Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
THIỀN VÀ PHẨM ĐỨC
Thiền và nhân sanh_La Vĩ Quốc

 
Từ xưa đến nay, tất cả những người chính trực đều chú trọng tu dưỡng phẩm đức. Thiên Chu Quan trong Thượng Thư ghi: “Làm việc có đức, tâm ngày càng thanh thản; làm điều dối trá, tâm ngày càng xấu ác”.
Lão tử nói: “Đi trên con đường lớn, còn phải e sợ”. Người trí như Lão Tử còn phải cảnh giác, e sợ đi vào tà đạo. Thiên Công Tôn Sửu thượng của Hàn Phi Tử ghi: “Việc của bậc quân tử là không ngoài làm thiện cho người”. Mạnh Tử lấy “làm thiện cho người” làm tiêu chuẩn cho quân tử. Thuyết Lâm thượng của Hàn Phi Tử ghi: “Xảo trá không bằng ngu xuẩn mà thành thật”.  Lời tựa; “Vận Châu Khuê Đường Thi” của Hàn Dũ nói: “Dứt ác ở nơi tâm, long nhân hiện nơi mặt”. Ông nhấn mạnh ngăn chặn ác niệm, làm người nhân hậu. Âu Dương Tu trong tác phẩm: “Ba Năm Không Thay Đổi Câu Hỏi” có nói: “Tâm quí ở cái chính, chính thì không dám riêng  tư”. Ông chủ trương làm người lấy chính trực làm quí. Những lời của các bậc Tiên triết nói trên, từ những góc độ khác nhau, đã nói lên cái phẩm đức cần có của một con người cao thượng. Phẩm đức, có quan hệ gì với thiền? Xin đừng quên, “Thiền” có thể dịch nghĩa là “Vứt bỏ cái ác”. Vứt bỏ ác tức là một đức tính tốt_Tức đức tốt trong thế giới nội tâm của một người trí.
Người ta nói đến tâm, bất luận là tâm lương thiện hay xấu xa. Tâm của con người khi vui gọi là “Hoa lòng bừng nở”, lúc thất vọng gọi là “Nản lòng thoái chí”, khi sốt ruột gọi là “Lòng nóng như lửa thiêu”, lúc sợ hãi gọi là “Lòng sợ hãi cuống cuồng”, khi hiểu được gọi là “Trong lòng lĩnh hội”,lúc khâm phục gọi laø “Thật lòng khâm phục”, khi vừa ý gọi là “Vui lòng”, khi nhìn rõ sự việc gọi là “Lòng sáng mắt tinh”, lúc tính tình ngay thẳng gọi là “Lòng ngay miệng thẳng”, khi tâm trạng bất ổn gọi là “Lòng dạ bất thường”, khi đột nhiên nghĩ đến muốn làm việc gì gọi là “Máu lòng trào dâng”, lúc chịu khổ cầu xin gọi là “Cam lòng tình nguyện”, khi nhớ nơi nào gọi là “Lòng dạ hướng về”… Tâm là cơ quan thúc đẩy máu tuần hoàn trong cơ thể con người và động vật bậc cao, hình dạng như một búp sen ngược. Nhưng tâm mà chúng ta thường nói không phải là trái tim bằng thịt mà là một ý thức. Chính ý thức này, đại diện cho phẩm chất đạo đức của một con người. Phật giáo cho rằng, tâm người đầy khắp hư không, cùng khắp pháp giới. Kinh Lăng Nghiêm ghi: “Mười phương hư không, đều ở trong tâm ta, như một đám mây trên bầu trời xanh”. Hư không tuy vô biên nhưng ở trong tâm ta, nó chỉ như một đám mây ở trên bầu trời trong sáng. Trong là căn thân, ngoài là thế giới, đều do tâm sinh. Phẩm đức của một người, đương nhiên là sinh ra từ tâm, thể hiện của tâm. Sự yêu cầu về phẩm đức của Phật giáo chính là tự độ, độ tha, độ khắp chúng sanh. Đã muốn độ khắp chúng sanh thì phải: Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”.
Người là người của thiên nhiên, đồng thời lại là người của xã hội. Là một thành phần của xã hội mà từ chối sự cung cấp và phục vụ của các thành viên khác, thì không thể sinh tồn. Để đáp lại, mọi người đều phải biết hiến dâng cho xã hội,  phục vụ cho người khác. Khi Tổ Quốc kêu gọi, khi người khác cần giúp đỡ thì không nên từ chối mà gắng sức  báo đáp và giúp đỡ. Đó mới là phẩm đức thật sự cao thượng. Thiền mong muốn chúng ta không có tâm riêng tư, nếu không có tâm riêng tư thì có thể nếm được mùi vị chân thật, tâm an ổn, không có phiền não.

http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/thienvaphamduc.htm

 


Vào mạng: 1-7-2004

Trở về thư mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang