Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Những cánh hoa trí tuệ: tư tưởng tháng 7-2002

1

“Này các Tỳ-kheo, Như Lai sẽ giảng bảy pháp bất thối, hãy nghe và suy nghiệm kỹ:

1. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo thường hay tụ họp, và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

2. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

3. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

4. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ-kheo thượng tọa, những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc thầy của chúng Tăng, và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

5. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỳ-kheo chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

6. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

7. Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỳ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỳ-kheo, khi nào các vị Tỳ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.”

(Kinh Trường Bộ I, trang 548 – 9)

 

“I will teach you, O mendicants, seven conditions of the welfare of a community. Listen well and attend, and I will speak:

1. “So long, O mendicants, as the brethren foregather oft, and frequent the formal meetings of their Order.

  1. “So long as they meet together in concord, and rise in concord, and carry out in concord the duties of the Order.
  2. “So long as the brethren shall establish nothing that has not been already prescribed, and abrogate nothing that has been already established, and act in accordance with the rules of the Order as now laid down.
  3. “So long as the brethren honour and esteem and revere and support the elders of experience and long standing, the fathers and leaders of the Order, and hold it a point of duty to hearken to their words.
  4. “So long as the brethren fall not under the influence of that craving which, springing up within them, would give rise to renewed existence.
  5. “So long as the brethren delight in a life of solitude.
  6. “So long as the brethren so train their minds in self-possession that good men among their fellow-disciples shall come to them, and those who have come shall dwell at ease. So long may the brethren be expected, not to decline, but to prosper.

“So long as these seven conditions shall continue to exist among the brethren, so long as they well-instructed in these conditions, so long may the brethren be expected not to decline, but to prosper.””

(Dialogues of the Buddha II, p.82)

 

2

“Có ba pháp này, này các Tỳ-kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỳ-kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỳ-kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được: “Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân”? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, người ngu suy nghĩ ác, nói ác, và làm ác, nên các người hiền trí biết được: “Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỳ-kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 183)

 

“Monks, there are these three characteristics, features, stamps of a fool. What three?

 Herein, monks, the fool thinks thoughts, speaks words, does deeds that are wrong. Were it not so, how would the wise know: This is a fool, my good sir! This is a depraved man? But inasmuch as the fool thinks thoughts, speaks words, does deeds that are wrong, therefore the wise know: My good sir, this is a fool! This is a depraved man! These are the three characteristics, features, stamps of a fool.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 88)

 

3

 

“Có những pháp này, này các Tỳ-kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỳ-kheo, người hiền trí suy nghĩ là thiện, nói thiện, và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỳ-kheo không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí biết được: “Người này là người hiền trí, bậc chân nhân? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện nên các người hiền trí biết được: “Người này là người hiền trí, là bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỳ-kheo là đặc tánh của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí”.

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 183-4)

 

“Monks, there are these three characteristics, features stamps of a wise man. What three? Herein, monks, the wise man thinks thoughts, speaks words, does deeds that are right. Were it not so, how would the wise know: This is a wise man, my good sir! This is a good man? But inasmuch as the wise man thinks thoughts, speaks words, does deeds that are right, therefore the wise know: My good sir, this is a wise man! This is a good man! These are the three characteristics, features, stamps of a wise man.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 88)

 

4

 

“Phàm có hạnh nghiệp nào,

Sanh từ tham, sân, si,

Do kẻ vô trí làm,

Dầu có ít hay nhiều,

Tại đây được cảm thọ,

Không phải tại chỗ khác,

Do vậy vị Tỳ-kheo,

Từ bỏ tham, sân, si,

Làm khởi lên minh trí,

Từ bỏ mọi ác thú.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 244)

 

“From lust or malice or delusion born,

A deed, or great or small, performed by fools,

Just here is felt: no other ground is seen,

For its fulfillment. Wise monks should eschew,

Lust, malice and delusion for this cause,

Get knowledge and forsake all ways of woe”.

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 119)

 

5

 

“Có ba sợ hãi này, này các Tỳ-kheo, có khi chia rẽ mẹ con, có khi không chia rẽ mẹ con, được phàm phu không học nói đến. Thế nào là ba?

Có một thời, này các Tỳ-kheo, một hoả tai lớn khởi lên. Khi hoả tai lớn này khởi lên, này các Tỳ-kheo, các làng bị thiêu, các thị trấn bị thiêu, các thành phố bị thiêu. Khi các làng bị thiêu, các thị trấn bị thiêu, các thành phố bị thiêu, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỳ-kheo, đây là sợ hãi thứ nhất, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.

Lại nữa, này các Tỳ-kheo, một thời có mưa lớn khởi lên. Khi mưa lớn khởi lên, này các Tỳ-kheo, lụt lớn sanh khởi. Do có lụt lớn sanh khởi, nên các làng bị cuốn trôi, các thị trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi. Khi các thành phố bị cuốn trôi, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỳ-kheo, đây là sợ hãi thứ hai, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.

Lại nữa, này các Tỳ-kheo, một thời có sợ hãi về giặc cướp rừng nổi lên. Và dân chúng leo lên xe chạy trốn. Khi sợ hãi về giặc cướp rừng nổi lên, này các Tỳ-kheo, khi dân chúng leo lên xe chạy trốn, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỳ-kheo, đây là sợ hãi thứ ba, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến”.

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 322)

 

“Monks, the uneducated manyfolk speaks of these three terrors wherein a mother and her son are sometimes together, sometimes parted. What are the three?

There comes a time when a great fire breaks out. When it breaks out, villages, suburbs and towns are burned. On that occasion, it may be possible for mother and son to reach each other. This is the first terror whereof the uneducated manyfolk speaks, wherein a mother and her son are sometimes together, sometimes parted.

Then again there is a time when a great rain falls. When this happens, a great flood is caused. When the flood comes, villages, suburbs and towns are swept away. On that occasion, it may be possible for mother and son to reach each other. This is the second terror whereof the uneducated manyfolk speaks, wherein a mother and her son are sometimes together, sometimes parted.

Then again there is a time when there is an alarm of a forest-raid of robbers, and the country-folk mount their carts and drive away. On that occasion, it may be possible for mother and son to reach each other. This is the third terror whereof the uneducated manyfolk speaks, wherein a mother and her son are sometimes together, sometimes parted.

These are the three terrors whereof the uneducated manyfolk speaks, wherein a mother and her son are sometimes together, sometimes parted.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 162)

 

6

 

“Có ba sợ hãi này, này các Tỳ-kheo, làm chia rẽ mẹ con. Thế nào là ba?

Sợ hãi về già, sợ hãi về bệnh, sợ hãi về chết.

Này các Tỳ-kheo, mẹ không muốn con mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng con ta không bị già!” Hay người con không muốn mẹ mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng mẹ ta không bị già!”

Này các Tỳ-kheo, mẹ không muốn con mình bị bệnh: “Ta nay bị bệnh, mong rằng con ta không bị bệnh!” Hay con không muốn mẹ mình bị bệnh: “Ta nay bị bệnh, mong rằng mẹ ta không bị bệnh!”

Này các Tỳ-kheo, mẹ không muốn con mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng con ta không bị chết!” Hay con không muốn mẹ mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng mẹ ta không bị chết!”

Đây là ba sợ hãi, này các Tỳ-kheo, làm chia rẽ mẹ con.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 322)

 

“Monks, there three terrors part mother and her son. What three?

A mother cannot bear to see her son grow old. She says, “I am growing old. Let not my son grow old.” The son likewise cannot bear to see his mother grow old. He says, “I am growing old. Let not my mother grow old.”

A mother cannot bear to see her son get sick. She says, “I am getting sick. Let not my son get sick.” The son likewise cannot bear to see his mother get sick. He says, “I am getting sick. Let not my mother get sick.”

A mother cannot bear to see her son die. She says, “I am dying. Let not my son die.” The son likewise cannot bear to see his mother die. He says, “I am dying. Let not my mother die.

These are the three terrors that parts mother and son.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 162)

 

7

 

“Có con đường, này các Tỳ-kheo, có đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi có làm chia rẽ mẹ con này?

Đấy là con đường Thánh Tám Ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường, này các Tỳ-kheo, đây là đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi có làm chia rẽ mẹ con này.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 323)

 

“But, monks, there is a way, there is a practice that leads to the abandoning, to the overpassing of these three terrors that part mother and son, a way which joins mother and son. What is that way, what is that practice which so leads?

It is just this Eightfold Way, to wit: Right view, right aim, right speech, right action, right living, right effort, right mindfulness, right concentration. That is the way, that is the practice that leads to the abandoning, to the overpassing of these three terrors that part mother and son, a way which joins mother and son.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 162)

 

8

 

“Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỳ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba?

Này các Tỳ-kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, khó tìm được ở đời. Người có thể thuyết Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ỏ đời. Người tri ân, người biết ơn, khó tìm được ở đời.

Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỳ-kheo, khó tìm được ở đời.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 483)

 

“Monks, the appearance of three persons is hard to find in the world. What three? The appearance of a Tathàgata, an Arahant, who is a Fully Enlightened One is hard to find in the world. Likewise of a person who can expound the Dhamma-Discipline taught by the Tathàgata. Likewise a person who is mindful and grateful is hard to be found in the world.

These are the three persons is hard to find in the world.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 244)

 

9

 

“Có ba hạng người này, này các Tỳ-kheo, có mặt xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Dễ ước lượng, khó ước lượng và vô lượng, không thể ước lượng.

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là người dễ ước lượng?

Ở đây, này các Tỳ-kheo, thế nào là người dễ ước lượng? Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là người dễ ước lượng.

Và này các Tỳ-kheo, thế nào gọi là người khó ước lượng?

Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm lắm miệng, không lắm lời, trú niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, các căn được bảo vệ. này các Tỳ-kheo, đây gọi là người khó ước lượng.

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là người không thể ước lượng?

Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hạng người không thể ước lượng.

Ba hạng người này, này các Tỳ-kheo, có mặt xuất hiện ở đời.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 483-4)

 

“Monks, these three sorts of persons are hard to be found in the world. What three?

He who is easily measured, he who is hardly measured, he who is immeasurable.

And of what sort, monks, is he who is easily measured?

Herein a certain person is frivolous, empty-headed, a busy-body, of harsh speech, loose in talk, lacking concentration, unsteady, not composed, of flighty mind, with senses uncontrolled. This one is called “easily measured.”

And of what sort, monks, is the person who is hardly measured?

In this case a certain person is not frivolous, not empty-headed, no busybody, not of harsh speech, not loose in talk, but concentrated, steady, composed, of one-pointed mind, with senses well controlled. This one is called “hardly measured.”

And of what sort, monks, is the person who is immeasurable? In this case we have a monk in whom the Àsavas are destroyed. This one is called “Immeasurable.”

These are the three sorts of person found to exist in the world.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 245)

 

10

 

Này các Tỳ-kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về giới? Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về giới.

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tâm? Ở đây này các Tỳ-kheo, có người tham lam, với tâm sân hận. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tâm.

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tri kiến? Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người có tà kiến, có tri kiến điên đảo: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có cúng tế, không có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hoá sanh, ở đời không có các hàng Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại”. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tri kiến”.

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 487-8)

 

“Monks, there are these three failures. What three? Failure in morals, failure in mind, failure in view.

And of what sort is failure in morals? Herein, monks, a certain one takes life, steals, is a wrong doer in sensual desires, a liar, a slanderer, of bitter speech, an idle babbler. This is called “failure in morals”.

And of what sort is failure in mind? Herein, monks, a certain one is covetous and malevolent of heart. This is called “failure in mind”.

And of what sort is failure in view? Herein a certain one holds the depraved, the perverse view that there is no (virtue in) almsgiving, in sacrifice, in offerings: that there is no fruit, no result of good and evil deeds: that this world is not, that there is no world beyond: that there is no mother, no father, no beings of spontaneous birth: that in the world are no recluses and bràmins who have won the summit, who have won perfection, who of themselves by their own intuitional powers have realized the world beyond and can proclaim it. This monks, is called “failure in view”.

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 247)

 

11

 

“Do nhân khiếm khuyết về giới, này các Tỳ-kheo, các loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tâm, này các Tỳ-kheo, các loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tri kiến, này các Tỳ-kheo, các loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Những pháp này, này các Tỳ-kheo, là ba khiếm khuyết.”

(Kinh Tăng Chi Bộ I, trang 488)

 

“Monks, it is due to failure in morals that beings, when body breaks up, after death are reborn in the Waste, the Way of Woe, in the Downfall in Purgatory. It is due to failure in mind that beings, when body breaks up, after death are reborn in the Waste, the Way of Woe, in the Downfall in Purgatory. It is due to failure in view that beings, when body breaks up, after death are reborn in the Waste, the Way of Woe, in the Downfall in Purgatory. Such are the three failures.”

(The Book of the Gradual Sayings I, p. 247)

http://www.buddhismtoday.com/viet/trich/7-2002.htm

 


Vào mạng: 1-7-2002

Trở về thư mục "Pháp trích lục hằng tháng"

Đầu trang