Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
VÀI MẶC ƯỚC TRONG DỊCH THUẬT

 

PHÔNG CHỮ VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH CHỮ VIỆT

Vì phần lớn các tác phẩm nằm trong danh sách được ban dịch thuật Đạo Phật Ngày Nay chọn dịch có chứa nhiều thuật ngữ Pali, Sanskrit và Tây Tạng, kính xin quý dịch giả vui lòng sử dụng thống nhất chương trình Vietspell Checker 2000, với phông chữ Unicode cho toàn bộ dịch phẩm của mình.  Chương trình Vietspell Checker 2000 này nằm trong đĩa Đạo Phật Ngày Nay mà chúng tôi gởi tặng quý vị, thuộc folder mang tên software. Hai bộ phông chữ Unicode có tên là CN-TimesArial Unicode MS có khả năng đánh các ký tự Hán, Pali-Sanskrit (Latinh hoá) và tiếng Việt đều nằm trong folder này.

Do đó quý dịch giả cần phải nạp hai bộ phông chữ này vào ngăn chứa Fonts của máy PC rồi sau đó setup chương trình Vietspell Checker thì mới có thể đánh chữ Hán, Pali-Sanskrit và tiếng Việt theo phông chữ unicode quốc tế được. Vietspell Checker 2000 có hai ấn bản mang tên là VS252.EXE và VS30.EXE.  Để sử dụng được chương trình này trước nhất quý vị setup VS252.EXE rồi khởi động máy lại. Sau đó nạp VS30.EXE thì mới có thể đánh được chữ Pali-Sanskrit Latinh hoá. Cách sử dụng chương trình này có thể xem tại trang đầu phần tiếng Việt của trang nhà Đạo Phật Ngày Nay.

 

TRÌNH BÀY TRANG

Vì hiện tại chúng tôi chưa có người phát tâm làm công việc trình bày sách sau khi các dịch phẩm hoàn tất, do đó, để giúp chúng tôi dễ dàng trình bày lại dịch phẩm của quý vị trước khi in, quý vị vui lòng làm theo các mặc ước sau đây:

– Không sử dụng hệ thống đánh số tự động trong MS Word (khi xuống hàng nếu các con số tự động nhảy thì quý vị chỉ cần bấm tổ hợp Ctrl + Z thì các con số tự động sẽ biến mất. Sau đó quý vị vui lòng điền lại số thứ tự).

– Phần Page setup thì quý vị có thể làm tuỳ ý thích.

– Không cần chừa khoảng trống 1 hàng (line) sau các đoạn văn.

– Điều chỉnh Paragraph bằng cách vào Format – Paragraph – Chọn Indents and Spacing – rồi làm theo hình mẫu bên trái.  Tương tự, Format – Paragraph – Chọn Lines and Space Break rồi làm theo hình mẫu bên phải.

mac-uoc-dich1.jpg (16498 bytes) mac-uoc-dich2.jpg (13531 bytes)

     

PHÉP CHẤM CÂU, KHOẢNG CÁCH VÀ DẤU TRÍCH DẪN

  Không ghi dấu chấm câu (bất kỳ loại dấu nào) sau các tựa đề chương, tiêu đề phụ của các chương.

Không viết

Nên viết

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT. (vd tựa chương I)

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT (không có dấu chấm)

I .  Thượng Tọa Bộ.

I .  Thượng Tọa Bộ (không có dấu chấm cuối)

– Các dấu ngoặc kép (double quotes) được sử dụng theo mặc ước Mỹ (ví dụ “đức Phật.”), chứ không theo mặc ước Pháp (ví dụ << đức Phật >>.) Các dấu chấm câu phải được đặt trước các dấu ngoặc kép đóng.

– Không chừa khoảng cách trước và sau các dấu chấm câu, các ngoặc đơn mở và đóng, các ngoặc kép mở và đóng v.v…

  Không chừa khoảng cách trước các con số cước chú và từ được cước chú. Các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm phải đặt ngay sau chữ được cước chú và trước các con số cước chú.

– Biến các dấu trích dẫn đơn (single quotes) của các thuật ngữ được nhấn mạnh trong nguyên tác thành các dấu trích dẫn đôi (double quotes) trong bản dịch, để tránh lẫn lộn với các từ tận cùng bằng nguyên âm, nhất là các nguyên âm có dấu.

  Đối với các thuật ngữ, cụm từ hoặc câu được trích dẫn trực tiếp trong bản nguyên tác, chỉ nên viết bằng chữ thường trong bản dịch, ngoài trừ chúng là ngoại ngữ.

 

Không viết

Nên viết

Ban dịch thuật nói: << vui lòng sử dụng mặc ước đóng và mở ngoặc kép theo lối Mỹ >>.

Ban dịch thuật nói: “vui lòng sử dụng mặc ước đóng và mở ngoặc kép theo lối Mỹ.”

các nhà nhân tính (  Pudgalavàdin  )

các nhà nhân tính (Pudgalavàdin)

  thanh tịnh ” , “ giải thoát ”.

“thanh tịnh,” “giải thoát.”

Đức Phật , 2    Ấn Độ  1.     

Đức Phật,2       Ấn Độ.1   

Từ ‘Theràvàda’ không có nghĩa là ‘nguyên thuỷ.’

Từ “Theràvàda” không có nghĩa là “nguyên thuỷ.”

  Các trích dẫn trực tiếp từ 4 hàng trở lên, phải xuống hàng và không cần dùng dấu mở và đóng ngoặc kép. Tuy nhiên, phải (i) đặt dấu hai chấm ngay sau chữ cuối cùng của hàng đứng trước đoạn trích dẫn dài, (ii) thụt vào đầu dòng toàn bộ đoạn trích dẫn dài cùng một khoảng cách vào đầu dòng của văn bản đó, (iii) đánh số cước chú ở cuối đoạn trích dẫn dài và ghi chú xuất xứ của nó ở cuối trang giấy hay cuối chương hay cuối sách, tùy theo phong cách cước chú hay hậu chú.

Không nên viết:

Khái niệm niết-bàn trong đạo Phật không bao giờ là thái độ bàng quan đối với thế giới bên ngoài như Giáo Hoàng John Paul II đã viết trong quyển “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”.   Niết-bàn là trạng thái tâm thức đã hoàn toàn lắng đọng các tâm lý âm tính như ‘tham, sân, si’; là trạng thái của sự toàn thiện ở con người, ở đây và trong hiện tại. Chính vì thế, Ken Tanaka, một giáo sư của Viện Phật Học ở Berkeley phát biểu rằng:

Rõ ràng là Giáo Hoàng đã không chịu làm bài tập trước ở nhà và đã trình bày một quan điểm quá đơn giản về Phật giáo. Cốt tủy của đạo Phật là ‘thoát khỏi sự ràng buộc vào tham, sân, si’ chứ không phải là thoát khỏi thế giới. Tham, sân, si trói buộc con người ngay thế giới này thì chính con người, chứ không phải thượng đế, phải nỗ lực để tháo gỡ tất cả trói buộc đó. Nhờ đó, con người được giác ngộ và giải thoát”. 2

 

Nên viết là:

Khái niệm “niết-bàn” trong đạo Phật không bao giờ là “thái độ bàng quan” đối với thế giới bên ngoài như Giáo Hoàng John Paul II đã viết trong quyển “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng.  Niết-bàn là trạng thái tâm thức đã hoàn toàn lắng đọng các tâm lý âm tính như “tham, sân, si;”  là trạng thái của sự toàn thiện ở con người, ở đây và trong hiện tại. Chính vì thế, Ken Tanaka, một giáo sư của Viện Phật Học ở Berkeley phát biểu rằng:

Rõ ràng là Giáo Hoàng đã không chịu làm bài tập trước ở nhà và đã trình bày một quan điểm quá đơn giản về Phật giáo. Cốt tủy của đạo Phật là “thoát khỏi sự ràng buộc vào tham, sân, si” chứ không phải là thoát khỏi thế giới. Tham, sân, si trói buộc con người ngay thế giới này thì chính con người, chứ không phải thượng đế, phải nỗ lực để tháo gỡ tất cả trói buộc đó. Nhờ đó, con người được giác ngộ và giải thoát.2

 

 

THUẬT NGỮ VÀ DANH TỪ RIÊNG NƯỚC NGOÀI

– Đối với những thuật ngữ ngước ngoài như Pali, Sanskrit, tiếng Tây Tạng, Trung văn và Nhật Văn trong nguyên tác đã viết nghiêng sẵn trong ngoặc đơn thì giữ nguyên chúng. Chỉ cần dịch thuật ngữ tiếng Anh/ Pháp tương đương đứng trước mà thôi.

– Các thuật ngữ Phật học và các từ phiên âm Hán Việt từ các danh từ riêng của các tiếng Pali, Sanskrit và Tây Tạng, phải đặt trước các thuật ngữ nước ngoài. Dĩ nhiên các thuật ngữ và danh từ riêng nước ngoài này phải viết nghiêng và đặt trong dấu ngoặc đơn.

– Đối với các từ phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài, nên viết hoa chữ cái đầu và gạch nối các thành tố còn lại

Ví dụ:

Không viết

Nên viết

the supreme happiness (nibbàna)

hạnh phúc tối thượng (nibbàna)

nibbàna (hạnh phúc tối thượng)

hạnh phúc tối thượng (nibbàna)

truth or ethics (dhamma)

chân lý hay đạo đức (dhamma)

Vaisàlì (Vệ Xá Li), Kassapa (Ca Diếp), Ananda (A Nan), Sariputta (Xá Lợi Phất), Arhant (A La Hán)

Vệ-xá-li (Vaisàlì), Ca-diếp (Kassapa), A-nan (Ananda), Xá-lợi-phất (Sariputta), A-la-hán (Arhant)

 

TỰA ĐỀ TÁC PHẨM

– Viết nghiêng và viết hoa toàn bộ tên tác phẩm và các tựa đề của chương, phần mục, ngoại trừ các thành tố giới từ, liên từ và mạo từ. Chỉ viết hoa chữ đầu cho tên, họ của tác giả chứ không nên viết IN hoa.

– Chua tựa đề bằng tiếng Việt trong ngoặc đơn (dĩ nhiên viết nghiêng và hoa) ngay sau các tựa đề sách bằng tiếng nước ngoài, ở phần cước chú và phần thư mục tham khảo.

Không viết

Nên viết

A. BAREAU, Les premiers conciles bouddhiques

A. Bareau, Les Premiers Conciles Bouddhiques (Những Hội Nghị Kết Tập Đầu Tiên của Đạo Phật)

EDWARD CONZE,  Ba Mươi Năm Nghiên Cứu Phật Học (Thirty years of Buddhist studies)

Edward Conze,  Thirty Years of Buddhist Studies (Ba Mươi Năm Nghiên Cứu Phật Học)

ibid (ibidem)

sđd  (ba chữ viết tắt phải được viết nghiêng)

 

PHONG CÁCH CƯỚC CHÚ

  Quý dịch giả có thể giữ nguyên phong cách cước chú do tác giả sử dụng trong nguyên tác. Nghĩa là nếu tác giả sử dụng hệ thống cước chú chi tiết thì dịch giả dịch theo hệ thống cước chú chi tiết; nếu tác giả sử dụng hệ thống cước chú tỉnh lược thì dịch giả dịch theo cách tỉnh lược.

  Tuy nhiên, nếu thích, dịch giả có thể thay đổi phong cách cước chú chi tiết trong nguyên bản thành dạng tỉnh lược trong bản dịch. Tuy nhiên khi thay đổi phong cách cước chú từ chi tiết sang tỉnh lược, quý dịch giả phải điều chỉnh toàn bộ sách tham theo hệ thống nhấn mạnh năm xuất bản.

Ví dụ: Trong cước chú thứ 2, tác giả có trích dẫn tác phẩm Indian Buddhism của giáo sư A.K. Warder, do nhà xuất bản Motital Banarsidass ấn hành vào năm 1988, và tác phẩm này đã được tác giả ghi chú theo hệ thống cước chú chi tiết như sau:

Warder, A. K., Indian Buddhism. Delhi: Motilal Banarsidass, 1988, pp. 23-45.

thì khi đổi sang hệ thống cước chú ngắn gọn, quý dịch giả có thể chọn một trong các phong cách cước chú sau đây.

A.K. Warder (1988: 23-45).            hay A.K. Warder (1988, 23-45).            

A.K. Warder (1988) 23-45.             hay A.K. Warder (1988): 23-45.

Và trong phần Sách Tham Khảo, số năm xuất bản phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau tên lót của tác giả.

Nên viết          

Warder, A. K. (1988). Indian Buddhism (Phật Giáo Ấn Độ). Delhi: Motilal Banarsidass.

Không viết:

Warder, A. K., Phật Giáo Ấn Độ (Indian Buddhism). Delhi: Motilal Banarsidass, 1988.

   Đối với các tài liệu gốc thuộc kinh điển Phật giáo, các chú thích chi tiết ở cước chú nên đổi thành cước chú vắn tắt. Cách đổi như sau: (i) không dịch tựa đề tác phẩm ra tiếng Việt, mà chỉ cần viết tắt bằng chữ nghiêng tựa tác phẩm đó bằng chính chữ cái đầu tiên của nó, (ii) tỉnh lược các từ vol. trước số tập, (iii) biến số á-rập của vol., thành số la-mã, (iv) tỉnh lược các chữ p / pp. trước số trang. 

Tác giả viết trong nguyên tác

Dịch giả sửa lại trong dịch phẩm

Dìgha Nikàya, vol. 1, (PTS), pp. 25-34.

D. I. 25-34. hoặc DN. I. 25-34. Không ghi là: Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya), I. 25-34, vì tác phẩm Dìgha Nikàya được tham khảo trong nguyên tác thuộc ấn bản Pali chứ không phải bản dịch Việt của HT Minh Châu.

Majjhima Nikàya, vol.2, pp. 24-34.

M. II. 24-34. hoặc MN. II. 24-34.

An’guttara Nikàya, vol. 3, p. 18.

A. III. 18. hoặc AN. III. 18.

Sam.yutta Nikàya, vol.4, pp. 23-56.

S. IV. 23-56. hoặc SN. IV. 23-56.

 Dĩ nhiên quý dịch giả phải bổ sung các tác phẩm được viết tắt này trong Bảng Viết Tắt chi tiết của các tài liệu gốc.

A.           An’guttara-Nikàya (Kinh Tăng Chi), 5 vols., ed. R. Morris, E. Hardy, C. A. F. Rhys Davids. (London: PTS, 1885-1910).

D.         Dìghanikàya (Kinh Trường Bộ), I-III, ed. T. W. Rhys David and J. E. Carpenter, (London: PTS, 1890-1911).

M.             Majjhimanikàya (Kinh Trung Bộ), 4 vols., ed. V. Trenckner, R. Chalmers, Mrs. Rhys Davids. (London: PTS, 1888-1925).

S.                    Sam’yuttanikàya (Kinh Tương Ưng), 5 vols., ed. L. Feùer and Mrs. Rhys Davids.    (London: PTS, 1884-1904).

  Đối với các bản dịch tiếng Anh của các tác phẩm gốc, quý dịch giả: (i) không cần dịch ra tiếng Việt tựa đề của chúng, (ii) viết tắt bằng chữ nghiêng tựa đề bằng các chữ cái đầu tiên của các thật từ (không tính giới từ, mạo từ và liên từ, collection, book), (iii) tỉnh lược chữ vol., p/pp, tên dịch giả, năm xuất bản v.v…

Tác giả viết trong nguyên tác

Dịch giả sửa lại trong dịch phẩm

The Dialogues of the Buddha, vol. 1, tr by T.W. and C.A.F. Rhys Davids, p. 25.

DB. I. 25. Không nên ghi: The Dialogues of the Buddha (Kinh Trường Bộ), bản dịch của T.W. and C.A.F. Rhys Davids, tr. 25.

The Collection of the Middle Length Sayings, tr by I.B. Horner, vol.2, p. 24.

MLS. II. 24.

The Book of the Kindred Sayings, vol. 3, tr. by Mrs. Rhys Davids and F.L. Woodward,  p. 18.

KS. III. 18.

The Book of the Gradual Sayings, tr. by F.L. Woodward and E.M. Hare, vol. 3, pp. 23-6.

GS. III. 23-6.

Dĩ nhiên quý dịch giả phải bổ túc vào Bảng Viết Tắt các yếu tố dịch giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, như trong trường hợp của các tác phẩm gốc vừa nêu trên.

 

VÀI TỪ VIẾT TẮT

– Các từ viết tắt ở cước chú / hậu chú: hereafter / hereafter cited as / hereafter referred to as nên dịch ra tiếng Việt là: trở đi viết tắt là. Các chữ viết tắt của các tựa đề sách phải viết IN HOA và nghiêng (trong trường hợp tác giả sử dụng các viết tắt ở cước chú, thay vì liệt chúng ra ở phần BẢNG VIẾT TẮT ở đầu sách. 

Không viết

Nên viết

N. DUTT, Buddhists Sects in India (hereafter as BSI).

N. Dutt, Buddhists Sects in India (Các Bộ Phái Phật Giáo tại Ấn Độ) (trở đi viết tắt là BSI).

 – Nên dịch các chữ viết tắt AD thành Dương lịch (DL) hay Tây lịch (TL), nhưng không nên dùng từ “Sau công nguyên” hay sau Thiên chúa. Tương tự, nên dịch chữ viết tắt BC thành trước Tây lịch hay trước Dương lịch, nhưng không nên dịch “Trước công nguyên” hay “trước chúa giáng sanh.”

Không viết

Nên viết

năm 242 sau công nguyên / sau chúa giáng sanh

năm 242 sau TL, hay từ năm 242 DL

năm 242 trước công nguyên / trước chúa ra đời

năm 242 trước TL

  

VIỆT HOÁ CÁC CẤU TRÚC CHỮ HÁN VÀ TIẾNG ANH TRONG BẢN DỊCH

– Việt hoá tối đa các cấu trúc ngữ danh từ và ngữ tính từ chữ Hán. 

Không viết

Nên viết

Không viết

Nên viết

A-dục vương

vua A-dục

Đại giác tự

chùa Đại Giác

Long Thọ Bồ-tát

Bồ-tát Long Thọ

Đại Nhật Như Lai

Như Lai Đại Nhật

A-la-hán quả

quả A-la-hán

Tuệ Trung Thượng Sĩ

Thượng sĩ Tuệ Trung

 – Chuyển các dạng thức bị động trong ngôn ngữ gốc sang thể chủ động trong tiếng Việt. Trường hợp nhằm nhấn mạnh ý diễn tả về một động từ bị động, ta có thể giữ nguyên dạng thức bị động này, nhưng nên loại bỏ các giới từ  “BỞI, BẰNG, DO, NHẰM.”  Ví dụ:

The commentaries were composed at the beginning of the fifth century AD by Buddhaghosa as well as his disciples.

Không dịch: Các bản luận giải được soạn bắt đầu từ thế kỷ thứ V bởi Buddhaghosa  và các đệ tử.

Nên dịch: Các bản luận giải được Phật Âm (Buddhaghosa) và các đệ tử của ngài biên soạn từ thế kỷ thứ V.

 Tương tự,

Không nên giữ nguyên thể bị động: Khái niệm nhân thể trong Phật giáo không liên hệ gì đến khái niệm nhân thể thường dùng bởi các triết gia xưa và nay, đông phương hay tây phương.

Nên viết thuần Việt như sau đây:   Khái niệm nhân thể trong Phật giáo không liên hệ gì đến khái niệm nhân thể thường được các triết gia xưa và nay, Đông phương hay Tây phương, sử dụng.

http://buddhismtoday.com/bandichthuat/mac_uoc_dich.htm

 


Vào mạng: 1-10-2001

Trở về mục “Ban dịch thuật và nhà xuất bản ĐPNN”

Đầu trang