Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
NHỮNG NẮM GẠO NHỎ NHOI
Đỗ Thị Diệu Ngọc

Tôi được sinh ra trong một gia đình theo đạo Phật và cũng như đã số các Phật tử khác, tôi đến với Đạo bằng con đường thế tục vì không đủ cơ duyên tầm đạo theo ngả xuất gia. Đã đi qua gần một nửa đời người với hơn mười năm quy y Tam bảo, những nhọc nhằn của cuộc mưu sinh vẫn chưa cho phép tôi có điều kiện để tìm hiểu sâu về Giáo lý của Đức Phật. Những bài học tôi rút ra được đạo Phật chỉ bao gồm những hiểu biết sơ sài về phép diệt khổ của Tứ diệu đế, đạo làm người trong Bát chánh đạo, sự kiểm soát sức chi phối của lục trần đối với lục căn và quan niệm sống vô thường lấy luật nhân quả, thuyết luân hồi làm ngọn đuốc dẫn đường soi lối. Dẫu chưa hội đủ nhân duyên để tìm về với Đạo, tôi vẫn tâm niệm phải cố gắng để đưa Đạo vào giữa cuộc đời, lặng lẽ đóng góp những công phu bé nhỏ tầm thường để thấy mình cũng có phần hữu ích cho những kiếp người đang còn nhiều vất vả.

Vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi công phu đầu đời tôi đã đóng góp bằng bàn tay bé nhỏ. Lúc tôi là một con bé bốn hay năm tuổi gì đó, có một cụ già đầu đội nón rộng vành, trên vai quàng bị gạo hàng tháng vẫn thường lặng lẽ đạp xe đến nhà tôi để quyên góp gạo từ thiện. Tôi vẫn nghe ông ngoại tôi gọi ông cụ bằng cái tên rất đỗi bình dị nhưng rất thân yêu là Bác Ba Siêu. Bác Ba Siêu có dáng người gầy gò, nét mặt hiền hậu, phong thái từ hòa và lời nói rất đỗi nhẹ nhàng. Tôi vẫn nhớ như in con bé tôi ngày ấy vẫn thường bỏ dở cuộc chơi để chạy vội về nhà mỗi khi Bác ghé qua. Gia đình tôi vẫn dặn đong gạo từ thiện đừng bao giờ dùng tay gạt mà phải đong thật đầy. Vì vậy mỗi khi xúc đầy lon gạo, bàn tay bé nhỏ của tôi lại nắm thêm một nắm để kính cẩn gửi vào túi từ gạo thiện của Bác. Tôi không biết những nắm gạo nhỏ nhoi ấy rồi sẽ được đưa đến cho ai, vơi bớt những nhọc nhằn nào, tôi chỉ biết cứ mỗi lần như thế lòng tôi lại ấm lên một niềm vui nho nhỏ và cũng từ đó trong tôi những hạt giống hướng thiện đã nảy mầm.

Con bé ấy lớn dần theo năm tháng. Những câu kinh tiếng kệ của ông ngoại tôi trong những ngày sóc vọng dần dà thấm sâu và nuôi dưỡng tâm hồn tôi, dạy cho tôi một lẽ sống biết chan hoà và sẻ chia nỗi đau đồng loại. Tôi nhận ra tôi đang xúc động thổn thức khi xem những chương trình truyền hình đầy tính nhân văn. Tôi tự cười mình thương vay khóc mướn khi đi qua những đám ma não nùng ai oán. Tôi vui vẻ dành bớt phần tiền đi chợ để bỏ vào những chiếc nón ngả ra nơi góc chợ, gầm cầu. Tôi tự nguyện cắt một phần lương để cha tôi góp vào những chuyến đi từ thiện. Tôi lặng lẽ sẻ chia, và vẫn băn khoăn không biết liệu mình có đang vụ lợi khi vận dụng luật nhân quả vào những việc tôi làm hay không. Tôi đang giúp người hay tôi đang giúp tôi, tôi gây nhân lành để mong hưởng quả tốt về sau, nếu không phải được báo đáp nhãn tiền thì cũng trong một kiếp vị lai nào đó? Có lòng từ thiện, có của bố thí nào là sự thi ân hoàn toàn không cầu báo hay không? Rồi tôi lại tự an ủi mình rằng nếu những đóng góp, những công phu của tôi về sâu xa vẫn còn vương vụ lợi thì ít ra tôi cũng đã chung tay xoa dịu những nỗi đau khi gom góp những hạt mưa nhỏ bé để tưới mát cuộc đời.

Ngày đến, ngày qua, tôi cứ đi trong đời với những thực hành nhỏ nhoi về đạo như thế, dẫu cuộc sống cá nhân tôi vẫn quá nhiều trắc trở, nước mắt tôi không những khóc cho người mà biết bao lần khóc cả cho mình. Tôi đi qua từng ngày với những gánh nặng thường nhật lẫn những ân sủng của đất trời. Tôi hài lòng với những bài giảng rất tốn kém thời gian chuẩn bị nhưng đổi lại là sự biết ơn của các sinh viên và sự tôn trọng của đồng nghiệp. Tôi cảm thấy mình được ban đầy ân phúc khi con trai tôi lao vội ra cửa ríu rít đón mẹ về. Tôi có cái lặng im tán thưởng khi những người sống quanh tôi cho rằng tôi là một trong số ít những người may mắn. Họ không biết, và tôi cũng không muốn họ biết, rằng tôi cũng hoàn toàn giống như họ, cũng có chung những hạnh phúc và những khổ đau. Không một ai cười mãi suốt ngày và nước mắt bao giờ cũng sẵn bất cứ khi nào ta phải khóc. Vậy nhưng dù cho cuộc sống của tôi có tràn ngập tiếng cười hay tưới đẫm nước mắt, tôi vẫn tâm niệm mình phải sống tốt những ngày tôi đang sống. Tôi phải trả hết nợ cho những nghiệp nào tôi đã tạo, và tôi gây nhân tốt để mong khởi duyên lành. Tôi dạy con trai tôi biết sống vì người khác, như ngày xưa gia đình đã dạy tôi. Những chiếc kẹo tôi động viên cháu chia cho những cậu bé đánh giày nghèo khó, những tờ tiền tôi đưa cháu trao cho những kẻ bần hàn, những món quà cháu tặng bạn trong những ngày sinh nhật không được tổ chức cũng là những nắm gạo mà mẹ cháu đã bỏ vào túi gạo từ thiện năm xưa. Tôi thiết tha mong rằng sau này lớn lên, cháu sẽ tự tay san sẻ với cuộc đời bằng những nắm gạo nhỏ nhoi như thế.

Tôi đến với Đạo khi đi giữa cuộc đời, lấy san sẻ làm niềm vui và lấy vô thường làm lẽ sống.

MODEST HANDFULS OF RICE

 

I was born into a Buddhist family and like most Buddhists, I approach Buddha on a worldly path because I am not destined to be a nun depositing my whole life at an isolated pagoda somewhere. More than three decades have passed me by and I have been taking refuge in the Three Treasures for more than one third of the period. However, all hardships of my life-earning still deprive me of an opportunity to thoroughly acquire Buddha’s teachings. Some lessons I have gained from my limited knowledge of Buddhism include how to stop sufferings guided by the Four Noble Truths, how to lead a moral life if we follow the Eightfold Path, how to control the overwhelming power of the six gunas over the six human senses and the law of impermanency based on the theories of Karma and Samsara. Though I am not called to devote my whole life to Buddha, I always wish to keep close to Him in this worldly existence with my modest contributions to lessen the hardships of the needy people around me.  

Still fresh in my mind are the early charity donations that I made with my little hands.

When I was a girl of four or five, there was an old man wearing a large hat, with a bag on his shoulder, bicycling to my house to collect charity rice every month. I remember hearing my grandfather call him by a simple yet loving name Uncle Ba Sieu. Uncle Ba Sieu was a thin man with a kind face, a gentle manner and a soft voice. Even now I can picture clearly the image of myself in those days when I left my games unfinished to rush home every time I caught sight of him. My family often told me never to donate to charity a top-flattened can of rice but try to fill it to the very most. As a result, whenever I took the rice for him, I added another handful of rice as my own modest contribution to the charity bag. I did not know where my little handfuls of rice would go to and which sufferings they would comfort, I just knew that every time I did that, I felt a little happiness warming up my heart and since those moments, the seeds of charity began to bud inside me.

That little girl grew up with time. My grandfather’s routine chants and calling Buddha gradually found their way into my heart and develop it into a sympathetic one. I was taught never to turn away from others’ pains but always bend over them instead. I find myself deeply touched when I watch humane programs on TV. I laugh at myself when I quietly cry at the sight of a mournful funeral. I am willing to spare part of my daily food budget in the open torn hats at the market corners or under the bridges. I volunteer to contribute part of my salary to my father’s charity journeys. I have done those quietly, not knowing whether or not my contributions are in some sense called profit-oriented when the law of cause-and-effect is applied. Am I helping others, or am I helping myself, while I am trying to grow good seeds now in order to enjoy sweet fruit in return, if not in this life then in some distant reincarnation? Is there any generosity or donations that are mere givings for nothing back? After all, I try to encourage myself that if my contributions, in its ultimate essence, are still for profit then at least I do lend a hand to relieve some burdens. They are just some cool raindrops gathered to water this burning life.

Days in, days out, I have been journeying in this human existence with my humble religious practice, though my personal life is filled with troubles and my tears are shed not only for others but also for myself so many times. Each day passes me by with both penalties and blessings. I feel myself satisfied with my time-consuming lesson plans in return for my students’ gratitude and my colleagues’ appreciation. I feel myself fully blessed every time my little son rushes to the door to welcome me home. I hold myself in a consent silence when people around me say I am one of the few lucky women. They do not know, and I do not want them to know either, that I am exactly like them with all human happiness and sufferings. No one laughs all days and tears are always available whenever we have to cry. No matter how my life is filled with laughter or tears, I insist living a good life till the last breath. I must pay off what I have caused, and I try to sow good seeds in a hope for good fruit. I teach my son to live for others, as my family used to teach me. The sweets I encourage him to share with the poor shoeshine boys, the money notes I give him to hand the needy people, and the small gifts I prepare for him to give his friends on their uncelebrated birthdays are like the handfuls of rice which his mother put in the charity bag many years ago. I do wish when he grows up, he himself will share with others such humble handfuls of rice.

It is the way I approach Buddha while I have to struggle in this hard existence, counting upon my sharing instinct to gain happiness and relying on the law of impermanency as a life principle.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/nhungnamgao_nho.htm

 


Vào mạng: 15-5-2008

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang