Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
VÔ MÔN QUAN  -  無門関
Chữ Vô của Phương Đông
Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin
Biên dịch: Nguyễn Nam Trân
Bản Thảo   - 2009 -

Tắc số 25: Ngưỡng Sơn thuyết pháp tam tòa (Tam tòa thuyết pháp)[1].

三座説法

Bản tắc:

Hòa Thượng Ngưỡng Sơn[2] lúc đang nằm mộng thấy mình bay lên tới cõi trời Đâu Suất, đến chỗ Bồ Tát Di Dặc[3]. Lúc đó, nơi ấy đầy ắp người, bèn ngồi xuống chỗ còn trống ở đệ tam tòa. Xong có một vị tôn giả cầm chùy nhỏ gõ một tiếng (kêu gọi mọi người chú ý) rồi bá cáo:

-Hôm nay đúng phiên đệ tam tòa thuyết pháp.

Ngưỡng Sơn bèn đứng dậy, gõ một tiếng chùy và nói:

-Phật Pháp Đại Thừa vốn hoàn toàn vượt qua ngôn ngữ[4]. Xin quí vị nghe theo, nghe theo![5] 

 

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:

Nói nghe thử xem, Hòa Thượng Ngưỡng Sơn (theo Eshin, chứ Ryômin dịch là “vị tôn giả này”) đã thuyết pháp hay chưa thuyết pháp? Mở miệng nói ra đã phạm phải sai lầm, còn như im lặng thì chả thành thuyết pháp (Ryômin dịch: “cả hai trường hợp đều đánh mất chân lý”). Nói vậy chứ, mở miệng hay khép miệng đều làm cho mình rời ra xa lắc con đường của Phật mà thôi[6].

 

Tụng:

Bèn có bài tụng:

Bạch nhật thanh thiên,
Mộng trung thuyết mộng.
Niết quái niết không
[7],
Cuống
[8] hô nhất chúng.

白 日 青 天 
夢 中  
捏 怪 捏 怪 
誑 謼 一 眾

(Giữa ban ngày ban mặt,
Trong mộng đem kể mộng.
Chuyện kỳ quái hỡi ơi,
Định đánh lừa cả đống).

 

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:

Hòa Thượng Ngưỡng Sơn là người đã cùng với tôn sư Quy Sơn Linh Hựu trở thành hai vị tông tổ của dòng thiền Quy Sơn. Đời ngưỡng mộ đến nỗi xưng tụng ông là Ngưỡng Sơn Tiểu Thích Ca, đức Phật Thích Ca của Trung Quốc.

Công án này kể chuyện một giấc mộng của Ngưỡng Sơn. Hôm đó năm mơ thấy mình đến chỗ ở của Di Lặc, đức Phật trong tương lai. Có một vị tôn tăng “bạch chùy” tức là dùng một cái dùi nhỏ (tiểu chùy) gõ vào mặt bàn gỗ (mộc đài, châm) để ra hiệu cho mọi người chú ý rồi nói trước chúng tăng: “Hôm nay đúng phiên đệ tam tòa thuyết pháp”. Ngưỡng Sơn cũng đứng dậy, cũng gõ chùy và rao: “Ma Kha diễn pháp: Ly tứ cú, tuyệt bách phi. Đế thính, đế thính!”. (Đạo lý Đại Thừa dạy rằng: Bỏ hết tứ cú và bách phi. Hãy nghe theo, nghe theo!). Có thể hiểu sở dĩ ông nói được như thế vì đã được nghe vị tôn giả đó thuyết pháp như vậy trước đấy rồi. 

Ngưỡng Sơn kể chuyện đi thuyết pháp (hay đi nghe thuyết pháp?) vô hình trung đã coi như mình là một vị thần tiên, vào hàng thánh nhân. Ngũ Đăng Hội Nguyên chép rằng sau khi vị tôn giả nói chuyện xong, chúng tăng lần lượt bỏ ra về. Ngưỡng Sơn tỉnh dậy, đem kể giấc mộng cho thầy là Quy Sơn thì ông ấy mới nói: Tử dĩ nhập thánh vị (Con đã vào hàng thánh rồi!). Ngưỡng Sơn nghe thế bèn sụp lạy.

Còn “Ly tứ cú, tuyệt bách phi” (Rời khỏi tứ cú, cắt đứt với bách phi) là cách nói trong luận lý học Ấn Độ phủ định mọi hình thức biểu hiện của ngôn ngữ. “Tứ cú (4) là “nhất, dị, hữu, vô” (đồng nhất, dị biệt, có, không), mỗi cú đó lại chứa đựng nhau để sinh ra thập lục cú (16), xong phối hợp với “tam thế” tức là “quá, hiện, vị” (quá khứ, hiện tại, vị lai) để thành tứ thập bát cú” (48), thế rồi chia theo hai nhánh “vị khởi, dĩ khởi” (chưa có, đã sinh) để thành cửu thập lục cú (96), cộng với tứ cú đầu tiên (4) nữa thì thành bách cú (100). Tứ cú và bách phi tượng trưng cho các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, ví dụ các lối diễn tả bằng khái niệm và luận lý, phân tích. 

Lời thuyết pháp của vị tôn giả (theo ý kiến của Ryômin, thì đây không phải là Ngưỡng Sơn thuyết pháp, ông ta chỉ lặp lại) ý nói: “ Pháp của nhà Phật là cái cắt đứt hoàn toàn (ly và tuyệt) khỏi ngôn ngữ, khái niệm, lý luận, phân tích. Nó là một diệu cảnh của thể nghiệm bát nhã mà lời nói không phải là phương tiện có đủ thể đạt đến (ngôn thuyên bất cập). Ngôn thuyên tức là sự biểu hiện bằng ngôn ngữ vậy.

Nói gì ra cũng dở. Không nói gì cũng dở. Mở mồm khóa miệng đều sai. Vì tất cả đều là việc làm (sở tác) của tự ngã. Đạo của Thiền là phải chết đi để sống lại”. Lúc tự ngã trống không, trở thành ngã phi ngã (hay phi ngã ngã) thì dù mở miệng khóa miệng hoặc không mở không khóa, vẫn có thể có vui với cái tâm cảnh tự do. Phật Pháp chỉ là sự hiển lộ của vô ngã. Ngộ được cái không (vô ngã), thức tỉnh được sẽ trở thành chân nhân (con người chân thực). Phật Đà (kẻ giác ngộ) mới là chân nhân, biết sống với cái ngã vô ngã.

Mai mốt nếu huynh tìm chỗ tớ, Chẳng hàng đồ nhậu cũng lầu xanh...
Dịch thơ quái tăngIkkyuu (Nhất Hưu,Tông Thuần, 1394-1481) 


 


[1] Thoại này có chép trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 9, chương nói về Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nhưng thay vì viết “đệ tam tòa”, lại viết “đệ nhị tòa”.

[2] Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (807-883), nhận pháp tự của Quy Sơn Linh Hựu (771-853), xác định được tông phong “Phụ tử xướng họa” do Quy Sơn thành lập. Tiểu sử có chép trong Tổ Đường Lục quyển 18 và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển 11. Sách để lại là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền Sư Ngữ Lục.

[3] Di Lặc: âm Hán của Phạn ngữ Maitreya. Dịch ý là Từ Thị (Bậc nhân từ). Hiện tại vẫn còn là bồ tát, thuyết pháp cho các vị thần tiên trên trời Đâu Suất trong cõi Tịnh Độ. Theo lời tiên tri của Phật Thích Ca, Phật Di Lặc thọ tứ thiên tuế (ngang với 56 ức 7 nghìn vạn năm ở cõi trần), sau đó sẽ hạ sinh cứu độ chúng sinh.

[4] Nguyên văn: Ma Kha diễn pháp ly tứ cú, tuyệt bách phi. Ma Kha (Phạn ngữ là mahayana) là “vật lớn để cưỡi”, dịch ý là Đại Thừa. Diễn pháp có nghĩa trình bày, khai triển về đạo. Về “Ly tứ cú, tuyệt bách phi”, xin xem lời bàn của Ryômin.

[5] Nguyên văn: Đế thính! Đế thính! (Hãy nghe chân lý)

[6] Nguyên văn: Bất khai bất bế. Thập vạn bát thiên. Không đóng không mở miệng, xa rời mười vạn tám nghìn dặm.

[7] Tin vào sự vật quái gỡ mà hành động một cách quái gỡ.

[8] Cuống: nói dối.

 


http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/vomonquan_28.htm

 


Vào mạng: 10-4-2009

Trở về thư mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang