư duy  của họ, đã trải qua những biến đổi chậm chạp nhưng sâu sắc là nhờ  Lão Giáo. Thiền có lẽ là "đóa hoa huyền diệu  nhất và đẹp nhất  trong thiên tài sáng  tạo của người Trung Hoa" (E.  Herrigel). Những hoạ sĩ Thiền  cho rằng bắt nguồn từ những tác phẩm "tiền Phật Giáo Trung Hoa" tức là nói đến sự un đúc do  tinh thần Lão Giáo.  Trong Đạo giáo của  Lão Tử, chúng ta tìm thấy nhiều yếu tố quan trọng trong nghệ thuật Thiền.Câu chuyện sau đây trong Giai Thoại  Thiền nói lên ý nghĩa của sự tu luyện trong hội hoạ: Một lần, trong một ngôi chùa, có vị Sa dimuốn trở thành họa  sĩ như sư phụ mình là một  họa sư danh tiếng, nên cầu xin thầy học về họa. Thầy  bảo chọn đề tài. Vị Sa di chọn trúc và xin  thầy dạy phương pháp họa về  trúc. Thầy bảo: "Bây giờ khoan vẽ, mà quan sát trúc trong một thời gian đã". Vị Sa di vâng lời. Ngày lại ngày, Sa di ngắm cành trúc trước cửa sổ phòng mình.Cứ mỗi lần vị Sa di xin thầy chỉ có phương pháp vẽ trúc, thì thầyluôn luôn đáp lại lời bảo đó  và khuyên phải chuyên cần quan sáttrúc. Sa  di vâng lời và  tiếp tục ngắm trúc  qua nhiều dạng khác nhau. Ngắm từ lúc trúc còn là những mầm non, khi còn là những cànhlá nhỏ,  sau trở thành  cây trúc lớn  vào mùa Hạ,  mùa Đông, trong sương bạc, trong  những tiếng chim ca. Vị thầy  nhận ra người họctrò thực hành theo  lời dạy của mình một cách tốt  đẹp. Sau 7 nămkể từ khi vị Sa di bắt đầu  quan sát trúc, thầy bèn bảo: "Bây giờcon hãy cầm bút,  mực và vẽ về trúc". Vị Sa  di vâng lời. Kết quả là không ai có thể vẽ trúc đẹp hơn  vị Sa di đó. Từ đó, vị Sa ditrở thành họa sĩ rất nổi tiếng.

Vườn cảnh Nhật: Ngoài hội  họa còn nghệ thuật  làm vườn cũng là  lãnh vực rất sâurộng. Nghệ thuật  làm vườn cảnh được sử dụng  lâu đời ở vùng ViễnĐông. Những tướng  quân Muromachi ở Nhật đã  theo những khuôn mẫucủa  văn hoá  triều Heian.  Họ thường  xây dựng  vườn chung quanhnhững nhà thủy  tạ giữa các hồ. Công trình  xây dựng thông thường gồm có: một  ngôi chùa để thờ phượng, một  phòng đơn giản để hànhThiền và  trà đạo. Vườn ở  chung quanh. Cách bố  trí như vậy theokiểu mẫu  ở ngôi đền Ginkakuji.  Đây là sự kết  hợp giữa mô típbản xứ  với vưòn cảnh kiểu  nước ngoài. Những chất  liệu chính là vườn, nước và  cát; đây là hình ảnh cảnh  giới Tây Phương được môtả trong kinh A Di Đà.Một mái  chùa bằng gỗ gợi  lên hình ảnh quen  thuộc những đền chùaThần Đạo (Shinto) và Phật Giáo  thời đại Heian; những cửa sổ củatầng hai  là kiểu lập  lại mô típ  bệ thờ (Chaitya);  chim phượnghoàng  trên mái  nhà theo  phong cách  điêu khắc  đền Byodoin nổitiếng. Vấn đề  căn bản là trang trí đơn  giản, thông thoáng, kíchcỡ khiêm tốn sao cho phù hợp với tinh thần tự chế của Thiền. Kiểucấu trúc  nầy được gọi là  Byodo-in. Đây là một  trong những ngôichùa Thiền tông mà nghệ thuật vườn  cảnh đã đạt đỉnh cao nhất; từđó lan  toả khắp nơi.  Hầu hết  các  đền chùa Nhật  đều giành mộtkhoảng không gian để tạo vườn  cảnh. Cách bố cục thường mang tínhtrừu tượng, hàm  súc mà không thô thiển. Một  ít tảng đá, một đụncát được bố trí phiá trước một  sân dùng để thiền hành. Từ xa, cóthể thấy  được vẻ tự nhiên  của cảnh quan nầy.  Tại Nhật, khi nóiđến vườn  cảnh thì nhắc đến  những vườn đá nổi  tiếng Ryoanji tạicố đô Kyoto.  Ta thấy gì ở đây:  15 tảng đá được sắp  xếp hết sứcnghệ thuật,  tinh xảo trên đụn  cát; mỗi chi tiết  đều được đặt ở những vị  trí chính xác. Người  đến thưởng ngoạn cảnh  nầy thường phải suy nghiệm  và phân tách, mới thấu triệt  hết ý nghĩa. Đá vàcát là  hai giai đoạn  của thành, trụ,  hoại, diệt. Rồi  một ngày nào, những tảng đá kia mòn dần trở thành cát. Vạn vật đều như thế cả.

Tại  Nhật, hàng trăm cuốn  sách viết về vườn  cảnh, nhưng vẫn còn thấy thiếu.  Thiếu là vì sức sáng tạo  ngành càng chuyên sâu, càng khám phá.

Âm nhạc Nhật và Thiền

Trong những  dòng thơ Thiền của  Nhật Bản có một  đoạn viết về âmsắc như sau: "Chuông ngân giữa trời không; Tiếng sáo tre gợi nhớ.Đưa hồn về  nguyên sơ". Thiền sư Nhật thường  viết và suy tư vềnhững âm điệu từ cây sáo  tre.

 Theo truyền thuyết ghi trong cuốnKojiki (Cổ Sự Ký) thì cây sáo  tre dạng ống tiêu (người Trung Hoagọi là  Xiao) được các  nhà sư Nhật  Bản sang Trung  Quốc du họcmang về nước vào  thời đại Nara. Vào thế kỷ VIII,  và sau đó đượctruyền bá và  thu dụng làm một loại nhạc  ghi trong ban nhạc cungđình (gagaku) của Thiên Hoàng sau nầy. Tiêu cung đình Nhật Bản đầu môphỏng theo tiêu  của Trung Quốc, gồm nhiều ống  trúc ghép lại vớinhau, mỗi ống là một âm khác nhau. Nhưng dần dà về sau, qua nhữngcải cách, người ta chỉ còn lấy  một ống khoét thành nhiều lỗ trênthân, dùng cho  tất cả các âm. Ống  tiêu lúc đó chia 2  loại: mộtloại không có miệng dùn để chỉnh  âm, hơi được thổi qua lỗ khoét.Loại khác có miệng, khắc theo hình chữ V, chơi trong các ban nhạcbiểu diễn. Loại tiêu có miệng  nầy người Nhật gọi là "Shakuhachi"(Xích bát) có nghĩa là "một thước tám" (dài khoảng 54cm).Sau thời Nara, tiêu cũng lãng quên.  Mãi đến thế kỷ XV, loại tiêunầy được phục hồi, cải biến  ngắn hơn, gọi là "hitoyogiri". Ngoàira, loại tiêu  nầy khấc hình chữ V, quay  đỉnh vào bên trong; còntiêu cung đình của Nhật và của  Trung Hoa thì quay đỉnh ra ngoài.Tiêu  hitoyogiri có  5 lỗ  chuẩn tương  đương với  năm âm:  cung,thương, giốc, chủy, vũ (tương ứng  với các nốt nhạc: Fa, Sol, La,Do, Ré) và được  các nhà sư Nhật tu theo hạnh  Đầu Đà (Kuke) phụcchế để dùng trong các buổi lễ.Ở Edo (Tokyo  ngày nay) vào thế  kỷ XVIII, giới võ  sĩ (samourai)từng sống nhờ bảo vệ các lãnh chúa bỗng nhiên trở nên thất nghiệpvì trong nước trở lại thanh bình. Nhiều người sa cơ lỡ vận gọi là"ronin" (lãng nhân) đã gia nhập hàng ngũ du tăng khất sĩ "kumoso"(hư vô tăng); có người lập nên  chùa riêng. Vì có lệnh triều đìnhcấm  mang  gươm,  cho  nên  các  ronin  đã  cải chế các loại tiêuhitoyogiri to hơn, dài hơn, có đầu  cong lên, để khi chơi nhạc họcó thể  thổi đầu nhỏ;  khi cần chiến  đấu, họ dùng  đầu gốc phangchém dễ dàng. Theo truyền khẩu, chế độ Mạc Phủ đã cho phép một sốronin cải trang thành tu sĩ để do thám các kumoso; họ len lỏi vàocác chùa, vừa đi vừa thổi tiêu, hết nơi nầy đến nơi khác. Để phânbiệt, dân chúng gọi họ là  "komuso" nghĩa là "chẳng ra thể thốnggì". Tuy vậy, tiếng tiêu cũng như tiếng tụng kinh đã không vì vậymà mất ý nghĩa thanh cao.Trong thời kỳ nầy, loại tiêu  Shakuhachi chia ra nhiều môn pháikhác nhau. Có môn phái như Kim-ryo chuyên luyện hơi thở (quán sổ tức) và dùngkỹ thuật  nầy để thởi tiêu.  Môn phái Kinko thì  sưu tầm những cakhúc trong  dân gian truyền  thống, do Kinki  Kurosawa thực hiện.Những ca khúc  nầy đến nay vẫn còn  truyền bá, gọi là "36  bài cổnhạc của  Kinko". Vào thời Minh  Trị Thiên Hoàng lại  có thêm mônphái Tozan,  tổng hợp tinh hoa  của tiêu Shakuhachi. Cho  đến khichế độ Mạc  Phủ lụi tàn, giới võ  sĩ phân tán thì tiêu  cũng thayđổi. Những  nét thô cứng không  còn; thay vào đó  là loại tiêu códáng cong, trông thanh tao hơn.  Để tạo âm thanh, người thổi tiêutrề môi thổi vào mép của ống  sáo như lối thổi tiêu của ta. Lượnghơi thổi vào, kết hợp với tay bấm hàng lỗ, tạo âm giai khác nhau.Tiếng tiêu  cũng đi vào nghệ  thuật Thiền qua những  nhạc sĩ điêuluyện về âm pháp và luôn trì thủ tâm hồn tĩnh lặng.

 

Nghệ thuật thiền họa và vườn cảnhNghệ thuật của môn phái Thiền (Zen)  của Nhật dù Thiền Lâm Tế hayThiền Tào Động, đều có chú trọng đến phần thiền họa và vườn cảnh.Nghệ thuật Thiền đặt nặng về những loại chân dụng, những họa phẩmbằng mực đơn  sơ, thuật viết chữ đẹp (thư  pháp) và những công cụtrực tiếp  hỗ trợ cho việc  hành Thiền, kể luôn  cả nghệ thuật tạonhững vườn  cảnh cát đá nổi  tiếng. Sự chọn lựa  những chủ đề củanhững thiền  sư và sự nhấn  mạnh về trục giác  cũng như hiểu biếttrực tiếp,  dẫn đến một loạt  tác phẩm khác với  những chủ đề củanhững tông  phái khác nhau. Tuy  vậy, mục tiêu chính  của việc tutập  vẫn giữ sự hoà  hợp giữa  thiền họa,  thư pháp  với tu tậpThiền.Theo  thiền sư  Eido Tai  Shimano, cần  phải phân  biệt thư  pháp(Calligraphy) và thư pháp Thiền  (tiếng Nhật gọi là bokukesi) củacác thiền sư.  Về cơ bản, cả hai đều  thực hiện trên giấy trắngmực đen, có  thêm triện đỏ. Cả hai  đều có bố cục tốt  và cũng đềuđẹp. Thế nhưng, nói chung, nghệ  thuật của các nhà thư pháp khôngsống động;  trái lại bokukesi  mang sức sống  khác thường, vì  nóđược sáng tạo từ công năng "tam muội" (samàdhi) của nhãn quan cácThiền sư. Không  chỉ thế, nó còn có  vẻ đẹp kinh người và  mị lựckinh hồn; do  đó nó trường tồn qua nhiều  thế kỷ. (trích Ngôn ngữThiên, thư pháp Thiền).Thư pháp Thiền thường liên hệ với ngôn ngữ Thiền. Ngôn ngữ Thiền,khi chúng ta đọc chúng và cố  hiểu chúng bằng tri thức, dường nhưrất thường là chẳng có ý nghĩa gì. Mặc dù đôi khi chúng được biểuhiện một  cách có luận lý,  chúng cũng có thể  được diễn đạt bằngnghịch lý. các Thiền sư đương nhiên  có lý do xác đáng để diễn tảcác thông điệp của mình bằng cách nầy.Hãy tìm hiểu một ví dụ. Ngài  Hoàng Bá (Obaku- 850) nói: "Khắp cảTrung Hoa, chẳng có một Thiền sư".  Thoạt nghe, lời nói có vẻ xấcxược, vì  thời đó có nhiều  Thiền sư danh tiếng  ở Trung Hoa. Thếnhưng, ngài Hoàng Bá chỉ nhấn mạnh:  Không có ai có thể dạy đượcThiền, chỉ  do cá nhân  đạt ngộ. Dùng  ngôn ngữ nghịch  lý nầy đểnhấn mạnh điện đó.Những phương diện khác cũng thế. Thay vì hội hoạ và kiến trúc có một sức mạnh về ngoại diện, nhưngnhững tác phẩm mang phong cách Thiền đều mang một chức năng khởiđộng sự phát  triển tâm linh của người tham  dự. Những đề mục thưpháp Thiền  thông thường dựa trên  những sự gợi ý,  những lời hàmsúc, ngắn gọn,  có tính phản kích lại, đòi  hỏi người tu tập phảiđóng vai trò quan trọng hơn trong  việc tìm kiếm sự chứng ngộ củabản thân.Trong  thiền đường,  cách bài  trí cũng  mang những  giá trị nhấtđịnh. Sự quan trọng tại đây là  những bức chân dung của các Tổ sưThiền,  những ngôi  chùa nổi  bật mang  hình tượng  thuộc về điêukhắc lẫn hội  họa. Chân dung của những vị  thiền sư (Chinzo) đượcdùng như là một biểu tượng của  sự giao cảm giữa thầy và trò. Khicon người đi đến sự giác ngộ, bức  chân dung của vị Tổ sư dùng đểminh chứng cụ thể sự liên hệ bằng trực giác giữa hai người.Một trong những  bức chân dung quan trọng nhất  là của ngài Bồ ĐềĐạt Ma (Bodhidharma) vị khai sáng Thiền Tông Trung Quốc mà cuộc đờicủa Ngài được  viết bằng những huyền thoại. Để  phù hợp với khuynhhướng châm  biếm của phái  Thiền, ngài Bồ  Đề Đạt Ma  thường đượcmiêu tả  một cách hài  hước, một  sự  "đột phá" xa  hơn, dựa trênnhững phương pháp tu tập của  Phật Giáo truyền thống. Trong thiềnhọa, kỹ  thuật dùng mực  Tàu một cách  sinh động trên  giấy trắngnhấn mạnh sự  quan trọng về sự hiểu  biết nền tảng của sự  tu tậpThiền đạo. Mực Tàu vốn được dùng  để họa tại Trung Hoa trước kia,đặc biệt  là vào đời Nguyên;  tuy vậy, khi ứng  dụng trong thiềnhoạ Nhật,  đã được thể hiện  những đường nét tự  nhiên, được chúthài hước, vốn là truyền thống hội họa Nhật.Trong cuốn The Method of Zen, vị học giả lỗi lạc Tây Phương về Thiền họcR. Herrigel đã viết: Đặc tính của Thiền họa là không gian.Nhưng không gian Thiền họa khong phải là thứ không gian của ngườiTây Phương, với những chiều khác  nhau, thứ môi trường nhất loạt,trong đó  sự vật đứng,  môi trường chung  quanh sự vật  và cô lậpchúng với nhau. Thiền họa không có không gian chết, có thể bị dờichỗ, hay bị giới hạn trong những tương quan có thể thấy được giữacác vị trí trái, phải, trên, dưới. Không gian trong Thiền họa mãimãi bất động nhưng lại đang động;  nó dường như đang sống và đangthở; nó không  có hình và trống trải, nhưng  lại là nguồn gốc củamọi hình dáng.  Nó không tên, nhưng lại  là lý do làm cho  mọi sựvật có một  cái tên. Nhờ nó, mọi  vật có một giá trị  tuyệt đối,đều quan trọng  ngang nhau, ý nghĩa ngang nhau,  đều là những đạidiện của dòng sống phổ cập đang tuôn chảy chung quanh chúng. Điềunầy cũng giải thích ý nghĩa sâu xa trong Thiền họa, của sự "để vậtthể ra ngoài".  Một bức  Thiền họa bao  hàm những cái "khôngđược gợi  đến" và "không  thể gợi đến".  Họa sĩ Thiền  không kinhhoàng trước khoảng trống (Horror  vacui). Trong khoảng trống vốnlà sự vật sống động hơn tất cả.

Thiền sư  Okbong Sunim người Triều  Tiên cũng là một  danh họa đãviết: "Nếu bạn cầm  cọ lên, bạn phải vẽ, phải sơn  đi sửa lại. Khigặp công việc  khó, bạn khắc phục với cố  gắng không ngừng. Sựcố gắng là yếu tố quan trọng trong thiền hoạ. Phải luyện tâm. Hãyđể cho tâm yên tĩnh, chăm chú.  Bạn không thể vẽ, nếu tâm của bạncứ lăng xăng, lo lắng. Tâm cần  yên tĩnh, lắng đọng. Bạn nên lắngtâm ngồi thiền trong giây phút trước  khi bạn bắt đầu vẽ. Nếu tâmyên định, ta không có lý do gì mà không vẽ được cả. Tất cả đều dotâm mà ra.  Tâm là tất cả, cho  nên hội họa cũng là  tâm. Nếu tâmlăng xăng, không lắng đọng, thì tranh vẽ cũng lăng xăng, lộn xộn."Vạn pháp tụ  về một pháp" nằm trong ý  nghĩa đó. Phật Giáo thiênvề những gì  có vẻ tự nhiên, về  sự tỉnh thức trở về  với cái tâmchân chánh của mình. Hội họa cũng là cách để biểu lộ nội tâm, cảmxúc của  mình. Khi tạo  ra được một  tác phẩm nghệ  thuật từ sựtĩnh  lặng, người  xem cũng  thấy như  hoà lẫn  vào sự  tĩnh lặngđó..."Thiền họa liên kết với một truyền thống vĩ đại - tranh phong cảnhcủa Trung Hoa  trước khi Phật Giáo du nhập.  Ở đấy, những nét đặcbiệt của Thiền họa đã được kết tinh lại, hay ít nhất cũng đã hìnhdung trước. Điều nầy có thể là  do ảnh hưởng sâu xa của Lão Giáo.Khi Phật  Giáo bắt đầu truyền  từ Ấn Độ vào  Trung Hoa, với nhữngbiến đổi sâu sắc trong tư duy  của họ, đã trải qua những biến đổichậm chạp nhưng sâu sắc là nhờ  Lão Giáo. Thiền có lẽ là "đóa hoahuyền diệu  nhất và đẹp nhất  trong thiên tài sáng  tạo của ngườiTrung Hoa" (E.  Herrigel). Những hoạ sĩ Thiền  cho rằng bắt nguồntừ những tác phẩm "tiền Phật Giáo Trung Hoa" tức là nói đến sự unđúc do  tinh thần Lão Giáo.  Trong Đạo giáo của  Lão Tử, chúng tatìm thấy nhiều yếu tố quan trọng trong nghệ thuật Thiền.Câu chuyện sau đây trong Giai Thoại  Thiền nói lên ý nghĩa của sựtu luyện trong hội hoạ: Một lần, trong một ngôi chùa, có vị Sa dimuốn trở thành họa  sĩ như sư phụ mình là một  họa sư danh tiếng,nên cầu xin thầy học về họa. Thầy  bảo chọn đề tài. Vị Sa di chọntrúc và xin  thầy dạy phương pháp họa về  trúc. Thầy bảo: "Bây giờkhoan vẽ, mà quan sát trúc trong một thời gian đã". Vị Sa di vânglời. Ngày lại ngày, Sa di ngắm cành trúc trước cửa sổ phòng mình.Cứ mỗi lần vị Sa di xin thầy chỉ có phương pháp vẽ trúc, thì thầyluôn luôn đáp lại lời bảo đó  và khuyên phải chuyên cần quan sáttrúc. Sa  di vâng lời và  tiếp tục ngắm trúc  qua nhiều dạng khácnhau. Ngắm từ lúc trúc còn là những mầm non, khi còn là những cànhlá nhỏ,  sau trở thành  cây trúc lớn  vào mùa Hạ,  mùa Đông, trongsương bạc, trong  những tiếng chim ca. Vị thầy  nhận ra người họctrò thực hành theo  lời dạy của mình một cách tốt  đẹp. Sau 7 nămkể từ khi vị Sa di bắt đầu  quan sát trúc, thầy bèn bảo: "Bây giờcon hãy cầm bút,  mực và vẽ về trúc". Vị Sa  di vâng lời. Kết quảlà không ai có thể vẽ trúc đẹp hơn  vị Sa di đó. Từ đó, vị Sa ditrở thành họa sĩ rất nổi tiếng.

Vườn cảnh Nhật: Ngoài hội  họa còn nghệ thuật  làm vườn cũng là  lãnh vực rất sâurộng. Nghệ thuật  làm vườn cảnh được sử dụng  lâu đời ở vùng ViễnĐông. Những tướng  quân Muromachi ở Nhật đã  theo những khuôn mẫucủa  văn hoá  triều Heian.  Họ thường  xây dựng  vườn chung quanhnhững nhà thủy  tạ giữa các hồ. Công trình  xây dựng thông thườnggồm có: một  ngôi chùa để thờ phượng, một  phòng đơn giản để hànhThiền và  trà đạo. Vườn ở  chung quanh. Cách bố  trí như vậy theokiểu mẫu  ở ngôi đền Ginkakuji.  Đây là sự kết  hợp giữa mô típbản xứ  với vưòn cảnh kiểu  nước ngoài. Những chất  liệu chính làvườn, nước và  cát; đây là hình ảnh cảnh  giới Tây Phương được môtả trong kinh A Di Đà.Một mái  chùa bằng gỗ gợi  lên hình ảnh quen  thuộc những đền chùaThần Đạo (Shinto) và Phật Giáo  thời đại Heian; những cửa sổ củatầng hai  là kiểu lập  lại mô típ  bệ thờ (Chaitya);  chim phượnghoàng  trên mái  nhà theo  phong cách  điêu khắc  đền Byodoin nổitiếng. Vấn đề  căn bản là trang trí đơn  giản, thông thoáng, kíchcỡ khiêm tốn sao cho phù hợp với tinh thần tự chế của Thiền. Kiểucấu trúc  nầy được gọi là  Byodo-in. Đây là một  trong những ngôichùa Thiền tông mà nghệ thuật vườn  cảnh đã đạt đỉnh cao nhất; từđó lan  toả khắp nơi.  Hầu hết  các  đền chùa Nhật  đều giành mộtkhoảng không gian để tạo vườn  cảnh. Cách bố cục thường mang tínhtrừu tượng, hàm  súc mà không thô thiển. Một  ít tảng đá, một đụncát được bố trí phiá trước một  sân dùng để thiền hành. Từ xa, cóthể thấy  được vẻ tự nhiên  của cảnh quan nầy.  Tại Nhật, khi nóiđến vườn  cảnh thì nhắc đến  những vườn đá nổi  tiếng Ryoanji tạicố đô Kyoto.  Ta thấy gì ở đây:  15 tảng đá được sắp  xếp hết sứcnghệ thuật,  tinh xảo trên đụn  cát; mỗi chi tiết  đều được đặt ởnhững vị  trí chính xác. Người  đến thưởng ngoạn cảnh  nầy thườngphải suy nghiệm  và phân tách, mới thấu triệt  hết ý nghĩa. Đá vàcát là  hai giai đoạn  của thành, trụ,  hoại, diệt. Rồi  một ngàynào, những tảng đá kia mòn dần trở thành cát. Vạn vật đều như thếcả. Tại  Nhật, hàng trăm cuốn  sách viết về vườn  cảnh, nhưng vẫncòn thấy thiếu.  Thiếu là vì sức sáng tạo  ngành càng chuyên sâu,càng khám phá.

Âm nhạc Nhật và ThiềnTrong những  dòng thơ Thiền của  Nhật Bản có một  đoạn viết về âmsắc như sau: "Chuông ngân giữa trời không; Tiếng sáo tre gợi nhớ.Đưa hồn về  nguyên sơ". Thiền sư Nhật thường  viết và suy tư vềnhững âm điệu từ cây sáo  tre. Theo truyền thuyết ghi trong cuốnKojiki (Cổ Sự Ký) thì cây sáo  tre dạng ống tiêu (người Trung Hoagọi là  Xiao) được các  nhà sư Nhật  Bản sang Trung  Quốc du họcmang về nước vào  thời đại Nara. Vào thế kỷ VIII,  và sau đó đượctruyền bá và  thu dụng làm một loại nhạc  ghi trong ban nhạc cungđình (gagaku) của Thiên Hoàng sau nầy. Tiêu cung đình Nhật Bản đầu môphỏng theo tiêu  của Trung Quốc, gồm nhiều ống  trúc ghép lại vớinhau, mỗi ống là một âm khác nhau. Nhưng dần dà về sau, qua nhữngcải cách, người ta chỉ còn lấy  một ống khoét thành nhiều lỗ trênthân, dùng cho  tất cả các âm. Ống  tiêu lúc đó chia 2  loại: mộtloại không có miệng dùn để chỉnh  âm, hơi được thổi qua lỗ khoét.Loại khác có miệng, khắc theo hình chữ V, chơi trong các ban nhạcbiểu diễn. Loại tiêu có miệng  nầy người Nhật gọi là "Shakuhachi"(Xích bát) có nghĩa là "một thước tám" (dài khoảng 54cm).Sau thời Nara, tiêu cũng lãng quên.  Mãi đến thế kỷ XV, loại tiêunầy được phục hồi, cải biến  ngắn hơn, gọi là "hitoyogiri". Ngoàira, loại tiêu  nầy khấc hình chữ V, quay  đỉnh vào bên trong; còntiêu cung đình của Nhật và của  Trung Hoa thì quay đỉnh ra ngoài.Tiêu  hitoyogiri có  5 lỗ  chuẩn tương  đương với  năm âm:  cung,thương, giốc, chủy, vũ (tương ứng  với các nốt nhạc: Fa, Sol, La,Do, Ré) và được  các nhà sư Nhật tu theo hạnh  Đầu Đà (Kuke) phụcchế để dùng trong các buổi lễ.Ở Edo (Tokyo  ngày nay) vào thế  kỷ XVIII, giới võ  sĩ (samourai)từng sống nhờ bảo vệ các lãnh chúa bỗng nhiên trở nên thất nghiệpvì trong nước trở lại thanh bình. Nhiều người sa cơ lỡ vận gọi là"ronin" (lãng nhân) đã gia nhập hàng ngũ du tăng khất sĩ "kumoso"(hư vô tăng); có người lập nên  chùa riêng. Vì có lệnh triều đìnhcấm  mang  gươm,  cho  nên  các  ronin  đã  cải chế các loại tiêuhitoyogiri to hơn, dài hơn, có đầu  cong lên, để khi chơi nhạc họcó thể  thổi đầu nhỏ;  khi cần chiến  đấu, họ dùng  đầu gốc phangchém dễ dàng. Theo truyền khẩu, chế độ Mạc Phủ đã cho phép một sốronin cải trang thành tu sĩ để do thám các kumoso; họ len lỏi vàocác chùa, vừa đi vừa thổi tiêu, hết nơi nầy đến nơi khác. Để phânbiệt, dân chúng gọi họ là  "komuso" nghĩa là "chẳng ra thể thốnggì". Tuy vậy, tiếng tiêu cũng như tiếng tụng kinh đã không vì vậymà mất ý nghĩa thanh cao.Trong thời kỳ nầy, loại tiêu  Shakuhachi chia ra nhiều môn pháikhác nhau. Có môn phái như Kim-ryo chuyên luyện hơi thở (quán sổ tức) và dùngkỹ thuật  nầy để thởi tiêu.  Môn phái Kinko thì  sưu tầm những cakhúc trong  dân gian truyền  thống, do Kinki  Kurosawa thực hiện.Những ca khúc  nầy đến nay vẫn còn  truyền bá, gọi là "36  bài cổnhạc của  Kinko". Vào thời Minh  Trị Thiên Hoàng lại  có thêm mônphái Tozan,  tổng hợp tinh hoa  của tiêu Shakuhachi. Cho  đến khichế độ Mạc  Phủ lụi tàn, giới võ  sĩ phân tán thì tiêu  cũng thayđổi. Những  nét thô cứng không  còn; thay vào đó  là loại tiêu códáng cong, trông thanh tao hơn.  Để tạo âm thanh, người thổi tiêutrề môi thổi vào mép của ống  sáo như lối thổi tiêu của ta. Lượnghơi thổi vào, kết hợp với tay bấm hàng lỗ, tạo âm giai khác nhau.Tiếng tiêu  cũng đi vào nghệ  thuật Thiền qua những  nhạc sĩ điêuluyện về âm pháp và luôn trì thủ tâm hồn tĩnh lặng.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/thienhoa_vuoncanh.htm

 


Vào mạng: 1-5-2007

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang