Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
TÓM TẮT SỰ KIỆN PHẬT GIÁO

 

Năm

Nhân vật

Sự kiện

Trước CN

2500

 

 

 

 

 

 

 

Hình thành văn hóa Ấn Độ

 

1500

-Người Nhã-lỵ-an( Aryans) tiến vào lưu vực Ngũ hà. Thời kỳ thiên khải Vệï- đà xuất  hiện. Dùng nghi thức tế tự của Bà-la-môn làm “cầu nối” giữa trời và người.

 

 800

 

-Hình thành Aùo Nghĩa thư. Bà-la-môn giáo thực hành con đường khổ hạnh và Du-già thiền định.

-Vương triều Côn-đề-kha định đô ở Di-hy-la.

600

 

-Lục sư ngoại đạo phát triển mạnh, đối kháng lại với chủ nghĩa Vệ-đà.

 

 

 

511-431

 

 

 

Đức Phật Thích ca- mâu-ni

-Đức Phật dùng Duyên khởi sáng lập Phật giáo. Dùng “ Chư hành vô thường, chư hành thị khổ, chư pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tĩnh” để khai thông con đường sinh tử tuần hoàn và Niết-bàn an lạc từ pháp Duyên khởi.

-Dựa vào Bát Chính Đạo tu tập để giải thoát con đường sinh tử.

 

431

Oval: Toân giaû Da-xá

 

Tôn giả Ca-diếp

 

-Tổ chức kiết tập kinh điển lần 1. Tại hang Thất Diệp ( thành Vương Xá) tôn giả Ca-diếp chủ trì kiết tập kinh điển cùng 500 vị A-la-hán tham dự.

 

 

331

 

Text Box: TK trẻ Bạc Kỳ  và 5 việc của Tôn giả Đại Thiên

-Tổ chức kiết tập kinh điển lần 2. Kỳ kiết tập này cũng được gọi là “ Thất bá kiết tập”. Vì nổ ra sự kiện “ thập sự phi pháp” từ đây Phật giáo bắt đầu đi vào con đường phân tuyến“ Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ”.

327

-Á-lịch-sơn đại đế xâm chiếm đất nước Ấn Độ.

 

271

 

-A-dục vương lên ngôi vua. Phật giáo là quốc giáo. Xây dựng qui mô chùa tháp trên các thánh địa Phật giáo toàn quốc.

-Cử hành kiết tập Kinh điển lần 3. Cử các đoàn truyền giáo hoằng pháp các nơi. Đề xướng học thuyết “Tam pháp ấn”.

200

 

 

Học thuyết Tịnh độ và tư tưởng Di-lặc lan tỏa khắp đất nước Ấn Độ.

 

 

 

184

 

-Phất-sa-mật-đa-la bại trận đội quân Hy- lạp.

-Lật đổ vương triều Khổng Tước, xây dựng vương triều Huân-già.

-Đàn áp Phật giáo, xiển dương Bà-la- môn giáo.

-Tư tưởng “ mạt pháp” của Phật giáo bắt đầu thịnh thành ở nghĩa đen.

100

Bắt đầu trổi dậy phong trào vận động Đại thừa.

Sau CN

 

Phật giáo bắt đầu du nhập từ Tây vực đến Trung Quốc bằng con đường dân gian.

02

 

 

 

78

-Nước Nguyệt Thị xây dựng vương triều Quí Sương.

-Hấp thu nghệ thuật của Hy-lạp và Ba- tư. Từ sự hấp thu đậm nét nền nghệ thuật của hai nước trên. Phật giáo bắt dầu dùng tượng gổ để biểu hiện đức Phật. Tín ngưỡng này đã dung nạp khá nhiều thần thánh của Hy-lạp, La-mã, An Tức và Ấn Độ.

 

 67

Ca-diếp-ma-đằng ( ?-73) và Trúc Pháp Lan đến TQ hoằng pháp, dịch Kinh 42 Chương

-Hán Minh đế nằm mơ thấy “ người sắc vàng”, ông liền cử phái đoàn tới Tây Trúc thỉnh Phật cầu kinh.

-Phật giáo bắt đầu truyền bá chính thức vào Trung Hoa.

 

 

 

 110

 

 

 

 Tôn giả Mã Minh

-Tôn giả sinh ở miền đông Ấn Độ. Ngài vốn là học giả của Bà-la-môn, rất giỏi về văn học, âm nhạc, thơ ca.., sau này ngài qui y Phật giáo.

-“ Kính Tam bảo kệ”; “ Hồi hướng phát nguyện kệ” được giới Phật giáo sử dụng rộng rải vốn là một kiệt tác của Mã Minh tôn giả.

-Tác phẩm của ngài, chủ yếu là dùng kệ tụng ( = thơ), điều này có khả năng kích thích người đọc chú ý tới.

-Không liên quan đến việc trước tác tác phẩm “ Đại thừa khởi tín luận”.

 129

Quốc vương nước Đại Nguyệt Thị là vua Ca-nhị-sắc-ca sùng kính Phật giáo. Ông  thúc đẩy bộ phái ‘Nhất thiết hữu’tập thành tác phẩm “ A-tì-đat-ma, Đại Tì-bà-sa luận”.

 

147

 

An Thế Cao

Tại Trung Quốc, vương tử nước An Tức  ( nay là phía bắc Iran) là An Thế Cao dịch tác phẩm “ Tu hành đạo đại kinh”.

179

 

Cư sĩ Chi-lâu-ca-sấm, người nước Đại Nguyệt Thị (Tokharestan) một lãnh thổ nằm giữa Đôn Hoàng và Kỳ Liên sơn, nay nằm ở phía tây miền trung tỉnh Cam Túc và miền đông tỉnh Thanh Hải, TQ dịch tác phẩm “ Bát-nhã tam muội kinh”.

 

 

 

 

 

 

 150-250

 

 

 

 

 

 

 

 Bồ-tát Long Thụ

 

-Long Thụ sinh ra trong một gia đình Bà- la-môn giáo thuộc nam Ấn Độ. Sau này ông qui y Phật giáo, học tập giáo điển của Hữu Bộ. Khi đọc tác phẩm “ Diệp Trang kinh” ngài dốc lòng hướng về Phật giáo Đại thừa.

-Tác phẩm chủ yếu: “ Trung Luận” ; “ Đại Trí Độ Luận”; “ Hồi Tránh Luận”; “Quảng Phá Luận”.

-Trong lịch sử Đại thừa Phật giáo Ấn Độ, ngài được tôn vinh là vị tổ chung của tám tông phái.

-Ngài dùng bài kệ “Bát bất” ( tám mệnh đề phủ nhận biện chứng) để thiết lập tư tưởng Logic của Đại thừa.

Dùng “ Tam thị kệ”/ ba chân lý: “ Nhiều điều kiện tác thành pháp; Tôi nói nó là Không và tên gọi giả lập; Đây chính là con đường trung đạo” để thống nhất ‘Duyên khởi’( Vô ngã) và ‘Không tính’( Pháp không), nhấn mạnh tất cả pháp đều có lực tác thành, vô ngại trong phương tiện khai thông.

 

320

 

-Bắt đầu vương triều Cấp-đa( Gupta). Đề xướng văn học Phạn, nhưng chủ yếu thiên về truyền thuyết thần thánh. Điều này cũng có nghĩa là gián tiếp làm cho Bà-la-môn giáo phục hưng.

-Bộ phái Phật giáo rơi vào tình trạng khốn đốn.

-Phật giáo hòa nhập đại qui mô giữa Nghi quĩ ( tức những bài chú của pháp tu thiền định của Kim cương thừa) và giáo nghĩa truyền thống.

 

420

Cao tăng Cưu-ma-la-thập ( người Quy Tư, nay là Kucha, TQ) đến Trường An. Ngài thành lập viện phiên dịch kinh điển vô tiền khoáng hậu tại Trung Quốc.

 

 

 

405

 

 

 

 

 

Vô Trước ( 395- 470) và Thế Thân

-Vô Trước và Thế Thân là hai anh em cùng cha khác mẹ trong một gia đình Bà- la-môn giáo miền bắc Ấn Độ. Hai anh em xuất gia với phái Hữu Bộ.

-Vô Trước từng tham học với Maitreya về Du-già, ngài hoằng truyền những tác phẩm như: ‘ Du-già sư địa luận’; ‘ Biện trung biên luận tụng’; ‘ Hiện quán trang nghiêm luận tụng’…Bản thân ngài cũng có tác phẩm: ‘ Nhiếp Đại thừa luận’…

-Thế Thân viết ‘Câu-xá luận’, sau này ngài quay về Đại thừa viết tác phẩm: ‘ Duy thức tam thập tụng’; ‘ Bá pháp môn luận tụng’; Ngũ Uẩn luận’; ‘ Phật tính luận’…Ngài được mệnh danh là thiên bộ luận sư.

 

 

 

 

411

-Pháp Hiển (?-422) đến nước Sư Tử ( nay là Tích Lan) ngụ ở Chùa Vô Úy Sơn.

-Hầu hết các tự viện của Tích Lan hoằng truyền ‘ Ngũ phần luật’ của Hóa đại bộ; ‘Trường A-hàm’ của Pháp tạng bộ; và ‘ Tạp A-hàm’ của Thuyết nhất thiết hữu bộ.

-Vô Úy Sơn tự lúc bấy giờ là trung tâm hoằng pháp của Phật giáo Tích Lan. Và Phật giáo xứ sở này có quan hệ khăng khít với Phật giáo Ấn Độ.

-“ Đại tiểu tịnh hoằng” hay “ Đại thừa Thượng tọa bộ” là cách gọi của ngài Huyền Trang về Phật giáo Tích Lan lúc bấy giờ.

412

Ngài Phật Âm đến Tích Lan. Ngài tập thành Tam tạng bằng ngôn ngữ Paly.

 

 

440

 

 

Trần-na ( 380-460).

-Trần-na là đệ tử của tôn giả Thế Thân.

-Trần-na viết tám bộ luận về Nhân minh

-Nhân minh học bắt đầu thịnh hành

 

 

455

-Bộ lạc Bạch hung nô đánh chiếm miền tây bắc Ấn Độ. Phật giáo tại nơi này bị tàn phá nặng nề.

-Trung tâm Phật giáo miền tây bắc Ấn Độ di chuyển đến miền đông nước Ma-kiệt-đà và miền tây nước Ma-lạp-bà ( Malava) để hoằng hóa.

470

Trùng tu đại già-lam Na-lan-đà.

475

An Huệ viết ‘ Trung luận thích’châm ngòi cho luận chiến Không và Hữu.

530

Ngài Hộ Pháp viết ‘ Tam thập tụng luận thích’.

 

 

600

-Vương triều Phạt-đạn-na tôn sùng Bà-la-môn giáo. Đáng chú ý nhất là vua Thiết-thưởng-gia ( miền đông Ấn) nhấn chìm con thuyền Phật giáo: ông đã chôn sống Tăng Ni và chặt luôn cây Bồ-đề ở thành Gaya.

-Cũng trong thời kỳ này, ngài Nguyệt Xứng hoằng dương Không tông ở trung Ấn Độ.

606

Giới Nhật vương qui y Phật giáo. Phật giáo có một dịp may để lấy lại vàng son, nhưng ông cũng rất mộ đạo Bà-la- môn.

 

 

631

Huyền Trang đến Ấn Độ du học. Trong khoảng thời gian này, ngài viết ‘ Thành Duy thức luận’ bằng cách sử dụng kinh Lăng Nghiêm, Kinh Mật Nghiêm và tư tưởng Như Lai tàng làm nền tảng cho tác phẩm của ngài.

 

716-744

Ngài Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không lần lượt đến Trung Quốc hoằng truyền Đại Nhật Kinh và Kim Cương Đỉnh Kinh.

 

 

747

 

 

Tịch Hộ ( 725-784)

-Tịch Hộ và cao đệ của ngài là Liên Hoa Giới hoằng dương ‘ Tự lập lượng phái/Tự lập luận chứng phái’. Thầy và trò được vương thất triều đình Tây Tạng trọng nể.

-Phật giáo bắt đầu đặt nền tảng tại Tây Tạng.

 

 

 

750

 

 

 

Thương-yết-la ( 700-750)

-Học giả Bà-la-môn giáo là Thương- yết-la hoằng dương Áo Nghĩa thư, Bạt- già-phạm-đa, Bà-la-môn kinh.

-Ông tiêu hóa những đặc sắc Trung Quán và Duy Thức của Phật giáo để làm giàu cho Bà-la-môn giáo.

-Phật giáo chính thức đi vào con đường Đại thừa Mật tông.

773

Đại sĩ  Liên Hoa Sinh tới Tây Tạng hoằng pháp.

 

 

 

766-789

 

 

 

Vương triều Pala Dynasty

-Đệ tử của ngài Tịch Hộ là Simhabhadra hoằng dương ‘ Hiện quán trang nghiêm luận’.

-Triều đình cho xây dựng một đại già- lam: Chùa Siêu Hạnh, kiến trúc qui mô vượt xa cả Na-lan-đà để hoằng dương Đại thừa mật tông.

 

804-899

Chùa Na-lan-đà sử dụng ‘ Thời luân kim cương hành pháp’ của Mật tông là một pháp tu bắt buột.

1139

Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ, kết thúc vương triều Pala Dynasty.

1197

Chùa Na-lan-đà bị Hồi giáo cực đoan tiêu hủy.

1203

Sáu năm sau khi chùa Na-lan-đà bị tiêu hủy, thì chùa Siêu Hành cũng cùng chung số phận.

Hiểu Phong trích dịch từ “ Phật Giáo Lịch Sử Biểu” có tham khảo thêm Phật Quang Đại Từ Điển; Trung Hoa Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư; và  Ấn Độ học giảng nghĩa của Thích Truyền Ấn. Bắc Kinh: Văn hóa Tôn giáo xuất bản xã 1996 và một số tài liệu khác.

 

 http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/tomtatsukien_PG.htm

 


Vào mạng: 1-7-2006

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang