Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
LỄ  TRUYỀN  ĐĂNG
15/3/07
Minh Mẫn

 

Ngày 13/3/07, ngày cuối của chương trình sinh hoạt tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng do Thiền sư Nhất Hạnh hướng dẫn, có sự tham gia của tăng đoàn Làng Mai, chúng thường trụ Bát Nhã, Phật tử trong và ngoài nước tham dự.

7 giờ sáng, sau khi điểm tâm bằng khoai củ, chư tăng và đại chúng vân tập về thiền đường cánh Đại Bàng.Thiền sư có mặt không lâu sau đó, Người ngồi tĩnh tại độ mười phút . 3 tiếng chuông  ngân nga thong thả, Thiền sư bước xuống, cung đối Phật tiền, khởi xướng niêm hương bằng nghi thức truyền thống , tiếp theo, tăng đoàn Mai thôn xướng lễ Tam bảo bằng âm ngữ Pali, âm điệu du dương như các thánh lễ tại nhà thờ. Khi sư ông trở lại pháp tòa, đại chúng lại xướng tụng ngợi ca chư Phật bằng Anh ngữ; thật ra hợp xướng là một cách cộng hưởng năng luợng để thanh khiết và thánh hoá bầu không khí trong buổi lễ. Sư ông tuyên bố  hôm nay là lễ Truyền Đăng.

Truyền Đăng là một nghi thức trong PG, được trưyền thừa qua nhều đời, có mặt từ chùa Từ Hiếu, HUẾ, một buổi lễ ấn chứng, xác quyết khả năng tu tập và năng lực nội tại của đệ tử, sau khi vị thầy thấy được tâm đắc của đệ tử trình bày qua thi, kệ; Người được truyền  được xem là vị Giáo thọ, không những trên mặt truyền bá giáo lý, mà thân giáo, khẩu giáo và hành giáo đáng là bậc trưởng tử Như Lai.. Có thể là một vị nấu bếp, một vị làm vườn, một vị lái xe hay một học giả, dịch thuật với những tâm thái an nhập, Đủ tư cách là Giáo thọ cho hậu tấn.

Thiền sư đọc tên, người được truyền đăng tiến lên với hai vị phụ trợ, một người bê đèn,cũng là một sư cô, đều đắp y vàng nghệ, một người nâng bài kệ trình giải, mặc áo tràng lam (đặc biệt một người đàn ông Âu Mỹ, vốn là mục sư Tin Lành, phụ trợ lại là thân sinh của vị Đăng tử, tân giáo thọ ). sư ông xướng lễ, Đăng tử đảnh lễ tổ sư thiền tông VN  Tăng Hội. Một ngọn đèn dầu trước mặt thiền sư, bên cạnh quả chuống gia trì. Đăng tử  trình giải kệ tâm khai; sư ông tiếp nhận, đọc và giải nghĩa  bằng Anh ngữ lẫn Việt ngữ.. Sư ông tiếp nhận ngọn đèn, châm lửa từ ngọn lửa đèn lớn mồi qua chiếc đèn nhỏ của Đăng tử, tượng trưng  cho sự truyền thừa. Người chú nguyện,  Đăng  tử  đứng lên với hai tay tiếp nhận ngọn đèn từ sư ông. Ngài xướng lễ  để Đăng tử bái tạ tổ sư thiền tông VN một lần nữa trước khi trở về vị trí.. Sư ông cùng đại chúng hiện diện nghiêm trang đứng lên chấp tay vái chào vị tân Giáo thọ vừa được ấn ký.. Một đoạn tụng ngắn của đại chúng xác quyết sự tinh thông tu tập của vị tân giáo thọ.

Vị tân giáo thọ là một sư co trẻ người ngoại quốc, khi phát biểu đáp tạ đại chúng, sư cô  nói trọ trẹ tiếng Việt biểu lộ tâm chân thành đầy biết ơn đối với Tam bảo, đối với thầy và đại chúng, xúc động tiếng khóc nấc lên, hội chúng òa cười cảm thông. Có lẽ thấy sư cô  khó khăn trong việc biểu lộ tâm cảm mìinh bằng tiếng Việt, sư ông bảo cô hãy xử dụng bằng tiếng mẹ đẻ; cô ta dùng mọi cách diễn đạt lòng biết ơn đối với thầy giúp cho cô có cuộc sống đầy ý nghĩa, cô cũng ví các tăng thân như là những y sĩ mổ xẻ giúp cô ta những gì còn  vướng mắc trong tâm,  và đã giúp nâng cao tâm thức cô. Cô cũng biết ân cha mẹ, đã nuôi dưỡng giúp cô sống trong cộng đồng của tu sĩ Cơ Đốc Giáo, cô mang ơn cha mẹ vượt qua sự kỳ thị chủng tộc ở Mỹ, vì mẹ là da đen và cha là người da trắng, mục sư Tin Lành cũng đã theo sư ông tu tập. Khi cô ta được 14 tuổi cô và gia đình đã rời bỏ cộng đồng Cơ Đốc giáo để về với Bụt, sư ông và Tăng thân, tuy nhiên cộng đồng đó đã nuôi dưỡng hạt giống thương yêu trong cô, cô nói: năm 1987 con về dự khóa tu mùa Hè tại làng Mai, con cảm nhận được như trở về nhà mình. Đi thật là đi, ăn thật là ăn, thở thật là thở, con cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn. Năm 1999 con có cơ hội cùng đoàn qua Trung Quốc, có cả cha con. Con thấy xa lạ khi lần đầu tiên đến một đất nước châu Á xa lạ. chúng con là những cư sĩ theo quý thầy quý sư cô, con đã trải nghiệm và thấy đuợc ông bà tổ tiên đều hiện diện trong con. Con hy vọng con sẽ là một tu sĩ, cuối năm 1999 con được xuất gia. Nhưng sau khi xuất gia, ba con trở nên nóng nảy khó chịu hơn, con lại sống chung với một sư cô không có sự quan hệ tốt. Mọi điều ngoài ý muốn dồn dập đến với con, con tự hỏi tại sao như vậy, nhưng nhờ đó con đã thực tập và chuyển hoá tốt hơn, những chướng duyên đó giúp con thăng tiến trên đường tu. Có những sư cô lắng nghe, giúp con vượt mọi cám dổ, trở ngại trong con. Quý cô dạy con rằng, con không cần phải là như thế này, như thế kia, và không thể muốn mọi người như thế nầy thê nọ, cuộc sống nầy chính là mình.Kính  thưa đại chúng, con muốn hàn gắn vết thương kỳ thị chủng tộc giữa  người da trắng và da màu đã tạo vết thương sâu xa trong đất nứơc con.Con xin tặng đại chúng một bài hát nổi tiếng ở Mỹ nói về người mua bán nô lệ Phi châu, nhưng ông ta tỉnh ngộ trên đường về và tự động quay lại , trả tự do cho những nô lệ da đen…

Cô ta hát thật từ tốn du dương. cả thiền đường như lắng đọng nghe rõ những hạt thủy tinh của một nữ tu giáo thọ da đen thong dong rãi vào không gian nhiệm mầu tĩnh lặng. Đại chúng sau đó cùng tiếp nhịp với sư cô, cả hội trường vang lên aâm điệu thâm trầm, hùng tráng.  Sư cô tân giáo thọ và thân sinh trở về chỗ cũ, thân sinh của cô và một  sư cô phụ trợ chắp tay vái chào cô thật trang nghiêm và xúc động.

Thiền đường rộng thoáng, ánh sáng dịu như còn đọng lại một tâm cảm thân thương và biết ơn của đạo Bụt, đã đem lại nguồn phúc lạc cho nhiều mãnh đời tăm tối, thiền sư đã đến với phương tây bằng bước chân PGVN, một hình thái dấn thân, làm mới để PG thâm nhập vào xã hội công nghiệp thực dụng, một pháp hành thực tiển, hiệu quả, đoàn kết mọi tầng lớp trong xã hội nhiều kỳ thị như đức Phật đã từng xoá bỏ giai cấp trong tăng đoàn đương thời của Ngài, và trong giáo lý của ngài.

Buổi truyền đăng được tiếp tục  vào chiều cùng ngày, để ngày mai, sư ông và tăng đoàn trở về TP Hồ chí Minh bắt tay vào Đại Đàn Chẩn Tế tại chùa Vĩnh Nghiêm, các chiến sĩ trận vong, chư oan hồn liệt tử đang mong chờ ân đức của Tam bảo qua  sự hất tâm cầu nguyện của chư tôn đức và của Thiền sư Nhất Hạnh.

 

                                                                         MINH MẪN

                                                                             13/3/07

 

                                                                                           

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/doanhnhan_VietNam.htm

 


Vào mạng: 5-3-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang