Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Điều mà người Thiên chúa có thể học từ người Phật tử về sự khổ đau
   Thích Minh Trí biên dịch

Ngày tiếp ngày, một vở kịch quay cuồng của chủ nghĩa phán xét vẫn cứ diễn ra trong đời sống cá nhân chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Nó vắt kiệt sinh lực chúng ta. Nó làm thương tổn tình làng nghĩa xóm xung quanh chúng ta. Nó làm ô uế những làn gió mát của đời sống tâm linh trong thời đại chúng ta.

 

Trong mỗi giờ, tâm chúng ta đã tiết ra độc tố bao nhiêu lần ? Các độc tố như: Cô ấy tự gây rắc rối …. Tôi quá béo … Anh ta không phải là người Mỹ … Cô ta là đứa con nít … Chúa sẽ nguyền rủa chúng ta tất cả…v.v.

 

Tâm chúng ta luôn bận bịu tạo ra những tình tiết này để lý giải cho nỗi buồn rầu và sự tổn thương của chúng ta. Tuy nhiên, những phán xét như thế chỉ mang đến khổ đau.

 

Trong 30 năm, Tiến sỹ Gordon Peerman đã không ngừng nỗ lực để thấu hiểu khổ đau và những chiến lược của tâm hồn ngõ hầu chế ngự khổ đau hay làm vơi bớt khổ đau.

 

Tiến sỹ Gordon Peerman là một Giám mục Thiên chúa giáo Hoa Kỳ, và cũng là một nhà tâm lý trị liệu. Ngài quay về với các truyền thống tĩnh tâm của Thiên chúa giáo, đồng thời cũng quay về với Phật giáo để thực hành thiền quán.

 

Ngài sẽ ký tên vào một cuốn sách mới của ngài tại Hiệu sách Davids-Kidd lúc 7 p.m ngày 6.11.2008. Cuốn sách mới của ngài có nhan đề là “Sự tế độ cao quý: Điều mà người Thiên chúa có thể học từ người Phật tử về sự khổ đau” do Nhà xuất bản Skylight Paths Publishing ấn hành.

 

Xã hội nêu ra câu hỏi: Làm cách nào để chúng ta có thể đối phó với đau đớn và khổ đau?

 

Đức Giám mục Gordon Peerman trả lời: đúng như vậy, sự đau đớn và khổ đau không giống nhau, và vấn đề này khiến cho tất cả trở nên khác nhau.

 

Đau đớn xảy ra bởi vì sự thay đổi không ngừng của cuộc sống đã nghiền nát thể xác và các mối quan hệ của chúng ta.

 

Đức Giám mục Peerman nói: “Nhưng khổ đau, theo lời Phật dạy, là cái mà chúng ta tự thêm vào trong lúc đau đớn. Đau khổ là do những ý niệm của chúng ta, do những câu chuyện của chúng ta về bất cứ thứ gì đang diễn ra, và do sự kháng cự của chúng ta đối với cái đang là. Theo giáo lý đạo Phật, sự kháng cự này chính là mấu chốt đưa đến đau khổ”.

 

Hàng triệu người hét lên: Tại sao Chúa đã làm điều này đối với tôi?

 

Theo kinh nghiệm của Giám mục Peerman, người ta tìm kiếm nguyên nhân của đau khổ ít hơn là tìm kiếm cái quả của khổ đau. Để chuyển hóa khổ đau tốt hơn hết là nên tiếp xúc nó, đứng cùng nó, “ngồi trong đống lửa khổ đau” cho đến khi người ta có thể vượt sang bờ bên kia cùng với lòng từ bi đã được phục hồi.

 

Đức Giám mục Peerman nói: “Vài người trở nên thông thái nhờ vào khổ đau. Họ trở thành những người có tâm hồn vĩ đại. Những người khác bị khổ đau nghiền nát, và trở thành người hướng dẫn cay cú cho khổ đau. Có vài sự lựa chọn.”

 

Cuốn sách mới của đức Giám mục Peerman nêu ra 9 phương pháp thực hành của Phật giáo để triệt tiêu sức mạnh của sợ hãi và của khổ đau. Một bài thực tập nhằm đưa những ý niệm tiêu cực, đầy uy lực đang thống trị tâm hồn này đặt dưới sự quán chiếu của nội tâm. Những ý niệm tiêu cực ấy như: “Tôi không tin tưởng ông/bà”, “Tôi không thuộc về”, “ Một điều xấu xa nào đó đang sắp sửa xảy ra”, vốn đang ngự trị trong tâm mỗi người.

 

Những câu hỏi như: Ý niệm phán xét có đúng với sự thật không? Tôi có thể hoàn toàn biết là nó đúng với sự thật không? Làm cách nào tôi có thể phản ứng lại khi tôi suy tư về ý niệm phán xét này? Tôi là ai hay là cái gì mà có thể thoát khỏi ý niệm phán xét ấy?

 

Giải thoát xuất hiện khi một ý niệm độc hại hòa tan vào sự tự quán chiếu thông qua tỉnh thức.

 

Những cuộc chạm trán của người Phật tử-Thiên chúa giáo được gợi ý nên vận dụng phương pháp bất bạo động, và cảnh trời quang mây tạnh có thể bị thay đổi bởi khí hậu của tâm hồn.

 

Đây không phải là khái niệm trừu tượng mà là sự thực hành khẩn cấp.

 

Trong một thời đại thông tin sai lạc và ý thức hệ mâu thuẫn, người ta dễ đổ lỗi cho nhau hơn, dễ biến thành quỷ sứ hơn và dễ gạt mọi người ra bên ngoài phạm vi bộ lạc hơn.

 

Tâm của những cái đầu nóng trên thế giới cần trở nên thanh tịnh. Những phương tiện của sự tế độ cao quý ấy có thể giúp đạt đến điều đó được.

(Theo Columnist Ray Waddle, tennessean.com)

           

                                                                                 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/dieumathienchua.htm

 


Vào mạng: 01-11-2008

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang