Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

ĐỐI DIỆN VỚI DỊCH CÚM GIA CẦM

Thích Tùng Từ biên soạn

Như Nguyện dịch


 

“Công đức diệt tội, Tiêu tai miễn nạn”

Mấy tháng gần đây truyền thông của các nước trên thế giới (Tổ chức Y Tế Thế giới) đã đưa tin cảnh báo dịch cúm gia cầm H5N1 đã bộc phát và lan tràn trên quy mô rộng. Đối diện với dịch cúm lần này trên thế giới, dự báo trước kiếp nạn sẽ phát sinh, dựa vào trí huệ phán đoán và kinh nghiệm của một người đệ tử Phật đã xuất gia nhiều năm. Chúng tôi đề xuất Quan điểm Phật pháp về cái nhìn kiếp nạn và phương pháp chuyển nghiệp của “Công đức diệt tội, Tiêu tai miễn nạn” chân thành dành cho những vị hữu duyên tin tưởng sức gia trì của Tam Bảo làm một cái tham khảo và kiến nghị.

Căn cứ vào lần đưa tin năm 1793, sau khi nhà y học Jonson nước Mỹ xếp dịch cúm vào biên bản y học, thì bình quân một thế kỷ đại dịch cúm bộc phát ba lần. Thế kỷ 20 vào năm 1918 đến năm 1919 dịch cúm ở Tây Ban Nha là nghiêm trọng nhất, theo thống kê lúc đó thế giới có khoảng 20.000.000 người chết, vượt qua chiến tranh thế giới thứ nhất tạo thành kỷ lục là 8.500.000 người chết. Lại còn có hai lần kiếp nạn dịch cúm nữa là: một, xảy ra năm 1957 có 1.000.000 người chết; hai, xảy ra năm 1968 có 7.150.000 người chết. Trên toàn cầu bình quân mỗi 30 năm xảy ra một kiếp nạn dịch cúm. Lần kiếp nạn dịch cúm toàn cầu xảy ra gần đây nhất cách đây 37 năm rồi, các nhà chuyên gia nhất trí cho rằng, đếm ngược thời gian dịch cúm bộc phát có vẻ như bắt đầu tạo tiếng vang. Học gia bệnh truyền nhiễm Klaus Stohr đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới cuối năm 2004 đã thận trọng đưa ra lời cảnh báo cho toàn thế giới; viện nghiên cứu y học quốc gia Mỹ cũng vừa mới báo cáo: thế giới đang giáp mặt nguy hiểm với một làn dịch cúm bộc phát trên quy mô lớn. Báo cáo này đưa ra có một loại dịch cúm ác tính mới đã ủ mầm ở các nước châu Á, ít nhất có tám nước Châu Á đang chống lại dịch cúm. Bệnh này tiếp tục lan tràn ở các loài chim và lan đến con người. Tổng kết báo cáo còn nói: bệnh độc này làm cho đến chết hoặc chỉ sau vài lần đột biến thì liền trở thành một loại bệnh độc lây lan giữa người với người. Báo cáo này đánh giá, khi làn dịch cúm này xâm nhâp toàn thế giới sẽ có khoảng 8.000.000 người chết.

Chúng ta lấy quan điểm Phật pháp nhìn thẳng vào phát sinh kiếp nạn. Phật pháp lấy quan điểm Nhân quả nhìn tất cả những hiện tượng kiếp nạn phát sinh ở thế gian. Ba bốn mươi năm gần đây các nước trên thế giới mặc dù đã phát triển nhưng trong phát triển các nước đều hướng đến phát triển đời sống kinh tế làm quan trọng nhất, mức sống có tăng, trình độ khoa học kỹ thuật có phát triển, nếu không dựa vào nhân quả chánh kiến mà làm, thì đây là cái phước cho chúng ta nhưng cũng là nguồn gốc của cái họa. Người xưa có nói: muốn biết nạn đao binh trên đời, chỉ lắng nghe tiếng lò mổ lúc nữa đêm. Ba bốn mươi năm gần đây con người đã có tăng mà không giảm tích lũy nhân nghiệp sát cũng là nhân quả hiện tiền rất nguy hiểm. Các thiên tai lớn đã liên tiếp xảy ra ở các nước là một cảnh báo nên nói “cộng nghiệp” (nhân quả nghiệp lực của đoàn thể cộng đồng) chính là cái tích lũy của nhiều người “biệt nghiệp” (nhân quả nghiệp lực của cá nhân) đã hình thành. Cộng nghiệp giống như một dòng thác chảy mạnh khó mà lấy sức cá nhân để thay đổi. Nhưng nghiệp thì phân thành “định nghiệp” và “bất định nghiệp”. “Định nghiệp” là ở một khoảng thời gian nhân duyên đã chín muồi và ngay hiện tiền phải nhận lãnh quả báo; nhưng mà “bất định nghiệp” thì quả báo hiền tiền nhìn vào trợ duyên mà định. Lúc quả báo của cộng nghiệp đến thì nhiều người phải thay đổi hành vi của ba nghiệp (thân khẩu ý) và hiệu lực công đức tu trì thì mới có thể thay đổi hoặc làm nhẹ quả báo đó. Căn cứ vào lý nhân quả: nhân đời trước + duyên hiện tiền = quả báo hiện tiền; tất cả nhân tích lũy ở quá khứ (nhân kiếp trước như hạt giống) thêm vào “trợ duyên” của hiền tiền (duyên như nuớc, không khí, ánh sáng) sẽ sinh ra “quả báo” hiện tiền (quả báo như sanh trưởng, ra hoa, kết trái). Nhân quá khứ tích lũy nhiều năm đã thành quả rồi thì không thể thay đổi, chỉ còn lại cái “trợ duyên” của hiện tiền là có thể do chúng ta như lý như pháp mà biến đổi và khống chế. Do vậy, nếu tin tưởng lấy Phật pháp “Đại chuyển hiện duyên” sẽ là cơ hội cải đổi kiếp nạn cho toàn cầu.

Còn như “Đại chuyển hiện duyên” là phương pháp hiệu lực nhất cùng với công đức tu hành lại thay đổi hiện duyên; cái gọi là “công”, công năng của phước đức lợi tha, công năng này chỉ cho công đức của làm việc thiện nên gọi là công đức, “đức” là được vậy, tu công có sở đắc gọi là công đức. Công đức tu trì có thể diệt được tội, tức lấy trì giới, sám hối, tụng kinh, lạy Phật tu trì và công đức tự tánh tương ưng hiệu quả nhất. Cũng như kinh “Giới Tiêu Tai” viết: “Người thọ Tam quy, quỷ thần kinh sợ”. Huống chi người thọ ngũ giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), mỗi một giới là có năm vị thiện thần hộ pháp ủng hộ người đó, thứ đến lấy công đức tu trì bạt độ thí thực lại cứu độ an ủi những kẻ oán người thân ở kiếp trước như (đại mông sơn thí thực, cúng thí…). Và thọ Bát quan trai giới vào những ngày lục trai (âm lịch ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30). Luận Đại Trí Độ quyển 13 cũng nói “lại hỏi: vì sao vào những ngày lục trai thọ Bát quan trai giới tu trì phước đức? đáp rằng đó là những ngày ác quỷ tìm bắt người, muốn đọat mạng người, làm bệnh tật hung nặng”. Do vậy thọ Bát quan trai giới không những hướng đến kiết tường tránh hung ác mà còn có thể tiêu trừ hoặc giảm nhẹ được các tội ngũ nghịch thập ác ở các đời trước. Ấn Quang Đại Sư đã từng viết: “trong các nghiệp ác, sát sanh là nặng nhất, trên khắp nhân gian không ai mà không tạo nghiệp sát, không giết mà mỗi ngày ăn thịt thì là mỗi ngày đều giết, không giết tức không có thịt vậy, những người đồ tể và đánh bắt cá đều vì nhu cầu cần thịt của chúng ta mà thay chúng ta giết, ăn thịt - ăn chay như một cửa ngõ làm chúng ta thăng tiến hay đoạ lạc, là căn bản trị loạn cho cho thiên hạ, không phải là nhỏ vậy. Ngài lại nói “nên biết nạn lớn đao binh đều là do nghiệp sát đời trước mà ra, nếu không gây nghiệp sát dù mình gặp cướp giật, trong lòng nghĩ thiện, không thêm giết hại. Huống chi bệnh dịch nước lửa, các tai nạn bất ngờ, người giữ giới sát phóng sanh rất khó mà gặp, hộ sanh là hộ mình. Giới sát tránh được thiên sát, quỷ thần sát, giặc cướp sát, oan oan tương báo sát ở đời vị lai, kinh Phân Biệt Thiện Ác quyển thượng nói rằng: “Lúc đó Phật nói với các vị trưởng giả: Có mười nghiệp thiện nên tu tập, và mười nghiệp ác nên đoạn trừ, các vị trưởng giả bạch Phật rằng: chúng sanh mạng sống ngắn ngủi là do nghiệp gì? Phật bảo các vị trưởng giả đó là do nghiệp sát sanh”. Trì giới và ăn chay hộ sanh cũng là công đức vô hình lớn nhất bảo vệ mình. Sau cùng là niệm danh hiệu Phật và trì chú, cầu nguyện Phật lực và tự tánh công đức lực tương cảm tương ứng mà được Phật phóng quang nhiếp thọ và gia trì tiêu trừ tất cả nghiệp chướng nặng nhất ở đời trước của cá nhân mà chuyển biệt nghiệp.

Phật pháp vô biên khó nghĩ khó bàn, chỉ có người có căn lành và phước đức nhân duyên mới có thể gặp. Gặp rồi không những tin mà còn phụng trì, nhờ công đức trì giới của nhiều người tội đã được tiêu diệt. Tin tưởng kiếp nạn cộng nghiệp dịch cúm phát sanh làn này, dưới sự nỗ lực của mọi người cùng nhau “chuyển đại hiện duyên”, nặng trở nên nhẹ, nhẹ hóa thành không.

Thích Tùng Từ biên soạn.
Như Nguyện dịch.

 

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/doidienvoidichcum.htm

 


Vào mạng: 23-04-2008

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang