Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN THƯỢNG (TỪ NĂM 1983 - 1989)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2545 - D.L. 2001


PHẦN 3 (CUỐN 21 - 30)

Tham thoại đầu phải trụ tâm vào đâu ?
Thế nào là Kiến hoặc và Tư hoặc ?
Làm thế nào để nhìn vào hầm sâu đen tối ?
Thế nào là ban đầu thấy núi sông là núi sông, tu một thời gian rồi thấy núi sông chẳng phải núi sông, sau khi kiến tánh rồi thấy núi sông vẫn là núi sông ?
Thế nào là"Một niệm muôn năm, muôn năm một niệm" ?
Tham Thiền để làm gì ?
Ngay trong giây phút này, con thấy tâm được tự tại, chẳng biết sự tự tại này là do tâm ý thức gạt hay con đã thức tỉnh từ chiêm bao ?
Quá khứ đã tạo bao nhiêu tội lỗi thì làm sao nhờ tham Thiền có thể thành Phật được ?
Tham thoại đầu không cho sử dụng thần thông, trong Kinh Pháp Bảo Đàn, lúc ngài Lục Tổ trải tọa cụ ra, rõ ràng là Ngài sử dụng phép thần thông, vậy có trái với tông chỉ của Thiền tông không ?
Phật Thích Ca thành đạo cách đây 2519 năm hay từ vô lượng kiếp ? cái nào đúng ?
Làm sao dứt được tập khí từ lâu đời ?
Thế nào là thân tại gia, tâm xuất gia và thân xuất gia, tâm tại gia ?
Tại sao Tôn Giả Sư Tử đã kiến tánh rồi còn phải trả nghiệp ?
Nghi tình của câu thoại đầu và cái nghi của tham sân si mạn , có khác nhau không ?
Dùng câu " Thế nào là đại ý Phật pháp" của Tổ Lâm Tế để tham, có được không ?
Tham Thiền có vượt ra ngoài nhân quả không ?
Nếu không nhập thất ngồi tham, với cái tâm như người thế gian thì hằng ngày làm sao tu? Đến khi nào mới ngộ ?
Thế nào là biệt niệm ? Khi nào mới hết biệt niệm? Có phương tiện nào không ?
Thế nào là tham thiền tức trì kinh? Tụng kinh và trì kinh khác nhau ở chỗ nào ?
Sư phụ không thừa nhận là bậc Thiền sư, mà chỉ là một vị lão tham, nhưng sự giảng dạy của Ngài rõ ràng đã vượt ra ngoài sự tham. Xin hỏi Ngài đã chứng quả hay chưa ?
Trong lúc đang tham thấy các cảnh giới an ổn, song làm mất câu thoại đầu , vậy có phải thiền bệnh không ?
Trong lúc tham, câu thoại bị gián đoạn lúc nào chẳng hay, hoặc tự khởi lên lúc nào cũng chẳng hay, vậy có sao không ?
Có phải trong Thiền tông tự mình tìm kiếm tri kiến Phật ?
Hiện nay phát sinh nhiều loại thiền, đều nói là tu theo Phật pháp, vậy loại nào đúng loại nào sai ? Mười tông phái ở Trung Quốc nay chỉ nghe có bốn tông, sáu tông kia còn tồn tại không ?
Khi tỉnh giác rồi, cái thân vẫn còn, có phải gọi là Hữu dư Niết bàn ? Và sau khi chết gọi là Vô dư Niết bàn ?
Về việc tìm Tổ ấn chứng như thế nào ?
Có biện pháp nào giải quyết tình trạng cho giải ngộ là chứng ngộ ?
Trong Chứng Đạo Ca có câu "Sát na diệt khước A Tỳ nghiệp", thế thì các Tổ sư như Tôn giả Sư Tử ở An Độ, Nhị Tổ Huệ Khả, Tổ Nham Đầu và gần đây có ngài Hư Vân Thiền sư, các vị ấy đã kiến tánh sao lại còn bị gia hình ?
Trong kinh tại sao hay nói bảy đời cha mẹ mà không phải tám đời, chín đời ?
Tại sao Thiền sư Minh Bổn trong Trung Phong Pháp Ngữ nói là "Hãy cúng dường chính mình"?
Lúc tham Thiền hay bị ngoại cảnh lôi kéo, phải làm sao ?
Tự tánh là gì ? Làm sao nắm chắc ?
Vậy ngộ ngã chấp như thế nào ?
Câu chuyện Tổ Đức Sơn và ông tăng người nước Hàn như thế nào ?
03-2
Thế nào là hồi hướng ?
Tham Thiền tại sao chỉ chọn cách đi và ngồi trong tứ oai nghi ?
Có một bà lão bị đau rồi bà nói rằng "ngày mai bà sẽ chết", nhưng có một anh thanh niên lại nói với bà rằng :" Ngày mai bà không chết, nhưng sẽ chết sau b a hôm". Anh đó nói là do anh tham thiền nên biết trước điều đó, vậy sự thấy của anh ta có đúng với đường lối tham thiền không ?
Trong "Thiền Thất Khai Thị Lục" có đoạn dạy rằng : Công phu lúc còn sống không dùng được sau khi chết, vì thế lúc còn sống phải tích cực công phu. Công phu lúc còn sống không thẳng qua sau khi chết", vậy xin Sư Phụ giảng rõ nghĩa này, để hành giả lớn tuổi như chúng con tự tu tự độ, không mong đợi lúc lâm chung nhờ người khác tụng kinh hoặc tham thiền làm trợ lực.
Khi ngồi tham, thấy đầu và thân phát ra ánh sáng, nhưng lúc đó nghi tình và thoại đầu vẫn còn, vậy có đúng không ?
Tham thiền đề khởi câu thoại đầu, cứ nhìn vào chỗ hầm sâu đen tối đó, lâu ngày có trở thành ngu si không ?
Khi ngồi thiền cơ thể và đầu tự quay, và hiện ra hình ảnh của Đức Phật, như vậy có sao không ?
Tham thiền không bí quyết, chỉ cần sanh tử thiết", vậy thế nào là sanh tử thiết ?
Thế nào là tứ tướng ?
Bố thí thế nào không nắm lấy tướng ?
Sau một thời gian tham thiền, con giảm bớt được phần nào về danh lợi thế gian, nhưng còn tâm trạng buồn và hay xúc động khi gặp phải cảnh khổ của người khác. Xin Sư phụ chỉ dạy thêm, làm sao quét sạch những tâm trạng đó ?
Trong lúc tham Thiền nghi tình nặng, câu thoại đầu trở thành ánh sáng đơm đớm hư không và một số cảnh giới khác, vậy có đúng không ?
Thưa Sư phụ, dù đang giao tiếp với bạn bè , hay đang thỉnh hỏi với ngài, câu thoại đầu tôi tham lúc nào cũng làm cho tôi muốn bể tung cái đầu , chẳng biết trạng thái này là tốt hay xấu ? Lại, câu thoại đầu lúc nào cũng theo xác tôi, muốn bỏ cũng không được, nhưng trong giấc ngủ thì không có. Kính mong Sư phụ chỉ dạy về sự sai quấy trong quá trình tu học bao nhiêu năm của tôi.
Tham thiền làm sao biết miên mật ?
Theo như con biết, thiền Mặc Chiếu thuộc tông Tào Động, sao Hòa Thượng gọi là tà thiền ?
Trong phương pháp tu của Mặc chiếu cũng dần dần đi vào không năng sở, ví như thấy hình tướng bên ngoài của Hòa thượng, mặc là lặng mà chẳng có tướng lặng, chiếu mà chẳng có tướng chiếu, ấy là không có năng sở.
Tăng hỏi : Trong Kinh Lăng Nghiêm nói :"Bản tánh vốn thanh tịnh, do một niệm bất giác khởi vọng thành có sở minh", nếu kịp thời quán chiếu phản văn vọng tưởng, liền thấy được cội gốc của nó.
Tăng hỏi : Nay con cũng công nhận lời Hòa Thượng nói về giai đoạn đầu của thiền Mặc chiếu là có năng sở, ấy là phương tiện, cũng như tham thoại đầu, lúc mới đề khởi câu thoại là có năng sở, đến khi nào thành khối, khối nghi bùng nổ , tan vỡ rồi mới đạt được đại ngộ. Phải có phương tiện ban đầu đạt đến sự ngộ.
Tăng hỏi : Ấy là qua văn tự, nếu thật sự thể nghiệm qua bản tánh thanh tịnh hằng liễu tri thì đó chẳng khác với tri kiến Phật , nếu nói tri kiến Phật chẳng thể chấp nhận, cho là tà thiền thì là thế nào ?
Như Thầy vừa nói về thiền Mặc chiếu, rằng mặc chẳng khác với định, chiếu chẳng khác với huệ, trong đó chẳng có sở chiếu nên năng chiếu thường hằng; có cái tri thường hằng mà chẳng có sở tri. Nhưng con nghĩ : Nói về MẶC thì mình có biết cái mặc đó không ? có biết đến cái chiếu đó không ? về cái tri cũng thế. Nếu có, thìø ai biết ?
Trong Kinh có nói :" Nhất nhơn tu đạo, cửu huyền siêu thăng ", còn Sư phụ thì nói là "ai tu nấy chứng", vậy có mâu thuẫn không ?
Người tu pháp môn Tổ Sư Thiền, nhờ có pháp tu nên ít thấy phiền não, nhưng cũng thường khi hoặc vô tình, hoặc cố ý gây nên phiền não cho người khác, vậy họ có mắc vào nhân quả không ?


Mục Lục | Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6

 


Vào mạng: 1-3-2002

Trở về thư mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang