Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Tham Luận

Ba Đề Nghị Về Sự Phổ Biến Phật pháp Trong Thời đại Nhập thế

 (tại Đại Lễ Phật đản LHQ Lần Thứ 5, từ 13 -17/ 5/ 2008

được tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia)

Đại Đức Tiến Sĩ Thích Quang Thạnh


 

-         Chánh Thư Ký Ban Phật giáo Quốc Tế Trung ương GHGVN

-         Phó Tổng Thư ký Viện nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

-         Uỷ viên Thường Trực Ban Trị sự THPG TPHCM

-         Phó Thư ký Ban Hoằng Pháp THG THCM

-         Giảng viên Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM; Trường Cao Trung Phật học THCM; Lớp Cao Cấp Giảng sư Ban Hoằng Pháp TƯ.

 

     Bước vào ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba, là thiên niên kỷ của sự đón nhận bao phát minh và tiến bộ vượt bực của khoa học và kỹ thuật hiện đại, để tân tiến hóa tri thức và cách hành xử của con người, và để chấn chỉnh lại vai trò của người tu sĩ Phật giáo để có thể thích ứng hơn trong thời đại mới.  Qua đó, hình ảnh và giá trị của người giảng sư Phật giáo trong thiên niên kỷ thứ ba này sẽ được giới thiệu và vẽ ra dưới một quan điểm mới hơn và năng động hơn trong hai lãnh vực: đạo đức và xã hội.  Yếu tố đạo đức và tri thức thuộc về lợi ích cá nhân để đối mặt với những đòi hỏi của việc vun trồng đạo đức cá nhân và tiến bộ đối với một vị tu sĩ Phật giáo như là: Tam Vô Lậu Học bao gồm Giới, Định và Tuệ; Tứ Vô Lượng Tâm với Từ, Bi, Hỷ và Xả; Ngũ Minh bao gồm kiến thức về Y học,  (Cikitsā), về nghề nghiệp cao (Śilpakarmasthāna), về lý luận (Hetu), về phát âm và ngôn ngữ (Sabda), và về Phật học (Adhyātma); kiến thức về khoa học hiện đại liên quan đến Phật giáo như là: Tôn giáo Thế giới, Khoa học xã hội (như là Tâm lý học, Xã hội học, Ngôn ngữ học, Chính trị, giáo dục, Triết học, Khoa học, và Kinh tế), và các phương tiện truyền thông hiện đại và mạng Internet.  Yếu tố xã hội mang ích lợi đến cho người khác với vai trò nhập thế vào xã hội của người tu sĩ lý tưởng mà không thay đổi các đặc điểm của Phật giáo như là: giảng Pháp tùy theo trình độ của người nghe và nhập thế vào xã hội mà không thay đổi Phật tánh của mình (trên phương diện xã hội, giáo dục, kinh tế, vân vân).  Dựa vào hai yếu tố này, người tu sĩ có thể hoàn thành một cách tốt đẹp vai trò tôn giáo của mình qua việc thực hành và giảng Pháp cho đám đông quần chúng, áp dụng Pháp một cách nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo trong việc nhập thế vào xã hội vì lợi ích và hạnh phúc của chúng sanh.  Hình ảnh của một người tu sĩ Phật giáo lý tưởng như thế không chỉ dọn một con đường mới cho thế hệ tăng sĩ trẻ tiếp nối việc hoàn thành vai trò tôn giáo và những bổn phận phù hợp với Phật giáo và quan điểm của xã hội ngày nay, mà còn đóng góp vào sự phát triển đạo đức và giáo dục của con người trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào trong thiên niên kỷ thứ ba.

   Hôm nay, để chào đón Diễn Đàn Phật giáo Quốc Tế lần thứ II được tổ chức tại thành phố Vô Tích tại Trung Quốc và Đại Bắc từ ngày 28/03/2009 đến 01/04/2009, chúng tôi xin có vài đề nghị chân thành liên quan đến việc phổ biến Phật pháp và người truyền bá Phật pháp, có thể được trình bày với ba khía cạnh chính:

(1)  Sự kế thừa truyền thống của người tu sĩ Phật giáo trong việc truyền bá Phật pháp;  (2) nhu cầu của việc sử dụng kỹ thuật hiện đại trong việc truyền bá Phật pháp và (3)  hình ảnh và vai trò của người giảng sư trong thiên niên kỷ mới.

1.     Sự Kế Thừa Truyền thống của người tu sĩ Phật giáo trong việc truyền bá Phật pháp.

Trong hai mươi thế kỷ vừa qua, Phật giáo đã khẳng định được sự có mặt của mình, với sự phát triển vươn ra khắp thế giới; đó là nhờ vào sự kế thừa truyền thống của các tăng sĩ Phật giáo từ nhiều thế hệ.  Do đó, thế hệ tăng ni trẻ buộc phải đóng vai trò chủ lực của việc kế thừa truyền thống của Phật giáo trong tương lai qua việc gìn giữ, phát triển và truyền bá thông điệp cao cả của Đức Phật vì lợi ích và hạnh phúc của đám đông.  Như tỳ kheo Bodhi đã khẳng định:

Tuổi trẻ có bổn phận duy trì Phật giáo sang thiên niên kỷ mới, và phải có khả năng mang trí tuệ sâu xa và những sự thực hành tâm linh đến với cộng đồng thế giới.  Nếu chúng ta đánh mất tuổi trẻ vì vật chất và chỉ lo tự hưởng thụ, thì chúng ta đánh mất tương lai của Phật giáo, và tất cả những gì còn lại chỉ là những mảnh vụng ở phía  bên ngoài của tôn giáo, không phải là phần cốt lõi.[1]

Tiếc thay, đa số các giảng sư trẻ Phật giáo ngày nay, thật ra, dường như không chỉ lơ là với giá trị cao quý và vai trò hướng dẫn tâm linh của họ; mà còn thật sự xuống dốc về ý thức hệ, hành vi và văn hóa.  Lý do chánh là vì họ đặt nặng việc phát triển kiến thức, chứ không phải là nội tâm họ.  Nói cách khác, với những kiến thức đã đạt được, họ mãi mê chạy đuổi theo địa vị trong xã hội, quyền lực, danh vọng, tiền tài, vân vân, mà quên đi bổn phận phải tu tâm.  Kết quả là, họ không còn đủ sức để giữ cho nội tâm thanh tịnh, trong sạch trước những vấn đề thế tục trong khi lại đi giảng Pháp và sự nhập thế trong các vấn đề xã hội.  Đây là vấn nạn đưa đến sự suy tàn của Phật giáo mà các vị lãnh đạo Phật giáo cần quan tâm.  Do đó, để giúp đở thế hệ trẻ kế tiếp, nhất là các vị giảng sư Phật giáo trẻ, các vị lãnh đạo Phật giáo, hay các bậc trưởng lão, các vị thầy, các vị giảng sư cần:

     (a) Không chỉ quán sát kỹ và điều hành vai trò, giá trị của một tu sĩ trẻ hôm nay; mà còn phải còn phải chọn lựa kỹ càng, công bằng các ứng viên để trở thành những tu sĩ Phật giáo tài năng trong tương lai bằng những khóa thi nghiêm túc bao gồm trình độ chuyên môn, kiến thức, nhận thức, và ngay cả việc xét đoán hành vi của họ, vân vân.  Mặt khác, các vị thầy Phật giáo chính họ cũng phải có đủ mười đức tính như:  khi (1) họ đức hạnh, kiềm chế với sự kiềm chế của bổn phận, tinh thông trong việc tu tập đạo đức . . .; (2) họ áp dụng và tự rèn luyện bản thân giữ giới luật; (3) họ nghe nhiều, và giữ trong tâm những điều đã nghe; (4) những giáo lý tâm linh, từng câu chữ và tất cả những gì đã đạt được, đời sống phạm hạnh hoàn toàn, họ đã được nghe đến, giữ trong tâm, thực hành trong lời nói, suy tư trong tâm, thấm nhuần trong quan điểm; (5) họ tu học hoàn toàn bằng trái tim, phân tích kỹ càng về bổn phận, với sự hiểu biết thấu đáo đền từng chi tiết; (6) họ đủ tự tin để chăm sóc người bịnh hay khiến người khác làm điều đó; (7) làm dịu sự bất mãn hay khiến nó phải dịu xuống; (8) kiềm chế hành động xấu ác theo đúng với Phật pháp; (9)

can ngăn việc tin chấp các lý thuyết; (10) đạt được phẩm hạnh, ý nghĩ và trí tuệ.[2]

     (b) Không chỉ thiết lập các trường nội trú hay viện Phật học cho sinh viên, và hướng nghiệp cho họ để đảm bảo các nhu cầu kinh tế trong thời gian huấn luyện; mà cũng dần dần cho họ học rèn Phật pháp và đạo đức tùy theo trình độ của họ ở hai khía cạnh –lý thuyết và thực hành.  Đó là vì nếu một vị giảng sư Phật giáo trẻ tuổi rèn luyện tâm mà không biết về Phật pháp, thì sự rèn luyện đó sẽ bị thui chột; trái lại, chỉ học Phật pháp mà không thực hành nơi tâm thì ta sẽ trở thành những kệ sách đầy ứ.  Do đó, một vị giảng sư Phật giáo trẻ trong tương lai cần phải trau dồi Phật pháp và kỷ luật, vun trồng nội tâm và sử dụng những phương tiện khéo léo vì nhu cầu giảng dạy và phát triển Phật giáo.

(c)  Để trao đổi những kiến thức thế tục về khoa học hiện đại liên quan đến Phật giáo như một dự báo cho vị giảng sư trẻ trong tương lai cần quán tưởng tới vai trò tôn giáo và xã hội nhập thế.

     Nếu sự kế thừa truyền thống của người giảng sư tương lai được tân tiến hóa và được coi trọng như những đòi hỏi thường trực bởi các thầy Phật giáo và các cơ quan thẩm quyền, thì mỗi vị giảng sư Phật giáo trẻ sẽ trở thành một bông hoa thánh thiện và tài năng tõa hương thơm lan khắp khu vườn Phật giáo nói riêng và của thế giới nói chung.  Và Phật giáo luôn là một hiện hữu vững bền trong không gian và thời gian.

 

2.    Nhu cầu để sử dụng Kỹ thuật hiện đại vả hiện đại hóa kỹ thuật trong việc truyền bá Phật pháp.

   Hiện nay, với sự phát minh và phát triển của kỹ thuật và khoa học hiện đại, vị giảng sư Phật giáo tương lai phải làm chủ và sử dụng được những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trong việc truyền bá Pháp bằng cách ghi băng CD, VCD, DVD hay video; nói hay dạy thẳng qua truyền hình, radio, máy ghi hình ảnh (nghĩa là một loại máy chụp ảnh có khả năng ghi lại số liệu hay dữ liệu dưới hình thức của những bức ảnh vi tính hóa), thư bằng tiếng nói, chuyến phiếm qua ATM (một hệ thống truyền dữ số liệu) hay nói qua đường truyền mạng; hoặc mở các trang web đặc biệt để truyền bá Phật pháp đến với đám đông quần chúng, vân vân.  Nếu các phương tiện truyền thông hiện đại này có thể thỏa mãn được các nhu cầu giảng dạy của người giảng sư, thì người đó chắc chắn là không chỉ có thể tiết kiệm được thời gian và công sức, mà còn có thể làm thật tốt vai trò và bổn phận truyền bá rộng rãi Phật pháp đến với tất cả mọi người trên thế giới.

 

3.       Hình ảnh và vai trò của người giảng sư Phật giáo trong thiên niên kỷ mới.

     Hình ảnh và vai trò của người giảng sư Phật giáo ngày nay chắc chắn phải bao gồm khả năng kết hợp tất cả những đặc tính nổi trội của ba hệ phái: Nguyên thủy, Đại thừa và Phật giáo phương Tây.  Nói cách khác, một vị tỳ kheo tương lai cần phải kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm và phương cách thực hành của Nguyên thủy, Đại thừa và Phật giáo phương Tây, trong khi vẫn tích cực truyền bá Phật pháp và gia nhập vào các hoạt động xã hội một khéo léo.  Có nghĩa là, vị đó không chỉ sử dụng giáo lý của Nguyên thủy như là một nền tảng vững chắc để vun trồng với tâm chân thật và nghiêm minh, những quan điểm thông thoáng, nhưng cũng dựa trên giáo lý của Đại thừa như là mục đích chính của việc truyền bá Phật pháp và dựa trên tinh thần Phật giáo Tây phương như là câu phương châm để gia nhập xã hội với những phương tiện thiện xảo và sáng tạo nhưng dựa trên chánh kiến; như vậy, vị ấy không nên quá bám víu vào truyền thống của mình, mà cũng không tùy tiện sáng tạo và bành trướng những hoạt động xã hội.  Trái lại, vị ấy chọn lựa một cách sáng suốt các phương cách thực hành hữu hiệu và phù hợp nhất để áp dụng vào đời sống xã hội ngày nay.  Ngài K.Sri.Dhammananda đã bày tỏ quan điểm của mình trong tuyên bố sau:

Chúng ta sống trong một thế giới luôn chuyển biến. Chúng ta không nên bám víu một cách mù quáng vào truyền thống, tục lệ, nghi lễ đã được cha ông ta chấp nhận dựa vào niềm tin và khả năng hiểu biết của họ lúc bấy giờ. Một số phong tục, truyền thống do cha ông truyền lại có thể tốt, những cũng có những cái không được hữu ích lắm. Chúng ta cần phải suy xét với tâm cởi mở xem các phương cách này có tốt đẹp và ích lợi trong xã hội hiện đại của chúng ta.[3]

     Nhất là trong cuộc sống ở tu viện, vị ấy cần sống và làm việc với các bạn đồng tu trên tinh thần của lục hòa vì lợi ích của tăng đoàn như Đức Phật đã dạy[4]:

Này các vị tỳ kheo, có sáu điều cần nhớ; thương yêu, kính trọng, đưa đến sự đồng thuận, không có kình chống, để hòa hợp và đoàn kết.  Sáu điều đó là gì?  Này các tỳ kheo, một vị tỳ kheo phải đối xử với huynh đệ bằng từ ái nơi thân, . . . lời nói, . . . ý nghĩ, . . . , hành động đạo đức, . . . quan điểm thánh thiện (nghĩa là quan điểm của con đường Giác Ngộ) cả ở nơi công cộng cũng như trong thư phòng.[5]

     Quan trọng nhất là chúng ta cần thành lập ra Hội Đồng Tăng đoàn Phật giáo Thế giới, với sự tham gia của các vị lãnh đạo Phật giáo năng động từ khắp các quốc gia trên thế giới, để đoàn kết và thống nhất các mối liên hệ Phật giáo giữa các quốc gia trên thế giới và để thống nhất các phương cách tu tập và tổ chức; đồng thời chọn lựa trong số họ làm một vị Pháp chủ cho cộng đồng Phật giáo, người đóng vai trò như vị giáo hoàng Benedicto XVI hiện nay, cho sự cân bằng tâm linh của Phật giáo thế giới trong cả hai phương diện hoạt động xã hội và truyền bá Phật pháp.

   Một hình ảnh và vai trò của một vị giảng sư Phật giáo trẻ như thế trong tương lai không chỉ đưa đến sự phồn thịnh cho đất nước, Phật giáo và giáo hội; mà còn đem đến sự bình an và hạnh phúc cho nhân loại.  Để kết luận, tác giả mong rằng ba điều đề nghị trên sẻ được coi như một sự đóng góp nhỏ và chân thành của mình đối với sự nghiệp phổ biến Phật pháp của một giảng sư Phật giáo trẻ nói riêng, và đối với sự tiến bộ xã hội, Phật giáo và giáo hội, nói chung, ngay hiện tại và trong tương lai.

Sách Tham Khảo

 

Woodward, F. L.  (tr.),                       The Book of the Gradual Sayings (Tăng Chi Bộ Kinh), Vol. V, Oxford: PTS, 1996.

Sulak Sivaraksa (Hon.ed.),                  Socially Engaged Buddhism for the New Millennium (Phật giáo Nhập Thế trong Thiên Niên Kỷ Mới), Bangkok: Sathirakoses–Nagapradipa Foundation & Foundation For Children, 1999.

Dhammananda, K. Sri                         How to Live without Fear and Worry (Làm Sao Để Sống Không Sợ Hãi và Lo Âu), Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 2001.

Rhys Davids, T.W & C.A. F. (trans.);

Rhys Davids, T. W.  (ed),                  Dialogues of the Buddha (Trường Bộ kinh), Vol. II, Oxford: PTS, 1995.

Horner, I. B. (trans.),                          The Middle Length Sayings (Trung Bộ Kinh), Vol. I, (2000) &  Vol. III (1996), Oxford: PTS.


 

[1]               Bhikkhu Bodhi, ‘Đạo đức Xã hội Phật giáo trong Thế kỷ Tới, (A Buddhist Social Ethic for the Next Century’, in Sulak Sivaraksa (Hon.ed.), Socially Engaged Buddhism for the New Millennium, Bangkok: Sathirakoses–Nagapradipa Foundation & Foundation For Children, 1999: 53.)

[2]               F. L. Woodward (tr.), Tăng Chi Bộ Kinh (The Book of the Gradual Sayings, Vol. V (X.4.33 & 34), Oxford: PTS, 1996: 52f).

[3]               K. Sri Dhammananda, Làm sao Để Sống không lo âu và sợ hãi (How to Live without Fear and Worry, Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 2001: 236f.)

[4]               T. W. & C. A. F Rhys Davids (trans.), T. W. Rhys Davids (ed), Những lời Dạy của Đức Phật (Dialogues of the Buddha, Vol. II (XVI.6), Oxford: PTS, 1995: 81f.)

[5]               I. B. Horner (trans.), Trung Bộ Kinh (The Middle Length Sayings, Vol. I, (48.322), Oxford: PTS, 2000: 384f; Vol. III (104.250), 1996: 36f.)

 

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/badenghi.htm

 


Vào mạng: 01-06-2009

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang